You are on page 1of 4

1.

Anh/chị hãy luận giải thích: Mặc dù đã rất cố gắng, các quyết định quản
trị công việc không phải lúc nào cũng thành công. Tại sao các quyết
định vẫn thường có kết quả thất bại. Lấy ví dụ minh hoạ.

Bài làm

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhà quản trị phải đối phó với các tình huống
và đưa ra các chính sách, lãnh đạo các hoạt động, không ngừng bám sát mục tiêu từ
các quyết định quan trọng, như phát triển sản phẩm mới,… cho đến các quyết định
thông thường như tuyển dụng, lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý. Quyết
định là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, vì tính chính xác của các quyết định
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Không phải cứ ở vị trí
lãnh đạo thì sẽ luôn luôn có những quyết định đúng đắn, các quyết định do nhà quản
trị, người lãnh đạo đưa ra vẫn có lúc không đạt được hiệu quả có thể là do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây ra, gây hậu quả vô cùng thiệt hại
cho tổ chức, đánh mất nhiều tiềm năng, cơ hội, và nếu tệ hơn thì có thể đi đến phá
sản, mất dần chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh đang ngày càng vô cùng gay gắt hiện
nay. Sau đây là những ví dụ minh chứng cho việc mặc dù đã rất cố gắng, nhưng các
quyết định của quản trị công việc không phải lúc nào cũng thành công :
+ Nhà quản trị còn thiếu sự nhanh nhạy trong vấn đề nắm bắt thời cơ, lựa chọn
thời điểm tung ra những chiến lược thích hợp. Đồng thời chỉ sự cố gắng không thôi
còn chưa đủ, mà còn là về vấn đề thông tin nghiên cứu thị trường của nhà quản trị
chưa chính xác. Có thể nói, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
các nhà quản trị đưa ra các quyết định thành công, đặc biệt là trong quá trình mở rộng
sản xuất và mở rộng thị trường, việc nghiên cứu thông tin thị trường là hết sức cần
thiết khi tung ra sản phẩm mới. Thông tin nghiên cứu thị trường đầy đủ và đáng tin
cậy sẽ dễ dàng giúp nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác tạo ra lợi
nhuận, ngược lại thông tin nghiên cứu chưa kỹ lưỡng nhất là sự khác biệt về văn hóa,
tâm lý khách hàng… dễ dẫn đến những quyết định sai lầm.
+ Chưa trang bị đủ kiến thức, hành trang để bức vào một “cuộc chiến khốc liệt”,
mà ở đó là rất nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt, những đối thủ mạnh chỉ đang chực chờ
đợi mình ngã xuống để họ có thể loại bớt một đối thủ, đồng thời cơ hội cho họ phát
triển cũng sẽ cao hơn. Dù có là một nhà quản trị trẻ hay lâu năm đi chăng nữa, thì
kinh nghiệm tích lũy được, kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi nhà quản trị cũng sẽ
khác nhau, nhưng “sai một ly đi một dặm”, chỉ cần một chút sai sót là tất cả những
tâm huyết, tiền bạc, công sức mình bỏ vào dự án thì cũng sẽ còn là con số 0. Ở một số
nhà quản trị, người quản lý thì họ quá đề cao khả năng của mình, quá tự tin đến mức
tự luyến và cao ngạo, nhưng thật ra khả năng việc giải quyết vấn đề còn kém, hiểu sai
vấn đề, bỏ qua những vấn đề chủ yếu, lâu dài mà chỉ chú trọng cái ở trước mắt kết quả
đưa ra những hướng dẫn cho chính sách, đường lối lãnh đạo không đúng đắn, nảy sinh
nhiều các vấn đề phát sinh khác làm tốn thêm thời gian và nguồn lực để giải quyết
vấn đề ấy.
+ Luôn có suy nghĩ nuối tiếc, cố chấp sống mãi về những thất bại trong quá khứ. Đó
là những người chỉ sử dụng những hướng giải quyết đã từng có hiệu quả trong quá
khứ, bảo thủ không muốn tìm hiểu, tiếp cận thông tin mới dù cho những cách giải
quyết mới sẽ giúp giải quyết vấn đề được tốt hơn. Không có sự đột phá, luôn tự tạo vỏ
bọc bảo vệ cho bản thân, cho tổ chức, chưa một lần thử sức với những cái mới, không
chịu bước ra khỏi ranh giới an toàn để khám phá những điều mới mẻ hơn. Có một số
nguyên nhân mà đa số các nhà lãnh đạo đang mắc phải đó chính là chưa thích nghi
được trong mọi hoàn cảnh, không tận dụng cơ hội để chuyển mình, làm mới dự án,
làm mới mô hình kinh doanh. Nếu cứ giữ quan điểm đó thì trong thời điểm hiện tại sẽ
không giải quyết được vấn đề, những quyết định đưa ra cũng trở nên lạc hậu, không
phù hợp đó cũng là một trong những nguyên nhân khi đã ra quyết định những vẫn có
kết quả thất bại.
+ Ngoài ra niềm tin có ảnh hưởng rất lớn đến tính kiên định, khi người quản lý không
có niềm tin vào nhân viên, về những mục tiêu, dự án mà tổ chức đề xuất, và khi họ
còn chưa tin tưởng chính bản thân họ thì nhà lãnh đạo sẽ không đưa ra hướng giải
quyết đúng nếu cứ nghi ngờ bản thân, làm cho năng suất công việc không đạt hiệu
quả cao, sẽ không có kết quả nếu người lãnh đạo không có sự kiên định và quả quyết.
+ Chưa có sự rút kinh nghiệm từ thất bại của bản thân cũng như những trường hợp
khác, vẫn “ngựa quen đường cũ”, vẫn đi theo lối mòn cũ kĩ mà bản thân luôn cho là
hoàn hảo. Bác bỏ những lời khuyên nhủ, chỉ biết bản thân mình là đúng, đem những
lợi ích nhất thời về cho tổ chức, không chịu chấp nhận đánh đổi những lợi ích trước
mắt để đổi lấy mục tiêu bền lâu của doanh nghiệp. Luôn ghen tị với thành quả của
người khác và cố chấp, không chịu học hỏi từ những lời góp ý của người khác. Vì mỗi
vấn đề sẽ cho ta cái nhìn khách quan, đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau thì sẽ có
nhiều ý kiến khác nhau, quan trọng là chúng ta biết tiếp thu và sửa đổi những cái sai
thành kinh nghiệm từ đó có động lực để phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu lâu
dài.
+ Chưa có phương pháp giải quyết vấn đề đúng đắn, rõ ràng mà chỉ đưa ra những giải
pháp theo cảm tính, cảm xúc cá nhân, theo kinh nghiệm từng trải của bản thân và dựa
dẫn những kinh nghiệm từ quá khứ vì vậy khi đối diện với những vấn đề mang tính
phức tạp nó sẽ không giải quyết được. Những nhà lãnh đạo là người dễ cảm tính,
không làm chủ được cảm xúc sẽ dễ có những quyết định sai lầm.
+ Do không có sự quyết đoán trong giải quyết vấn đề, thường trong mọi vấn đề ta
thường đặt những việc cấp bách, quan trọng, lớn lao lên hàng đầu nhằm hạn chế rủi ro
nhưng không vì vậy mà đánh giá thấp những vấn đề nhỏ, ít quan trọng dẫn đến trì
hoãn việc giải quyết chúng, công việc chồng chéo, nếu có cũng chỉ giải quyết một
cách hời hợt không chú trọng kết quả thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh mất
sự thành công. Thành công cũng phải đi từ những cái nhỏ nhặt mới gặt hái được
những điều to lớn, phải biết nhìn nhận, xem xét và đánh giá mọi vấn đề thật kỹ lưỡng,
với những vấn đề nhỏ, đơn giản, cá nhân thì phải có giải pháp ngay lập tức nhưng
phải đúng trọng tâm vấn đề, còn đối với những vấn đề phức tạp thì cần sắp xếp nhiều
thời gian hơn để suy ngẫm, phân tích và đưa những hướng giải quyết tốt nhất. Không
được chủ quan mà giải quyết vấn đề một cách vội vàng không suy xét, đừng để khi
xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì mới gấp rút tìm cách giải quyết và phải tránh tư
tưởng phiến diện phải có cái nhìn toàn diện để đánh giá đúng đắn vấn đề từ đó có
những biện pháp nâng cao nhận thức giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn mà vẫn hiệu
quả.
+ Không phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý cho cấp dưới, việc này sẽ làm cho nhân
viên không nắm rõ được nhiệm vụ cũng như chức năng công việc của mình nên làm
việc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Và đương nhiên sẽ không có nhân viên nào
muốn làm việc với một người lãnh đạo không có chuyên môn, không biết phân chia
công việc đồng đều cho từng thành viên, làm cho công việc trở nên chán nản, không
muốn nỗ lực cố gắng dẫn đến trì hoãn công việc, không phát triển được bản thân. Ví
dụ như với những người không có năng lực, thiếu trách nhiệm nhưng lại được giao
những việc quan trọng đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc thì chắc chắn kết
quả đem lại sẽ bằng không, thậm chí sẽ còn gây thêm rắc rối, tốn thời gian cho những
người khác; còn đối với người thực sự có năng lực, có trách nhiệm trong công việc
mà chỉ được làm những việc đơn giản, lặp đi lăp lại một cách nhàm chán, không có sự
thăng tiến trong công việc dẫn đến không còn tinh trách nhiệm đối với việc làm của
mình dần dần họ sẽ chán, sẽ tìm một môi trường làm việc lành mạnh hơn và công ty
sẽ mất đi nhân tài.
+ Thiếu quá trình theo dõi sau khi đưa ra quyết định. Mỗi lần thực hiện quyết định
cần được theo dõi kỹ lưỡng để xem liệu quyết định có thực sự mang lại kết quả như
mong đợi hay không, bởi vì không phải mọi quyết định đều mang lại hiệu quả như sự
dự đoán ban đầu. Nhà quản trị phải luôn theo dõi tình hình để xác định xem mọi thứ
có diễn ra theo đúng kế hoạch hay không. Nhiều người rất thoải mái khi đưa ra một
quyết định và quên nó đi, để cho quyết định ban đầu chuyển sang những hướng khác.
Vì vậy, họ đã không đạt được kết quả mong muốn
+ Và song hành với đó còn dựa trên yếu tố may mắn, đôi khi chỉ chậm một chút mà
đã có thể vụt mất cơ hội hiếm có, không bao giờ có lần thứ hai, nếu có thì có lẽ còn
phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều
- Dưới đây là một số ví dụ cụ thể :
Kellogg's là một thương hiệu lớn mạnh với nhiều loại ngũ cốc được tiêu thụ trên toàn
cầu. Vào cuối những năm 1980, công ty đã chiếm hơn 40% thị trường đồ ăn sẵn của
Hoa Kỳ chỉ với các sản phẩm ngũ cốc của mình. Vào thời điểm đó, Kellogg’s có hơn
20 nhà máy ở 18 quốc gia với doanh thu hàng năm là 6 tỷ USD. Tuy nhiên, vào
những năm 90, thương hiệu của Kellogg’s bắt đầu gặp khó khăn. Sự cạnh tranh đang
bắt đầu trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là từ đối thủ lớn nhất của nó, General Mills -
công ty sở hữu thương hiệu Cheerios. Vì vậy, vào đầu những năm 1990, ngoài các thị
trường chủ chốt là Anh và Mỹ, Kellogg’s đã quyết định chọn Ấn Độ là thị trường
thích hợp cho các sản phẩm ngũ cốc của mình. Vì là một quốc gia với hơn 950 triệu
dân, 250 triệu trong số đó là tầng lớp trung lưu, nên Ấn Độ là một thị trường tiềm
năng chưa được khai thác. Năm 1994, ba năm sau khi Ấn Độ dỡ bỏ các rào cản
thương mại quốc tế, Kellogg’s quyết định đầu tư 65 triệu USD để đưa các sản phẩm
tốt nhất của mình vào Ấn Độ. Tuy nhiên, bột yến mạch cho bữa sáng cũng là một khái
niệm hoàn toàn mới đối với người dân ở tiểu lục địa Ấn Độ. Một buổi sáng với hầu
hết người Ấn Độ thường là một bát súp rau nóng. Vì vậy, Kellogg's phải đưa dần khái
niệm ăn sáng bằng ngũ cốc vào cuộc sống của người dân nơi đây. Tốc độ bán hàng
lúc đầu rất đáng khích lệ, nhưng nhanh chóng trở nên rõ ràng: Đây chỉ là những người
mua một lần thử những điều mới. Một hộp ngũ cốc nặng 1/2 kg nhưng đắt hơn 1/3 so
với đối thủ cạnh tranh gần nhất. Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên giá của mình và thu
hút khách hàng bằng cách tung ra nhiều sản phẩm khác nhau. Dù vậy không một sản
phẩm nào có được sự thành công như họ đạt được ở phương Tây.
Mặc dù đã rất cố gắng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng Kellogg’s vẫn
thất bại. Nguyên nhân là do Kellogg’s đầu tư khá nhiều tiền vào thị trường Ấn Độ khi
chưa nghiên cứu kĩ về nhu cầu, lối sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó cũng
chưa có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng nào về việc thay đổi thói quen ăn uống của
người dân Ấn Độ. Ngoài ra, việc giữa nguyên giá của mình mặc dù nó đắt hơn so với
đối thủ cạnh tranh là không hợp lý, như vậy không những không thu hút được khách,
không tăng được lợi nhuận mà còn khiến cho khách hàng chỉ mua với tư tưởng là
mua một lần để thử cái mới, vì vậy nên không giữ được chân khách hàng. Thế cho
nên Kellogg’s cần có một kế hoạch thích hợp hơn, nghiên cứu kĩ thị trường trước khi
đưa ra quyết định đầu tư để có thể mở rộng thị trường và nâng cao vị thế của công ty.

You might also like