You are on page 1of 3

Câu 1: Tại sao các nhà quản trị ra quyết định kém

Các nhà quản trị luôn phải đối mặt với những nhu cầu liên tục tạo ra
các quyết định từ việc giải quyết các vấn đề nhỏ cho đến việc triển
khai thực hiện các thay đổi có tầm chiến lược.
Phần lớn những quyết định kém xuất hiện do những sai lầm trong việc
phán đoán và chúng hình thành từ giới hạn năng lực nhận thức hay từ
những định kiến của nhà quản trị trong suốt quá trình ra quyết định.
- Tác động của những ấn tượng ban đầu: những ấn tượng, các số
liệu thống kê, các đánh giá ban đầu đóng vai trò như một vật neo
giữ các suy nghĩ và phán xét tiếp theo. Tư duy gán hệ só trọng
lượng cao cho những thông tin đầu tiên nhận được.
- Dựa và nền tảng của những quyết định trong quá khứ: các lãnh
đạo thường dựa vào kinh nghiệm của mình. Điều đó hoàn toàn
có thể rất hữu dụng, nhưng thật ra lại rất nguy hiểm. Chúng ta
không nên quá đề cao kinh nghiệm, bởi vì những kinh nghiệm có
được không hẳn phù hợp với tình hình hiện tại nữa. Khi tiến
hành chọn phương án trên nền tảng của những quyết định quá
khứ thẩm chí khi những quyết định này dường như không còn
giá trị.
- Chỉ nhìn thấy những gì mình muốn thấy: con người thường kiếm
thông tin ủng hộ bản năng hay quan điểm hiện hữu của họ và
tránh những thông tin trái với điều này.
- Kéo dài tình trạng hiện hữu: quyết định dựa trên những gì đã vận
hành hiện hữu trong quá khứ và thất bại trong việc tìm tòi những
ý tưởng mới, trong việc tìm kiếm thông tin hay khám phá những
công nghẹ mới.
- Bị tác động bởi cảm xúc: một quyết định đưa ra khi đang giận
dữ, bối rối, vui sướng có thể là một quyết định sai lầm.
- Tự tin quá mức: phần lớn mọi người đều đánh giá cao khả năng
của họ trong việc dự đoán những hệ quả không chắc chắn.
Câu 2: Ra quyết định có tính sáng tạo
Đối với phần lớn các nhà quản trị, việc tự nhìn thấy các thành kiến của
mình là một điều khó khăn, nhưng họ có những thủ thuật để trung hòa
hay làm giảm các sai lệch của những quyết định dựa trên các thành
kiến ở cấp tổ chức.
- Bắt đầu với tư duy động não: sử dụng kỹ thuật tương tác nhóm
trực diện để đề xuất đồng thời một danh mục rộng rãi các giải
pháp thay thế khi ra quyết định. Yếu tố then chốt là tư duy động
não. Mục tiêu là phát sinh nhiều ý tưởng nhất có thể. Các nhược
điểm chính là con người trong nhóm tạo sự đồng thuận với nhau.
Cách tiếp cận tư duy điện tử cũng đóng góp nhiều vào công việc
của con người. Nó có khả năng được thực hiện bởi một nhóm đa
dạng các thành viên đến từ các nơi khác nhau trên thế giới và có
thể đưa ra các giải pháp đa chiều

- Sử dụng các chứng cứ chắc chắn: sẽ loại trừ được tác động của
cảm xúc trong quá trình quyết định, tránh được những quyết
định sai và ngăn được việc chỉ nhìn thấy những gì muốn thấy
của nhà quản trị. Nó bao hàm các sự cảnh báo trước những thành
kiến , tìm kiếm và khảo sát chứng cứ một cách chính xác.

- Tham gia các cuộc tranh luận nghiêm túc: cần nhận dạng những
mâu thuẫn có tính xây dựng, dựa trên các quan điểm đa chiều để
tập trung vào các vấn đề, làm rõ ý tưởng thành viên, khuyến
khích tư duy sáng tạo, hạn chế tác động của những thành kiến,…
Một cách phổ biến chính là việc đảm bảo các nhóm có sự đa
dạng về độ tuổi, các lĩnh vực chức năng, chuyên môn. Kinh
nghiệm kinh doanh. Cách tiếp cận khác là để cho nhóm hình
thành càng nhiều các phương án thay thế trong một thời gian
nhanh nhất. Có thể nhìn một cách đa chiều về các phuogw án và
khuyến khích mỗi người ủng hộ ý tưởng họ không ưa thích và
thúc đẩy tranh luận.

- Cần tránh tư duy nhóm: là việc tồn tại vài bất đồng và mâu thuẫn
thì có tính hữu ích hơn so với sự đồng thuận mù quáng, ngăn cản
những ý kiến trái ngược.
- Phải biết khi nào cần dừng lại: các nhà quản trị thành công
thường khuyến khích chấp nhận rủi ro và học tập từ những thất
bại, nhưng họ không bao giờ ngưng lại các hoạt động hữu hiệu.
Mà họ tiếp tục đầu tư tài sản, tiền bạc và thời gian để đầu tư vào
một giải pháp rõ ràng là không phù hợp. Các nhà quản trị không
nên kiên trì quá mức với những ý kiến riêng của họ đến mức
không sẵn lòng công nhận những diễn biến thực tế đang xảy ra.

- Thực hiện những hành động kế tiếp: nhà quản trị nên suy ngẫm
và học tập từ các quyết định mà họ đưa ra sẽ giúp họ có giá trị
về cách nhận thức làm cho mọi việc tốt hơn trong tương lai.
Đồng thời, tạo ra cơ hội hợp nhất những thông tin mới và những
sự thấu hiểu sâu rộng hơn vào tư duy của họ và vào việc ra quyết
định.

You might also like