You are on page 1of 60

Chương 9: Ra quyết định

THÔNG TIN CÁC VẤN ĐỀ


RA QUYẾT ĐỊNH
Mục tiêu
Sau khi học chương này, học viên có thể:
• Giải thích được tại sao ra quyết định là yếu tố
quan trọng để quản trị thành công
• Phân biệt sự khác biệt giữa quyết định theo
chương trình và quyết định không theo chương
trình
• Mô tả được các loại mô hình ra quyết định
• Giải thích được quy trình ra quyết định
• Mô tả được bốn mô hình phẩm chất cá nhân khi
ra quyết định và giải thích được những sai lệch
thường xảy ra khi ra quyết định
• Giải thích được các kỹ thuật sáng tạo khi ra quyết
định
I.Khái niệm
I.1. Ra quyết định là gì?
Ra Quyết định là quá trình nhận dạng các vấn
đề, cơ hội và lựa chọn những phương án giải pháp
để giải quyết những vấn đề, cơ hội đó
I.2. Quyết định là gì: Quyết định là sự lựa chọn
một phương án thực hiện từ các phương án đã đề
ra
II. Phân loại quyết định quản trị
 Theo phương thức soạn thảo
 Quyết định theo chương trình
 Quyết định không theo chương trình
Quyết định theo chương trình
• Là loại quyết định được đề ra theo các giải
pháp và quy tắc có sẵn hoặc kinh nghiệm để
giải quyết những vấn đề thường xảy ra và lặp
lại
Quyết định không theo chương trình
• Là loại quyết định để giải quyết những tình
huống có tính riêng biệt hay đặc thù thường
không lặp lại. Để đề ra quyết định loại này
nhà quản trị cần phải sử dụng những giải
pháp mới cho phù hợp với từng tình huống,
đặc biệt cần sử dụng trực giác và kinh
nghiệm
 Theo tính chất của vấn đề ra quyết
định
 Quyết định chiến lược
 Quyết định chiến thuật
 Quyết định tác nghiệp
 Theo thời gian:
 Quyết định dài hạn
 Quyết định trung hạn
 Quyết định ngắn hạn
 Theo phạm vi:
 Quyết định toàn cục
 Quyết định bộ phận
III. Môi trường đề ra quyết định
III.1. Môi trường chắc chắn: Đây là môi trường khi
ra quyết định nhà quản trị có đầy đủ thông tin về
môi trường hoạt động (về phí tổn của các nguồn
lực, các điều kiện ràng buộc, về lộ trình hành động
cũng như các hệ quả có thể xảy ra.)
III.2. Môi trường rủi ro: đây là loại môi trường mà
khi ra quyết định nhà quản trị biết rõ mục tiêu của
quyết định, có đầy đủ thông tin nhưng các phương
án thực hiện đều có xác suất không thành công
hay thua lỗ
III.3.Môi trường không chắc chắn: Đây là môi
trường khi ra quyết định nhà quản trị biết rõ
mục tiêu nhưng thiếu thông tin về các phương
án thay thế lẫn nhau và các sự kiện ở tương lai.
Do vậy để ra quyết định nhà quản trị phải tiến
hành đưa ra những giả định
III.4.Môi trường mơ hồ và mâu thuẫn: Đây là
môi trường khi ra quyết định nhà quản trị hầu
như không có các thông tin (không hiểu rõ muc
tiêu và các vấn đề cần giải quyết, rất khó nhận
dạng và xác định các phương án thay thế, các
thông tin về hệ quả hầu như không có)
• Tác động của môi trường tới khả năng thất
bại của QĐ
Vấn đề của tổ chức

Thấp Khả năng thất Không Cao


bại chắc
Chắc chắn Rủi ro chắn Mơ hồ

Quyết định Quyết định


theo chương không theo
trình chương trình

Giải pháp cho vấn đề


IV. Các mô hình đề ra quyết định
IV.1.Mô hình lý tưởng và hợp lý (Mô hình cổ
điển): Đây là mô hình khi ra quyết định nhà
quản trị có đầy đủ mọi thông tin, giải pháp thay
thế và nắm được những hệ quả của từng giải
pháp. Vì vậy để ra quyết định nhà quản trị tiến
hành lựa chọn phương án tối ưu
Việc đề ra quyết định theo mô hình này chỉ
được thực hiện khi có 4 yếu tố giả định cơ bản
sau:
 Các hoạt động để hoàn thành muc tiêu đã được công
bố và nhất trí.Các vấn đề được nhận dạng và xác định
chính xác
 Người ra quyết định phải nỗ lực để có được những
điều kiện của sự chắc chắn, thu thập đầy đủ thông
tin. Mọi phương án thay thế và kết quả tiềm năng của
từng phương án phải được tính toán cụ thể
 Phải nhận biết được các tiêu chuẩn đánh giá các
phương án trên cơ sở đó người ra quyết định lựa
chọn phướng án tối đa hóa hệ số hoàn vốn cho tổ
chức
 Người ra quyết định phải có tư duy hợp lý và sử dụng
tư duy hợp lý để xác định các giá trị, các mục tiêu ưu
tiên đánh giá các phương án và đưa ra các quyết định
nhằm hoàn thành các mục tiêu với kết quả cao nhất
IV.2.Mô hình hành chính: Là mô hình thể hiện cách
thức các nhà quản trị ra quyết định trong những tình
huống phức tạp.
Mô hình hành chính được đề xuất dựa trên nền
tảng lý thuyết của Herbert A.Simon. Theo Simon
trong những môi trường phức tạp ,mơ hồ khi ra
quyết đinh con người thường có những giới hạn
trong tư duy, họ chỉ đủ khả năng xử lý một lượng
thông tin nhất định vì vậy để ra quyết định họ
thường chọn những phương án đầu tiên thỏa mãn
những tiêu chuẩn tối thiểu của quyết định
 Các đặc trưng của tình huống khi sử dụng mô hình hành chính:
 Các mục tiêu của quyết định mơ hồ, mâu thuẫn thiếu sự đồng thuận giữa
các nhà quản trị. Các nhà quản trị thường không nhận thức được các vấn
đề hay cơ hội tồn tại trong tổ chức
 Các quy trình hợp lý thường ít được sử dụng và nếu sử dụng nó các mô
hình này thường không phù hợp bởi vì theo góc nhìn đơn giản sẽ không
thể bao quát được sự phức tạp của các sự kiện trong tổ chức
 Việc kiếm những phương án thay thế bị giới hạn do những ràng buộc về
nhân lực, thông tin và nguồn lực
 Phần lớn các nhà quản trị chỉ dừng lại ở phương án thỏa mãn đầu tiên do
bị giới hạn về thông tin, và sự mơ hồ của các tiêu chuẩn
 Để ra quyết định theo mô hình hành chính nhà quản trị thường sử dụng
khả năng trực giác
IV.3. Mô hình chính trị: Đây là mô hình khi ra
quyết định nhà quản trị thường xây dựng một
mối quan hệ liên minh. Mô hình này rất thích
hợp trong việc ra quyết định không theo
chương trình trong môi trường không chắc
chắn, thông tin giới hạn, các nhà quản trị mâu
thuẫn với nhau về mục tiêu, về lộ trình thực
hiện …
Mô hình chính trị được sử dụng khi xuất hiện
bốn yếu tố giả định sau:
 Tổ chức được cấu thành bởi các nhóm có lợi ích, mục
tiêu, và giá trị khác biệt nhau. Các nhà quản trị
thường bất đồng về thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn
đề
 Thông tin mơ hồ và không đầy đủ.Sự nỗ lực để có các
điều kiện hợp lý bị giới hạn bởi sự phức tạp của
nhiều vấn đề cũng như những ràng buộc từ cá nhân
và tổ chức
 Các nhà quản trị không có đủ thời gian, nguồn lực và
năng lực cần thiết để nhận dạng các khía cạnh của
vấn đề và xử lý tất cả thông tin
 Các nhà quản trị phải tiến hành các cuộc tranh luận có
tính hai chiều để quyết định các mục tiêu và thảo luận
các phương án. Quyết định là kết quả của quá trình
thảo luận giữa các thành viên trong liên minh
V. Các bước ra quyết định
Nhận dạng yêu cầu của việc ra quyết định:
Yêu cầu việc ra quyết định chỉ hình thành khi
xuất hiện những vấn đề hoặc cơ hội
Vấn đề là khoảng cách giữa hiện tại và mục
tiêu tương lai
Cơ hội tồn tại khi nhà quản trị nhìn thấy tiềm
năng thực hiện cao hơn so với mục tiêu
Để nhận dạng được vấn đề cần phải phân
tích môi trường bên ngoài và bên trong
 Chẩn đoán và phân tích nguyên nhân:
 Cần nhận dạng rõ triệu chứng và nguyên nhân
 Cần xác định nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân
sâu xa (gốc rễ)
 Phát triển các phương án: Hình thành các phương án
khả thi có thể thay thế nhằm đáp ứng các nhu cầu của
tình huống và loại trừ các nguyên nhân gây ra vấn đề
 Chọn phương án được mong đợi nhất: giải pháp tốt
nhất là giải pháp phù hợp nhất với các mục tiêu và giá
trị tổng quát của tổ chức và đạt được kết quả mong
đợi với nguồn lực sử dụng thấp nhất. Phải lựa chọn
những giải pháp có mức rủi ro thấp nhất
 Thực hiện phương án đã chọn
 Đánh giá và thu thập thông tin phản hồi
VI. Phong cách ra quyết định quản trị
1. Phong cách chỉ thị (Ra lệnh): Phong cách này
thường được sử dụng bởi những người:
 Ưa thích những giải pháp đơn giản rõ ràng
 Không thích xử lý quá nhiều thông tin, chỉ đề ra một
hoặc hai phương án để lựa chọn khi giải quyết vấn đề
 Họ thường quan tâm nhiều đến tính hiệu suất và hợp
lý. Họ thường dựa vào những quy trình hay quy định
hiện hữu để đề ra quyết định
2. Phong cách phân tích: Những người theo phong cách
này thường:
 Xem xét các giải pháp phức tạp dựa trên cơ sở thu thập
xử lý nhiều thông tin
 Họ thường xem xét một cách thận trọng các phương án
thay thế và ra quyết định dựa trên nền tảng khách quan
với các dữ liệu hợp lý có được từ các hệ thống kiểm soát
trong quản trị và từ các nguồn thông tin khác
 Họ luôn tìm kiếm những phương án khả thi nhất khi đề
ra quyết định trên cơ sơ những thông tin sẵn có
3. Phong cách nhận thức: Họ là những người:
 Ưa thích khảo sát một lượng lớn thông tin khi
đề ra quyết định , tuy nhiên họ thường thu
thập thông tin theo định hướng xã hội nhiều
hơn những người theo phong cách phân tích (
Họ thường tham khảo với người khác về
những vấn đề và các phương án thay thế lẫn
nhau khi giải quyết vấn đề)
 Họ thường đề ra các phương án rộng hơn và
giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo
4. Phong cách hành vi: Là phong cách
của những người:
 Luôn quan tâm sâu sắc đến người
khác với tư cách cá nhân
 Họ thường trò chuyện trao đổi với
người khác về những vấn đề, các
giải pháp thay thế để giải quyết vấn
đề và xem xét những tác động của
quyết định tới những người này
 Họ thường quan tâm tới sự phát
triển cá nhân của người khác và tiến
hành ra những quyết định giúp cho
người khác đạt được mục tiêu
VII. Nguyên nhân nhà quản trị ra
quyết định kém
1. Bị tác động bởi ấn tượng ban đầu
2. Dựa vào nền tảng của những quyết định
trong quá khứ
3. Chỉ nhìn thấy những gì mình muốn thấy
4. Kéo dài tình trạng hiện hữu
5. Bị tác động bởi cảm xúc
6. Tự tin quá mức
VIII.Phương pháp ra quyết định có
tính sáng tạo
Sử dụng phương pháp tư duy động não
Sử dụng các chứng cứ chắc chắn
Tham gia các cuộc tranh luận nghiêm túc
Cần tránh tư duy nhóm
Cần xác định khi nào cần dừng lại
Nhân tố sáng tạo cá nhân

Tác nhân sáng tạo tình huống


Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Mô hình cổ điển & hành vi
Lý trí: Rõ ràng, tương thích, đồng thuận trên
Mục tiêu
hết

OB: Mơ hồ, mẫu thuẫn, thiếu đồng thuận

Lý trí: Con người có thể xử lý tất cả các thông


Xử lý thông tin
tin
OB: Con người chỉ có thể xử lý lượng thông
tin bị hạn chế

Đánh giá việc Lý trí: Các chọn lựa được đánh giá một cách
chọn thời điểm đông thời

OB: Các chọn lựa được dấnh giá tuần tự

more
Lê Việt Hưng - ĐHKT
Lê Việt Hưng - ĐHKT
????
????

You might also like