You are on page 1of 3

- Tình huống cần kĩ năng ra quyết định:

Có nên đầu tư vào chứng khoán hay không?

- Định nghĩa năng lực ra quyết định:


Năng lực ra quyết định là một trong các "năng lực con" cấu thành
nên năng lực lãnh đạo, những năng lực bộ phận cụ thể này cũng là
tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói chung của một nhà lãnh đạo.

- Quy trình ra quyết định:


+ Xác định rõ bối cảnh của quyết định thành công
Trước khi đưa ra một quyết định, đầu tiên bạn cần xem xét sự cần thiết
trong ra quyết định, nghĩa là thực sự có vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi sự
ra quyết định phù hợp để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn.

+ Nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý


 Phân tích kỹ hơn để nhận biết được các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng đến mức độ thành công của quyết định.
 So sánh giữa từng các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu để có thể
đưa ra một cái nhìn khách quan nhất.
 Nếu thông tin chưa đủ quyết định vấn đề một cách chắc chắn thì
phải có các biện pháp khác để bổ sung.
+ Dự kiến các phương án quyết định
Hình thành các phương án quyết định sơ bộ được trình bày dưới dạng
kiến nghị. Cần xem xét kỹ lưỡng mọi phương án quyết định có khả năng
lựa chọn, trước hết nên sử dụng các kinh nghiệm đúc kết được để giải
quyết những vấn đề tương tự.

Thông thường, một quyết định hợp lý sẽ hướng về nhận định các


phương án quyết định:
  Những lựa chọn của bạn là gì?

 Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề

 Tham khảo ý kiến từ những người khác

 Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế


của bản thân
+ Ra quyết định chính thức
Ra quyết định chính thức là một bước có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc ra quyết định hiệu quả. Sau khi đã đánh giá được các phương
án, chắc chắn bạn sẽ có thể dễ dàng chọn ra được một quyết định khả thi
nhất và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.

+ Quyết định phải được truyền đạt đến người thực hiện hay tổ
chức thực hiện
Sau khi quyết định được đưa ra thì phải được phổ biến và giải thích ý
nghĩa cũng như tầm quan trọng của quyết định đã đề ra. Những kết quả
có thể đạt được và vạch ra một kế hoạch thực hiện quyết định cụ thể.

Việc tổ chức thực hiện quyết định phải xuất phát từ việc quy định rõ giới
hạn hiệu lực của quyết định và phải theo đúng giới hạn đó trong quá
trình thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, kế hoạch tổ
chức thực hiện cần năng động và tập trung được lực lượng tham gia chủ
yếu.

+ Kiểm tra và tổng kết kết quả


Kiểm tra việc thực hiện quyết định:
 Kiểm tra tới tác động hành vi con người, nâng cao trách nhiệm
của họ và động viên họ thực hiện hoạt động nằm trong kế hoạch
đã vạch ra.
 Tiến hành kiểm tra thúc đẩy sự thực hiện kịp thời.

Điều chỉnh quyết định: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải điều chỉnh
quyết định trong quá trình thực hiện chúng, các nguyên nhân đó là:
 Có những thay đổi đột ngột do nguyên nhân bên ngoài gây ra.

 Có sai lầm nghiêm trọng bản thân quyết định, và một số nguyên
nhân khác.
 Không nên do dự trong việc điều chỉnh quyết định khi xuất hiện
tình huống làm cho quyết định trước đây hết hiệu lực.
Tổng kết thực hiện quyết định: Tất cả các quyết định có được thực
hiện  đầy đủ và đúng hạn hay không đều cần tổng kết các kết quả thực
hiện quyết định. Trong quá trình tổng kết cần xem xét, phân tích rõ
những thành công cũng như những sai lầm trong quy trình ra quyết định.

You might also like