You are on page 1of 9

PHẦN I.

Hãy chọn đáp án đúng cho các phát biểu sau:


1. Quyết định quản trị có thể có ảnh hưởng đến vấn đề rất quan trọng của tổ chức
như: ........ của tổ chức đó, mức lương...
a. sự tồn tại b. cả đáp án a và c
c. phát triển d. không có đáp án nào đúng

2. Hoạch định là quá trình ấn định những...... và xác định các ..... tốt nhất để thực
hiện những mục tiêu đó.
a. biện pháp b. cả đáp án a và c
c. mục tiêu d. không có đáp án nào đúng

3. Mỗi chức năng của QT đều phải hướng về mục tiêu đã định của tổ chức, nhưng
chức năng hoạch định giữ vai trò chủ đạo trên tiến trình đạt được mục tiêu. Nói
cách khác, Mục tiêu là……
a. các biện pháp để thực hiện b. cả đáp án a và c
c. dự đoán trí tuệ d. nền tảng của Hoạch định

4. Chức năng hoạch định bắt đầu từ việc xác định các ……và các mục tiêu này
phải đáp ứng được những kỳ vọng của nhiều nhóm có liên quan đến tổ chức đó.
a. biện pháp lâu dài b. cả đáp án a và c
c. mục tiêu tương lai d. không có đáp án nào đúng

5. Quản trị bằng mục tiêu là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình
xác định……., tự mình quản lý và thực hiện các mục tiêu mà họ đề ra.
a. mục tiêu b. cả đáp án a và c
c. tương lai d. không có đáp án nào đúng

6. Lập kế hoạch tổng thể cho toàn bộ tổ chức trong …. thường được gọi là hoạch
định chiến lược
a. dài hạn b. trung hạn
c. tương lai d. ngắn hạn

7. Môi trường tổ chức là:


a. bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan, vận động và tương tác lẫn
nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, mang lại thuận lợi hay khó khăn cho
tổ chức.
b. khung cảnh bao trùm lên hoạt động của một tổ chức, bao gồm các nhân
tố chủ quan và khách quan, vận động và tương tác lẫn nhau, tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp, mang lại thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức.
c. khung cảnh bao trùm lên hoạt động của một tổ chức.
d. sự vận động và tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, mang
lại thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức.

8. Chức năng tổ chức thường được biểu hiện là:


a. cơ cấu tổ chức quản trị b. tổng hợp các bộ phận khác nhau
c. việc lựa chọn những công việc d. giao cho mỗi bộ phận một người
chỉ huy

9. Để thực hiện việc ủy quyền thành công, nhà quản trị cần lưu ý một số yếu tố
sau:
a. Sự sẵn sàn chia sẽ/ Chấp nhận thất bại của người khác/Sẵn sàng tin cậy cấp
dưới/ Sẵn sàn lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi.
b. Sự dễ dãi/ Chấp nhận thất bại của người khác/Sẵn sàng tin cậy cấp dưới/ Sẵn
sàn lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi.
c. Sự dễ dãi/ Sự sẵn sàn chia sẽ/ Chấp nhận thất bại của người khác/Sẵn
sàng tin cậy cấp dưới/ Sẵn sàn lập ra và sử dụng sự kiểm tra rộng rãi.

10. Cây quyết định là phương pháp ra quyết định cho phép nhà quản trị:
a. Đánh giá các vấn đề theo một trật tự logic, thông qua đó tìm ra giải
pháp tối ưu cho những dự định tương lai.
b. Nhìn thấy các vấn đề theo một trật tự logic, thông qua đó dự định tương lai.
c. Đánh giá các vấn đề theo một trật tự logic, thông qua đó dự định tương lai.
d. Đánh giá các vấn đề theo một trật tự logic, thông qua đó tìm ra giải pháp tối
ưu nhất.

11. Quản trị xung đột là:


a. Nhà quản trị theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt
các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích
của tổ chức.
b. Nhà quản trị theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt
các xung đột nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.
c. Nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để
làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm
phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

12. Các hình thức của thông tin bao gồm:


a. Lời nói/ Chữ viết/ Hành động, cữ chỉ, thái độ…
b. Lời nói/ Hành động, cữ chỉ, thái độ…
c. Văn tự/ / Hành động, cữ chỉ, thái độ…
d. Lời nói/ Văn tự/ Hành động, cữ chỉ, thái độ…

13. Một quyết định được xem là hợp lý khi:


a. Thực hiện những mục tiêu chung, mọi khả năng lựa chọn đều được xem xét
tới, những tiêu chuẩn ưu tiên phải rõ ràng, xếp theo thứ tự và mang tính ổn
định và sự lựa chọn cuối cùng mang lại kết quả tối đa
b. Hướng về mục tiêu chung, mọi khả năng lựa chọn đều được xem xét tới,
những tiêu chuẩn ưu tiên phải rõ ràng, xếp theo thứ tự và mang tính ổn
định và sự lựa chọn cuối cùng mang lại kết quả tối đa
c. Thực hiện những tiêu chung, mọi khả năng lựa chọn đều được xem xét tới
những tiêu chuẩn ưu tiên, xếp theo thứ tự và mang tính ổn định và sự lựa
chọn cuối cùng mang lại kết quả tối đa
14. Tác dụng của MBO
a. Cung cấp nguồn lực quan trọng cho việc hoạch định của nhà quản trị - mục
tiêu của doanh nghiệp, nhờ có MBO mà các mục tiêu của tổ chức, của cá
nhân đạt được sự thống nhất.
b. Kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các
thành viên, các bộ phận tham gia việc quản trị doanh nghiệp.
c. Các nhà quản trị nhận thấy cần cải thiện các khiếm khuyết trong công tác tổ
chức của doanh nghiệp.
d. Tạo cơ hội cho các tổ chức nước ngoài có cơ hội nâng cao, phát triển năng
lực của mình.

15. Dự báo là một quá trình sử dụng thông tin quá khứ và hiện tại để dự đoán những
sự kiện tương lai. Đó là:
a. Linh cảm/ Khảo sát thị trường/ Phân tích chuỗi thời gian/ Mô hình kinh
tế lượng
b. Suy đoán/ Phân tích chuỗi thời gian/ Mô hình kinh tế lượng
c. Chỉ định nhu cầu/ Khảo sát thị trường/ Phân tích chuỗi thời gian/ Mô hình
kinh tế lượng
d. Linh cảm/ Khảo sát thị trường/ Phân tích chuỗi cung ứng/ Mô hình kinh tế
lượng

16. Có bao nhiêu phong cách lãnh đạo?


a. 1 phong cách lãnh đạo (Phong cách tự do)
b. 2 phong cách lãnh đạo (Phong cách dân chủ, Phong cách tự do)
c. 3 phong cách lãnh đạo (Phong cách độc đoán, Phong cách dân chủ,
Phong cách tự do)
d. 3 phong cách lãnh đạo (Phong cách độc đoán, Phong cách tự do, Phong cách
thống nhất chỉ huy)
17. Kiểm soát là quá trình …………….trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn
nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện
pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu.

a. xác định thành quả đạt b. xác định mục tiêu


c. xác định các nhân tố b. tất cả các đáp án trên

Trong các đáp án sau, đáp án nào sai? (từ câu 18 đến câu 25)
18. Vai trò của Quyết định Quản trị là:
a. Các quyết định không là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi
hoạt động về quản trị.
b. sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết
định của nhà quản trị.
c. Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự
điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
d. Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định
của một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp

19. Đặc điểm của quyết định quản trị


a. Mọi thành viên trong tổ chức đều có thể ra quyết định, nhưng chỉ có nhà
quản trị mới đưa ra quyết định quản trị
b. Quyết định quản trị đưa ra khi vấn đề đã chín muồi, Quyết định quản trị
luôn gắn với thông tin
c. Quyết định quản trị luôn chứa đựng những yếu tố khoa học và sáng tạo
d. Quyết định quản trị luôn đi đôi với việc thực hiện kế hoạch quản trị,
việc thực hiện kế hoạch không phụ thuộc vào quyết định quản trị
20. Vai trò của Quyết định Quản trị
a. Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt
động về quản trị. Sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất
nhiều vào các quyết định của nhà quản trị.
b. Có thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự
điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
c. Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự
điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
d. Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định
của một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp

21. Các nguyên tắt của kiểm soát:


a. Việc kiểm soát phải trên cơ sở mục tiêu, chiến lược của tổ chức và phải phù
hợp với cấp bậc của đối tượng được kiểm soát.
b. Việc kiểm soát phải được thiết kế theo yêu cầu của nhà quản trị, phải được
thực hiện tại những điểm trọng yếu, những yếu tố có ý nghia đối với hoạt
động của tổ chức.
c. Việc kiểm soát phải khách quan, phải phù hợp với văn hóa tổ chức, phù
hợp với bầu không khí của tổ chức.
d. Việc kiểm soát phải làm chi tiết nên không cần tiết kiệm về tài chính và
con người.

22. Sự đe dọa của môi trường công nghệ là:


a. Xuất hiện và giảm ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe
dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu;
b. Công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các tổ chức phải đổi
mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh;
c. Tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm
áp lực đe doạ các tổ chức hiện hữu trong ngành;
d. Vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm
áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

23. Các nguyên tắc của việc ra các Quyết định


a. Căn cứ khoa học/ Thống nhất, ổn định/ Đúng thẩm quyền, gắn chặt quyền
lợi, quyền hạn và trách nhiệm
b. Thống nhất từ cấp lãnh đạo xuống nhân viên, phải có ý kiến phản hồi
từ nhân viên thực hiện các quyết định đó.
c. Định hướng rõ ràng (quyết đoán)/ Cụ thể, khách quan, không chồng chéo
d. Thỏa mãn yêu cầu kịp thời/Hiệu quả

24. Ra Quyết định hợp lý có giới hạn


a. Mô hình hợp lý có giới hạn là mô hình ra quyết định nhấn mạnh những hạn
chế về tính hợp lý của cá nhân (giới hạn cá nhân) người ra quyết định
b. Mô hình hợp lý có giới hạn là mô hình ra những hạn chế về tính hợp lý
của cá nhân (giới hạn cá nhân) người ra quyết định
c. Mô hình hợp lý có giới hạn thỏa mãn các khuynh hướng cá nhân: Thỏa
mãn/ Phạm vi tìm kiếm hay mục tiêu là có giới hạn/Thiếu thông tin

25. Mục tiêu là:


a. Mục tiêu là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từng bước hướng đến
mục đích lâu dài của tổ chức,
b. Mục tiêu là những trạng thái mong đợi có thể có và cần phải có bởi hệ
thống bị quản trị tại một thời điểm hoặc sau một thời gian nhất định.
c. Mục tiêu quản trị là những trạng thái mong đợi có thể có và cần phải có bởi
hệ thống bị quản trị tại một thời điểm hoặc sau một thời gian nhất định.

Hãy tìm đáp án phù hợp:


26. Nhà quản trị dựa vào …… để có thể phán đoán theo bản năng, cảm giác của
mình để ước tính doanh số bán tương lai.
ĐA: Linh cảm
27. Kỹ thuật lấy mẫu thông kê là phương pháp………….để cung cấp thông tin có
độ tin cậy cao. Lúc này, nhà quản trị có thể dự đoán thêm được cả độ tin cậy của
dự báo doanh số bán tương lai.
ĐA: Khảo sát thị trường
28. Sự biến động của doanh số bán theo thời gian chịu tác động của ít nhất ba yếu
tố: thời vụ, theo chu kỳ phổ biến của hoạt động kinh doanh và xu hướng trong
một khoảng thời gian. Nhà quản trị sử dụng phương pháp……
ĐA: Phân tích chuỗi thời gian
29. Mô hình ……… bắt đầu bằng việc nhận dạng những biến có ảnh hưởng đến
doanh số bán. Các giá trị của những biến này thu được của những năm trước và
được ghép với doanh số bán sản phẩm đó trong cùng năm.
ĐA: Mô hình kinh tế lượng
30. ….. là tạo ra sự hăng hái, nhiệt tình, phấn khởi và trách nhiệm hơn trong quá
trình thực hiện công việc cuả cấp dưới, qua đó làm cho công việc được hoàn
thành một cách có hiệu quả cao.
ĐA: Động viên
PHẦN II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Giao quyền là gì? Các mức độ giao quyền được chia thành bao nhiêu loại?
có những nguyên tắc nào khi giao quyền?
Giao quyền (phân tán quyền lực) là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định cho các
cấp dưới trong tổ chức
Giao quyền hay ủy quyền là tạo cho người khác quyền hành và trách nhiệm để thực
hiện một hoạt động nhất định.
Quyền hành được giao khi cấp trên giao cho cấp dưới quyền được quyết định về một
vấn đề nào đó.
Quyền hành được giao khi cấp trên cho phép cấp dưới quyền được ra quyết định.
• Như vậy, cấp trên không thể giao cho cấp dưới những quyền hạn mà họ không
có.
• Cấp trên cũng không thể giao toàn bộ quyền hạn của mình vì như vậy thực sự
đã trao cương vị của mình cho cấp dưới.
• Mục đích chủ yếu của việc giao quyền là làm cho một tổ chức có khả năng thực
hiện được mục tiêu trên cơ sở huy động được sức lực, trí tuệ của cấp dưới.
Mức độ giao quyền:
• Kích thước, quy mô của tổ chức: Nếu kích thước và quy mô của tổ chức càng lớn
thì mức độ phân quyền trong tổ chức càng tăng. Vì những nhà quản trị cao cấp
chỉ có số lượng thời gian nhất định và thông tin chi tiết bị hạn chế nên tập quyền
sẽ làm giảm sút chất lượng và tốc độ ra quyết định. Trong điều kiện đó họ phải
phân quyền quyết định cho cấp dưới để cho các quyết định được đưa ra một cách
nhanh chóng hơn và nâng cao chất lượng các quyết định.
• Giá trị của quyết định và sự quan trọng của nhiệm vụ: Yếu tố này càng xuống
cấp dưới càng giảm. Một nhiệm vụ hay quyết định càng quan trọng thì nó càng ít
được phân quyền cho cấp dưới thực hiện.
Những nguyên tắc giao quyền
• Giao quyền theo kết quả mong muốn: Việc giao quyền là nhằm trang bị cho
người thực hiện một công cụ có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu.
• Giao quyền theo chức năng: Mỗi bộ phận trong tổ chức đều có những chức năng
nhất định cần phải hoàn thành. Nếu coi nhẹ nguyên tắc này sẽ dẫn đến nguy cơ
về sự lẫn lộn không biết ai sẽ phải làm việc gì. Nguyên tắc này bao gồm cả việc
giao quyền và phân chia bộ phận, mặc dù đơn giản về mặt nhận thức nhưng phức
tạp khi vận dụng.

You might also like