You are on page 1of 3

1.

Hệ thống mục tiêu của tổ chức:


a. là không liên quan đến quá trình ra quyết định.
b. chỉ được quan tâm trong quá trình thực hiện kế hoạch.
c. chỉ được quan tâm trong quá trình lập kế hoạch.
d. là một trong các căn cứ để ra quyết định
2. Phạm vi tác động của quyết định quản lý:
a. chỉ bao gồm chủ thể quản lý.
b. là các cơ quan nhà nước.
c. chỉ bao gồm nội bộ tổ chức
d. có thể là các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội.
3. Phương pháp phân tích toán học:
a. chỉ được áp dụng trong tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. thường ít được áp dụng trong quản lý vì nhà quản lý thường không biết phân tích toán học.
c. không được áp dụng trong quản lý vì đây là công việc của các nhà toán học.
d. có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc xác định vấn đề và lựa chọn phương án trong quá trình quyết định.
4. Đối với quản lý nhà nước, các quyết định dài hạn là các quyết định có hiệu lực:
a. dưới 3 năm
b. từ 3 năm đến 7 năm
c. trên 7 năm
d. từ 3 năm đến 5 năm
5. Hình thức của quyết định quản lý:
a. được thể hiện dưới dạng văn bản và phi văn bản.
b. được thể hiện bằng lời nói.
c. không được thể hiện dưới dạng văn bản.
d. luôn được thể hiện dưới dạng văn bản.
6. Tính hợp pháp của quyết định quản lý được thể hiện:
a. Là quyết định đó được người dân thực hiện.
b. Là quyết định đó phù hợp với thực tiễn.
c. Là quyết định đó được đưa ra trong thẩm quyền, nội dung không trái pháp luật và đúng thể thức văn bản.
d. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn
7. Quyết định quản lý:
a. được đưa ra trước khi thu thập thông tin.
b. không liên quan đến thu thập thông tin và đây là 2 quá trình độc lập.
c. là sản phẩm của hoạt động quản lý
d. chỉ cần thiết với chức năng lập kế hoạch
8. Phương pháp chuyên gia:
a. là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định.
b. là một trong các phương pháp lãnh đạo con người.
c. là không cần thiết trong quá trình quyết định bởi vì bản thân chủ thể ra quyết định là các chuyên gia.
d. là một trong các phương pháp quản lý nhà nước
9. So sánh các phương án của quyết định:
a. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện ngay sau khi xác định được vấn đề quyết định.
b. là một nội dung của bước đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất.
c. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý.
d. là không thực sự quan trọng vì chủ thể ra quyết định dễ dàng biết được phương án tốt nhất
10. Trong bước đánh giá và lựa chọn phương án, với những trường hợp các tiêu chí có tầm quan trọng khác nhau, người ta
thường áp dụng phương pháp:
a. phương pháp tư duy
b. phương pháp chuyên gia
c. phương pháp hệ số
d. phương pháp cho điểm
11. Quyết định quản lý là:
a. phương án hợp lý nhất để giải quyết 1 vấn đề.
b. môi trường quản lý.
c. chủ thể quản lý
d. chức năng quản lý
12. Tính tối ưu của quyết định quản lý được thể hiện:
a. phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu.
b. Tính cô đọng, xúc tích, dễ hiểu, đơn nghĩa.
c. là quyết định đó được người dân thực hiện.
d. là quyết định đó phù hợp với thực tiễn
13. Quyết định quản lý:
a. chỉ bao gồm các quyết định ngắn hạn vì quyết định quản lý chỉ được sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính tác
nghiệp.
b. chỉ bao gồm các quyết định trung hạn.
c. bao gồm cả quyết định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
d. chỉ bao gồm các quyết định dài hạn vì quyết định quản lý luôn gắn với chiến lược của tổ chức
14. Xây dựng các phương án quyết định:
a. được thực hiện sau khi lựa chọn phương án tối ưu.
b. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý.
c. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện sau khi phân tích vấn đề.
d. là không thực sự quan trọng vì chủ thể ra quyết định dễ dàng xác định được phương án tối ưu
15. Một quyết định quản lý cần đáp ứng được các yêu cầu về:
a. kỹ năng quản lý.
b. văn hoá xã hội
c. tính hợp pháp, tính hệ thống, tính khoa học và tính tối ưu.
d. phong cách quản lý
16. Tính hệ thống của quyết định quản lý được thể hiện:
a. lợi ích mang lại cho hệ thống khi thực hiện quyết định
b. là quyết định đó được người dân thực hiện.
c. là quyết định đó được đưa ra trong thẩm quyền, nội dung không trái pháp luật và đúng thể thức văn bản.
d. các quyết định quản lý được đưa ra bởi các chủ thể khác nhau, được đưa ra ở các thời điểm khác nhau không được mâu
thuẫn
17. Một trong những căn cứ ra quyết định quản lý:
a. Sự kì vọng của chủ đầu tư
b. Tất cả các phương án trên
c. Mong muốn của nhà quản lý
d. Hệ thống mục tiêu
18. Phân chia theo số người ra quyết định, quyết định quản lý bao gồm:
a. quyết định tập thể và quyết định cá nhân.
b. các quyết định quản lý nhà nước và quyết định của các tổ chức.
c. quyết định chuẩn tắc và quyết định không chuẩn tắc.
d. quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyêt định tác nghiệp
19. Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất:
a. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý.
b. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện sau khi xây dựng các phương án.
c. được thực hiện sau khi tổ chức thực hiện quyết định.
d. Là bước không cần thiết trong quy trình ra quyết định
20. Hệ thống pháp luật và các thông lệ:
a. không liên quan đến quá trình ra quyết định.
b. là yếu tố chỉ được quan tâm bởi các văn phòng luật sư
c. chỉ được quan tâm trong quá trình lập kế hoạch.
d. là một trong các căn cứ để ra quyết định.
21. Tổ chức thực hiện quyết định:
a. được tiến hành trong cả quá trình ra quyết định quản lý
b. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý.
c. là không thực sự quan trọng vì ra quyết định chính xác mới là yếu tố quan trọng.
d. là bước cuối cùng trong quy trình quyết định quản lý
22. Chủ thể ra quyết định quản lý là:
a. chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước.
b. các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc uỷ quyền.
c. chỉ bao gồm các nhân viên trong tổ chức
d. chỉ bao gồm các giám đốc doanh nghiệp
23. Quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy lọc dầu tại một địa điểm nhất định là ví dụ của:
a. quyết định chuẩn tắc
b. quyết định tổng quát
c. quyết định không chuẩn tắc
d. quyết định chi tiết

24. Nguồn lực của tổ chức:


a. Là quá trình tổ chức thực hiện quyết định.
b. Không liên quan đến việc ra quyết định quản lý.
c. Là một trong các căn cứ ra quyết định quản lý.
d. Là mục tiêu của quyết định quản lý

25. Đối với quản lý của các tổ chức kinh tế - xã hội, quyết định trung hạn là quyết định có hiệu lực:
a. từ 3 năm đến 7 năm
b. từ 1 năm đến 5 năm
c. từ 3 năm đến 5 năm
d. trên 5 năm

26. Phân tích vấn đề:


a. là bước cuối cùng của quy trình quyết định.
b. là bước quan trọng trong quy trình quyết định.
c. được thực hiện sau khi xây dựng các phương án của quyết định.
d. là không thực sự quan trọng vì quá trình thực hiện quyết định mới là yếu tố quan trọng.

27. --------------------là tình huống xẩy ra khi môi trường tạo cho hệ thống khả năng đi xa hơn so với mục tiêu ban đầu
a. vấn đề
b. cơ hội
c. thách thức
d. mục tiêu

28. Với các nội dung và tác dụng khác nhau, các phương án quyết định có thể chia thành:
a. phương án tích cực, phương án tình thế
b. phương án tình thế, phương án lâm thời
c. phương án hợp lý, phương án hiệu quả
d. phương án tích cực, phương án tình thế, phương án lâm thời

29. Chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề là một trong những bước của quá trình:
a. xác định các phương án quyết định
b. phân tích vấn đề và các định mục tiêu của quyết định
c. đánh giá và lựa chọn phương án
d. tổ chức thực thi quyết định

30. Chính sách, quy chế, quy tắc, quy trình, thủ tục là các ví dụ về:
a. quyết định toàn cục
b. quyết định không chuẩn tắc
c. quyết định chuẩn tắc
d. quyết định bộ phận

You might also like