You are on page 1of 19

CHƯƠNG 5

1. Các quyết định để giải quyết các hoạt động hàng


ngày là do cấp quản trị nào đưa ra?
A. Nhà quản trị cấp cao
B. Nhà quản trị cấp cơ sở
C. Nhà quản trị cấp trung
D. Nhà quản trị cấp thừa hành
2. Quyết định các vấn đề về sứ mệnh, nhiệm vụ, mục
tiêu dài hạn của tổ chức và các chiến lược để đạt được
mục tiêu là do nhà quản trị cấp nào đưa ra?
A. Nhà quản trị cấp cao
B. Nhà quản trị cấp cơ sở
C. Nhà quản trị cấp trung
D. Nhà quản trị cấp thừa hành
3. Nhà quản trị có thể căn cứ vào hiện tượng nào bên
trong doanh nghiệp, để phát hiện ra vấn đề cần phải
quyết định?
A.Kết quả thực hiện công việc thấp hơn kế hoạch đề
ra.
B. Kết quả thực hiện công việc bằng mục tiêu đề ra.
C. Kết quả thực hiện công việc cao hơn mục tiêu đề
ra.
D. Kết quả thực hiện đúng như mong đợi của nhà
quản trị.
4. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ nhất?
A. Phân tích các hiện tượng xảy ra.
B. So sánh kết quả với mục tiêu.
C. Xác định vấn đề hoặc cơ hội.
D. Nhận diện các mâu thuẫn phát sinh.
5. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ hai?
A. Phân tích các hiện tượng xảy ra.
B. So sánh kết quả với mục tiêu.
C. Xác định vấn đề hoặc cơ hội
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
6. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ ba?
A. Xây dựng các phương án thay thế tiềm năng.
B. So sánh kết quả với mục tiêu.
C. Xác định vấn đề hoặc cơ hội.
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
7. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ tư?
A. Phân tích các hiện tượng xảy ra.
B. Phân tích các phương án thay thế.
C. Xác định vấn đề hoặc cơ hội.
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
8. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ năm?
A. Lựa chọn phương án tốt nhất.
B. Phân tích các phương án thay thế.
C. Xác định vấn đề hoặc cơ hội.
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
9. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner &
Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ sáu?
A. Lựa chọn phương án tốt nhất.
B. Phân tích các phương án thay thế.
C. Thực hiện quyết định.
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
10. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner
& Allen đề xuất, nhà quản trị cần thực hiện công việc
nào ở bước thứ Bảy?
A. Lựa chọn phương án tốt nhất.
B. Phân tích các phương án thay thế.
C. Thiết lập hệ thống kiểm soát và đánh giá
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
11. Quyết định quản trị là……………………………
nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của
tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ
sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ
thống thừa hành và việc phân tích các thông tin về
hiện trạng của hệ thống?
A. Hành vi kiểm soát của nhà quản trị.
B. Hành vi quyết định của nhà quản trị.
C. Hành vi lãnh đạo của nhà quản trị.
D. Hành vi sáng tạo của nhà quản trị.
12. Các quyết định quản trị phải có…………………
bất kể đó là quyết định loại nào, nó phải được đề ra
trên cơ sở nắm vững các đòi hỏi của các quy luật
khách quan dựa trên cơ sở những thông tin xác thực
và bảo đảm chất lượng:
A. Căn cứ khoa học.
B. Niềm tin của khách hàng.
C. Quyết định trong quản trị.
D. Hành vi của khách hàng
13. Loại quyết định nào liên quan đến việc xác định
mục tiêu của các phòng ban và các nguồn lực cần thiết
để thực hiện mục tiêu ?
A. Quyết định chiến lược.
B. Quyết định tác nghiệp.
C. Quyết định chiến thuật.
D. Quyết chiến thuật và tác nghiệp.
14. Ra quyết định là công việc
A. Của các nhà quản lý cao cấp
B. Lựa chọn giải pháp cho một vấn đề xác định
C. Chỉ áp dụng cho những vấn đề quan trọng
D. Cả ý trên đều đúng
15. Trước khi ra quyết định, nhà quản trị cần phải:
A. Thử nghiệm nghĩa là thực thi tất cả các phương án
khả thi
B. Thận trọng đánh giá các phương án, xem xét ưu
nhược điểm của từng phương án
C. Tránh nhKng trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè về
quyết định cuối cùng để không bị dao động
D. Không nghi ngờ mình ra quyết định sai
16. Theo quy trình ra quyết định do Plunkett, Attner
& Allen đề xuất, nhà quản trị cần phải làm gì ở bước
tiếp theo, khi đã xác định được vấn đề hoặc cơ hội?
A. Lựa chọn phương án tốt nhất.
B. Phân tích các phương án thay thế.
C. Thiết lập hệ thống kiểm soát và đánh giá.
D. Xác định các yếu tố hạn chế.
17. Kinh nghiệm hỗ trợ gì cho nhà quản trị trong việc
đưa ra quyết định?
A. Giúp cho việc ra quyết định nhanh nhKng vấn đề
mới.
B. Giúp cho việc ra quyết định nhanh các vấn đề từng
giải quyết.
C. Giúp cho việc ra quyết định nhanh nhKng vấn đề
gặp phải.
D. Không hỗ trợ đáng kể trong việc ra quyết định của
nhà quản trị.
18. Nguyên tắc nào đòi hỏi việc ra quyết định phải có
đủ thông tin chính xác và dựa trên các qui luật khách
quan ?
A. Đảm bảo tính khoa học.
B. Đảm bảo tính chính xác.
C. Đảm bảo phải có thông tin.
D. Đảm bảo tính khách quan.
19. Các quyết định nào liên quan đến việc lựa chọn
mục tiêu và phương án thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp?
A. Các quyết định về hoạch định.
B. Các quyết định về mục tiêu.
C. Các quyết định phương án chiến lược.
D. Các quyết định về chính sách.
20. Các quyết định nào liên quan đến việc lựa chọn
phong cách lãnh đạo và động viên nhân viên của
doanh nghiệp?
A. Các quyết định về kiểm soát.
B. Các quyết định về điều khiển.
C. Các quyết định về động viên.
D. Các quyết định về nhân lực.
21. Yếu tố nào sau đây không phải là ưu điểm của
quyết định tập thể
A. Có nhiều thông tin kiến thức đầy đủ
B. Có nhiều phướng án và giải pháp hơn
C. Được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng
D. Phát huy được khả năng của cấp dưới và tăng
cường tính thỏa thuận nội bộ
22. Quyết định nào sau đây được xem là một quyết
định tác nghiệp ?
A. Tăng ngân sách cho quảng cáo lên 12% so với
năm trước.
B. Chi 500 triệu mỗi năm để huấn luyện nhân viên
bán hàng.
C. Phân công cho nhân viên bán hàng tiếp xúc 10
khách hàng.
D. Tuyển dụng 20 nhân viên bán hàng để tăng doanh
số lên 10%.
23. Quyết định nào sau đây được xem là một quyết
định chiến lược ?
A. Phát triển sản phẩm để tăng lợi nhuận doanh
nghiệp lên 10%.
B. Chi 2 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mãi sản
phẩm mới.
C. Tuyển dụng 200 công nhân để sản xuất sản phẩm
mới.
D. Huy động 4 tỷ đồng để phục vụ phát triển sản
phẩm mới.
24. Câu nào không đúng trong các phát biểu sau:
A. Ra quyết định tập thể sẽ sản sinh ra nhiều phương
án.
B. Ra quyết định tập thể có hiệu quả và nhanh hơn cá
nhân ra quyết định.
C. Trách nhiệm là mơ hồ nếu ra quyết định tập thể.
D. Ra quyết định tập thể cung cấp thông tin hoàn
chỉnh.
25. Nguyên tắc nào đòi hỏi nhà quản trị chỉ được phép
ra quyết định, trong phạm vi quyền hạn của nhà quản
trị?
A. Đảm bảo có quyền ra quyết định.
B. Đảm bảo đúng thẩm quyền.
C. Đảm bảo sự giới hạn quyền lực.
D. Đảm bảo sự giới hạn phạm vi.
26. Nguyên tắc đảm bảo tính kịp thời đúng lúc yêu cầu
việc ra quyết định phải tuân thủ điều gì?
A. Các quyết định phải quy định rõ thời gian bắt đầu
thực hiện.
B. Các quyết định phải quy định rõ thời gian kết thúc
thực hiện.
C. Các quyết định phải được đưa ra trước thời điểm
qui định.
D. Các quyết định đưa ra phải khai thác được cơ hội
bên ngoài.

CHƯƠNG 6
1. Có thể hiểu hoạch định là:
A. Quá trình đưa ra các mục tiêu và xác định các biện
pháp tốt nhất để đạt mục tiêu.
B. Quá trình lựa chọn các mục tiêu cho tổ chức.
C. Quá trình lập kế hoạch.
D. Quá trình đi đến những mục tiêu đã đặt ra.
2. Câu phát biểu nào sau đây là chính xác cho tiến
trình hoạch định?
A. Xác định sứ mệnh, mục tiêu và lựa chọn chiến
lược để đạt được mục tiêu đó
B. Đặt ra mục tiêu cho các bộ phận và phân bổ nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đó
C. Xác định nhiệm vụ của các bộ phận, và tổ chức
thực hiện công việc
D. Không có câu nào đúng
3. Trên phương diện chiến lược phát triển cả doanh
nghiệp, hoạch định được chia thành:
A. Hoạch định dài hạn
B. Hoạch định chiến lược - tác nghiệp
C. Hoạch định ngắn hạn
D. Hoạch định theo mục tiêu
4. Phát biểu nào sau đây không phải là lợi ích của
hoạch định?
A. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã vạch ra. =>
Phối hợp tốt hơn (Lợi ích 1)
B. Giúp giảm chi phí vận hành của tổ chức.
C. Giúp tổ chức vận hành hiệu quả hơn trong tương
lai. => Tập suy nghĩ về tương lai (Lợi ích 2)
D. Xây dựng và thực thi các kế hoạch của tổ chức
một cách thành công. => Kích thích sự tham gia (Lợi
ích 3)
(Lợi ích 4) - Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn. - Thước
đo đánh giá kết quả.
5. Để thiết lập một mục tiêu tốt cần có đặc tính nào sau
đây?
A. Phải thể hiện các vấn đề trọng tâm mà doanh
nghiệp cần
B. Phải có tính thách thức, càng khó thực hiện thì
càng thành công
C. Phải giới hạn thời gian, không gian
D. Chính xác, có thể đo lường và thực hiện được.
6. Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoạch định:
A. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của tổ chức
B. Cấp bậc quản lý trong tổ chức => Yếu tố tổ chức
quản lý
C. Đặc điểm môi trường của tổ chức => Yếu tố môi
trường
D. Cả 3 câu trên đều đúng
7. Quản trị theo mục tiêu chính là:
A. Không có mục tiêu nào cụ thể, tất cả cá nhân phải
cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
B. Riêng lẻ đối với tổ chức, bộ phận, nhóm hay cá
nhân thuộc tổ chức.
C. Thiết lập các mục tiêu của từng bộ phận và đưa ra
những ưu tiên để giải quyết.
D. Đề cao các mối quan hệ giữa các mục tiêu của tổ
chức, mục tiêu của bộ phận và mục tiêu công việc
của cá nhân.
8. Vai trò của chiến lược là:
A. Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở cho
hoạt động trong tác nghiệp
B. Tạo điều kiện (cơ sở vững chắc) cho hoạt động
nghiên cứu, đầu tư, đào tạo
C. Giúp (Tạo cơ sở cho) doanh nghiệp chủ động phát
triển các sản phẩm chất lượng cao (Các hướng kinh
doanh phù hợp với môi trường)
D. Cải thiện (căn bản) tình hình khó khăn, (lợi thế)
của doanh nghiệp trong tương lai
9. Công việc của hoạch định chiến thuật chính là:
A. Phát triển các mục tiêu nhằm hỗ trợ thực hiện
chiến lược của tổ chức
B. Xác định các hành động cần thiết để phòng ngừa
những rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra. (cải
thiện tình hình hiện tại)
C. Phân bổ ngân sách cho các bộ phận để thực hiện
các công việc hằng ngày
D. Đối phó những mâu thuẫn trong công việc hằng
ngày và ra quyết định giải quyết chúng.
10. Chiến lược cấp công ty hướng đến:
A. Các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong phạm vi
của công ty
B. Các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả
công ty
C. Các mục tiêu quan trọng ngắn hạn trong phạm vi
của công ty
D. Các mục tiêu trung hạn trong phạm vi của hội
đồng quản trị
11. Theo Fred R David, chiến lược cấp công ty được
chia làm mấy nhóm?
A. 2 Nhóm chiến lược: phát triển thị trường, khác
biệt hóa sản phẩm.
B. 3 Nhóm chiến lược: hội nhập, chuyên sâu, mở
rộng hoạt động.
C. 4 Nhóm chiến lược: hội nhập, chuyên sâu, mở
rộng hoạt động và các chiến lược khác.
D. 5 Nhóm chiến lược: hội nhập, chuyên sâu, mở
rộng, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường
12. Quyết định về sứ mệnh cả doanh nghiệp, các mục
tiêu của dn trong từng thời kỳ, các mục tiêu bộ phận
và lựa chọn các phương án chiến lược hay các biện
pháp tác nghiệp liên quan đến:
A. Hoạch định
B. Tổ chức
C. Lãnh đạo
D. Kiểm soát
13. Nhóm chiến lược hội nhập bao gồm các chiến lược
nào?
A. Kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết
hợp theo chiều ngang
B. Thâm nhập thị trường, đa dạng hóa hoạt động
đồng tâm
C. Liên doanh, phát triển sản phẩm, phát triển thị
trường
D. Kết hợp về phía trước, phát triển sản phẩm, đa
dạng hóa hoạt động kiểu kết khối
14. Nhóm chiến lược chuyên sâu bao gồm các chiến
lược nào?
A. Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm, đa dạng hóa
hoạt động kiểu kết khối
B. Liên doanh, thâm nhập thị trường, kết hợp về phía
trước
C. Kết hợp về phía sau, liên doanh, đa dạng hóa đồng
tâm
D. Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát
triển sản phẩm
15. Trong xây dựng kế hoạch chiến lược, nhà quản trị
không cần phải làm việc nào sau đây?
A. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức.
B. Đưa ra chính sách R&D cho sản phẩm trong tương
lai.
C. Xem xét các báo cáo tài chính bao gồm lãi lỗ và
điểm hòa vốn.
D. Phân tích thị trường bao gồm cơ hội và đe dọa.
16. Công tác hoạch định hàm ý nội dung trong các
phát biểu sau đây ngoại trừ:
A. Xác định mục đích và mục tiêu của tổ chức
B. Thiết lập một chiến lược tổng thể để đạt được mục
đích của tổ chức
C. Cung cấp những hướng dẫn về hành vi đạo đức
D. Xây dựng một loạt các kế hoạch để phối hợp các
hoạt động với nhau
17. Ở cấp đơn vị kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao
của SBU cần tập trung vào hoạch định và hình thành
chiến lược để:
A. Duy trì và dành lợi thế cạnh tranh trong việc phục
vụ khách hàng.
B. Tập trung đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và
phát triển.
C. Mở rộng kênh phân phối sản phẩm.
D. Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
18. Để xác định các cơ hội và thách thức trong hoạch
định chiến lược, nhà quản trị cần phải phân tích:
A. Môi trường vĩ mô và môi trường kinh tế, chính trị
của quốc gia đó
B. Môi trường vi mô và môi trường cạnh tranh
C. Nhà cung cấp để tìm lợi thế cạnh tranh và môi
trường công nghệ để phát triển
D. Môi trường bên ngoài (gồm vi mô, vĩ mô)
19. Loại kế hoạch nào giúp nhà quản trị giảm bớt thời
gian xử lý các công việc lặp lại thường xuyên trong
doanh nghiệp?
A. Kế hoạch đơn dụng.
B. Kế hoạch thường trực.
C. Dự án.
D. Chương trình.
20. Mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
A. Là những phát biểu về mục đích có tính chất định
hướng cho doanh nghiệp.
B. Là những kết quả doanh nghiệp đạt được trong
hoạt động kinh doanh.
C. Là những kết quả doanh nghiệp cần đạt được ở
thời điểm xác định trong tương lai.
D. Là những kết quả doanh nghiệp đạt được sau một
chu kỳ hoạt động kinh doanh.
21. Kế hoạch đã được duyệt của một tổ chức có vai
trò:
A. Là cơ sở cho sự phối hợp giữa các đơn vị
B. Định hướng cho các hoạt động
C. Là căn cứ cho các hoạt động kiểm soát
D. Tất cả những câu trên
22. Hành động nào sau đây của một người thư ký
mang tính chất là một công việc hoạch định?
A. Soạn thảo văn bản.
B. Sắp xếp thời gian tuần sau cho Giám đốc.
C. Đánh máy bản kế hoạch cho Ông Giám đốc.
D. Chép lại những mục tiêu và biện pháp thực hiện
trong năm tới từ băng ghi âm do Ông Giám đốc đọc.
23. Hành động nào sau đây không phải là hoạch định?
A. Ông Trưởng Phòng Kinh doanh đang soạn ra các
qui chế, qui định để các nhân viên thực hiện theo.
B. Ông Trưởng Phòng Hành chánh lập phương án lưu
trữ hồ sơ của Công ty một cách khoa học.
C. Ông Trưởng Phòng Hành chánh đang hướng dẫn
một nhân viên soạn thảo và trình bày một bản kế
hoạch theo những nội dung và ý kiến chỉ đạo của
Ông Giám đốc.
D. Anh Tổ trưởng tổ bảo vệ ra những nội dung cần
chú ý và thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán, nhằm
bảo vệ tốt cơ quan.
24. Các phát biểu sau đây chỉ sự liên hệ giữa hoạch
định và kết quả hoạt động của tổ chức:
A. Hoạch định tốt là cơ sở của việc gia tăng lợi nhuận
B. Quy trình hoạch định và phương pháp triển khai
kế hoạch thích hợp
góp phần vào việc gia tăng kết quả hoạt động.
C. Trong quá trình hoạch định, việc xem xét và phân
tích yếu tố môi trường là một việc làm rất quan trọng
để đạt được kết quả tốt nhất.
D. Hoạch định làm giảm sự linh động của tổ chức
công đoàn. Chính vì thế, kết quả hoạt động của tổ
chức bị giảm sút
25. Quản trị theo mục tiêu MBO có đặc điểm là:
A. Các nhà quản trị cao cấp thiết lập mục tiêu chung
của tổ chức và yêu cầu cấp dưới đưa ra phương án
hành động tối ưu để hoàn thành mục tiêu đó.
B. Cấp dưới và cấp trên cùng nhau bàn bạc và vạch ra
mục tiêu cụ thể cho đơn vị của mình.
C. Cấp trên chỉ tiến hành kiểm soát và đánh giá khi
cấp dưới đã hoàn thành mục tiêu.
D. Không câu nào đúng.
26. Chọn phát biểu đúng về điểm mạnh của MBO:
A. MBO buộc tổ chức phát triển một thang bậc các
mục tiêu từ dưới lên.
B. MBO thì dễ dàng bị cản trở bởi thuyết Y về quản
trị.
C. MBO khuyến khích sự tự quản trị và các cam kết
cá nhân thông qua sự tham gia của nhân viên vào
việc thiết lập các mục tiêu.
D. MBO nhấn mạnh các ý định tốt và đặc điểm nhân
cách thay vì các kết quả cuối cùng.
27. Nhà quản trị cao cấp trong một tổ chức làm việc
hoạch định nào trong các loại hoạch định sau đây:
A. Hoạch định sản xuất
B. Hoạch định tiếp thị
C. Hoạch định chiến lược
D. Hoạch định tài chính
28. Sự khác biệt cơ bản giữa thiết lập mục tiêu truyền
thống và MBO là gì?
A. Các mục tiêu trong phương pháp truyền thống sẽ
định hướng hoạt động quản lý.
B. Các mục tiêu trong phương pháp truyền thống làm
chỉ tiêu để đánh giá.
C. Phương pháp truyền thống là quá trình đưa mục
tiêu từ trên xuống, còn MBO đưa mục tiêu từ trên
xuống và từ dưới lên.
D. MBO có nhiều mục tiêu bao quát các hoạt động
khác nhau.
29. Trong các công việc sau đây của một giám đốc
kinh doanh, công việc nào không thuộc chức năng
hoạch định?
A. Đề ra mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ lên 10%
trong năm tới.
B. Lập kế hoạch chi 2 tỷ đồng cho quảng cáo để đạt
mục tiêu
C. Xây dựng chính sách bán hàng mới để hỗ trợ thực
hiện mục tiêu.
D. Thành lập một bộ phận phụ trách về quảng cáo
sản phẩm.
30. Yếu tố (4) nào sau đây không đúng trong cách
Quản trị bằng mục tiêu (MBO)?
A. Sự cam kết của quản trị viên cao cấp và sự hợp tác
của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục
tiêu chung.
B. Sự cam kết của các thành viên sẵn sàng tuân thủ
mọi mệnh lệnh của nhà quản trị.
C. Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản của các
thành viên trong tổ chức để thi hành kế hoạch chung.
D. Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế
hoạch.
31. Loại kế hoạch nào dùng cho các hoạt động không
lặp lại trong tương lai?
A. Chương trình => Kế hoạch đơn dụng (áp dụng 1
lần, + dự án, + ngân sách)
B. Chính sách => KH thường xuyên
C. Thủ tục => KHTX
D. Quy định => KHTX
32. Trong quá trình hoạch định (gồm 8 giai đoạn), nhà
quản trị cần thực hiện công việc nào ở bước thứ hai?
A. Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô bên ngoài
doanh nghiệp. (3)
B. Xây dựng các chiến lược để lựa chọn. (4)
C. Xác định sứ mệnh và các mục tiêu của doanh
nghiệp. (1)
D. Xác định cơ hội và thách thức đối với tổ chức (2)
5. Xác định kế hoạch chiến lược
6. Xây dựng kế hoạch chiến thuật
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả
8. Tiếp tục việc hoạch định

You might also like