You are on page 1of 6

TRÌNH BÀY QUY ĐỊNH RA QUYẾT ĐỊNH

QUẢN TRỊ
1.1 khái niệm
Quyết định quản trị là việc ấn định hay tuyên bố
một lựa chọn của chủ thể quản trị về một hoặc
một số phương án để thực hiện những công việc
cụ thể trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.2 Phân loại
*Theo tính chất quan trọng của quyết định.
*Theo thời gian.
* Theo chủ thể ra quyết định.
*Theo tính chất ổn định.
*Căn cứ vào góc độ kế hoạch của quyết định.
* Theo cấp ban hành quyết định.
* Theo đối tượng quyết định.
* Theo hình thức ban hành quyết định.
*Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện.
* Theo tình chất đúng đắn của quyết định.
2.Những vấn đề cơ bản của quyết định quản trị
2.1. Vai trò của quyết định quản trị trong doanh
nghiệp.
-Các quyết định quản trị có vai trò rất quan trọng
vì:
+Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu
và là trung tâm của mọi hoạt động về quản trị
+Sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ
thuộc rất nhiều vào các quyết định của nhà quản
trị.
+Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng
tiền bạc, vốn liếng, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ
thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
+Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn
bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức có sự
tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Không thận trọng
trong việc ra các quyết định, thường có thể dẫn tới
những hậu quả khôn lường.
2.2 Chức năng của quyết định quản trị:
– Lựa chọn phương án tối ưu.
– Định hướng.
– Bảo đảm các yếu tố thực hiện.
– Phối hợp hành động.
– Chức năng động viên, cưỡng bức.
– Bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện.
– Bảo đảm tính hiệu quả trong kinh doanh.
– Bảo đảm tính hiệu lực.
– Bảo mật.
2.3 Đặc điểm của quyết định quản trị
–Quyết định quản trị là sản phẩm mang tính tư
duy khi chứa đựng một hàm lượng tri thức, yếu tố
sáng tạo và cả tính nghệ thuật của chủ thể quản
trị.
–Quyết định quản trị xuất hiện khi vấn đề chín
muồi.
–Chất lượng của quyết định sẽ dựa trên quyết
định của nhà quản trị và những thông tin/dữ liệu
thu thập được.
–Cấp quản trị càng cao thì quyết định đưa ra càng
quan trọng.
–Khả năng đưa ra quyết định quản trị không phải
là một khả năng bẩm sinh.
3 Những yêu cầu quyết định quản trị:
- Tính hợp pháp
+ Quyết định được dựa trên cơ pháp lý được quy
định
+ Quyết định được ban hành theo đúng trình tự
thủ tục
- Tính khoa học
+ Quyết định được đưa ra dựa trên mục tiêu và
định hướng phát triển của tổ chức
+ Quyết định phù hợp với vấn đề cần giải quyết
và điều kiện cụ thể kể cả thế lực cũng như môi
trường tổ chức
- Tính hệ thống
+ Các quyết định được ban hành phải đồng nhất
theo cùng một hướng từ các cấp , các bộ phận. Đó
là hướng mục tiêu chung được xác định
+ Trong quá trình kinh doanh, các quyết định có
thể được đưa ra tại thời điểm khác nhau để thực
thi kế hoạch khác nhau, giải quyết vấn đề khác
nhau, điều hướng hoạt động trong từng bộ phận
khác nhau....
- Tính tối ưu
+ Tức là quyết định lựa chọn phải là phương án
tối ưu nhất để thực hiện. Đó là phương án là được
đánh giá khi thực thi sẽ thỏa mãn cao nhất các
mục tiêu đồng thời phù hợp với những quy chuẩn
nhất định, nhận được ủng hộ của toàn bộ thành
viên trong tổ chức.
- Tính linh hoạt
+ Phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lực
chọn quyết định
+ Phải phù hợp với thời đại với môi trường kinh
doanh
+ Xử lý tình huống phải linh hoạt khéo léo thay
đổi theo vấn đề xảy ra
+ Đáp ứng được những thay đổi của môi trường
- Tính cụ thể về thời gian thực hiện: Quá trình
phát triển của doanh nghiệp không thể chờ đợi
thời gian ra quyết định mà quyết định phải đưa ra
không được kéo dài thời gian thực hiện.
- Tính định hướng: Quyết định được đưa ra hướng
tới mục tiêu cụ thể, có mục đích và mục tiêu khi
thực hiện
4 Các bước trong quá trình quyết định ra quản trị
1. Bước 1: Xác định nhu cầu ra quyết định.
2. Bước 2: Chuẩn bị các căn cứ ra quyết định.
3. Bước 3: Dự kiến các phương án quyết định và
lựa chọn quyết định.
4. Bước 4: Ra quyết định chính thức.
5. Bước 5: Quyết định phải được truyền đạt đến
người thực hiện hay tổ chức thực hiện.

You might also like