You are on page 1of 2

Câu 1: Hoạch định trong môi trường bất ổn

Một cách để các nhà quản trị có thể tạo ra được lợi ích từ việc hoạch định và
kiểm soát những hạn chế chính là việc sử dụng các cách tiếp cận hoạch định đầy
sáng tạo có tính hiện hữu trong môi trường bất ổn ngày nay. Ba cách tiếp cận
được sử dụng là:
- Hoạch định tình huống: hoạch định cho các trường hợp khẩn cấp, thất bại,
hoặc điều kiện bất ngờ, xác định các phương án hành động thay thế cần
triển khai nếu một môi trường cần thay đổi. Các nhà quản trị cần nhận
dạng các yếu tố quan trọng thuộc về môi trường, cần dự báo một danh
mục các phản ứng có thể thay thế lẫn nhau cho các tình huống tác động từ
cao đến thấp, đặc biệt là tình huống xấu. Với bối cảnh môi trường không
chắc chắn ngày nay, hoạch định tình huống là một công cụ không thể
thiếu khi hoạch định trong quản trị và cả đời sống cá nhân.

- Xây dựng kịch bản: một kỹ thuật dự báo để xem xét các xu hướng hiện tại
và sự gián đoạn và hình dung các khả năng trong tương lai, một dạng
hoạch định tình huống dài hạn, bao hàm việc xác định một số kịch bản có
thể xảy ra. Hoạch định kịch bản bao hàm việc xem xét cẩn trọng các kịch
bản cho cả “tình huống xấu nhất” và “tình huống tốt nhất”. Xây dụng kịch
bản liên quan đến việ xem xét những xu hướng hiện tại và các khả năng
mang tính không liên tục có thể hình dung trước trong tương lai. Các nhà
quản trị không thể dự đoán trước tương lai , nhưng họ có thể diễn tập
trong phạm vi một mô hình để đối phó với những gì có thể xảy ra trong
tương lai.

- Quản trị khủng quản: các sự kiện không mong đợi bất ngờ và mang tính
tán phá. Rất nhiều công ty hoạch định khủng hoảng nhằm đảm bảo ứng
phó với những sự kiện không mong đợi xuất hiện một các bất ngờ mang
tính tàn phá và chúng hủy hoại công ty nếu như các nhà quản trị không
chuẩn bị hành động, phản ứng nhanh chóng và thích hợp. Hoạch định
khủng hoảng sẽ làm giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của các rắc rối.
+ Ngăn ngừa khủng hoảng: bao gồm những hoạt động được thực hiện bởi
nhà quản trị để ngăn khủng hoảng xảy ra và phát hiện những dấu hiệu cảnh báo
về khả năng xuất hiện khủng hoảng. Xây dựng mối quan hệ mở và đáng tin cậy
với những đối tác hữu quan then chốt.
+ Chuẩn bị khủng hoảng: gồm ba bước:
 Hình thành một đội quản trị khủng quản và phân công người phát ngôn
ngữ chính thức
 Phác khảo một kế hoạch quản trị khủng hoảng và chi tiết
 Thiết lập một hệ thống truyền thống có hiệu quả
Câu 2: Các cách tiếp cận sáng tạo trong hoạch định
Một các tiếp cận mới khi hoạch định chính là khuyến khích sự tham gia của mọi
người trong tổ chức và đôi khi cả những đối tác hữu quan bên ngoài tổ chức,
tham gia vào quy trình hoạch định
 Thiết lập các mục tiêu có tính mở rộng để đạt sự tuyệt hảo: các mục tiêu
cần rõ ràng, hấp dẫn và đầy tưởng tượng để có thể kích thích nhân viên và
tạo ra sự tuyệt hảo.
- Mục tiêu có tính nới giãn là rất tham vọng
- Rõ ràng, thuyết phục và giàu trí tưởng tượng
- Yêu cầu đổi mới
- Mục tiêu phải được xem là có thể đạt được
- Giống như “Mục tiêu lớn đầy táo bạo và thiếu khiêm tốn” (BHAG) từ bài
viết năm 1996 về “Xây dựng tầm nhìn công ty”
- Khi thời đại chuyển động nhanh hơn và trở nên hỗn loạn, đây là những
điều quan trọng
 Sử dụng các bảng đo lường thực hiện hoạt động: là một phương tiện để
các nhà quản trị cấp cao theo dõi việc thực hiện hoạt động kinh doanh có
đi đúng hướng hay không dựa trên một số tiêu thức đo lường chủ yếu:
doanh số từng thị trường mục tiêu, số lượng sản phẩm bị lùi lại đơn hàng,
tỷ lệ các cuộc gọi đến bộ phận dịch vụ khách hàng

 Triển khai các đội thu thập thông tin tình báo: giúp nhà quản trị có những
thông tin tốt nhất để tiến hành lựa chọn các kế hoạch và mục tiêu tring
điều kiện không đầy đủ thông tin. Sử dụng các nhà quản trị và người nhân
viên thuộc các chức khác nhau, thường được dẫn dắt bởi chuyên gia về
những thông tin cạnh tranh

You might also like