You are on page 1of 35

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu

- Lý do khách quan:
Hoạt động của doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, dù là đang hoạt động trong lĩnh
vực nào, đang trở nên ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển của các
doanh nghiệp nước ta nói riêng và của thế giới nói chung, đặc biệt là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế mở. Vì thế, việc dự báo và hoạch định kế hoạch trong doanh
nghiệp đóng một vai trò quan trọng, là kim chỉ nam để mang đến thành công cho
doanh nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu :

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích sau:
- Tìm hiểu về dự báo và hoạch định kế hoạch và tầm quan trọng của nó trong quản lý
hiệu quả
- Cung cấp thông tin tốt nhất để dự đoán, lập kế hoạch và đưa ra quyết định hiệu quả
trong môi trường thay đổi
- Nhằm tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên, định hình chiến lược và khuyến khích sự phát
triển và đổi mới
3. Phạm vi nghiên cứu

Trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, tài chính, nguồn nhân lực, tiếp thị, quản lý chuỗi
cung ứng,…
4. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã dùng những phương pháp sau:

• Phương pháp nêu câu hỏi nghi vấn.

• Phương pháp thu thập dữ liệu.


• Phương pháp thống kê và so sánh.

• Phương pháp phân tích.

• Phương pháp đưa ra kết luận.

5. Bố cục đề tài nghiên cứu:

Đề tài gồm 3 phần chính:

Phần 1:PHẦN MỞ ĐẦU bao gồm các nội dung sau đây:

1. Lý do nghiên cứu

2. Mục đích nghiên cứu

3. Phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Bố cục của đề tài

Phần 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

Gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về chức năng dự báo và hoạch định kế hoạch trong quản lý

1. Dự báo trong quản lý

2. Hoạch định kế hoạch trong quản lý

3. Liên kết giữa Dự báo và Hoạch định Kế hoạch

Chương II: Liên hệ thực tế

Phần 3: KẾT LUẬN

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH KẾ


HOẠCH TRONG QUẢN LÝ
Trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh, quản lý là một nghệ thuật và khoa
học đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén và chiến lược. Để có thể quản lý một tổ chức thành
công, không chỉ cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và giải quyết vấn đề, mà còn cần có
khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch định. Dự báo và hoạch định kế hoạch định là hai
chức năng quan trọng trong quản lý, liên quan đến việc nhìn xa trông rộng, phân tích tình
huống, đưa ra quyết định và thực thi hành động.

1.Dự báo trong quản lý

1.1 Khái niệm dự báo trong quản lý

Dự báo trong quản lý là một hoạt động quan trọng để giúp các nhà quản lý ra
những quyết định hợp lý và hiệu quả cho tương lai của doanh nghiệp. Dự báo có thể
được hiểu là khoa học và nghệ thuật dự đoán các sự kiện, hiện tượng, nhu cầu, xu
hướng trong tương lai trên cơ sở phân tích các dữ liệu và thông tin về tình hình hiện
tại và quá khứ.

Dự báo có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như phương pháp
dự báo (định tính hoặc định lượng), thời gian dự báo (ngắn hạn, trung hạn hoặc dài
hạn), mục đích dự báo (sản xuất, kinh doanh, tài chính, nhân sự, chiến lược…) và đối
tượng dự báo (sản phẩm, dịch vụ, thị trường, ngành, khu vực…).

1.2 Vai trò của dự báo trong quản lý:

Dự báo trong quản lý là một hoạt động rất quan trọng để giúp các nhà quản lý
có thể dự đoán và ứng phó với các thay đổi, biến động và cơ hội trong môi trường
kinh doanh. Dự báo giúp các nhà quản lý có được những thông tin chính xác, khoa
học và hệ thống để ra những quyết định hợp lý và hiệu quả cho tương lai của doanh
nghiệp. Một số tầm quan trọng của dự báo trong quản lý là:

Tăng doanh thu và lợi nhuận: Dự báo giúp các nhà quản lý dự đoán được nhu
cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường, cơ hội kinh doanh và cạnh tranh để có
thể ra những chiến lược tiếp thị, sản xuất và phân phối phù hợp. Dự báo cũng giúp các
nhà quản lý xác định được thời điểm ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, giá cả và
khuyến mãi để tăng doanh số bán hàng và doanh thu.

Giảm chi phí và rủi ro: Dự báo giúp các nhà quản lý ước tính được chi phí định
kỳ, nguồn lực cần thiết, ngân sách và dòng tiền để có thể phân bổ và kiểm soát hiệu
quả. Dự báo cũng giúp các nhà quản lý dự phòng được các rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai, như thiếu hàng, tồn kho, mất khách hàng, biến động kinh tế, thiên tai… để
có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại.

Nâng cao hiệu suất và chất lượng: Dự báo giúp các nhà quản lý cải thiện được
các quy trình và công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm hoặc
dịch vụ. Dự báo cũng giúp các nhà quản lý đánh giá được kết quả hoạt động của
doanh nghiệp so với kỳ vọng và tiêu chuẩn để có thể điều chỉnh và cải tiến liên tục.

1.3 Phương pháp dự báo

*Phương pháp dự báo định tính

Dự báo định tính là một phương pháp dự báo không dựa trên dữ liệu số mà dựa
trên kinh nghiệm, phán đoán và ý kiến của các chuyên gia, nhân viên bán hàng, khách
hàng hoặc các nhóm người có liên quan. Phương pháp này thường được sử dụng khi
không có đủ dữ liệu quá khứ, khi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến số cần dự báo, hoặc
khi muốn điều chỉnh kết quả dự báo bằng các phương pháp định lượng. Phương pháp này
có nhiều loại khác nhau, tùy theo chuyên gia và cách kết hợp thông tin.

Một số ví dụ về dự báo định tính là:

Dự báo doanh số của công ty trong quý tới bằng cách lấy ý kiến của ban điều
hành, người bán hàng và khách hàng.

Dự báo xu hướng công nghệ trong tương lai bằng cách sử dụng phương pháp điều
tra người tiêu dùng, tức hỏi trực tiếp hoặc qua điện thoại, internet về sở thích, nhu cầu và
kỳ vọng của họ.
Dự báo tình hình kinh tế trong năm tới bằng cách sử dụng phương pháp ý kiến
chuyên gia, tức mời các nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đưa ra nhận định và
dự đoán của mình.

- Ưu điểm:

+Phương pháp dự báo định tính tiên đoán được những thay đổi trong mối quan hệ,
môi trường hoạt động và các xu hướng mới của thị trường.

+Phương pháp dự báo định tính kết hợp các nguồn tư liệu phong phú bao gồm:
trực giác, kinh nghiệm và phán đoán chuyên môn của các đối tượng nghiên cứu.

+Phương pháp dự báo định tính linh hoạt và nhanh chóng, có thể thích ứng với các
tình huống khác nhau và không cần có dữ liệu quá khứ.

+Phương pháp dự báo định tính giúp làm rõ được các yếu tố về hành vi, thái độ,
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

- Nhược điểm:

+Phương pháp dự báo định tính có tính chủ quan cao, có thể bị ảnh hưởng bởi sự
thiên vị, lạc quan hoặc bi quan của người dự báo.

+Phương pháp dự báo định tính khó kiểm tra được độ chính xác và tin cậy, vì
không có cơ sở dữ liệu để so sánh và đánh giá.

+Phương pháp dự báo định tính không thể áp dụng cho các dự báo dài hạn hoặc
cho các thị trường mới, vì không có đủ thông tin và kinh nghiệm để dựa vào.

+Phương pháp dự báo định tính có thể bỏ qua một số yếu tố quan trọng hoặc
không xem xét được những thay đổi trong mối quan hệ, môi trường hoạt động và xu
hướng mới của thị trường.

*Phương pháp dự báo định lượng


Phương pháp dự báo định lượng là một phương pháp dự báo dựa trên số liệu quá
khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Phương
pháp này sử dụng các mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan đến hiện
trường thực tế để đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dưới dạng thống kê.
Phương pháp này cũng giúp tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối mẫu
đại diện. Phương pháp này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như tâm lý học, kinh
tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế cộng đồng, khoa học toán học, v.v…

Một số ví dụ về các dạng nghiên cứu định lượng là:

Phương pháp sử dụng ví dụ: Mô hình này giúp kiểm soát thử nghiệm hoặc thao tác
các biến độc lập nhằm đo lường ảnh hưởng của nó lên một biến phụ thuộc. Ví dụ: Nghiên
cứu ảnh hưởng của chất béo trong thức ăn lên cân nặng của chuột.

Khảo sát nhóm: Phương pháp này đặt câu hỏi cho một nhóm người trực tiếp, qua
điện thoại hoặc trực tuyến. Bạn có thể dùng bảng câu hỏi với thang điểm phù hợp để
đánh giá về vấn đề đang nghiên cứu. Ví dụ: Bạn phân tích trải nghiệm của những sinh
viên quốc tế về sốc văn hóa, bạn có thể phát bảng câu hỏi cho họ rồi thực hiện khảo sát.

- Ưu điểm:

Phương pháp dự báo định lượng có tính khách quan cao, vì dựa trên những dữ liệu
có thể kiểm chứng được.

+Phương pháp dự báo định lượng có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện
của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao.

+Phương pháp dự báo định lượng mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo
sát. Ta có thể tận dụng công nghệ để thực hiện nghiên cứu này, đôi khi câu trả lời chỉ cần
thu thập được bằng một cú nhấp chuột.

+Phương pháp dự báo định lượng có thể áp dụng cho các dự báo ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn, cho các thị trường cũ hoặc mới.
+Phương pháp dự báo định lượng có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như: dự
báo sơ bộ, bình quân di động, bình quân di động có quyền số, phân tích xu hướng, phân
tích chu kỳ, phân tích mùa vụ, phân tích ngẫu nhiên, hồi quy tuyến tính, hồi quy phi
tuyến, mô hình Box-Jenkins, v.v…

- Nhược điểm của phương pháp dự báo định lượng:

+Phương pháp dự báo định lượng đòi hỏi nguồn số liệu dồi dào trong quá khứ, nếu
không có đủ dữ liệu hoặc dữ liệu không chính xác thì kết quả dự báo sẽ không tin cậy.

+Phương pháp dự báo định lượng khó áp dụng cho các trường hợp có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến biến số cần dự báo, hoặc khi có những thay đổi đột ngột trong môi trường
hoạt động.

+Phương pháp dự báo định lượng có thể bỏ qua một số yếu tố quan trọng không
thể đo lường được bằng số liệu, như sự hiểu biết, ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên
gia, nhân viên bán hàng, khách hàng hoặc các nhóm người có liên quan.

+Phương pháp dự báo định lượng có thể gặp khó khăn trong việc chọn mô hình và
kỹ thuật phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, cũng như trong việc xác định các thông số
và giả thiết cho mô hình.

1.4 Quá trình dự báo trong quản lý

Bước 1: Xác định mục đích dự báo:

Kết quả dự báo sẽ được sử dụng như thế nào trong việc đưa ra quyết định. Thống nhất
giữa người tiến hành dự bá và người sử dụng kết quả dự báo.

Bước 2: Xác định đối tượng và khoảng thời gian dự báo:

+ Xác định đối tượng hay biến dự báo cụ thể (đo bằng gì)

+ Phạm vi (một sản phẩm hay nhóm sản phẩm, thị trường trong nước hay xuất khẩu)

+ Dự báo ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn

Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo:


Việc chọn phương pháp dự báo tuỳ thuộc vào các tiêu chí sau:

+ Dạng phân bố của dữ liệu

+ Số lượng quan sát sẵn có

+ Độ dài của thời đoạn dự báo

Bước 4: Thu thập và phân tích dữ liệu:

+Chất lượng dự báo phụ thuộc vào chất lượng của dữ liệu

+Dữ liệu có thể thu thập từ các nguồn nội bộ hoặc bên ngoài

+Chuyển đổi dữ liệu tương thích với yêu cầu của mục đích nếu có đầy đủ cơ sở

Bước 5: Tiến hành dự báo:

Sau khi chọn được phương pháp dự báo, tiến hành dự báo theo phương pháp đó.
Có trường hợp phải kết hợp cả hai phương pháp. Trình bày rõ ràng, dù là văn bản hay
truyền đạt. Không cần phải quá phức tạp hoá kết quả bằng các công thức thuật toán phức
tạp.

Bước 6: Kiểm chứng kết quả và rút kinh nghiệm:

Liên tục theo dõi, so sánh kết quả dự báo với giá trị thực tế. Thay đổi phương pháp
khi cần.

Liên hệ giữa dự báo và quá trình ra quyết định

Trong quản lí, dự báo và ra quyết định có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dự báo
giúp chúng ta có cái nhìn trước về tương lai và đánh giá các tình huống có thể xảy ra. Từ
đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Quyết định,
trong khi đó, là quá trình lựa chọn một hành động cụ thể để đạt được mục tiêu. Dự báo
cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả. Tuy nhiên,
quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sự đánh giá và lựa chọn của con người.

2. Hoạch định kế hoạch trong quản lý:


2.1 Khái niệm hoạch định kế hoạch:
Hoạch định kế hoạch là định ra mục tiêu, chương trình hành động và các bước đi
cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý. Nó bao gồm toàn bộ
quá trình từ xác định mục tiêu, các phương pháp, phương tiện để đạt mục tiêu đến tổ
chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu.
Mục đích hoạch định kế hoạch là hướng mọi hoạt động của hệ thống vào các mục
tiêu để tạo khả năng đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và cho phép người quản lý có
thể kiểm soát được quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.2 Vai trò của hoạch định kế hoạch:
Hoạch định trong quản lý là một quá trình quan trọng và cần thiết, có nhiều vai trò
và lợi ích cho sự phát triển của tổ chức. Dưới đây là một số vai trò của hoạch định trong
quản lý:
-Hướng dẫn đối tượng hành động: Nó cung cấp một kế hoạch chi tiết cho các bộ
phận và cá nhân trong tổ chức về cách họ nên hoạt động để đạt được mục tiêu và nhiệm
vụ cụ thể. Điều này giúp đảm bảo sự đồng thuận và hiệu quả trong việc thực hiện công
việc.
- Lập kế hoạch tài nguyên: Hoạch định kế hoạch cho phép tổ chức xác định tài
nguyên cần thiết như nguồn nhân lực, tài chính, và vật lý để đảm bảo rằng chúng được sử
dụng một cách hiệu quả và tối ưu hóa.

- Đánh giá và kiểm soát: Khi có một kế hoạch cụ thể, tổ chức có khả năng đánh giá
tiến độ và hiệu suất. Điều này giúp kiểm soát quá trình và điều chỉnh khi cần thiết để đảm
bảo rằng tổ chức tiến theo hướng đúng.

- Tối ưu hóa sự linh hoạt: Kế hoạch không chỉ cung cấp hướng dẫn rõ ràng, mà còn
tạo ra một cơ hội cho sự linh hoạt khi phải đối mặt với thay đổi không mong muốn. Tổ
chức có thể điều chỉnh kế hoạch một cách nhanh chóng để đáp ứng những thách thức
mới.

- Tạo ra sự tham gia và động viên: Hoạch định kế hoạch có thể tạo ra cam kết và
động viên cho nhân viên, vì họ thấy được sự mục tiêu và ý nghĩa trong công việc của họ.

=> Chức năng hoạch định kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong các chức
năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai
của hệ thống.Thực chất của hoạch định kế hoạch là nhằm hoàn thành những mục đích,
mục tiêu đặt ra của tổ chức thông qua dự kiến hợp tác chặt chẽ mọi người trong hệ thống.

2.3 Quá trình hoạch định kế hoạch trong quản lý:


Quá trình hoạch định kế hoạch là một loạt các bước cụ thể được thực hiện bởi tổ
chức hoặc quản lý để xây dựng kế hoạch hành động. Dưới đây là quá trình hoạch định kế
hoạch cơ bản trong quản lý:
- Xác định Mục tiêu: Bước đầu tiên là xác định rõ mục tiêu hoặc nhiệm vụ cụ thể
mà bạn muốn đạt được. Mục tiêu này phải được đặt ra một cách cụ thể, đo lường được,
và thời hạn cụ thể.
- Thu thập Thông tin: Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần thu thập thông tin liên
quan, bao gồm dữ liệu hiện tại, dự báo về tương lai, và thông tin về tài nguyên có sẵn.
- Xác định Các Tùy chọn: Dựa trên thông tin thu thập, xác định các tùy chọn khả
thi để đạt được mục tiêu. Điều này có thể bao gồm việc xác định các chiến lược, phương
pháp, và kế hoạch hành động khác nhau.
- So sánh và Đánh giá Các Tùy chọn: Đánh giá và so sánh các tùy chọn dựa trên
các tiêu chí như khả năng thực hiện, chi phí, hiệu quả, và rủi ro. Điều này giúp bạn lựa
chọn tùy chọn tốt nhất để thực hiện.
- Xây dựng Kế hoạch Hành động: Bước này là việc thực hiện kế hoạch theo lịch
trình đã đề ra. Tài nguyên được sử dụng và các hoạt động thực hiện theo kế hoạch.
- Triển khai và Thực hiện: Bước này là việc thực hiện kế hoạch theo lịch trình đã
đề ra. Tài nguyên được sử dụng và các hoạt động thực hiện theo kế hoạch.
- Đánh giá và Điều chỉnh: Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu
suất. Nếu cần, điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
- Hoàn thiện Kế hoạch: Khi hoàn thành mục tiêu, hoặc khi có sự thay đổi trong
môi trường hoặc mục tiêu, bạn cần xem xét và cập nhật kế hoạch theo tình hình mới.
- Báo cáo và Phân phối thông tin: Thông tin về kế hoạch và tiến độ thường cần
được báo cáo và chia sẻ với các bên liên quan trong tổ chức.
3. Liên kết giữa Dự báo và Hoạch định Kế hoạch
Dự báo và hoạch định kế hoạch là hai chức năng quản lý quan trọng, có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Dự báo là quá trình ước tính hoặc dự đoán các sự kiện, xu hướng
hoặc hiệu suất trong tương lai, dựa trên các dữ liệu và thông tin trong quá khứ và hiện tại.
Hoạch định kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, chiến lược, phương pháp và tài
nguyên cần thiết để thực hiện các hoạt động của tổ chức trong một khoảng thời gian nhất
định.

Liên kết giữa dự báo và hoạch định kế hoạch trong kinh doanh là:

+Dự báo cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch, bằng cách giúp nhà quản lý hiểu
được tình hình hiện tại và tiềm năng của tổ chức, cũng như các yếu tố bên ngoài có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh.

+Dự báo giúp nhà quản lý xác định các mục tiêu khả thi và hợp lý, cũng như các
phương án thay thế để đạt được mục tiêu đó. Dự báo cũng giúp nhà quản lý ước lượng
các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch, như ngân sách, nhân sự, vật tư, thiết bị,
v.v.

+Dự báo giúp nhà quản lý theo dõi và kiểm soát tiến độ của kế hoạch, bằng cách
so sánh kết quả thực tế với kết quả dự kiến. Dự báo cũng giúp nhà quản lý điều chỉnh kế
hoạch khi có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc trong nhu cầu của khách
hàng.
Ví dụ: Một công ty sản xuất xe máy muốn lập kế hoạch sản xuất cho năm 2023.
Để làm được điều này, công ty cần dự báo nhu cầu thị trường cho sản phẩm của mình,
dựa trên các yếu tố như xu hướng tiêu dùng, sức mua, cạnh tranh, chính sách thuế, v.v.
Sau khi có được dự báo nhu cầu, công ty có thể xác định mục tiêu doanh số, doanh thu và
lợi nhuận cho năm 2023. Công ty cũng có thể lập kế hoạch cho các hoạt động sản xuất,
như số lượng xe máy cần sản xuất mỗi tháng, số lượng nguyên liệu và linh kiện cần nhập
khẩu hoặc mua trong nước, số lượng nhân viên và máy móc cần sử dụng, v.v. Công ty
cũng có thể lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, công ty có thể sử dụng dự báo để kiểm tra hiệu quả
của kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết.
Vậy các bước thực hiện quy trình liên kết liên kết giữa dự báo và hoạch định kế
hoạch là:
3.1 Rà soát dự báo trong việc xây dựng hoạch định kế hoạch
Rà soát dự báo là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch trong
quản lý. Điều này liên quan đến việc đảm bảo rằng thông tin dự báo được sử dụng một
cách hiệu quả để tạo ra kế hoạch hành động. Dưới đây là các bước cụ thể cho phần này:

*Xác minh Độ Tin cậy của Dự báo:

Đầu tiên, hãy kiểm tra độ tin cậy của thông tin dự báo. Xem xét nguồn gốc của dự
báo, phương pháp sử dụng để tạo ra nó, và lịch sử độ chính xác của dự báo tương tự trong
quá khứ.

*Đối chiếu với Thực tế:

So sánh dự báo với tình hình thực tế. Nếu có bất kỳ sai lệch lớn nào, hãy nghiên
cứu nguyên nhân và học hỏi từ sai lầm trước đó để điều chỉnh dự báo trong tương lai.

*Điều chỉnh Kế hoạch dựa trên Dự báo:

Sử dụng thông tin từ dự báo để điều chỉnh hoặc tối ưu hóa kế hoạch hành động.
Điều này có thể bao gồm thay đổi lịch trình, nguồn tài nguyên, hoặc phương pháp thực
hiện để đảm bảo rằng kế hoạch phản ánh môi trường thực tế.

*Quản lý Rủi ro:

Đánh giá các rủi ro liên quan đến dự báo không chính xác. Xây dựng các kế hoạch
dự phòng hoặc biện pháp đối phó để giảm thiểu tác động của các tình huống không mong
muốn nếu dự báo không chính xác.

*Thảo luận với Các Bên Liên Quan:

Bàn bạc với các bên liên quan, bao gồm nhân viên và các cấp quản lý khác, về các
điều chỉnh được thực hiện dựa trên dự báo. Điều này đảm bảo sự đồng thuận và thông tin
được truyền đạt đúng cách.

*Cập nhật theo Thời gian:


Dự báo và kế hoạch không phải là tĩnh, chúng cần được cập nhật theo thời gian.
Đảm bảo rằng bạn liên tục theo dõi dự báo và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm
bảo tính hiệu quả và hiệu suất.

*Học hỏi và Điều chỉnh Phương pháp Dự báo:

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, bạn cũng nên học hỏi từ kinh nghiệm trước đó
và điều chỉnh phương pháp dự báo nếu cần. Điều này có thể bao gồm việc nâng cao khả
năng dự báo hoặc thay đổi phương pháp sử dụng.

3.2 Đánh giá và Cải tiến:


Đánh giá và cải tiến là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch
trong quản lý. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và sự phù hợp của kế hoạch theo thời
gian. Dưới đây là các bước cụ thể trong phần này:

*Đánh giá Hiệu suất:

Đầu tiên, bạn cần đánh giá hiệu suất của kế hoạch. Điều này bao gồm so sánh kết
quả thực tế với các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

*Xác định Sai lầm và Khó khăn:

Xem xét các sai lầm, khó khăn, hoặc thách thức mà bạn gặp phải trong quá trình
thực hiện kế hoạch. Điều này giúp xác định nguyên nhân gây ra sự chệch lệch giữa kế
hoạch và hiện thực.

*Tìm kiếm giải pháp:

Dựa trên những sai lầm và khó khăn được xác định, tìm kiếm giải pháp để khắc
phục chúng. Điều này có thể bao gồm sửa đổi kế hoạch, điều chỉnh nguồn tài nguyên,
hoặc thay đổi phương pháp thực hiện.

*Cải tiến kế hoạch:

Dựa trên kinh nghiệm và học hỏi từ các sai lầm, cải tiến kế hoạch hành động.
Điều này có thể bao gồm cập nhật mục tiêu, điều chỉnh lịch trình, hoặc tối ưu hóa phương
pháp thực hiện.
*Lập kế hoạch dự phòng:

Học hỏi từ các sai lầm và khó khăn trước đó, bạn nên lập kế hoạch dự phòng. Điều
này bao gồm việc xây dựng các biện pháp đối phó và phòng tránh rủi ro tương tự cho
tương lai.

*Liên hệ với nhân viên và bên liên quan:

Thảo luận với nhân viên và các bên liên quan trong tổ chức để thông báo về các
điều chỉnh và cải tiến được thực hiện. Điều này giúp đảm bảo sự đồng thuận và hỗ trợ từ
tất cả mọi người.

*Theo dõi và điều chỉnh liên tục:

Cuối cùng, hãy theo dõi kế hoạch theo thời gian và điều chỉnh nó khi cần thiết để
đảm bảo tính hiệu quả và hiệu suất của tổ chức

CHƯƠNG II. LIÊN HỆ DỰ ĐOÁN VÀ HOẠCH ĐỊNH VÀO THỰC TẾ

Dựa vào kiến thức đã học về dự báo và hoạch định kế hoạch, nhóm nghiên cứu
quyết định lấy liên hệ thực tế là tập đoàn Vinamilk và cụ thể là trong giai đoạn Vinamilk
quyết đinh thay đổi bộ nhận diện thương hiệu để thấy rõ sự tài tình trong quản lý của
Vinamilk cũng như tầm quan trọng của dự đoán và hoạch định kế hoạch trong quản lý.

1. Sơ lược về công ty Vinamilk

Thành lập năm 1976, từ một doanh nghiệp sữa với bước khởi đầu khiêm tốn, gần
như bằng “0”, Vinamilk đã nỗ lực vượt mọi rào cản, trở thành thương hiệu sữa quốc gia,
được người tiêu dùng các lứa tuổi lựa chọn để sử dụng. Doanh nghiệp hiện đang quản lý
hơn 50 đơn vị cả trong và ngoài nước, trong đó bao gồm 15 trang trại và 17 nhà máy
trong và ngoài nước, 13 công ty con, công ty liên doanh và liên kết trong và ngoài nước.
Các đơn vị thành viên của Vinamilk là:

- Công ty mẹ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)


- Công ty con và liên kết trong nước: Công ty cổ phần sữa Dielac, Công ty cổ
phần sữa Driftwood, Công ty cổ phần sữa International Real Estate, Công ty cổ phần sữa
Mộc Châu, Công ty cổ phần sữa Ngọc Lâm, Công ty cổ phần sữa Thống Nhất, Công ty
TNHH MTV Sữa Bình Định, Công ty TNHH MTV Sữa Lâm Đồng, Công ty TNHH
MTV Sữa Quảng Ngãi, Công ty TNHH MTV Sữa Sóc Trăng, Công ty TNHH MTV Sữa
Tây Nguyên, Công ty TNHH MTV Sữa Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Sữa Vĩnh
Long.
- Công ty con và liên kết nước ngoài: Angkor Dairy Products Co., Ltd
(Cambodia), California Milk Holding LLC (USA), Driftwood Dairy Holding
Corporation (USA), Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd (Laos), Miraka
Limited (New Zealand), Vinamilk Europe Spółka z o.o. (Poland), Vinamilk Hong Kong
Limited (Hong Kong), Vinamilk Singapore Pte. Ltd. (Singapore).
Trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Ba Vì, Trang trại bò sữa Bình Định, Trang
trại bò sữa Đà Lạt, Trang trại bò sữa Hà Tĩnh, Trang trại bò sữa Lâm Đồng 1, Trang trại
bò sữa Lâm Đồng 2, Trang trại bò sữa Lâm Đồng 3, Trang trại bò sữa Lâm Đồng 4,
Trang trại bò sữa Long Khánh 1, Trang trại bò sữa Long Khánh 2, Trang trại bò sữa
Nghệ An 1, Trang trại bò sữa Nghệ An 2, Trang trại bò sữa Quảng Ngãi 1, Trang trại bò
sữa Quảng Ngãi 2. Riêng tại Việt Nam, hệ thống các nhà máy, trang trại của Vinamilk có
thể xem là có quy mô lớn nhất của ngành sữa.Các trang trại của Vinamilk đều được đầu
tư, xây dựng thân thiện với môi trường, được đầu tư xây dựng theo chiến lược phát triển
kinh doanh bền vững. Trong đó, nổi bật có các trang trại sinh thái Vinamilk (Green
Farm) tại Tây Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa và trang trại hữu cơ chuẩn châu Âu đầu
tiên của Việt Nam ở Đà Lạt... Và mới đây, Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên sở hữu cả
trang trại và nhà máy đạt trung hòa các-bon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS2060:2014.
Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sữa sang Trung Quốc.

Vinamilk có nhiều sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa đặc, phô
mai, kem và các loại thực phẩm chức năng. Hiện vinamilk có 10 nhóm sản phẩm: Sữa
Nước Vinamilk, Sữa Chua Vinamilk, Sữa bột Vinamilk dành cho bà mẹ mang thai và
trẻ em, Bột ăn dặm, Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn, Sữa Đặc, Nước Giải
Khát, Kem Ăn, Phô Mai, Sữa Đậu Nành. Vinamilk cũng có nhiều hoạt động xã hội như
Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam, Chương trình Sữa Học Đường và các hoạt động hỗ trợ
cộng đồng.

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk) hiện là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giữ vững thương
hiệu quốc gia nhiều năm liền mà Vinamilk còn thiết lập được vị thế đáng tự hào trên bản
đồ ngành sữa thế giới. Doanh nghiệp này hiện đang nằm trong Top 40 nhà sản xuất sữa
lớn nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll, Anh Quốc), được tổ chức Brand Finance
đánh giá là thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu và tiềm năng nhất thế giới, với giá
trị thương hiệu đạt 2,8 tỷ USD.
2. Những thay đổi của Vinanmilk trong chiến lược định hình lại thương hiệu

Từ tháng 7-2023, toàn hệ thống Vinamilk bao gồm website, kênh bán hàng trực
tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng… sẽ có bộ nhận diện thương hiệu mới.

Thông điệp của sự thay đổi được Vinamilk viết vắn tắt: “Vinamilk đâu chỉ là
những bạn bò vui nhộn, Vinamilk còn là mỗi ngày bạn ngập tràn sức sống. Vinamilk táo
bạo. Vinamilk quyết tâm. Vinamilk luôn là chính mình. Vinamilk mở màn hành trình
mới, luôn hướng về phía trước”. Bộ nhận diện mới là thành quả sau một năm dài chuẩn
bị của các chuyên gia, nhà tư vấn hàng đầu về chiến lược và thương hiệu của Việt Nam
và quốc tế ở đẳng cấp thế giới. Ngôn ngữ thiết kế mới của Vinamilk là sự cân bằng tinh
tế các khía cạnh cốt lõi của thương hiệu: giá trị truyền thống với bước tiến mới, và di sản
Việt với khát vọng vươn tới toàn cầu.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, thay đổi nhận diện thương
hiệu là nỗ lực tái định vị, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm
cho người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai. Tái định vị thương hiệu chỉ là bước
đầu trong chiến lược 5 năm tới của hãng, đi cùng đó là hàng loạt thay đổi trong chuyển
đổi số, tuyển dụng nhân sự, quy trình quản trị... với mục tiêu tiếp cận với người tiêu dùng
nhanh hơn, hiệu quả hơn.

2.1. Thay đổi logo


Theo công bố của Vinamilk, logo mới được cập nhật từ dạng phù hiệu (emblem)
sang dạng biểu tượng chữ (wordmark). Đây là một sự thay đổi lớn và táo bạo, thể hiện sự
tiên phong, sáng tạo và tự tin của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam. Chữ “Vinamilk”
được viết nét tay mạnh mẽ, phóng khoáng, mang bản sắc “luôn là chính mình” của
thương hiệu. Đây là một thông điệp gửi gắm đến khách hàng, khuyến khích họ sống
trung thực, tự do và tự tin với bản thân .
Logo mới có hai điểm nhấn là nét cười trên chấm chữ “i” và giọt sữa ở bụng chữ
“a”. Nét cười thể hiện sự vui vẻ, hài hước và thân thiện của Vinamilk, cũng như mong
muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, làm tăng cảm giác thân thuộc về một thương
hiệu chăm sóc tinh thần và tầm vóc Việt. Giọt sữa là biểu tượng của nguồn gốc và chất
lượng của Vinamilk, cũng như là niềm tự hào của thương hiệu .
Logo mới cũng có dòng chữ “Est 1976” để gợi nhớ về lịch sử và di sản của
Vinamilk. Đây là một cách tôn vinh những thành tựu và đóng góp của Vinamilk cho
ngành sữa Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua .
Hình 1: So sánh logo trước và sau khi thay đổi logo của Vinamilk
2.2. Màu sắc:

Màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk có nhiều điểm đặc biệt.

Màu sắc mới được lấy cảm hứng từ văn hóa ẩm thực Việt Nam, phản ánh sự đa
dạng, phong phú và tươi vui của các món ăn và đặc sản trên khắp mọi miền .

Màu sắc mới cũng thể hiện sự tinh tế, hiện đại và trẻ trung của Vinamilk, một
thương hiệu luôn tiên phong và sáng tạo trong ngành sữa Việt Nam .

Màu sắc mới gồm hai màu chủ đạo là “Xanh rực rỡ” và “Kem sữa ngọt ngào”.
Màu “Xanh rực rỡ” là một sắc xanh lá cây tươi mát, mang lại cảm giác thanh khiết, an
lành và gần gũi với thiên nhiên. Màu “Kem sữa ngọt ngào” là một sắc kem trắng ngà,
mang lại cảm giác ngọt ngào, béo ngậy và giàu dinh dưỡng. Hai màu này cũng tương ứng
với hai sản phẩm chủ lực của Vinamilk là sữa tươi và sữa bột .

Ngoài hai màu chủ đạo, bộ nhận diện mới còn có bảng màu nhiệt đới gồm nhiều
màu sắc khác nhau như đỏ, cam, vàng, xanh dương, tím… Các màu này được kết hợp với
nhau để tạo ra các hoạ tiết và hình minh họa sinh động, hấp dẫn và mang đậm bản sắc
Việt Nam .
Hình 2: Bộ nhận diện mới của Vinamilk

2.3. Kiểu chữ:

Trong lần thay đổi này, Vinamilk cũng giới thiệu ba kiểu chữ được thiết kế riêng,
gồm Vinamilk Display, Vinamilk Sans và Vinamilk Script. Chúng được thiết kế riêng
cho Vinamilk, không phải là những font chữ thông thường, thể hiện được tính cách “táo
bạo, quyết tâm, luôn là chính mình” của Vinamilk. Bên cạnh, 3 kiểu chữ là một phần của
bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk, cùng với logo mới, bảng màu mới, hệ thống
hoạ tiết và thư viện hình minh họa vẽ tay. Các kiểu chữ này được sử dụng để tạo ra các
thông điệp truyền thông khác nhau, phù hợp với từng loại sản phẩm và kênh truyền
thông.
Kiểu chữ Vinamilk Display là một kiểu chữ hiện đại, tinh tế và sang trọng. Kiểu
chữ này được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp, mang lại cảm giác uy tín, chất lượng và
đẳng cấp. Kiểu chữ này có các nét thanh mảnh, cong mềm mại và đường nét rõ ràng
Kiểu chữ Vinamilk Sans là một kiểu chữ đơn giản, trung tính và dễ nhìn. Kiểu chữ
này được sử dụng cho các sản phẩm thông dụng, mang lại cảm giác thân thiện, tiện lợi và
gần gũi. Kiểu chữ này có các nét đều đặn, vuông vắn và không có serifs .
Kiểu chữ Vinamilk Script là một kiểu chữ nghệ thuật, phóng khoáng và sáng tạo.
Kiểu chữ này được sử dụng cho các sản phẩm đặc biệt, mang lại cảm giác cá tính, độc
đáo và khác biệt. Kiểu chữ này có các nét viết tay, uốn lượn và có thêm các chi tiết trang
trí .
Hình 3: Kiểu chữ thiết kế riêng của Vianmilk trong lần thay đổi bộ nhận diện

2.4 Hoạ tiết và hình minh họa:

Bộ nhận diện mới cũng bao gồm hệ thống hoạ tiết và thư viện hình minh họa vẽ
tay. Các hoạ tiết và hình minh họa này được lấy cảm hứng từ các sản phẩm của
Vinamilk, các nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố văn hóa Việt Nam đó là những chú bò
dễ thương, gần gũi, và những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc như cánh đồng lúa, cây cọ
dừa, hoa sen,... Những hình ảnh này không chỉ làm nổi bật sản phẩm mà còn tạo cảm xúc
gắn kết với người tiêu dùng. Các hoạ tiết và hình minh họa này giúp tạo ra sự đa dạng,
sinh động và gần gũi cho bộ nhận diện mới.
Theo đại diện Vinamilk, hoạ tiết và hình minh họa được thiết kế bởi đội ngũ sáng
tạo đẳng cấp quốc tế, phối hợp với chuyên gia chiến lược thương hiệu Karin Fyhrie của
Sovereign Objects. Hoạ tiết và hình minh họa được lấy cảm hứng từ những nét đẹp văn
hóa Việt Nam, từ ngõ ngách phố thị đến món ngon thức quý hay những gánh quà đầy
màu sắc. Hoạ tiết và hình minh họa được vẽ tay, mang đến một diện mạo trẻ trung, sáng
tạo và giàu khát khao cho Vinamilk.
Hình 4: Hoạ tiết và hình minh họa được vẽ tay của Vianmilk
3. Dự đoán của Vinamilk khi thay đổi nhận diện thương hiệu:

Lần tái định vị vào ngày 6/7 vừa qua cũng thể hiện mục tiêu, tầm nhìn tiếp theo
của Vinamilk tức lúc này Vinamilk đã có những dự đoán cho các hoạt động trong tương
lai của riêng mình để công ty có thể có những quyết định hợp lý và hiệu quả. Theo chia
sẻ của bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk, thay đổi nhận diện thương hiệu là
nỗ lực tái định vị, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho
người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai.
Tái định vị thương hiệu chỉ là bước đầu trong chiến lược 5 năm tới của hãng, đi
cùng đó là hàng loạt thay đổi trong chuyển đổi số, nhân sự, quy trình… với với những dự
đoán của mình Vinamilk xác định được những mục tiêu mà công ty muốn hương tới đó
là tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vậy nên Vinamilk trong lần tái
định vị thương hiệu này, họ đã những dự đoán rõ ràng, thiết thực, kĩ lương và bám sát
mục tiêu đã đề ra:
+Dự đoán để phù hợp với thế hệ người tiêu dùng mới: Hướng đến thế hệ người
dùng trẻ nhưng không bỏ rơi những giá trị xưa cũ.
+Dự đoán cho tầm nhìn “go global” – vươn xa toàn cầu.
+Dự đoán cách trở nên nổi bật và khác biệt.
+Dự đoán sự thay đổi là mạo hiểm cần thiết, vì sự thay đổi để tốt hơn.
3.1. Dự đoán để phù hợp với thế hệ người tiêu dùng mới

Giám đốc Điều hành của Vinamilk cho biết việc thay đổi bộ nhận diện thương
hiệu nhằm mục đích mang đến nguồn năng lượng mới, trẻ trung, để người tiêu dùng sẽ
ngày càng tin tưởng Vinamilk, ngày càng phù hợp hơn với thế hệ người dùng mới. Hai
màu sắc chủ đạo “xanh rực rỡ” và “kem sữa ngọt ngào” vừa quen vừa lạ, để lại ấn tượng
thị giác sâu đậm, hoà cùng bảng màu nhiệt đới được lấy cảm hứng từ văn hóa ẩm thực
phong phú trải dài khắp Việt Nam.
+Với nhóm người tiêu dùng trẻ:
Nhóm đối tượng người dùng trẻ Gen X, Z, Alpha thường có xu hướng ủng hộ các
nét đẹp văn hoá truyền thông được làm mới phong cách trẻ trung, mang hơi thở thời đại.
Do đó, việc Vinamilk thổi hồn vào các giá trị cũ với một phong cách thiết kế trẻ trung,
bắt mắt là một bước đi thông minh để thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng này.
+Với nhóm người tiêu dùng truyền thống:
Với những người tiêu dùng truyền thống, chúng ta đề cập đến những bà nội trợ,
các gia đình trung niên, việc gợi nhớ lại những ký ức về một thời đã qua có thể tạo ra
một sự kết nối tâm lý đặc biệt và tạo ra sự ủng hộ cho sản phẩm.
Để đưa ra những nhận định trên, khi Vinamilk ra mắt bộ nhận diện thương hiệu
mới, họ đã trải qua một quá trình kiểm thử và khảo sát trên một tệp các khách hàng đa
dạng để đảm bảo rằng mẫu thiết kế thương hiệu, bao bì mới của họ phù hợp với các tệp
khách hàng này. Đây là một quy tắc cơ bản trong quy trình Design Thinking, thường
được áp dụng khi phát triển một sản phẩm, thương hiệu mới. Quá trình Prototype – sản
xuất mẫu thử và Test – thử nghiệm mẫu thử là quá trình quan trọng để đánh giá và cải
tiến sản phẩm trước khi ra mắt thị trường. Việc thử nghiệm mẫu thử sẽ giúp Vinamilk
phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn, đánh giá sự phù hợp của thiết kế với đối tượng khách
hàng và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
=>Từ đây ta thấy rõ được cách Vinamilk đã áp dụng các phương pháp dự đoán
những dự đoán đã giúp cho Vinamilk có được những thông tin chính xác, khoa học và hệ
thống để ra những quyết định hợp lý và hiệu quả khi tái định vị để phù hợp với thế hệ
người tiêu dùng mới. Chính điều này sẽ giúp Vinamilk tăng cường sự tương tác và tạo ra
một mối liên kết mạnh mẽ với khách hàng của mình. Vinamilk đã hiểu được điều này và
đã đưa vào những hình ảnh thiết kế gợi nhớ về một thời của những người tiêu dùng
truyền thống. Những sản phẩm của Vinamilk được thiết kế với phong cách truyền thống,
mang lại một cảm giác quen thuộc và đầy ấm áp cho nhóm đối tượng này. Điều này đã
tạo ra một sự tương đồng và cảm giác thân thiện, gắn kết với họ và giúp Vinamilk tạo ra
một nhận diện thương hiệu có tính cộng đồng cao
3.2. Dự đoán trong tầm nhìn “go global” – vươn xa toàn cầu

Phong cách thiết kế tối giản, sử dụng hiệu ứng thị giác mạnh qua màu sắc, sự
tương phản và font chữ ấn tượng, đang là xu hướng trong thiết kế của ngành thực phẩm
và được các thị trường tiềm năng trên thế giới ưa chuộng. Các ví dụ về phong cách thiết
kế tối giản, sử dụng hiệu ứng thị giác mạnh qua màu sắc, sự tương phản và font chữ ấn
tượng trong ngành thực phẩm, sữa như Nestlé, LILK, OATLY.
Có thể nói,với những dự đoán có cơ sở như trên, Vinamilk đã thực hiện một cuộc
cách mạng thương hiệu với phong cách thiết kế đơn giản, nhưng đầy ấn tượng để đáp
ứng chiến lược “go global” của mình. Với màu sắc chủ đạo là “xanh rực rỡ” và “kem sữa
ngọt ngào”, Vinamilk đã tạo ra một ấn tượng thị giác sâu đậm vừa quen vừa lạ.

Hình 5: So sánh logo Vinamilk với các logo thương hiệu khác trên thế giới
Chính từ đây Vinamilk tự tin dự đoán được rằng sau khi thay đổi bộ nhận diện thì
khi đặt cạnh logo của các thương hiệu này, logo mới của Vinamilk cũng không hề “kém
cạnh” . Vinamilk lựa chọn định vị “chất lượng quốc tế” để nhấn mạnh với người tiêu
dùng quốc tế rằng, các sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk có chất lượng đảm bảo các
tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các thương hiệu sữa hàng đầu trên thế
giới.

3.3 Dự đoán cách trở nên nổi bật và khác biệt

Việc Vinamilk lựa chọn một phong cách thiết kế đơn giản và sử dụng hiệu ứng thị
giác mạnh qua các màu sắc chủ đạo cơ hồ đã tạo ra sự nổi bật và khác biệt cần thiết so
với các đối thủ khác trên thị trường hiện tại. Với phong cách thiết kế này, Vinamilk đã
tạo ra một ấn tượng thị giác mạnh mẽ và dễ nhận diện, giúp thương hiệu trở nên nổi bật
và thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là tại điểm bày bán, trưng bày sản phẩm.

Hình 6: Gian hàng của Vinamilk trước và sau khi thay đổi bộ nhận diện
3.4 Dự đoán về tái định hình có thể mạo hiểm nhưng đó là mạo hiểm cần thiết, vì sự
thay đổi để tốt hơn
Việc Vinamilk từ bỏ hình ảnh thiên nhiên, đồng cỏ trên nhận diện và thiết kế bao
bì là một nước đi mạo hiểm, bởi đây là hình ảnh đã tạo nên một Vinamilk như ngày hôm
nay và trong tâm trí của người tiêu dùng, những sản phẩm liên quan đến dinh dưỡng và
sức khoẻ sẽ được tin cậy hơn nếu được đi kèm với hình ảnh tự nhiên, thể hiện sự nguyên
chất và thân thiện với sức khoẻ.
Với phong cách thiết kế mới của mình, Vinamilk đã chuyển từ hình ảnh thiên
nhiên và đồng cỏ sang một phong cách thiết kế đơn giản, sử dụng hiệu ứng thị giác mạnh
qua các màu sắc chủ đạo. Do đó, để tái thâm nhập lại vào thị trường và tâm trí của người
tiêu dùng, Vinamilk cần phải đẩy mạnh truyền thông về nhận diện mới của mình.
Thương hiệu cần phải giải thích rõ ràng về sự thay đổi này và cung cấp cho người tiêu
dùng những thông tin về chất lượng sản phẩm, thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức
khoẻ.
Hình 7: Sựu thay đổi trên bao bì của Vinamilk trước và sau khi thay đổi
Điều này sẽ là một thử thách lớn về mặt nhận diện thương hiệu để Vinamilk tái
thiết lập lại vị trí của mình trên thị trường và tâm trí của người tiêu dùng, Vinamilk cũng
dự đoán được điểu đó.Tuy nhiên, sự mạo hiểm này của Vinamilk là cần thiết để tạo ra
một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường của
họ.
Như vậy thay đổi để tốt hơn, thay đổi để gần người tiêu dùng hơn là một xu hướng
tất yếu của các nhãn hiệu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đến thời điểm
hiện tại, có lẽ, những dự đoán và cách tiến hành những dự đoán đó của Vinamilk vẫn
đang phát huy những điểm mạnh.
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk đã giúp mang đến nguồn
năng lượng mới, trẻ trung và thu hút được sự quan tâm của thế hệ người dùng mới. Tuy
nhiên, để tái thâm nhập lại vào thị trường và tâm trí của người tiêu dùng, Vinamilk cần
phải đẩy mạnh truyền thông về nhận diện mới của mình và giải thích rõ ràng cho người
tiêu dùng về sự thay đổi này.
4. Hoạch định kế hoạch của Vinamilk trong chiến dịch thay đổi nhận thương hiệu

Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 40
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, trong
bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đa dạng, Vinamilk cần phải không ngừng đổi
mới và nâng cao giá trị thương hiệu của mình để thu hút và giữ chân khách hàng. Một
trong những bước quan trọng để làm được điều này là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu,
bao gồm logo, slogan, màu sắc, phong cách thiết kế và truyền thông. Bộ nhận diện
thương hiệu là cách mà Vinamilk giao tiếp với khách hàng, tạo ấn tượng và khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là một quyết
định quan trọng và cần được hoạch định kỹ lưỡng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình
bày các bước để lập kế hoạch cho việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk,
từ việc ta thấy được hoạch định kế hoạch định Vinamilk đúng đắn và sáng suốt như thế
nào trong lần thay đổi nhận diện này:

Đầu tiên Vinamilk đã thiết lập chiến lược thương hiệu, xác định rõ sứ mệnh, tầm
nhìn, giá trị cốt lõi, thông điệp và nhận dạng thương hiệu của Vinamilk và cũng cần
nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành sữa
điều này được thể rõ qua những dự đoán Vinamilk như nhóm nghiên cứu đã trình bài.
Chiến lược đó là 4 khía cạnh quan trọng mà Vinamilk đang hướng đến qua lần tái định vị
thương hiệu này: phù hợp với thế hệ người tiêu dùng mới, hướng đến thế hệ người dùng
trẻ nhưng không bỏ rơi những giá trị xưa cũ, Vinamilk vươn tới tầm nhìn “go global” –
vươn xa toàn cầu, trở nên nổi bật và khác biệt và cuối cùng tái định vị là sự mạo hiểm cần
thiết, vì sự thay đổi để tốt hơn.

Bước tiếp theo Vinamilk đã hướng việc thiết kế logo, màu sắc, kiểu chữ và các
yếu tố trực quan khác cho bộ nhận diện thương hiệu mới và chọn những yếu tố phù hợp
với tính cách, phong cách và thông điệp của Vinamilk cũng như đã đảm bảo rằng bộ nhận
diện thương hiệu mới có sự khác biệt, nổi bật và dễ nhận biết. Với màu xanh lá cây chủ
đạo, mang đến nguồn năng lượng mới, trẻ trung và hiện đại cho người tiêu dùng,
Vinamilk đã âm thầm chuẩn bị chiến lược thay logo trong 1 năm, đến từ đội ngũ sáng tạo
gồm 55 thành viên. Đại diện Vinamilk cho biết trong dự án lần này, công ty đã làm việc
với những chuyên gia thiết kế, từng có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu toàn
cầu như Apple, AirBnb, Starbucks... Theo bà Mai Kiều Liên - CEO Vinamilk, đội ngũ
chuyên gia quốc tế đã soạn thảo bản kế hoạch dài tới 500 trang, mô tả chi tiết về dáng dấp
của thương hiệu Vinamilk mới.

Tiếp nữa Vinamilk triển khai bộ nhận diện thương hiệu mới trên các kênh truyền
thông và tiếp thị của Vinamilk, lập kế hoạch chi tiết về thời gian, ngân sách, phương tiện
và nội dung để thực hiện việc triển khai cũng như phần nào đo lường hiệu quả và phản
hồi của khách hàng sau khi triển khai. Vinamilk triển khai bộ nhận diện mới trên toàn hệ
thống bao gồm website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng và các
ấn phẩm thương hiệu bao bì sản phẩm từ tháng 7/2023. Tại siêu thị, kệ hàng, điểm bán lẻ
sẽ trưng bày theo phong cách tươi mới, mô hình chữ V (gợi nhớ đến Vinamilk), sản phẩm
được sắp xếp khéo léo, tựa như bức tranh.“Táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình”
chính là tinh thần mà Vinamilk muốn hướng tới trong chiến lược rebranding lần
này.Vinamilk thực hiện chiến lược truyền thông thông minh để tạo sự chú ý và lan tỏa
cho nhận diện thương hiệu mới, bao gồm tận dụng sức mạnh của “word of mouth”, triển
khai nhanh chóng, đúng thời điểm, loạt hoạt động truyền thông diễn ra liên tục, nối tiếp
nhau, “tạo hint” bằng hành động thay đổi ảnh avatar, công bố key visual và PR trên các
kênh social và báo chí.

Cuối cùng vinmilk đã có những đánh giá và điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu
mới theo thời gian, theo dõi tiến độ, kết quả và vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
Vinamilk cũng cần linh hoạt trong việc điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu mới để phù
hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Tuy nhiên, ngay sau khi trình làng, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk
cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều.

Hình 8:Phản hồi của cộng đồng mạng về lần thay đổi nhận diện này của Vinamilk

Dẫu vậy, Vinamilk vẫn tạo nên cơn sốt với trend cho phép người dùng tạo avatar
theo phong cách của logo Vinamilk. Hoạt động thông minh này đã giúp Vinamilk “phủ
xanh” trên khắp nền tảng mạng xã hội, tăng độ nhận diện đối với công chúng bằng cách
mang màu xanh và thiết kế của logo mới lan tỏa rộng rãi. Không chỉ có công chúng, mà
các thương hiệu, nhãn hàng lớn nhỏ khác đều “đu trend” thay đổi avatar. Qua đây, vai trò
của hoạch định đối được sự thành công của Vinamilk. Việc Vinamilk đã có hoạch định
kế hoạch đã không chỉ cung cấp hướng dẫn rõ ràng, mà còn tạo ra một cơ hội cho sự linh
hoạt khi phải đối mặt với thay đổi, lường ý kiến trái chiều không mong muốn. Vậy những
hoạt động cụ thể mà Vinamilk đã hoạch định sẵn ra mà có thể giúp Vinamilk được hưởng
ứng nhiệt tình và trở nên thành công đến như vậy ?

4.1 Hoạt động đơn giản, người dùng có thể dễ dàng bắt trend

Bằng các tạo ra một trang web được tự động hóa, người dùng chỉ cần truy cập,
nhập tên của mình là có thể tự tạo một chiếc avatar theo phong cách của Vinamilk.

Hoạt động đơn giản, người dùng có thể dễ dàng bắt trend

Bạn có thể trải nghiệm tự tạo tên theo phong cách logo của Vinamilk tại đây:
https://est1976.vinamilk.com.vn/

Hình 10: Hình anh trang web đổi avatar theo phong cách logo của Vinamilk

Đu trend chỉ với 2-3 thao tác đơn giản, không tốn nhiều công sức chính là một
trong các yếu tố giúp cho hoạt động truyền thông của Vinamilk được cộng đồng mạng
hưởng ứng nhiệt tình.
4.2 Tận dụng sức mạnh của “word of mouth”

Là một thương hiệu lâu đời và được người dùng tin tưởng, Vinamilk đã xây dựng
cho mình một tệp lớn khách hàng trung thành. Kèm theo đó, với thống kê cho thấy
Vinamilk gần như thống lĩnh thị trường sữa tại Việt Nam với hơn 55% thị phần, do đó có
thể nói hầu hết người Việt đều biết đến thậm chí ít nhất là đều đã từng nghe qua cái tên
Vinamilk.

Chính vì vậy, hoạt động của Vinamilk khi được triển khai và bắt đầu rầm rộ trên
mạng xã hội, người dùng không ngần ngại sử dụng và “truyền miệng” cho bạn bè cùng
tham gia hoạt động của thương hiệu.

Bằng việc cộng đồng mạng khác nhau tham gia và chia sẻ các hình ảnh tạo được
từ hoạt động của Vinamilk, “áo mới” của thương hiệu liên tục được xuất hiện và trở nên
viral trên các nền tảng social, tăng độ nhận diện một cách mạnh mẽ.

Hình 11: Một số avatar của người dùng mạng đã đăng theo logo Vinamilk

4.3 Triển khai nhanh chóng, đúng thời điểm

Một ngày ngay sau khi chính thức công bố bộ nhận diện mới, Vinamilk đã lập tức
triển khai hoạt động. Tận dụng thời điểm SOV (Share of voice) về thương hiệu đang có
lượng thảo luận lớn trên social, Vinamilk chớp thời cơ để đẩy hoạt động của mình trở nên
viral và tạo thành trend.

Đây được đánh giá là một bước đi hiệu quả, nhanh chóng và đúng thời điểm. Việc
hình ảnh mới về Vinamilk liên tục được xuất hiện, gợi nhắc, vô hình chung sẽ tạo ấn
tượng sâu sắc, giúp thương hiệu định vị lại về bộ nhận diện mới trong tâm trí của người
tiêu dùng.

4.4. Loạt hoạt động truyền thông diễn ra liên tục, nối tiếp nhau

Trước hoạt động truyền thông nổi bật và viral nêu trên, Vinamilk cũng đã lên kế
hoạch “thả mồi” một cách khéo léo để thu hút sự chú ý của công chúng bằng một số hoạt
động như:

4.4.1 “Tạo hint” bằng hành động thay đổi ảnh avatar
Trước đó, vào ngày 5/7, Vinamilk đã thay đồng loạt ảnh avatar và ảnh bìa trên
trang fanpage chính chủ sang một màu xanh hoàn toàn mới - màu sắc của bộ nhận diện
mới. Và tuyệt nhiên không đề cập đến bất kỳ khía cạnh nào khác, gây sự chú ý và tò mò
từ phía người dùng. Cộng đồng mạng bắt đầu xôn xao và dự đoán về sự kiện mà
Vinamilk sắp tung ra.
Hình 12: Vinamilk thay đổi ảnh đại diện và bìa chỉ 1 màu xanh trên Facebook

Bắt đầu gỡ nút thắt đầu tiên bằng việc hé lộ việc sắp tới, Vinamilk sẽ bắt đầu với
một hành trình mới với bằng một thước video đơn giản, không cầu kỳ: Chỉ có hình ảnh
một chú bò chạy trên nền ảnh xanh với caption “Hành trình mới sắp đến…”

4.4.2 Công bố key visual và bộ nhận diện thương hiệu

Không để cộng đồng mạng chờ lâu, ngày 6/7, Vinamilk công bố việc thay đổi logo
và bộ nhận diện thương hiệu mới. Theo đó, logo mới của "Vinamilk" được cập nhật từ
dạng phù hiệu sang dạng biểu tượng cùng dòng chữ "est 1976", là năm ra đời thương
hiệu.

Logo mới vừa kế thừa những giá trị cốt lõi vừa thể hiện được tinh thần hiện đại,
sắc sảo và ẩn chứa nhiều thông điệp thú vị, như biểu tượng mặt cười ở dấu chấm chữ “i”
hay giọt sữa trong bụng chữ “a”. Trong đó, nếu nét cười trên chấm chữ "i" tăng cảm giác
thân thuộc thì hình ảnh giọt sữa ở phần bụng chữ "a" cùng dòng chữ "est" sẽ gợi nhắc về
giá trị đã làm nên chỗ đứng của một thương hiệu sữa là bạn với mọi nhà. Tất cả tạo nên
một logo Vinamilk mới ấn tượng hơn, mang một bản sắc "luôn là chính mình".

Hình 13: Logo chính thức của Vinamilk

Hai màu sắc chủ đạo “xanh rực rỡ” và “kem sữa ngọt ngào” đã để lại được ấn
tượng thị giác sâu đậm khi được hòa cùng bảng màu nhiệt đới lấy cảm hứng từ văn hoá
ẩm thực phong phú trải dài khắp Việt Nam.
Hình 14: Bảng màu nhiệt đới lấy cảm hứng từ văn hoá ẩm thực
Thương hiệu còn khoác lên toàn bộ sản phẩm "bộ áo” hoàn toàn mới. Đặc biệt
nhất, trong lần xuất hiện này, Vinamilk giới thiệu 3 kiểu chữ được thiết kế riêng, hệ
thống hoạ tiết, và thư viện hình minh họa vẽ tay, mở ra thế giới tràn ngập sức sống Việt.

Hình 15: Thương hiệu Vinamilk khoác lên toàn bộ sản phẩm "bộ áo”hoàn toàn
mới

Bộ nhận diện mới sẽ được liên tục cập nhật trên toàn bộ hệ thống Vinamilk, bao
gồm website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng, các ấn phẩm
thương hiệu trên bao bì sản phẩm và tại mọi điểm chạm, bắt đầu từ tháng 7/2023. Tại siêu
thị, kệ hàng, điểm bán lẻ sẽ trưng bày theo phong cách tươi mới, mô hình chữ V (gợi nhớ
đến Vinamilk), sản phẩm được sắp xếp khéo léo, tựa như bức tranh.

“Táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình” chính là tinh thần mà Vinamilk muốn
hướng tới trong chiến lược rebranding lần này.
4.4.3 PR trên các kênh social và báo chí

Chiều tối cùng ngày, hàng loạt các fanpage và trang tin điện tử lớn bắt đầu đưa tin
về sự kiện “Vinamilk thay đổi bộ nhận diện”. Nội dung các bài báo được triển dưới nhiều
góc nhìn và khía cạnh khác nhau, cụ thể:

 Vinamilk thay đổi nhận diện thương hiệu, mở màn cho hành trình chuyển
mình mới
 Hơn 700 cửa hàng Vinamilk có hệ thống nhận diện thương hiệu mới
 Bùng nổ tranh luận về logo mới của Vinamilk
 Có gì đặc sắc mà nhận diện mới của Vinamilk "phủ xanh" mọi mặt trận?

Hình 16: Vinamilk được PR trên các kênh social và báo chí

4.4.4 “Trình làng” video giới thiệu về bộ nhận diện thương hiệu

Trình làng video giới thiệu với loạt hình ảnh sống động như logo mặt cười, hệ
thống hoạ tiết và thư viện hình ảnh vẽ tay, bảng màu 28 sắc thái độc đáo...

“Vinamilk đâu chỉ là những bạn bò vui nhộn. Vinamilk còn là mỗi ngày bạn ngập
tràn sức sống. Vinamilk táo bạo. Vinamilk quyết tâm. Vinamilk luôn là chính mình.
Vinamilk mở màn hành trình mới, luôn hướng về phía trước. Vì bạn.”
Sau loạt hoạt động đẩy mạnh nhận biết của người dùng về bộ nhận diện thương
hiệu mới của Vinamilk, có lẽ sắp tới đây, thương hiệu sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động
tương tự và mở ra nhiều cuộc thảo luận đa chiều cho cộng đồng, như là:

 Đẩy mạnh thêm các hoạt động quảng cáo trên đa điểm chạm như: OOH, DOOH,
Social Media…
 Hợp tác với các KOLs, Influencers và các Community page để truyền thông, gợi
nhắc về sự thay đổi mới của thương hiệu
 Tổ chức các sự kiện, cuộc thi dành riêng cho các nhóm cộng đồng, đối tượng
khác nhau.
 Nhịp bước cùng thời đại, Vinamilk muốn tiếp nối các giá trị cốt lõi và chăm sóc
tốt hơn nữa cho mọi người, cho toàn xã hội. “Tôi và tập thể Vinamilk luôn sẵn sàng tư
duy lại mọi điều đã biết, mày mò những cách làm mới. Chỉ khi đó thương hiệu Vinamilk
mới thực sự trường tồn, phản chiếu được năng lượng, niềm đam mê và tiềm năng của
người Việt. Chặng đường kế tiếp đang mở ra để mỗi sản phẩm của Vinamilk luôn tiếp
tục đồng hành cùng bạn và những người thương yêu của mình”, bà Mai Kiều Liên chia
sẻ thêm.
5. Bài học rút ra
Các doanh nghiệp có thể rút ra bài học từ việc thay đổi nhận diện của Vinamilk
cho hoạch định và dự báo như sau:
- Cần phải nắm bắt được xu hướng, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng để
tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu mới phù hợp với thời đại và thị trường. Đây là một
yếu tố quan trọng để tăng sự gắn kết và trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Vinamilk đã nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và thế hệ người dùng mới để tạo ra một bộ
nhận diện mới phù hợp với tinh thần “táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình”.
- Cần phải giữ được những giá trị cốt lõi và di sản của thương hiệu khi thay đổi
nhận diện. Đây là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tin cậy và uy tín của thương hiệu
trong mắt khách hàng . Vinamilk đã giữ được sắc xanh và chữ V làm biểu tượng của
hãng, đồng thời sử dụng bảng màu nhiệt đới lấy cảm hứng từ văn hóa ẩm thực Việt Nam.
- Cần phải có một chiến lược toàn diện cho việc thay đổi nhận diện thương hiệu,
không chỉ là một sự thay đổi về hình ảnh. Đây là một yếu tố quan trọng để tạo ra một trải
nghiệm mới cho khách hàng và tăng cường năng lực cạnh tranh của thương hiệu .
Vinamilk đã công bố rằng việc thay đổi nhận diện thương hiệu là một phần trong chiến
lược toàn diện của thương hiệu, không phải là mục tiêu cuối cùng, việc này chỉ là bước
đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá trong
tương lai. Hãng cũng có kế hoạch thay đổi trong chuyển đổi số, nhân sự, quy trình… để
tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

- Cần phải dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro khi thay đổi nhận diện thương hiệu,
vì sự thay đổi để tốt hơn. Đây là một yếu tố quan trọng để tạo ra một dấu ấn mới cho
thương hiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế .
Vinamilk đã chấp nhận rủi ro khi thay đổi logo sau hơn 47 năm, nhưng cũng tạo ra một
dấu ấn mới cho thương hiệu và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và
quốc tế.

KẾT LUẬN

Việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk là một ví dụ điển hình về sự
hoạch định và dự báo kỹ lưỡng của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Vinamilk đã
chứng minh được khả năng thích ứng với thị trường và người tiêu dùng, đồng thời giữ
được những giá trị cốt lõi và di sản của thương hiệu. Vinamilk cũng đã tạo ra một bước
ngoặt mới trong chiến lược toàn diện của mình, không chỉ là một sự thay đổi về hình ảnh.
Vinamilk còn dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro khi thay đổi logo sau hơn 47 năm,
nhưng cũng tạo ra một dấu ấn mới cho thương hiệu và khẳng định vị thế của mình trên
thị trường trong nước và quốc tế.

Việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk có thể rút ra được nhiều bài
học cho các doanh nghiệp khác về hoạch định và dự báo. Các doanh nghiệp cần phải nắm
bắt được xu hướng, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng để tạo ra một bộ nhận
diện thương hiệu mới phù hợp với thời đại và thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần
phải giữ được những giá trị cốt lõi và di sản của thương hiệu khi thay đổi nhận diện. Các
doanh nghiệp cũng cần phải có một chiến lược toàn diện cho việc thay đổi nhận diện
thương hiệu, không chỉ là một sự thay đổi về hình ảnh. Các doanh nghiệp cũng cần phải
dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro khi thay đổi nhận diện thương hiệu, vì sự thay đổi để
tốt hơn.

Như vậy, việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk là một quyết định
chiến lược thông minh và táo bạo, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Việc này cũng là một nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác về hoạch định
và dự báo trong kinh doanh. Vinamilk đã khẳng định được vị trí của mình là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực, với tầm nhìn xa và sứ mệnh cao cả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://marketingai.vn/chien-luoc-truyen-thong-thong-minh-cua-vinamilk-dua-mau-sac-
va-logo-moi-viral-khap-mang-xa-hoi-194156293.htm

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/333324-Phan-tich-chien-luoc-thuong-
hieu-dang-sau-bo-nhan-dien-moi-cua-Vinamilk

You might also like