You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÔNG TIN

ĐỒ ÁN
MÔN: GIỚI THIỆU NGÀNH KHOA HỌC DỮ LIỆU
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA KHOA HỌC DỮ LIỆU
TRONG LĨNH VỰC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
THÀNH VIÊN ....................................................................................................................................... 2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................................... 2
NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 2
MÔ TẢ CHI TIẾT .................................................................................................................................. 3
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀ GÌ? ......................................................................................................... 3
1. KHÁI NIỆM ............................................................................................................................... 3
2. CÁC LOẠI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN...................................................................... 4
3. CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..................................................................... 5
TẠI SAO CẦN ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH? .................. 6
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU VÀO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH? ............... 6
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐỂ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................... 7

1
THÀNH VIÊN
• 21520628 – TRẦN HOÀI BÃO
• 21522658 – TRỊNH HOÀI THƯƠNG

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xu hướng sử dụng dữ liệu hỗ trợ kinh doanh đang này càng trở
nên phổ biến và giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh
chóng, chính xác và tối ưu nhất. Rất nhiều nghề nghiệp hiện nay
đã và đang dần được thay thế bởi máy móc và các chương trình,
thuật toán mà bộ não là Khoa học dữ liệu, ngành nghề phân tích
tài chính cũng không phải là một ngoại lệ.
Bắt kịp xu thế đó, cùng với niềm yêu thích chủ quan về lĩnh vực
tài chính, nhóm chúng em quyết định đưa chủ đề này vào đồ án
nghiên cứu.

NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO


• “Phân tích tài chính là gì? Tìm hiểu hoạt động phân tích tài chính”
- timviec365.vn
• “Data Analyst – Nghề của thời đại số” - thepresentwriter.com
• ”Sự khác biệt thú vị giữa Data Analyst và Data Engineer” -
abiz.edu.vn
• “6 ứng dụng của Data Science trong thời đại số” - tma.vn

2
MÔ TẢ CHI TIẾT
• Khoa học dữ liệu (Data Science) đóng vai trò quan trọng
trong quy trình tự động hóa nghiệp vụ tài chính kế toán.
Chẳng hạn như ngành tài chính cũng sử dụng và vận hành
hệ thống báo động nguy cơ như các ngân hàng thông qua
dữ liệu.
• Thuật toán trong Khoa học dữ liệu có thể thúc đẩy năng
suất làm việc, phát triển công việc theo định hướng ổn định
bằng cách chắt lọc những dữ liệu khách hàng sẵn có. Tương
tự, những nghiên cứu về tài chính cũng sử dụng Máy học
(Machine Learning) để đưa ra dự báo trên phân tích. Nó
cho phép công ty có thể dự báo giá trị vòng đời khách hàng
và thị phần họ đang và có thể chiếm lĩnh.
• Đây là bước tiến vượt trội trong việc áp dụng phân tích dữ
liệu người dùng qua quy trình cá nhân hóa dữ liệu. Những
kỹ thuật và thuật toán Machine Learning thúc đẩy tương
tác trên truyền thông đa phương tiện, tăng tốc độ tiếp nhận
phản hồi, chăm sóc khách hàng để phân tích hiệu quả.
• Ngoài ra, ngôn ngữ hóa và khai phá dữ liệu (Data mining)
trong ứng dụng của Data Science cũng giúp ích cho quá
trình chuyển đổi từ thông tin sang dạng thức linh động,
tiến bộ hơn để tăng lợi nhuận.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀ GÌ?


1. KHÁI NIỆM
• Phân tích tài chính là một công việc quan trọng trong mỗi
doanh nghiệp, được hiểu là việc xem xét khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán, dự đoán mức độ ổn định và rủi
3
ro trong tương lai của một dự án hoặc trong các bước
phát triển của doanh nghiệp.
• Một phân tích tài chính được đưa ra phản ánh tính khả
thi, tính ổn định liên quan tới tài chính của doanh nghiệp,
đồng thời dự bào được lợi nhuận của nó đạt được.
• Phân tích tài chính cũng đề cập đến một đánh giá khách
quan về hiệu quả của các quỹ đầu tư, các giá trị mang lại
và mức độ an toàn của các khiếu nại của con nợ đối với
công ty.
2. CÁC LOẠI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN
• Phân tích theo chiều ngang
Đây là những phân tích sử dụng hiệu suất trong quá khứ
làm thước đo cơ bản cho sự thành công của công ty. Theo
đó, phương pháp này khi thực hiện sẽ sử dụng một số
năm làm mốc. Ví dụ nếu công ty đã hoạt động trong thời
gian dài, có thể lấy hai năm trước đó sử dụng làm thước
đo so sanh.
• Phân tích theo chiều dọc
Phương pháp phân tích này dùng để so sánh lợi nhuận
với tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phân tích theo
chiều dọc hữu ích khi so sánh một số lượng lượng lớn các
công ty có lĩnh vực hoạt động tương tự như nhau. Tuy
nhiên phương pháp này thường bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố liên quan đến khả năng tồn tại trong tương lai như
quan hệ đối tác, các khoản đầu tư,…
• Phân tích tỉ lệ
Phương pháp này xem xét các khía cạnh khác nhau về
tiềm lực tài chính của công ty. Nhiều nhà phân tích sử
4
dụng phương pháp này để hỗ trợ đánh giá của họ về các
tổ chức ngay cả khi phương pháp phân tích thông thường
không tích cực. Hạn chế của phương pháp này là nếu hai
đặc điểm được lựa chọn kém, một ước tính không đáng
tin cậy về khả năng tài chính có thể được tạo ra.
• Phân tích theo chuyển động giá cổ phiếu
Thay vì phân tích về khả năng tài chính, các nhà phân tích
của doanh nghiệp sẽ phân tích hiệu suất cổ phiếu của
công ty và sử dụng thị trường tài chính như một công cụ
phân tích. Tuy nhiên, các phân tích chứng khoán thường
bỏ qua tính bền vững nội tại của công ty để thu lợi từ
biến động giá cổ phiếu – là nền tảng không đáng tin cậy
để thiết lập các mối quan hệ đầu tư tài chính ngắn hạn
hay dài hạn.
3. CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
• KHẢ NĂNG SINH LỜI
Trước tiên khi phân tích tài chính, cần phải chú ý đến khả
năng sinh lời của dự án, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục
đầu tư hay dừng lại để triển khai dự án khác có khả năng
sinh lời cao hơn.
• KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Nếu đang phân tích một công ty để quyết định đầu tư
hay hợp tác, chúng ta cần xem các khoản nợ của họ có
quá cao hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của hai bên.
• TÍNH THANH TOÁN
Thể hiện việc công ty có bao nhiêu tiền mặt, hoặc công
ty có thể sử dụng tiền mặt như thế nào để đảm bảo cho
5
trường hợp xấu nhất xảy ra, họ luôn có nguồn tài chính
để giải quyết vấn đề.
• TÍNH ỔN ĐỊNH
Sự ổn định rất quan trọng trong bước phát triển của một
doanh nghiệp, không chỉ quan trọng ở cấp độ công ty
mà còn ở cấp quốc gia, tác động đến tài chính nhà nước.

TẠI SAO CẦN ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH?
• Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế thế thế giới trong
nhiều năm trở lại đây đã làm cho nhiều lĩnh vực, ngành
nghề mới ra đời, tạo ra một môi trường dữ liệu khổng lồ,
phức tạp mà các kỹ thuất phân tích truyền thống trước khi
có Khoa học dữ liệu khó có thể tiếp cận và khai thác được.
• Thế giới chạy đua với cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo
ra một mạng lưới người dùng internet khiến cho việc khai
thác tối ưu được nguồn dữ liệu là một lợi thế to lớn cho các
nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
• Sự ra đời của các loại tiền tệ ảo, các loại hình giao dịch trực
tuyến, sàn giao dịch điện tử tạo ra môi trường tiềm năng
để Khoa học dữ liệu khai thác và sử dụng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU VÀO


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH?
Khoa học dữ liệu là một lĩnh vực đa ngành, liên quan đến việc
kết hợp có hệ thống của các phương pháp khoa học và thống

6
kê, các quy trình, phát triển thuật toán, công nghệ để trích xuất
các thông tin có ý nghĩa từ dữ liệu.
• THU THẬP DỮ LIỆU
• Các Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) là những người có nhiệm
vụ thu thập dữ liệu, xây dựng các luồng, cơ sở dữ liệu.
Những dữ liệu này được sắp xếp, lưu trữ một cách thích hợp
cho việc khai thác, phân tích và tích hợp với nhiều hệ thống
khác nhau (Data Warehouse).
• Các DE cần phải có trình độ chuyên môn cao về mặt kỹ thuật
lập trình.
• XỬ LÝ – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
• Các nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst) có nhiệm vụ đọc và
xử lý các dữ liệu đã được thu thập ở Data Warehouse, biến
data từ những “nguyên liệu” thô sơ thành những “món khai
vị” như biểu đồ, bảng báo cáo trực quan và sau đó là đưa ra
những phân tích, đánh giá.
• Ngoài những hiểu biết cơ bản về xử lý dữ liệu như thống kê,
đọc biểu đồ, vị trí Data Analyst đòi hỏi cá nhân phải có hiểu
biết chuyên môn (doorman knowledge) về lĩnh vực mà họ
hoạt động, ở đây là lĩnh vực tài chính.

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐỂ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN


PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
• Microsoft Excel
• Excel là công cụ cơ bản và phổ biến nhất cho việc phân tích
dữ liệu.

7
• Công cụ này có các tính năng phân tích nâng cao giúp mô
hình hóa dữ liệu như thiết lập quan hệ tự động, biểu diễn số
liệu trực quan.
• Hệ thống của Excel đảm bảo cho tát cả người dugf phân tích
dữ liệu theo nhu cầu của họ.
• Microsoft Power BI
• Là một nền tảng kinh doanh thông minh (Business
intelligence) hàng đầu, hỗ trợ phân tích số liệu lớn. BI cho
phép người dùng tọa và chia sẻ các báo cáo, bảng biểu và
dashboard.
• Ưu điểm của BI là xử lý và quy hoạch thông tin nhanh chóng
với những thao tác vô cùng đơn giản, dễ tiếp cận người
dùng.
• Công cụ này cũng có khả năng mô tả và “kể câu chuyện của
dữ liệu” với những đồ thị trực quan.
• Tableau
• Thực hiện các nghiệp vụ phân tích một cách nhanh chóng,
đơn giản, thân thiện với người xem.
• Có thể tương tác với bất kì loại dữ liệu nào từ Excelm Data
warehouse cho đến dữ liệu từ website (data crawl).
• Hệ thống xử lý Big Data mạnh mẽ.
• Python
• Đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến và rất dễ tiếp cận, thậm
chí ngay cả với những người chưa từng học lập trình.
• Python được các nhà phân tích dữ liệu vì nó tiện lợi và
nhanh chóng.

8
• Được cung cấp dưới dạng mã nguồn mở (miễn phi). Khả
năng thu thập trên nhiều nền tảng như SQL Sever, JSON,…
và xử lý dữ liệu dạng văn bản rất tốt.
• SQL
• SQL (Structured Query Language) là một ngôn ngữ truy
vấn dữ liệu. có thể coi SQL là ngôn ngữ chung mà bất cứ
hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) nào cũng phải
đáp ứng.
• SQL giúp quản lý hiệu quả và truy vấn thông tin nhanh
hơn, giúp bảo trì thông tin dễ dàng hơn.

You might also like