You are on page 1of 33

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giảng viên: ThS Nguyễn Huy Hiệu


Bộ môn: Tài chính doanh nghiệp
Khoa: Tài chính - Ngân hàng, Đại học Ngoại Thương
Email: hieunh@ftu.edu.vn
NỘI DUNG BUỔI HỌC
- Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để phân tích BCTC, bao gồm cả cách sử dụng và
những hạn chế
- Phân loại, tính toán và giải thích chỉ số hoạt động, chỉ số thanh toán, chỉ số thanh khoản,
chỉ số khả năng sinh lời và chỉ số liên quan tới định giá.
- Mối quan hệ giữa các chỉ số và đánh giá một doanh nghiệp sử dụng phân tích chỉ số
- Áp dụng phân tích Dupont đối với chỉ tiêu ROE, tính toán và giải thích ảnh hưởng sự
thay đổi của các yếu tố cấu thành.
- Tính toán và giải thích các chỉ số sử dụng trong phân tích cổ phiếu và phân tích tín dụng.
- Yêu cầu về báo cáo ngành và tính toán, giải thích các chỉ tiêu ngành
- Các chỉ số tài chính và các phương pháp khác được sử dụng như thế nào để lập mô hình
và dự phóng lợi nhuận. 2
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp người dùng đưa ra các quyết định kinh tế
(economic decisions) liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ:
• Đánh giá một khoản đầu tư cổ phiếu có nên đưa vào/ bán ra khỏi một danh mục đầu tư.
• Đánh giá một thương vụ M&A
• Đánh giá tình hình hoạt động của công ty con/ công ty thành viên
• Đánh giá/ đưa ra quyết định có nên đầu tư mạo hiểm vào 1 công ty start up
• Đánh giá mức độ tín nhiệm để ra quyết định có tài trợ vốn vay lần đầu/ tiếp tục hoạt động tín dụng đối với
một doanh nghiệp hay không hay không? Lãi suất cho vay là bao nhiêu để phù hợp với mức độ rủi ro.
• Đánh giá khả năng hoàn thành nghĩa vụ tài chính với các khoản vay hay các cam kết khác?
• Đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu do công ty phát hành
• Định giá cổ phiếu doanh nghiệp để đưa ra các khuyến nghị/ các hoạt động đầu tư
• Dự phóng các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
3
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trước khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích cần nắm được những
thông tin sau:
• Mục đích của cuộc phân tích là gì? Câu hỏi nhà phân tích cần trả lời là gì?

• Mức độ chi tiết của cuộc phân tích để đạt được mục tiêu trên.

• Những dữ liệu nào sẵn sàng cho cuộc phân tích

• Các yếu tố/ các mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến cuộc phân tích

• Hạn chế của cuộc phân tích? Những hạn chế đó có khả năng ảnh hưởng gì đến kết quả phân tích hay
không?

4
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BCTC
Bước Nguồn thông tin Kết quả
• Bản tuyên bố về mục đích/ mục tiêu của
• Bản chất chức năng của nhà phân tích cuộc nghiên cứu
1. Xác định rõ ràng • Trao đổi với khách hàng/ người giám sát về mối • Danh sách các câu hỏi cụ thể nhà phân tích
mục tiêu và bối cảnh quan tâm và nhu cầu sẽ trả lời
của cuộc phân tích • Hướng dẫn của tổ chức liên quan tới hoạt động phân • Bản chất và nội dung của báo cáo phân tích
tích • Timeline và ngân sách cho hoạt động phân
tích
• Báo cáo tài chính, các dữ liệu tài chính khác, bảng
hỏi, dữ liệu ngành, dữ liệu nền kinh tế • Một báo cáo tài chính nguyên gốc đã được
2. Thu thập dữ liệu • Trao đổi với ban lãnh đạo, nhà cung cấp, khách hàng sắp xếp hoàn chỉnh và đầy đủ
đầu vào và kể cả công ty đối thủ. • Các bảng biểu dữ liệu tài chính
• Trực tiếp đến thăm doanh nghiệp/ các cơ sở kinh • Các bảng hỏi đã được trả lời, nếu có thể
doanh của doanh nghiệp.
• Báo cáo tài chính đã được điều chỉnh theo
mục đích sử dụng
3. Xử lý dữ liệu • Dữ liệu từ bước 2 • Các báo cáo phân tích theo tỷ trọng
5 • Các chỉ số tài chính, các biểu đồ cần thiết
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BCTC
Bước Nguồn thông tin Kết quả

4. Phân tích/ giải thích các dữ


• Các dữ liệu đã được xử lý • Kết quả phân tích
liệu đã được xử lý

• Sử dụng kết quả phân tích để trả lời các câu hỏi
• Kết quả phân tích và các báo cáo đã thực
ở Bước 1
5. Phát triển và chia sẻ kết hiện trước đó
• Đưa ra các khuyến nghị tuỳ thuộc vào mục đích
quả và đưa ra khuyến nghị • Hướng dẫn của tổ chức về việc công bố
của cuộc phân tích (Có nên đầu tư không/ Có
báo cáo
nên cấp tín dụng không …)

• Thông tin thu thập thông qua việc thực


hiện nhiều lần các bước trên nếu cầu thiết
6. Tiếp tục theo dõi/ giám sát • Báo cáo cập nhật và khuyến nghị
để ra quyết định có nên thay đổi khuyến
nghị không?
6
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo tài chính được sử dụng để giúp người dùng đưa ra các quyết định kinh tế
(economic decisions) liên quan đến doanh nghiệp
• Những con số đứng riêng lẻ trong báo cáo tài chính không thực sự có ý nghĩa
• Nhà phân tích tài chính cần có kỹ năng so sánh
❖ So sánh các chỉ tiêu BCTC/ chỉ số với các công ty khác (Cross - sectional analysis)
❖ So sánh các chỉ tiêu BCTC/ chỉ số qua các thời kỳ (Trend/ Time - series analysis)

7
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Các kỹ thuật Phân tích BCTC:


• Các chỉ số tài chính
• Phân tích tỷ trọng
• Phân tích không gian
• Phân tích xu hướng
• Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong BCTC

8
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Các chỉ số tài chính (Financial ratios)
Các chỉ số tài chính thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục/ chỉ tiêu tài chính.
Các chỉ số tài chính đứng một mình sẽ không có ý nghĩa.
Không tổ chức nào thực sự xác định chính xác công thức tính toán hoặc cung cấp một tiêu chuẩn cụ
thể về các chỉ số tài chính. Công thức tính hoặc kể cả tên của các chỉ số cũng không có sự đồng
nhất giữa các tài liệu. Môn học chỉ quan tâm đến các chỉ số được chấp nhận rộng rãi.
Các chỉ số khác nhau có thể được sử dụng trong thực tế và một ngành nghề cụ thể có những chỉ số
đặc biệt phù hợp với đặc điểm của ngành.
Chú ý: Chỉ số tài chính phải có sự đồng nhất giữa các chỉ tiêu mang tính thời điểm và tính thời kỳ.
Tuy nhiên có thể tuỳ quan điểm của nhà phân tích.

9
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Các chỉ số tài chính (Financial ratios)


Hạn chế của việc sử dụng các chỉ số tài chính
• Tính không đồng nhất/ Tính đồng nhất của các hoạt động của doanh nghiệp: Công ty có thể
có rất nhiều mảng kinh doanh => Khó khăn cho nhà phân tích khi thực hiện so sánh.
• Phải cân nhắc kết quả của các phân tích chỉ số là đồng nhất: 1 chỉ số tài chính cho thấy doanh
nghiệp đang gặp vấn đề, nhưng các thông tin khác cho thấy đó chỉ là vấn đề trong ngắn hạn.
• Bên cạnh hiểu các chỉ số tài chính, cần có sự phán đoán chủ quan
• Các chỉ số tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi các phương pháp kế toán sử dụng.

10
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Các chỉ số tài chính


Nguồn của các chỉ số tài chính
• Tự tính toán
• Từ các nguồn cơ sở dữ liệu (Bloomberg, Compustat, FacSet, Thomson Reuters, Cafef,
Finnpro…)
• Trực tiếp trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp

11
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5 nhóm chỉ số tài chính


❖ Nhóm chỉ số hoạt động (Activities ratios)
❖ Nhóm chỉ số thanh toán (Liquidity ratios)
❖ Nhóm chỉ số thanh khoản (Solvency ratios)
❖ Nhóm chỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios)
❖ Nhóm chỉ số định giá (Valuation ratios)

12
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NHÓM CHỈ SỐ Ý NGHĨA

Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (Ví dụ: Chỉ số
Hoạt động (Activity)
vòng quay hàng tồn kho, Số ngày thu hồi khoản phải thu bình quân …)

Thanh toán (Liquidity) Đánh giá khả năng công ty thanh toán các nghĩa vụ trong ngắn hạn

Đánh giá khả năng công ty thanh toán các nghĩa vụ trong dài hạn. (Hệ số nợ/ Đòn bẩy
Thanh khoản (Solvency)
tài chính…)
Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực của doanh nghiệp (ROA, ROE,
Khả năng sinh lời (Profitability)
ROI…)

Định giá (Valuation) Các chỉ tiêu phục vụ hoạt động định giá doanh nghiệp

13
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nhóm chỉ số hoạt động (Activity Ratios)


Chỉ số hoạt động Tử số Mẫu số

Hệ số vòng quay hàng tồn kho Bình quân hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán (COGS)
(Inventory turnover) (Average inventory)
Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
bình quân Số ngày trong kỳ
(Inventory turnover)
(Days of inventory on hand - DOH)

Hệ số vòng quay khoản phải thu Khoản phải thu bình quân
Doanh thu (Revenue)
(Receivables turnover) (Average receivables)

Thời gian thu hồi tiền hàng bình quân Hệ số vòng quay khoản phải thu
Số ngày trong kỳ
(Days of sales outstanding - DSO) (Receivables turnover)
14
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số hoạt động (Activity Ratios) - ctd’

Chỉ số hoạt động Tử số Mẫu số

Hệ số vòng quay vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Doanh thu (Revenue)
(Working capital turnover) (Average working capital)

Hệ số vòng quay tài sản cố định Giá trị tài sản cố định ròng bình quân
Doanh thu (Revenue)
(Fixed asset turnover) (Average net fixed asets)

Hệ số vòng quay tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Doanh thu (Revenue)
(Total asset turnover) (Average total assets)
Thời gian thu hồi tiền hàng bình
Hệ số vòng quay khoản phải thu
quân Số ngày trong kỳ
(Receivables turnover)
(Days of sales outstanding - DSO) 15
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số thanh toán (Liquidity ratios)

Chỉ số thanh toán Tử số Mẫu số


Hệ số thanh toán ngay Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
(Current ratio) (Current assets) (Current liabilities)
Tiền & Tương đương tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn +
Hệ số thanh toán tức thì Nợ ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
(Quick ratio) (Current liabilities)
(Cash + Short-term marketable investments + Receivables)
Hệ số thanh toán tiền mặt Tiền & Tương đương tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn
(Cash ratio) (Cash + Short - term marketable investments) (Current liabilities)
Tiền & Tương đương tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn + Chi phí hoạt động bằng tiền hàng
Tỷ lệ khoảng phòng thủ
Các khoản phải thu ngắn hạn ngày của doanh nghiệp
(Defensive interval ratio)
(Cash + Short-term marketable investments + Receivables) (Daily cash expenditure)
Vòng quay tiền mặt
DOH + DSO - Số ngày thanh toán
(Cash conversion cycle)
16
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số thanh khoản (Solvency ratios)

Chỉ số thanh khoản Tử số Mẫu số


Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Tổng nợ Tổng tài sản
(Debt - to - assets ratio) (Total debt) (Total assets)
Tỷ lệ nợ trên tổng vốn Tổng nợ Tổng nợ + Tổng VCSH
(Debt - to - capital ratio) (Total debt) (Total debt + Total equity)

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ Tổng VCSH


(Dept - to - equity ratio) (Total debt) (Total equity)

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính Tổng tài sản bình quân Tổng vốn chủ sở hữu bình quân
(Financial leverage) (Average total assets) (Average total equity)

Tỷ lệ nợ trên EBITDA Tổng nợ


EBITDA
(Debt - to - EBITDA) (Total debt)
17
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số thanh khoản (Solvency ratios) - ctd’

Chỉ số thanh khoản Tử số Mẫu số

Hệ số khả năng trả lãi


EBIT Interest payments
(Coverage ratios)

Hệ số khả năng thanh toán chi


phí tài trợ cố định EBIT + Lease payments Interest payments + Lease payments
(Fixed charge coverage)

18
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios)

Chỉ số khả năng sinh lời Tử số Mẫu số

Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp Doanh thu


(Gross profit margin) (Gross profit) (Revenue)

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động Lợi nhuận từ hoạt động Doanh thu
(Operating profit margin) (Operating income) (Revenue)

Biên lợi nhuận trước thuế Doanh thu


EBT
(Pretax margin) (Revenue)

Biên lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu


(Net profit margin) (Net income) (Revenue)
19
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios) - ctd’

Chỉ số khả năng sinh lời Tử số Mẫu số

Lợi nhuận hoạt động trên tổng tài sản Lợi nhuận hoạt động Tổng tài sản bình quân
(Operating ROA) (Operating income) (Average total assets)

Lợi nhuận trên tổng tài sản Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
(Return on asset - ROA) (Net income - NI) (Average total assets)
Lợi nhuận trên vốn sử dụng Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Bình quân vốn nợ và vốn vay
(Return on total capital) (EBIT) (Average short - and long - term debt and equity)
Lợi nhuận trênVCSH Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
(Return on equity - ROE) (Net income - NI) (Average total equity)

Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
Tổng vốn cổ phần thường bình quân
(Return on common equity) (NI - Preferred dividends)
20
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích DUPONT


❖ Dupont 3 nhân tố:
ROE = Biên lợi nhuận ròng x ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

❖ Dupont 5 nhân tố:


ROE = Gánh nặng thuế x Gánh nặng lãi vay x Biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế x ROA
x Hệ số đòn bẩy tài chính

21
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

22
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhóm chỉ số định giá (Valuation ratios)

Chỉ số khả năng định giá Tử số Mẫu số

P/E Giá thị trường 1 cổ phiếu EPS

P/CF Giá thị trường 1 cổ phiếu Dòng tiền trên 1 cổ phiếu

P/S Giá thị trường 1 cổ phiếu Doanh thu trên 1 cổ phiếu

P/BV Giá thị trường 1 cổ phiếu Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu

EPS NI - cổ tức ưu đãi Số cổ phần thường lưu hành bình quân

23
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đánh giá chỉ số tài chính như thế nào?


• So sánh với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp (Company goals and strategy)
• So sánh với các thông lệ của ngành (Industry norms)
❖ Nhiều chỉ số là đặc trưng của ngành
❖ Doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực
❖ Khác nhau về phương pháp kế toán
❖ Khác nhau về chiến lược của doanh nghiệp
• Các chỉ tiêu cần phù hợp với trạng thái nền kinh tế.
• Ứng dụng của các chỉ số tài chính
24
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2. Phân tích theo tỷ trọng (Common - size analysis)


• Phân tích tỷ trọng liên quan tới việc trình bày các chỉ tiêu tài chính, bao gồm toàn bộ
báo cáo tài chính, trong mối quan hệ với một chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính
hoặc 1 chỉ tiêu cơ sở.
• Phân tích tỷ trọng theo chiều dọc (Vertical common-size analysis)
• Phân tích tỷ trọng theo chiều ngang (Horizontal common-size analysis)

25
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích tỷ trọng theo chiều ngang (Horizontal common - size analysis)
• Đánh giá mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính theo giá trị của khoản mục đó tại 1
năm cơ sở với mục đích xác định mức tăng/ giảm các khoản mục tài chính qua các
thời kỳ
• Thường được áp dụng với BS, IS và Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
❖ Thay đổi tuyệt đối: Mức thay đổi = Chỉ tiêu cuối kỳ - Chỉ tiêu đầu kỳ
❖ Thay đổi tương đối: % Thay đổi = Mức thay đổi/ Chỉ tiêu đầu kỳ * 100%
• Mức thay đổi có thể được so sánh với con số kỳ trước/ kỳ cơ sở/ mục tiêu đặt ra/ các
công ty cạnh tranh/ chỉ tiêu bình quân ngành.
26
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích tỷ trọng theo chiều dọc (Vertical common - size analysis)
• Tỷ lệ % từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán trên tổng tài sản/ Tỷ lệ % từng
khoản mục trên tổng doanh thu (Hoặc tổng tài sản - đặc biệt đối với các công ty tài
chính)
• Kỹ thuật này có thể tuỳ biến tuỳ theo ý chí của người phân tích
• Mục tiêu: Tỷ trọng các yếu tố cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp

27
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3. Phân tích không gian (Cross - sectional analysis/ Relative analysis)


• Phân tích một chỉ số/ chỉ tiêu/ khoản mục tài chính của doanh nghiệp với các chỉ
số/ chỉ tiêu/ khoản mục tài chính của các doanh nghiệp khác cùng ngành/ cùng
lĩnh vực/ quy mô và mô hình hoạt động tương đương.

28
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

4. Phân tích xu hướng (Trend analysis)


• Phân tích xu hướng các chỉ số/ khoản mục/ chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong
một khoảng thời gian là điều rất quan trọng.
• Cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động trong quá khứ và dự phóng khả năng
hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

29
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

5. Phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCTC
• Xu hướng của các chỉ tiêu tài chính được xây dựng bởi phân tích tỷ trọng theo
chiều ngang (Horizontal common-size analysis) có thể được so sánh giữa các loại
báo cáo tài chính
• Ví dụ: Tăng trưởng doanh thu (Revenue) chậm hơn tăng trưởng tổng tài sản (Total
assets) có thể cho thấy doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động không tương xứng với
mức độ đầu tư.
• Ví dụ: Tăng trưởng Lợi nhuận ròng (Net income) nhanh hơn tăng trưởng doanh
thu (Revenue) có thể cho thấy doanh nghiệp đang có xu huởng quản trị chi phí
hiệu quả hơn.
30
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sử dụng đồ thị trong phân tích BCTC (Graphs)

31
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sử dụng đồ thị (Graphs)

32
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích hồi quy (Regression analysis)


• Có thể phân tích hồi quy để đưa ra ước đoán về mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu/ khoản
mục tài chính, từ đó nhà phân tích tài chính có thể đưa ra những ước đoán của
mình.
• Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp có thể được dự phóng thông qua mối quan hệ
với tốc độ tăng trưởng GPD của đất nước. (Đặc biệt là các công ty bán lẻ)

33

You might also like