You are on page 1of 72

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
NỘI DUNG

1 Phân tích công ty

2 BCTC – Cơ sở để phân tích

3 Các công cụ phân tích BCTC


Mục tiêu đối với sinh viên
❑ Hiểu về phân tích công ty và mối liên hệ của
nó với phân tích báo cáo tài chính.
❑ Giải thích được các hoạt động của DN và
mối liên hệ của chúng với các BCTC.
❑Mô tả mục đích của từng BCTC và sự liên
kết giữa các báo cáo này.
❑Hiểu và vận dụng 1 số kỹ thuật phân tích
BCTC cơ bản.
1. PHÂN TÍCH CÔNG TY
▪ Phân tích BCTC là một bộ phận quan trọng
và không thể thiếu trong phân tích công ty.
▪ Phân tích công ty là đánh giá về triển vọng
và rủi ro của công ty.
▪ Mục tiêu của phân tích công ty nhằm hỗ trợ
cải thiện các quyết định kinh doanh thông
qua đánh giá thông tin sẵn có về tình hình
tài chính, ban lãnh đạo, kế hoạch và chiến
lược cũng như môi trường kinh doanh của
công ty.
1. PHÂN TÍCH CÔNG TY
▪ Các quyết định kinh doanh thường gồm liên
quan đến:
o Định giá cổ phần và nợ
o Đánh giá rủi ro tín dụng
o Dự báo thu nhập
o Các quyết định khác: audit testing,
compensation negotiations…
1.1 Phân loại phân tích công ty
▪ Phân tích công ty được thực hiện dưới nhiều
hình thức và là một phần quan trọng trong các
quyết định của:
⁃ Các nhà phân tích chứng khoán,
⁃ Các nhà tư vấn đầu tư,
⁃ Các nhà quản lý quỹ đầu tư
⁃ Các ngân hàng đầu tư,
⁃ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm
⁃ Ngân hàng thương mại, và
⁃ Các NĐT cá nhân.
1.1 Phân loại phân tích công ty
Xác định mức độ
Phân tích tín dụng tín nhiệm →
Quyết định cấp tín
dụng/cho vay

Định giá (PT cơ


Phân loại bản) và ra quyết
PT công ty Phân tích vốn cổ phần định

- Dành cho BGĐ hoặc


HĐQT
Phân tích khác - M&A và thoái vốn
- Quản trị tài chính
- KTV bên ngoài
- Khác: Cơ quan thuế,
công đoàn,khách hàng
1.2 Các thành phần của PT công ty
▪ Phân tích công ty bao gồm một số quá trình
có liên quan lẫn nhau.
❖Bước khởi đầu trong phân tích công ty là
đánh giá môi trường kinh doanh và chiến
lược kinh doanh:
o Phân tích môi trường KD nhằm xác định và
đánh giá điều kiện nền kinh tế và ngành ảnh
hưởng đến công ty: phân tích về sản phẩm,
lao động và thị trường vốn trong bối cảnh
kinh tế và luật pháp cụ thể.
PT môi trường kinh
doanh và chiến lược
kinh doanh

Phân tích ngành Phân tích chiến lược

Phân
Phân tích tích
Phân tích Phân tích
tài chính báo
kế toán triển vọng cáo
Phân tích Phân tích nguồn tài
khả năng và sử dụng nguồn Phân tích chính
sinh lợi vốn rủi ro

Ước tính chi phí Giá trị nội tại


sử dụng vốn
1.2 Các thành phần của PT công ty
o Phân tích chiến lược kinh doanh nhằm xác
định và đánh giá thế mạnh và điểm yếu cùng
với các cơ hội và thách thức của công ty.
▪ Phân tích môi trường KD và phân tích chiến
lược KD bao gồm 2 phần:
1. Phân tích ngành: triển vọng và cấu trúc
ngành chi phối lớn đến khả năng sinh lợi
của công ty.
1.2 Các thành phần của PT công ty
o Phân tích chiến lược kinh doanh nhằm xác
định và đánh giá thế mạnh và điểm yếu cùng
với các cơ hội và thách thức của công ty.
▪ Phân tích môi trường KD và phân tích chiến
lược KD bao gồm 2 phần:
i. Phân tích ngành: triển vọng và cấu trúc
ngành chi phối lớn đến khả năng sinh lợi
của công ty → Sử dụng mô hình được đề
xuất bởi Porter (1980, 1985) hoặc phân tích
chuỗi giá trị.
Mô hình Porter’s Five Forces

Nguồn: www.business-to-you.com
1.2 Các thành phần của PT công ty
✓Theo khung phân tích của Porter, một
ngành được xem như là một tập hợp các
đối thủ cạnh tranh lẫn nhau để tranh giành
quyền thương lượng với khách hàng, nhà
cung cấp và đối mặt với các mối đe dọa từ
những người mới gia nhập và các sản phẩm
thay thế → Phân tích ngành phải đánh giá
cả triển vọng của ngành và mức độ cạnh
tranh thực tế và tiềm ẩn mà một công ty
phải đối mặt.
1.2 Các thành phần của PT công ty
ii. Phân tích chiến lược là việc đánh giá các quyết
định kinh doanh cũng như những thành công của
công ty trong việc thiết lập lợi thế cạnh tranh.
✓Bao gồm đánh giá các phản ứng chiến lược dự kiến
của một công ty đối với môi trường kinh doanh và
tác động của những phản ứng này đối với sự thành
công và tăng trưởng trong tương lai của công ty.
→ Phân tích chiến lược đòi hỏi phải xem xét kỹ
lưỡng chiến lược cạnh tranh của công ty đối với cơ
cấu sản phẩm và cấu trúc chi phí.
1.2 Các thành phần của PT công ty
❖ Phân tích báo cáo tài chính liên quan đến
tất cả các quy trình thành phần gồm:
⁃ Phân tích kế toán,
⁃ Phân tích tài chính, và
⁃ Phân tích triển vọng.
1.2 Các thành phần của PT công ty
➢ Phân tích kế toán là một quá trình đánh
giá tính chính xác mà các thông tin kinh
tế/giao dịch được kế toán phản ánh vào các
BCTC của công ty. Điều này được thực
hiện bằng cách nghiên cứu các giao dịch và
sự kiện của một công ty, đánh giá tác động
của các chính sách kế toán của công ty lên
BCTC và điều chỉnh các BCTC để phản
ánh tốt hơn bản chất kinh tế và phục vụ tốt
hơn cho phân tích TC.
1.2 Các thành phần của PT công ty
✓ Kế toán là một quá trình bị ảnh hưởng bởi
các nguyên tắc kế toán cơ bản trong khi các
nguyên tắc kế toán bị chi phối bởi các
chuẩn mực, sự phức tạp của những giao
dịch và sự kiện kinh doanh làm cho khó có
thể chấp nhận một khuôn mẫu quy tắc kế
toán cho tất cả các công ty và trong tất cả
các thời kỳ.
1.2 Các thành phần của PT công ty
✓Phân tích kế toán liên quan đến đánh giá
chất lượng thu nhập của một công ty hoặc
rộng hơn là chất lượng của hệ thống kế
toán.
✓Phân tích kế toán cũng liên quan đến đánh
giá khả năng duy trì thu nhập (khả năng tạo
ra thu nhập bền vững).
1.2 Các thành phần của PT công ty
➢Phân tích tài chính là việc sử dụng các
BCTC để phân tích thành quả và vị thế tài
chính của một công ty, từ đó có thể đánh giá
thành quả tài chính trong tương lai.
✓Chất lượng của phân tích tài chính phụ thuộc
vào mức độ tin cậy và nội dung kinh tế của
các BCTC  Phân tích kế toán (đánh giá
chất lượng) các BCTC.
❑Q: Các câu hỏi mà PTTC hướng đến giải
quyết là gì?
1.2 Các thành phần của PT công ty
✓PTTC bao gồm ba lĩnh vực lớn:
i. Phân tích khả năng sinh lợi: đánh giá tỷ suất
sinh lợi trên vốn đầu tư. [C8]
ii. Phân tích rủi ro là việc đánh giá khả năng của
một công ty có thể đáp ứng được những cam
kết của mình [C10] → Chi phí sử dụng vốn.
iii. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn là
việc đánh giá cách thức công ty có được nguồn
vốn cần thiết và cách sử dụng chúng → hàm ý
của việc tài trợ trong tương lai của công ty.
1.2 Các thành phần của PT công ty
➢ Phân tích triển vọng là việc dự báo
những thành quả trong tương lai – thông
thường là thu nhập, dòng tiền hay cả hai.
✓ Phân tích này dựa trên phân tích kế toán,
phân tích tài chính, phân tích môi trường và
chiến lược kinh doanh.
✓Kết quả của phân tích triển vọng là một tập
hợp những thành quả (dòng tiền/dòng thu
nhập) trong tương lai được sử dụng để ước
tính giá trị công ty.
1.2 Các thành phần của PT công ty
➢Định giá là mục tiêu chính trong nhiều loại
phân tích công ty. Định giá liên quan đến
tiến trình chuyển các dự báo về các thành
quả trong tương lai thành ước lượng về giá
trị công ty.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
➢ Các hoạt động kinh doanh: Một công ty
theo đuổi một loạt các hoạt động nhằm
mục đích cung cấp các sản phẩm/dịch vụ
và tạo ra được một TSSL mong đợi.
▪ Các BCTC của công ty và các công bố
thông tin liên quan cho thấy thường có 4
hoạt động chủ yếu của công ty: lập kế
hoạch, hoạt động tài trợ, hoạt động đầu
tư, và hoạt động kinh doanh.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
➢ Các BCTC phản ánh hoạt động kinh
doanh: Vào cuối kỳ — thường là một quý
hoặc một năm — báo cáo tài chính được
lập để báo cáo về các hoạt động tài trợ và
đầu tư tại thời điểm đó, đồng thời tóm tắt
các hoạt động kinh doanh trong kỳ.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
▪ Bảng cân đối kế toán (B/S):
− Là 1 bảng BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình
thành tài sản đó của DN tại 1 thời điểm nhất
định (ngày cuối cùng của kỳ hạch toán).
− Được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài
sản là kết cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài
sản → Số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
 Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Bảng Cân Đối Kế Toán Của DN

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn


Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn

Nợ dài hạn

Tài sản cố định


1 Hữu hình
2 Vô hình Vốn chủ sở hữu
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
▪ Báo cáo thu nhập (BCKQHĐKD –
IS/PL): Báo cáo thu nhập đo lường hiệu
quả tài chính của công ty trong khoảng thời
gian giữa 2 kỳ lập báo cáo.
✓ PL phản ánh các hoạt động kinh doanh của
công ty; cung cấp thông tin chi tiết về
doanh thu, chi phí, lãi và lỗ của một công
ty trong một khoảng thời gian.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
✓ Thu nhập được xác định dựa trên cơ sở kế
toán phát sinh (dồn tích). Theo đó, doanh
thu được ghi nhận khi công ty bán hàng
hay dịch vụ mà không quan tâm đến việc
khi nào sẽ nhận được tiền. Tương tự, các
chi phí cũng được ghi nhận phù hợp với
doanh thu đã ghi nhận mà không quan tâm
đến việc khi nào công ty phải trả tiền.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
▪ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (CFS): Là 1
bảng BCTC tổng hợp, trình bày các dòng
lưu chuyển tiền từ những HĐKD, hoạt động
đầu tư, và hoạt động tài chính trong một
thời kỳ nhất định → kế toán tiền mặt # kế
toán dồn tích → Thu nhập thường không
ngang bằng với dòng tiền thuần, trừ khi tính
cho toàn bộ vòng đời của công ty.
❑ Q: Thu nhập hay dòng tiền quan trọng
hơn đối với công ty?
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
− Thuyết minh BCTC: được lập để giải thích
và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động
SXKD, tình hình tài chính cũng như kết quả
kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo mà các
bảng báo cáo khác bỏ qua hay không thể
trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được →
Giúp nhà đầu tư, người đọc BCTC hiểu rõ
và chính xác hơn về tình hình hoạt động
thực tế của DN.
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
▪ Báo cáo thay đổi trong VCSH: Trình bày
về lợi nhuận giữ lại, thu nhập toàn diện và
những thay đổi trong tài khoản vốn.
Nguồn: Thuyết minh BCTC 2020 của VNM
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
➢ Sự liên kết giữa các BCTC: Các báo cáo
tài chính có mối liên kết với nhau tại các
thời điểm và qua thời gian.
VNM
2. BCTC – CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH
➢ Các nguồn thông tin khác: Muốn phân
tích báo cáo tài chính một cách toàn diện,
chúng ta phải xem xét các thông tin bổ
sung: Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên,
Tài liệu đại hội cổ đông, …
3. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH BCTC
Phân tích so sánh

Phân tích theo tỷ trọng

Phân tích tỷ số

Các công cụ
phân tích Phân tích dòng tiền [C10]

Định giá
3.1 Phân tích so sánh (theo chiều ngang)
▪ So sánh biến động từng năm: Thời kỳ ngắn
2-3 năm; lấy năm sau chia năm trước đối
với từng khoản mục.
▪ Phân tích xu hướng: Lựa chọn kỳ gốc đối
với tất cả các khoản mục với chỉ số thường
được chọn trước là 100. Lấy các năm sau
chia năm gốc.
▪ So sánh với trung bình ngành hoặc đối thủ
cạnh tranh.
3.2 Phân tích BCTC theo tỷ trọng (chiều dọc)
▪ Do BCTC của các DN khác nhau có thể có
quy mô khác nhau, đơn vị tiền tệ khác
nhau… muốn thực hiện so sánh với nhau
một cách chính xác → Phải thực hiện
chuẩn hóa BCTC.
▪ Một trong những cách hữu ích và phổ biến
là chuyển sang tỷ lệ phần trăm thay vì sử
dụng đơn vị là tiền. Các BCTC sau khi
chuyển đổi được gọi là các BCTC theo tỷ
trọng (common-size statements).
3.2 Phân tích BCTC theo tỷ trọng
▪ Để xây dựng các BCTC theo tỷ trọng, ta cần
chuyển từng hạng mục trong:
- BCĐKT thành tỷ lệ phần trăm của tổng tài
sản.
- BCTN thành tỷ lệ phần trăm của tổng
doanh thu.
→ Giúp so sánh thông tin tài chính dễ dàng
hơn, đặc biệt khi công ty tăng trưởng; hữu
ích để so sánh các công ty có quy mô khác
nhau, đặc biệt là trong cùng một ngành.
PRUPROCK CORPORATION
Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12 năm 2011 và 2012 (triệu $)
2011 2012
Tài sản ngắn hạn [A=(1)+(2)+(3)] 642 708
Tiền (1) 84 98
Khoản phải thu (2) 165 188
Hàng tồn kho (3) 398 422
Tài sản cố định [B] 2,731 2,880
Nhà xưởng và thiết bị 2,731 2,880
Tổng tài sản [A]+[B] 3,373 3,588
Nợ ngắn hạn (4) = (a) + (b) 543 540
Phải trả người bán (a) 312 344
Nợ ngắn hạn phải trả (vay) (b) 231 196
Nợ dài hạn (vay) (5) 531 457
Tổng nợ [C] = (4) + (5) 1,074 997
Vốn chủ sở hữu (Vốn CP) [D] = (6) + (7) 2,299 2,591
Cổ phần thường và thặng dư vốn (6) 500 550
Lợi nhuận giữ lại (7) 1,799 2,041
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu [C] + [D] 3,373 3,588
PRUPROCK CORPORATION
Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng vào ngày 31/12 năm 2011 và 2012
2011 2012
Tài sản ngắn hạn [A=(1)+(2)+(3)] 19.03% 19.73%
Tiền (1) 2.49% 2.73%
Khoản phải thu (2) 4.89% 5.24%
Hàng tồn kho (3) 11.80% 11.76%
Tài sản cố định [B] 80.97% 80.27%
Nhà xưởng và thiết bị 80.97% 80.27%
Tổng tài sản [A]+[B] 100.0% 100.0%
Nợ ngắn hạn (4) = (a) + (b) 16.10% 15.05%
Phải trả người bán (a) 9.25% 9.59%
Nợ ngắn hạn phải trả (vay) (b) 6.85% 5.46%
Nợ dài hạn (vay) (5) 15.74% 12.74%
Tổng nợ [C] = (4) + (5) 31.84% 27.79%
Vốn chủ sở hữu (VCP) [D] = (6) + (7) 68.16% 72.21%
Cổ phần thường và thặng dư vốn (6) 14.82% 15.33%
Lợi nhuận giữ lại (7) 53.34% 56.88%
Tổng nợ và vốn chủ sở hữu [C] + [D] 100.0% 100.0%
PRUFROCK CORPORATION
Báo Cáo Thu Nhập năm 2012 (triệu $)
Doanh thu (TR) 2,311
[-] Giá vốn hàng bán (COGS) 1,344
[=] TN trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 967
[-] Khấu hao 276
[=] Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 691
[-] Lãi vay đã trả 141
[=] Lợi nhuận trước thuế (EBT) 550
[-] Thuế (34%) [T=34% x EBT] 187
[=] Lợi nhuận ròng/LN sau thuế (EAT) 363
Cổ tức 121
Bổ sung lợi nhuận giữ lại 242
PRUFROCK CORPORATION
Báo Cáo Thu Nhập năm 2012 theo tỷ trọng
Doanh thu 100.00%
[-] Giá vốn hàng bán 58.16%
[=] LN trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 41.84%
[-] Khấu hao 11.94%
[=] Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 29.90%
[-] Lãi vay đã trả 6.10%
[=] Lợi nhuận trước thuế (EBT) 23.80%
[-] Thuế (34%) [T=34% x EBT] 8.09%
[=] Lợi nhuận ròng/LN sau thuế (EAT) 15.71%
Cổ tức 5.24%
Bổ sung lợi nhuận giữ lại 10.47%
3.3 Phân tích tỷ số tài chính
▪ Một cách khác để tránh các vấn đề liên
quan đến quy mô khi so sánh các công ty
với nhau là tính toán và so sánh các tỷ số
tài chính.
▪ Các tỷ số tài chính cho phép so sánh tốt
hơn tình hình tài chính giữa các thời điểm
khác nhau của một công ty, hoặc giữa các
công ty khác nhau → Phân tích tỷ số là
một trong số các công cụ phân tích được
sử dụng phổ biến nhất.
3.3 Phân tích tỷ số tài chính
Các tỷ số quản trị tài
sản (vòng quay)
Các tỷ số thanh
Các tỷ số khả
toán dài hạn (đòn
năng sinh lợi
bẩy tài chính)
Solvency

Các tỷ số 5 nhóm tỷ
thanh toán Các tỷ số giá trị
ngắn hạn số tài chính thị trường
(thanh khoản) phổ biến (valuation
ratios)
Liquidity
(1) Tỷ số thanh toán ngắn hạn
▪ Cung cấp thông tin về khả năng thanh khoản
của một công ty → đôi khi được gọi là tỷ số
đo lường khả năng thanh khoản.
▪ Tập trung vào tài sản ngắn hạn (có thể
chuyển thành tiền trong vòng 12 tháng tới)
và nợ phải trả ngắn hạn (phải thanh toán
trong vòng 12 tháng tới).
(1) Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành=
Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh


Các tỷ số thanh Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho
toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

Tiền mặt+Đầu tư ngắn hạn


Tỷ số tiền mặt=
Nợ ngắn hạn
Ví dụ của Prufrock Corporation
$708
Tỷ số thanh toán hiện hành= =1.31 lần
$540

Tỷ số thanh toán hiện hành


Các tỷ số thanh $708−422
toán ngắn hạn = =0.53 lần
$540

Tỷ số thanh toán tiền mặt


$98
= =0.18 lần
$540
(2) Tỷ số thanh toán dài hạn
▪ Các tỷ số thanh toán dài hạn nhắm đến khả
năng đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn (>12
tháng) của công ty.
▪ Còn được gọi là các tỷ số đòn bẩy tài chính
hoặc cấu trúc vốn và khả năng trả nợ.
(2) Tỷ số thanh toán dài hạn
Tổng tài sản−Tổng VCSH 𝑻𝑨 − 𝑻𝑬 𝑻𝑫
Tỷ số tổng nợ= = =
Tổng tài sản 𝑻𝑨 𝑻𝑨

Tổng nợ 𝑻𝑫
Tỷ số nợ trên VCSH = =
Tổng VCSH 𝑻𝑬

Tổng tài sản 𝑻𝑨


Bội số vốn chủ sở hữu (EM)= =
Tổng VCSH 𝑻𝑬
Tổng nợ 𝑻𝑫
=𝟏+ = 𝟏 + 𝑻𝑬
Tổng VCSH

Các tỷ số thanh
toán dài hạn
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE)
EBIT
=
Lãi vay
Ví dụ của Prufrock Corporation
$3,588−2,591
Tỷ số tổng nợ= =0.28 lần
$3,588

$997
Tỷ số nợ trên VCSH = =0.39 lần
$2,5𝟗𝟏

$3,588
Bội số VCSH (EM) = = 1+0.39 = 1.39
$2,591

Các tỷ số thanh
toán dài hạn

$691
TIE = =4.9 lần
$141
(3) Tỷ số quản trị tài sản
▪ Mục đích của những tỷ số này là mô tả xem
các doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình
hiệu quả hay thâm dụng như thế nào trong
việc tạo ra doanh thu.
▪ Còn được gọi là các tỷ số hiệu suất sử dụng
tài sản, vòng quay tài sản.
(3) Tỷ số quản trị tài sản
Thời gian tồn kho
Giá vốn hàng bán = 365/Vòng quay
Vòng quay HTK=
Hàng tồn kho HTK

Kỳ thu tiền =
Vòng quay KPThu = 365/Vòng quay
Tỷ số quản Doanh thu/KPThu KPThu
trị tài sản
Kỳ thanh toán=
Vòng quay KPTrả = Giá 365/Vòng quay
vốn hàng bán/KPTrả KPTrả

Doanh thu TR
Vòng quay tổng tài sản (TAT) = =
Tổng tài sản TA
Ví dụ của Prufrock Corporation
▪ Hàng tồn kho:
$1,344
Vòng quay hàng tồn kho = = 3.2 lần
$422
→ DN bán hết (quay vòng) toàn bộ hàng tồn
kho 3,2 lần trong một năm. Số vòng quay
càng lớn → Quản lý HTK càng hiệu quả.
365
Thời gian tồn kho = = 114 ngày
3.2

→ DN mất trung bình 114 ngày mới bán được


hàng tồn kho.
Ví dụ của Prufrock Corporation
▪ Khoản phải thu:
$2,311
Vòng quay khoản phải thu = =12.3 lần
$188
→ DN đã thu khoản tín dụng thương mại
đang lưu hành của mình và cho vay lại tiền
12.3 lần trong năm.
365
Số ngày thu khoản phải thu(Kỳ thu tiền)= =30 ngày
12.3

→ DN thu hồi doanh thu bán hàng trả chậm


trong 30 ngày.
Ví dụ của Prufrock Corporation
▪ Khoản phải trả:
$1,344
Vòng quay khoản phải trả = =3.9 lần
$344
→ DN đã thanh toán các khoản tín dụng
thương mại đang lưu hành của mình và đi vay
lại tiền 3.9 lần trong năm.
365
Số ngày thu khoản phải trả (Kỳ thanh toán)= =94 ngày
3.9

→ Tính trung bình, Prufrock mất 94 ngày để


thanh toán các hóa đơn.
Ví dụ của Prufrock Corporation

▪ Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:


$2,311
Vòng quay tổng tài sản = =0.64 lần
$3,588

→ Cứ mỗi đôla tài sản của mình, DN sẽ tạo ra


$0.64 doanh thu.
(4) Tỷ số khả năng sinh lợi
▪ Mục đích của những tỷ số này là đo lường
khả năng tạo ra lợi nhuận của DN.
▪ Các tỷ số này càng cao thì cho thấy DN có
khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao.
▪ Các ngành khác nhau có mức độ sinh lợi
khác nhau.
(4) Tỷ số khả năng sinh lợi
Lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng (PM) =
Doanh thu

DT−GVH𝐵
Biên lợi nhuận gộp =
Doanh thu
Tỷ số khả
năng sinh lợi
Lợi nhuận ròng
TSSL trên tổng TS (ROA)=
Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng


TSSL trên VCSH (ROE) =
Tổng vốn CSH
Ví dụ của Prufrock Corporation
$363
Biên lợi nhuận ròng (PM) = =15.7%
$2,311
→ Cứ mỗi 1 đôla doanh thu, DN tạo ra 0.157
đôla lợi nhuận ròng.
Ví dụ của Prufrock Corporation
$363
ROA = =10.1%
$3,588
→ Cứ mỗi 1 đôla tài sản, DN tạo ra 0.101
đôla lợi nhuận ròng.
$363
ROE = =14%
$2,591
Lưu ý: ROA và ROE chỉ là các TSSL trên
phương diện kế toán (dựa vào giá trị sổ sách
chứ không phải giá trị thị trường của tài sản
và vốn chủ sở hữu).
(5) Tỷ số giá trị thị trường
▪ Nhóm chỉ tiêu này có một số các thông tin
(giá thị trường của cổ phiếu) không nằm
trong các BCTC.
▪ Những chỉ tiêu này chỉ có thể tính được trực
tiếp đối với các công ty niêm yết.
▪ Ký hiệu:
o Gọi Q là số lượng CP đang lưu hành của
DN.
o P là giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu
(5) Tỷ số giá trị thị trường
o BV là giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
Tổng vốn chủ sở hữu (TE) 𝑻𝑬
BV = =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 𝑸

o EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu


Lợi nhuận ròng (EAT) 𝑬𝑨𝑻
EPS = =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 𝑸

o DPS là cổ tức mỗi cổ phiếu


Tổng cổ tức tiền mặt
DPS =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
(5) Tỷ số giá trị thị trường
Giá mỗi cổ phiếu
P
Tỷ số PE = =
Thu nhập mỗi cổ phiếu E

E
Tỷ suất thu nhập =
P

Tỷ số giá trị Giá mỗi cổ phiếu


P
Tỷ số P/BV = =
thị trường GTSS mỗi cổ phiếu BV

DPS
Tỷ suất cổ tức =
P

Tổng cổ tức TM DPS


Tỷ lệ chi trả cổ tức = =
EAT EPS
(5) Tỷ số giá trị thị trường
▪ Lưu ý:
o Tỷ số PE đo lường mức giá mà các nhà đầu
tư sẵn lòng trả để có được 1 đôla thu nhập
hiện hành. Nhà đầu tư THƯỜNG chấp nhận
mức P/E cao với kỳ vọng DN có triển vọng
tăng trưởng cao trong tương lai.
o Tỷ số P/BV so sánh GTTT của các dự án đầu
tư của DN với giá gốc của nó. P/BV < 1 có
thể có ý nghĩa rằng DN đã không thành công
trong việc tạo ra giá trị cho các cổ đông.
Ví dụ của Prufrock Corporation
▪ Giả sử Prufrock có 33 triệu CP đang lưu
hành và CP được bán với giá 88$/CP vào
cuối năm. Ta có:
$2,591 triệu
BV = = 78.5$/CP
33 triệu cổ phiếu

$363 triệu
EPS = = 11$/CP
33 triệu cổ phiếu
88
Tỷ số PE = = 8 lần
11
88
Tỷ số P/BV = = 1.12 lần
78.5
Một số lưu ý khi phân tích tỷ số tài chính
▪ Các nhân tố tác động đến tỷ số: Ngoài các
hoạt động nội bộ tác động đến những tỷ số
của một công ty, cần quan tâm đến các yếu
tố bên ngoài như những sự kiện kinh tế, các
nhân tố ngành, chính sách quản lý và
phương pháp kế toán.
▪ Diễn giải các tỷ số: Cần cẩn thận vì các
nhân tố tác động đến tử số có thể tương
quan với các nhân tố tác động đến mẫu số.
Một số lưu ý khi phân tích tỷ số tài chính
→ Ví dụ: công ty có thể cải thiện tỷ số chi phí
hoạt động trên doanh thu thông qua việc giảm
các chi phí để tăng doanh thu (chẳng hạn như
chi phí nghiên cứu và phát triển). Tuy nhiên,
việc giảm các loại chi phí này thường tạo ra
những sụt giảm dài hạn trong doanh thu và thị
phần. Do đó, một cải thiện trong lợi nhuận
ngắn hạn có thể gây hại cho triển vọng tương
lai của công ty.
Một số lưu ý khi phân tích tỷ số tài chính
▪ Các tỷ số tài chính tự bản thân nó không có
nhiều ý nghĩa, nên nó phải được sử dụng kết
hợp với:
o Phân tích xu hướng: So sánh trong nhiều
năm với nhau để thấy được xu hướng biến
động của các tỷ số.
o Phân tích, so sánh giữa các DN trong cùng
ngành với nhau hoặc so với mức bình quân
của ngành mà DN hoạt động.
o Các tiêu chuẩn được định trước
thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like