You are on page 1of 19

D BA

Qu¶n trÞ kinh doanh

Chương 1: Phương pháp luận phân tích kinh tế

Nội dung:
1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế
1.2. Các loại phân tích kinh tế
1.3. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp
1.4. Những đặc điểm của phân tích kinh tế trong cơ chế
thị trường và các quan điểm cần quán triệt.

1
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


• Khái niệm về phân tích kinh tế
• Các khâu cơ bản của phân tích kinh tế
• Nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh tế
• Đối tượng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
• Ỹ nghĩa vai trò của phân tích kinh tế

2
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Khái niệm về phân tích kinh tế)
• Phân tích: Là một phương pháp khoa học phân chia một vấn đề nhỏ ra,
nghiên cứu trong mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận, các mặt với
nhau, tìm ra bản chất quy luật phát triển của sự vật hiện tượng.
• Tổng hợp: là bao quát lại vấn đề trên cơ sở phân tích để tìm ra quy luật
chung chi phối sự vật hiện tượng đó.
• PTKT là chức năng của quản lý trong việc hình thành những giải pháp
có căn cứ và hiệu quả
• PTKT gắn liền với hoạt động kinh doanh của con người: con người
phải thường xuyên điều tra, tính toán, căn nhắc, soạn thảo và lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và đồng thời cũng phải thường
xuyên đánh giá kết quả công việc, tìm ra nguyên nhân của những thiếu
sót ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và những tiểm năng chưa được
sử dụng, đề ra các giải pháp khắc phục những thiếu sót, sử dụng
những tiềm năng nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
• Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: là việc phân chia các hiện
tượng,các quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thành
nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó dùng các phương pháp liên
hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm rút ra tính quy luật và xu 3
hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Các khâu cơ bản của phân tích PTKT)

Thu thập thông tin thực tế

Tư duy trừu tượng

Kết luận, ra quyết định

Hoạt động cụ thể


4
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Các khâu cơ bản của phân tích PTKT)

• Thu thập thông tin thực tế


 Thông tin có thể thu thập trực tiếp bằng khảo sát thực tế, các báo
cáo định kỳ của các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, cơ quan
quản lý, dịch vụ thông tin
 Khối lượng thông tin phụ thuộc vào mục tiêu phân tích
 Độ chính xác, đầy đủ, toàn diện của thông tin ảnh hưởng đến kết
quả phân tích

5
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Các khâu cơ bản của phân tích PTKT)
• Tư duy trừu tượng
 Thông tin ban đầu thu thập được tự bản thân chúng không phản
ánh được các nguyên nhân hình thành nên chúng, các nhà phân tích
phải lý giải được các thông tin đã có, tức là phải tư duy trừu tượng
(phân tích, tổng hợp)
• Kết luận, ra quyết định
 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế đã đạt được hoặc dự kiến sẽ
đạt được của hoạt động sản xuất kinh doanh
 Định hướng và lựa chọn phương án hoạt động sản xuất kinh doanh
trong tương lai gần cũng như dài hạn
 Mục tiêu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho người sử dụng để đề
ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh

6
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Nhiệm vụ của phân tích PTKT)
• Đánh giá chính xác, cụ thể các kết quả kinh tế, quá trình và kết quả
của việc thực hiện các nhiệm vụ đã được đặt ra, đồng thời đánh giá
việc thực hiện các chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế - tài chính
mà nhà nước ban hành.
• Xác định rõ nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực đến quá trình và kết quả kinh tế và phải tính được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố
• Đề xuất các biện pháp cụ thể để cải tiến công tác cũng như để động
viên và khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp

7
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Đối tượng nghiên cứu của phân tích PTKT)
• Các hiện tượng và kết quả kinh tế, quá trình và kết quả của việc thực
hiện các nhiệm vụ đã được đặt ra
• Các nguyên nhân và nhân tố đã ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến quá trình và kết quả kinh tế
• Các con đường, các biện pháp để cải tiến công tác, cũng như để
động viên và khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp
• Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đề có định hướng và kế hoạch.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào kết quả thực
hiện các định hướng, các mục tiêu, các kế hoạch, hoặc kết quả đã
đạt được ở các kỳ kinh doanh trước.

8
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Ý nghĩa, vai trò của PTKT)
• Phân tích kinh tế với vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức. Với
chức năng dự đoán, điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Là một công
cụ quan trọng không thể thiếu được để quản lý khoa học, có hiệu
• Đối với doanh nghiệp
 Giúp DN tự đánh mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy
hay khắc phục, cải tiến quản lý.
 Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực
của DN, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh
 Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn
hạn và dài hạn
 Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng những hạn chế rủi ro
bất định trong kinh doanh

9
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.1. Bản chất, nhiệm vụ và đối tượng phân tích kinh tế


(Ý nghĩa, vai trò của PTKT)
• Đối với những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh
tế doanh nghiệp
 Nhà quản trị: phân tích để có quyết định quản trị
 Nhà cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn
 Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh
 Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN,
nơi họ có phần vốn góp của mình
 Sở giao dịch chứng khoán, ủy ban chứng khoán nhà nướ, phân tích
hoạt động DN trước khi cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu
 Các cơ quan khác: thuế, thống kế, cơ quan quản lý cấp trên và các
công ty phân tích chuyên nghiệp
• Chuẩn đoán doanh nghiệp: là căn cứ vào những tín hiệu yếu kém về
kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện
sớm những căn nguyên của sự yếu kém trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
10
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.2. Các loại phân tích kinh tế


• Phân tích thường xuyên, phân tích định kỳ
 Phân tích thường xuyên
 Phân tích định kỳ
• Căn cứ vào phạm vi phân tích
 Phân tích tổng thể
 Phân tích điển hình
• Căn cứ vào chủ thể phân tích: tức là ai, bộ phận nào, cơ quan nào
tiến hành phân tích.
• Căn cứ vào nội dung, chương trình phân tích
 Phân tích chuyên đề
 Phân tích tổng hợp
• Căn cứ vào thời điểm phân tích
 Phân tích trước
 Phân tích hiện hành
 Phân tích sau 11
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.3. Tổ chức phân tích kinh tế

Khâu lập kế hoạch phân tích

Khâu sưu tầm, lựa chọn và


Kiểm tra số liệu và tài liệu

Khâu xử lý số liệu

Khâu lập báo cáo phân tích


12
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.3. Tổ chức phân tích kinh tế


(Khâu lập kế hoạch phân tích)
• Nội dung chủ yếu của kế hoạch phân tích phải chỉ rõ nội dung (chỉ
tiêu) cần phải phân tích
• Khoảng thời gian trong đó các chỉ tiêu phát sinh ( chỉ tiêu thuộc quý
hay năm)
• Thời gian bắt đầu và kết thúc
• Người (đơn vị) thực hiện
• Phạm vi phân tích

13
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.3. Tổ chức phân tích kinh tế


(Khâu sưa tầm, lựa chọn và kiểm tra số liệu, tài liệu)
Việc sưu tầm, lựa chọn số liệu và tài liệu được tiến hành phù hợp với
nội dung phải phân tích, kiểm tra lại số liệu để đảm bảo tính chính
xác, thống nhất. 3 nguồn tài liệu:
• Tài liệu kế hoạch: bao gồm hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch hoặc chỉ
tiêu dự toán, hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật hiện
hành
• Tài liệu hạch toán: hạch toán kế toán, hạch toán thống kế, hạch toán
nghiệp vụ
• Tài liệu ngoài kế hoạch: báo cáo tổng kết, các biên bản thanh tra
kiểm tra, ý kiến của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp

14
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.3. Tổ chức phân tích kinh tế


(Khâu xử lý số liệu)
• Tính toán chỉ tiêu phân tích
• Tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
• Tiến hành phân tích, đánh giá các kết quả kinh tế
• Tổng hợp kết quả phân tích
• Rút ra kết luận, đề ra các giải pháp

15
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.3. Tổ chức phân tích kinh tế


(Khâu lập báo cáo phân tích)
Báo cáo phân tích được trình bày trong hội nghị phân tích, hội
nghị phân tích có thể bao gồm (ban giám đốc điều hành, cán bộ phụ
trách các phòng ban, toàn thể cán bộ công nhân viên)
• Kết luận về những ưu, nhược điểm chủ yếu trong công tác quản lý
của doanh nghiệp
• Các nguyên nhân cơ bản đã tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết
quả kinh tế
• Những biện pháp cần thiết để cải tiến công tác, khai thác tiềm năng

16
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.4. Những đặc điểm của PTKT trong cơ chế thị trường và những quan
điểm cần quán triệt
(Đặc điểm của phân tích kinh tế trong cơ chế thị trường)
• Trong kinh tế thị trường: khi PTKT các doanh nghiệp cần chú ý tới
mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phải tính tới nhiều yếu
tố tác động bên ngoài (thị trường, đối thủ cạnh tranh…)
• Trong phân tích kinh tế có 3 loại phân tích: phân tích trước, phân tích
tác nghiệp, phân tích sau. Khi phân tích phải đảm bảo mối quan hệ
chặt chẽ giữa 3 loại này
• Tính thiết thực và cụ thể của PTKT thể hiện trong cơ chế thị trường
• Các phương pháp PTKT rất đa dạng, áp dụng trong điều kiện bất
định, rủi ro.

17
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

1.4. Những đặc điểm của PTKT trong cơ chế thị trường và những quan
điểm cần quán triệt
(Các quan điểm cần quán triệt)
• Quan điểm toàn điện hệ thống: phải nghiên cứu đầy đủ các mặt và
xem xét các mặt đó trong mối liên hệ mật thiết với nhau.
• Quan điểm động: hoạt động sản xuất kinh doanh của DN rất đa
dạng, nhiều vẻ và không ngừng biến động, do đó khi PTKT phải xem
xét các sự vật hiện tượng trong xu thế phát triển
• Quan điểm cụ thể thiết thực: khi phân tích phải nắm vững tình hình
cụ thể, phân tích theo yêu cầu cụ thể của hoạt động sản xuất kinh
doanh, phải giải quyết những vấn đè thiết thực nảy sinh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
• Quan điểm hạch toán kinh doanh: khi phân tích phải dựa trên quan
điểm hạch toán kinh doanh. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp thể hiện ở sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự
chủ về tài chính, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và DN
18
D BA
Qu¶n trÞ kinh doanh

19

You might also like