You are on page 1of 16

Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.

s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH


KINH DOANH

1.1 Khái niệm, mục đích và nhiệm vụ

1.2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

1.3 Phương pháp phân tích

1.4 Tổ chức phân tích kinh doanh

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

 Hiểu tập các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về Phân tích kinh
doanh (PTKD);
 Xác định được đối tượng và nội dung nghiên cứu của Phân tích
kinh doanh;
 Nắm được một số phương pháp phân tích được sử dụng trong
phân tích kinh doanh và quy trình tổ chức phân tích kinh doanh;
 Vận dụng được các phương pháp phân tích vào việc phân tích
một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp cụ thể.

1
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.1.1 Khái niệm Phân tích kinh doanh

PHÂN TÍCH KINH DOANH

Là sự chia nhỏ sự vật, hiện Là việc thực hiện liên tục một, một số
tượng thành nhiều bộ phận, từ hoặc tất cả các công đoạn của quá
đó chỉ ra mối quan hệ giữa các trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
bộ phận cấu thành đó nhằm đưa sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
ra các nhận định đánh giá thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng, các
quá trình và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp (DN) ra thành các bộ
phận cấu thành rồi dung các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật để đánh giá
kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN đó.
3

1.1.2 Mục đích phân tích kinh doanh

2
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.1.3 Nhiệm vụ phân tích kinh doanh

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của PTKD

Đối tượng nghiên cứu của PTKD là kết quả và hiệu quả kinh doanh của
DN, biểu hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cụ thể gắn liền với môi
trường kinh doanh của DN. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế này có thể được phân
loại như sau:

Phân loại theo hoạt động: Phân loại theo tính chất chỉ tiêu

o Chỉ tiêu thuộc hoạt động kinh doanh o Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt
o Chỉ tiêu thuộc hoạt động đầu tư động (quy mô);

o Chỉ tiêu thuộc hoạt động tài chính o Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động (chất lượng)

3
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.2.2 Nội dung nghiên cứu của PTKD

Phân tích hoạt


động đầu tư

Phân tích khái quát


Phân tích hoạt
hình tài chính và khả
động kinh doanh năng sinh lợi

Phân tích hoạt


động tài chính

1.2.2 Nội dung nghiên cứu của PTKD


Sơ đồ 1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động


cung cấp

Phân
tích hoạt
Phân tích hoạt động
động sản xuất; CCDV
kinh
doanh
Phân tích hoạt động
tiêu thụ

4
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

Sơ đồ 1.2. Phân tích hoạt động đầu tư

Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, công nghệ

Đầu tư chứng khoán

Đầu tư vào CSLD đồng


Đầu tư tài chính kiểm soát
Phân tích
hoạt động
Cho vay vốn
đầu tư

Đầu tư BĐS

Đầu tư theo hình thức ký hợp đồng BCC, PPP

BCC: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract)
PPP: Chính sách đầu tư đối tác công- tư (Public- Private Partnership)
9

Sơ đồ 1.3 Phân tích hoạt động tài chính (tài trợ vốn kinh doanh)

Phân tích việc huy động vốn chủ sở hữu

Phát hành

Phân tích
Phân tích vốn trái
Thanh toán
hoạt động phiếu

tài chính
Chuyển đổi
(tài trợ
vốn KD) Phân tích vốn vay
ngắn-dài hạn

Phân tích tình hình biến động nợ thuê TC

10

10

5
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

Sơ đồ 1.4 Đánh giá khái quát tình hình tài chính


và phân tích khả năng sinh lợi

Phân tích khái quát tình hình


Phân tích khả năng sinh lợi
tài chính

Đánh giá khái quát tình hình Phân tích khả năng sinh lợi
huy động vốn của TS (ROA)

Đánh giá khái quát mức độ Phân tích khả năng sinh lợi của
độc lập tài chính VCSH (ROE)

Đánh giá khái quát khả năng Phân tích khả năng sinh lợi
thanh toán của chi phí, doanh thu,…

Đánh giá khái quát khả năng


sinh lợi

11

11

Sơ đồ 1.6 Mô hình phân tích kinh doanh

Nội dung
phân tích

Chỉ tiêu
phân tích

Nhân tố ảnh Nguyên nhân khách


hưởng quan, chủ quan

12

12

6
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

Nội dung phân tích

Tình hình tiêu thụ mặt hàng A trong năm N tại công ty

Chỉ tiêu phân tích

Doanh thu tiêu thụ hàng A

Nhân tố ảnh hưởng Số lượng hàng A bán trong kỳ

Đơn giá bán hàng A

Nguyên nhân Chủ quan: giá bán tăng

Khách quan: tình hình dịch bệnh


13

13

1.3 Phương pháp phân tích

1 Phương pháp so sánh

2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp loại trừ

4 Phương pháp liên hệ cân đối

5 Phương pháp Dupont

6 Các phương pháp khác

14

14

7
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện
tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương
tự nhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

• Điều kiện so sánh: Chỉ tiêu phân tích phải thống nhất về nội dung kinh
tế, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
• Gốc so sánh: Gốc so sánh có thể xác định theo thời gian hoặc theo
không gian hoặc kết hợp cả thời gian và không gian.
• Hình thức so sánh: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân,...

15

15

1.3.1 Phương pháp so sánh


• Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của đối tượng
nghiện cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
• Số tuyệt đối có thể được xác định bằng hiệu số của chỉ tiêu nghiên
cứu ở kỳ phân tích và kỳ gốc để phản ánh quy mô, khối lượng của đối
tượng nghiên cứu thông qua các thước đo thích hợp (thước đo giá trị,
thước đo hiện vật, thước đo thời gian).

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trích)


Đơn vị tính: 1,000 đồng
Chênh lệch
Năm N Năm N-1
CHỈ TIÊU tuyệt đối
1 2 3=1-2
1. Doanh thu bán hàng và cung
8.653.537.278 6.995.896.419 1.657.640.859
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
Số tuyệt đối
16

16

8
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.1 Phương pháp so sánh


• Số tương đối phản ánh đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát
triển, mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạc hay mức
độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc

Trị số phản ánh đối tượng nghiên cứu


Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch
kỳ thực hiện
của chỉ tiêu phản ánh đối = x 100%
Trị số phản ánh đối tượng nghiên cứu
tượng nghiên cứu
kỳ kế hoạch

Trị số phản ánh đối tượng nghiên cứu


Tỷ lệ % đạt được của chỉ
kỳ phân tích
tiêu phản ánh đối tượng = x 100%
Trị số phản ánh đối tượng nghiên cứu
nghiên cứu so với kỳ gốc
kỳ gốc

17

17

1.3.1 Phương pháp so sánh


• Ví dụ: Cho biết tình hình doanh thu tại công ty A trên thực tế năm N và
theo kế hoạch trong bảng dưới đây. Xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
doanh thu tại công ty A.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Kế hoạch Thực tế
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
8.150.000.000
vụ 8.653.537.278

18

18

9
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.1 Phương pháp so sánh


• Số tương đối (tiếp)
Số tương đối động thái: mức độ biến động theo thời gian của chỉ
tiêu nghiên cứu. Số tương đối động thái gồm số tương đối định gốc
và số tương đối liên hoàn.
- Số tương đối định gốc phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển
hay tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu của kỳ phân tích so với
kỳ gốc
- Số tương đối liên hoàn phản ánh nhịp điệu phát triển hay tăng
trưởng của đối tượng nghiên cứu của kỳ phân tích với kỳ gốc liền
kề trước đó.
Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm
trong tổng thể.

20

20

1.3.1 Phương pháp so sánh

Ví dụ 1: Sử dụng phươn pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu trên Báo
cáo kết quả kinh doanh của công ty sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trích)


Đơn vị tính: 1,000 đồng
Chênh lệch
Năm N Năm N-1
CHỈ TIÊU Tuyệt đối Tương đối
1 2 3=1-2 4=3/2
1. Doanh thu bán hàng và cung
8.653.537.278 6.995.896.419
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - -
3. Doanh thu thuần 8.653.537.278 6.995.896.419
4. Giá vốn hàng bán 6.470.630.087 5.384.935.526
5. Lợi nhuận gộp 2.182.907.191 1.610.960.893

21

21

10
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu sẽ được phân tích chi tiết theo bộ
phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh rồi mới so
sánh mức độ đạt được của từng bộ phận và mức độ ảnh hưởng của từng
bộ phận đến tổng thể.
Phương pháp này giúp nhà quản lý đánh giá chính xác vai trò và vị
trí của từng bộ phận trong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh
chung.

23

23

1.3.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu

Ví dụ 2: Phân tích chỉ tiêu Doanh thu tiêu thụ của công ty cổ phần tập đoàn
Kido theo phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu

24

24

11
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách khi xác định mức độ ảnh
hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Phương pháp loại trừ được thể hiện dưới 2 dạng:


• Phương pháp thay thế liên hoàn
• Phương pháp số chênh lệch
Điều kiện vận dụng: Chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng thể hiện
dưới dạng tích số, thương số hoặc kết hợp cả hai.
• Lưu ý: Nếu chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng ở dạng thương số
=> chỉ áp dụng cho phương pháp thay thế liên hoàn.

25

25

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách khi xác định mức độ ảnh
hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Phương pháp loại trừ được thể hiện dưới 2 dạng:


• Phương pháp thay thế liên hoàn
• Phương pháp số chênh lệch
Điều kiện vận dụng: Chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng thể hiện
dưới dạng tích số, thương số hoặc kết hợp cả hai.
• Lưu ý: Nếu chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng ở dạng thương số
=> chỉ áp dụng cho phương pháp thay thế liên hoàn.

26

26

12
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.3 Phương pháp loại trừ


Trình tự phân tích theo phương pháp loại trừ

Trong phuong trình kinh tế, nhân tố số lượng trình bày trước nhân tố chất lượng
27

27

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Chỉ tiêu Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp số chênh lệch
A1BoCoDo - AoBoCoDo (A1-Ao)BoCoDo
A1B1CoDo - A1BoCoDo A1(B1-Bo)CoDo
A1B1C1Do - A1B1CoDo A1B1(C1-C0)Do
A1B1C1D1 - A1B1C1Do A1B1C1(D1-Do)

28

28

13
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Chỉ tiêu Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp số chênh lệch
Bo/A1 - Bo/Ao Không áp dụng
B1/A1- Bo/A1 Không áp dụng

29

29

1.3.3 Phương pháp loại trừ

Ví dụ 3: Cho biết tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản
phẩm A trong năm N tại một doanh nghiệp như sau (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


A 1 2
1. Số lượng sản phẩm A sản xuất (cái) 20.000 25.000
2. Mức tiêu hao NVLTT cho SX 1 SP A (kg/SP) 10 9,5
3. Đơn giá xuất NVL (1000đ/kg) 20 18,5

Yêu cầu: Hãy phân tích “Chi phí NVL trực tiếp” theo:
1) Phương pháp thay thế liên hoàn
2) Phương pháp số chênh lệch

30

30

14
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có mối quan hệ cân đối
Ví dụ: Tài sản và Nguồn vốn; Cân đối hàng tồn kho;...
Các nhân tố đứng độc lập, tách biệt nhau nhưng cùng tác động tới đối
tượng phân tích. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi
trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.
Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thường ở dạng tổng, hiệu hoặc
cả tổng và hiệu.
Các nhân tố ảnh hưởng không cần sắp xếp theo trật tự.

TÀI NGUỒN
SẢN VỐN
31

31

1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Ví dụ 4: Cho biết tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu (NVL) tại công ty
M như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Giá trị nguyên vật liệu Kỳ kế hoạch Kỳ thực hiện
Tồn đầu kỳ 100.000 90.000
Nhập trong kỳ 1.000.000 1.200.000
Xuất trong kỳ 1.050.000 1.210.000
Tồn cuối kỳ

Yêu cầu: Phân tích các nhân tố nội tại làm ảnh hưởng đến giá trị NVL tồn
kho cuối kỳ bằng phương pháp liên hệ cân đối.

32

32

15
Tài liệu Phân tích kinh doanh_ Th.s Mai Thanh Thủy 12/11/2021

1.3.5 Một số phương pháp phân tích khác


 Phương pháp ma trận SWOT (mô hình phân tích SWOT) là việc phân tích chiến lược,
rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay một đề án kinh doanh dựa
trên điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách
thức (Threats).
 Phương pháp biểu đồ (phương pháp đồ thị) là phương pháp trình bày và phân tích
các thông tin bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp
với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của đối
tượng, hiện tượng nghiên cứu.
 Phương pháp hồi quy: là phương pháp toán học được sử dụng chủ yếu để ước
lượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữ liệu
phản ánh các sự kiện diễn ra trong quá khứ để tìm ra quy luật về mối quan hệ giữa
chúng.
 Phương pháp Dupont (mô hình Dupont) là phương pháp phân tích dựa trên mối quan
hệ tương hộ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một
hàm số của một loạt các biến số. Thực chất phương pháp này được sử dụng để phân
tích khả năng sinh lợi của một DN bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống dựa
trên mối liên hệ giữa khả năng sinh lợi của DN với các chỉ tiêu tài chính.
34

34

1.4 Tổ chức phân tích kinh doanh

Tổ chức phân tích kinh doanh là việc sử dụng các phương pháp PTKD
trong từng nội dung phân tích cụ thể nhằm đánh giá chính xác kết quả và
hiệu quả kinh doanh, chỉ rõ sai lầm, vạch ra tiềm năng và tìm biện pháp khắc
phục, cải tiến công tác quản lý kinh doanh.

36

36

16

You might also like