You are on page 1of 94

CÂU LẠC BỘ CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN

BAN CHUYÊN MÔN

Giáo trình

PHÂN TÍCH

ĐẦU TƯ

CHỨNG
KHOÁN
LỜI NÓI ĐẦU
Chứng khoán là một lĩnh vực rất hay và cuốn hút. Tìm hiểu về chứng
khoán giúp ta có cái nhìn tổng quan nhất về nền kinh tế. Trong những năm
đầu tiên của đại học, sinh viên NEU nói chung và thành viên Ban Chuyên
môn nói riêng phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức để thực sự “hòa
nhịp” với biến động không ngừng của nền kinh tế nếu không muốn mình
bị “bỏ lại phía sau”. Và chứng khoán là một lĩnh vực mà các bạn không
thể bỏ qua. Để có những kiến thức về chứng khoán, các bạn trong Ban
Chuyên môn Gen8 hiện còn gặp nhiều lúng túng và khó khăn khi tiếp cận
các tài liệu, sách báo.

Vì vậy, rất cần có một tài liệu tham khảo chi tiết, có hệ thống rõ ràng
về những kiến thức căn bản nhất của lĩnh vực chứng khoán. Vì mục đích
đó, anh có tổng hợp và thực hiện cuốn tài liệu “Phân tích và Đầu tư Chứng
khoán” dành cho tất cả các bạn thành viên Ban Chuyên môn – SSC. Hy
vọng cuốn tài liệu có thể giúp ích và đem lại niềm đam mê với ngành
chứng khoán cho các bạn, như cái cách mà các anh/chị SSC đã truyền
lại cho anh.

Cuốn tài liệu được chia làm 3 phần lớn, dựa trên những tài liệu mà anh
thu thập được từ sách báo, internet và đặc biệt tài liệu là của các anh/chị
Gen trước để lại:

Phần 1: Tổng quan về Phân tích và Đầu tư Chứng khoán

Phần 2: Phân tích cơ bản

Phần 3: Phân tích kỹ thuật

Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Khắc Hiếu – Trưởng ban Chuyên
môn Gen7 và anh Nguyễn Cao Cường – Phó chủ nhiệm Gen7 đã đọc và
sửa bản thảo một cách chi tiết để cuốn tài liệu được hoàn chỉnh. Anh cũng
xin cảm ơn hai bạn Lưu Tiến Đạt và Dương Tiến Thái, thành viên Ban Chuyên
môn Gen8 đã trình bày bản word tài liệu.

Cuốn tài liệu chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót, anh mong đợi sự đóng
góp, phản hồi của tất cả các bạn để cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện
hơn.

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2018

Trưởng ban Chuyên môn Gen 8

Trần Bá Trung
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
Tổng quan về Phân tích
và Đầu tư Chứng khoán
Phần một: Tổng quan về Phân tích và Đầu tư Chứng khoán 3

I. Đầu tư chứng khoán:


1. Đầu tư là gì?
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ.
2. Phân loại đầu tư:
Căn cứ vào bản chất và lợi ích do đầu tư đem lại, chúng ta có thể chia đầu tư
thành: đầu tư thương mại; đầu tư tài sản vật chất và sức lao động; đầu tư tài
chính.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư mà chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra
nhà đầu tư bỏ vốn ra để mua hàng nhanh chóng, do đó hấp dẫn được
hóa, sau đó thực hiện bán lại hàng các nhà đầu tư.
hóa đó nhằm hưởng chênh lệch giữa
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao
giá mua và bán.
động: là loại đầu tư mà nhà đầu tư bỏ
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư mà vốn ra để tạo ra tài sản mới cho nền
nhà đầu tư bỏ vốn ra cho vay hoặc kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất
mua lại các chứng chỉ có giá để kinh doanh và mọi hoạt động xã hội
hưởng các lãi suất định trước (gửi tiết khác, là điểu kiện chủ yếu để tạo ra
kiệm, mua trái phiếu,…) hoặc lãi suất việc làm và nâng cao đời sống cho
tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh người dân và toàn xã hội, đó chính là:
doanh của công ty phát hành (mua cổ xây dựng, sửa chữa kết cấu hạ tầng;
phiếu). Đầu tư tài sản tài chính không mua sắm, chế tạo trang thiết bị; sản
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà xuất, chế biến lương thực thực phầm;
chỉ làm tăng giá trị tài sản của tổ đào tạo nguồn nhân lực,…nhằm thu
chức, cá nhân đầu tư. Tuy nhiên nó lại lại được lợi nhuận. Loại đầu tư này
giúp vốn bỏ ra đầu tư được lưu gọi chung là đầu tư phát triển.
4 4
Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

3. Đầu tư chứng khoán:


Chứng khoán là các tài sản tài chính, vì vậy đầu tư chứng khoán là một loại
hình đầu tư tài chính.
Mục đích của việc đầu tư chứng khoán:
• Lợi nhuận: lợi tức chứng khoán; chênh lệch giá chứng khoán khi chuyển
nhượng.
• Phân tán rủi ro có thể gặp trong tương lai nhờ đa dạng hóa đầu tư.
• Để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp.
II. Phân tích chứng khoán:
1. Mục tiêu phân tích chứng khoán:
Giúp cho các nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn được các quyết định đầu tư
đúng đắn nhất, thực chất để trả lời các câu hỏi:
• Khi nào nên đầu tư?
• Nên đầu tư vào loại chứng khoán nào?
• Đầu tư tại mức giá nào?
• Thời gian bao lâu? Khi nào nên rút khỏi thị trường?
Phần một: Tổng quan về Phân tích và Đầu tư Chứng khoán 5

2. Quy trình phân tích cổ phiếu:

• Phân tích từ trên xuống (Top Down)

Phân
tích
vĩ mô

Quy trình này được


sử dụng khá phổ
Phân
tích biến trong phân tích
ngành và đầu tư cổ phiếu

Phân
tích
công ty

Phân
tích
vĩ mô

Quy trình này thích


hợp với các tổ chức Phân
tích
có vai trò tổ chức,
ngành
quản lý và giám sát
hoạt động của thị
trường chứng khoán Phân
tích
công ty

• Phân tích từ dưới lên (Bottom Up)


6 6
Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

3. Phân loại phân tích đầu tư chứng khoán:

Phân tích Phân tích


kỹ thuật cơ bản

Đầu tư Dựa theo tin


tăng trưởng nội bộ
Các phương pháp
phân tích đầu tư
chứng khoán

Dựa theo
Tâm lý học
“game”

Phương pháp
khác

Để làm rõ những mục đích trên, người ta sử dụng các phương pháp phân tích
chính sau:
Phần một: Tổng quan về Phân tích và Đầu tư Chứng khoán 7

Trong đó, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là 2 phương pháp phổ biến
nhất hiện nay. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể 2 phương pháp phổ biến nhất hiện
nay:
• Các nhà đầu tư quan tâm
Phân tích cơ bản
đến mức lợi tức, khả năng
sinh lời của công ty, từ đó
đánh giá triển vọng tăng Dựa vào chỉ
Dùng tin tức,
trưởng của công ty và ước số kinh tế,
các số liệu tài
sức khỏe
tính mức giá chứng khoán chính
doanh nghiệp
trong tương lai. Đó là
Phân tích cơ bản.
8 8
Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Phân tích kỹ thuật


• Các nhà đầu tư chứng khoán quan
tâm đến ước tính cung-cầu của
Dựa vào giá chứng khoán, theo dõi biến động giá
cổ phiếu, chứng khoán và vẽ thành biểu đồ để
Dùng biểu đồ
thanh khoản, dự đoán mua bán chứng khoán. Đó
kỹ thuật
đường trung
là Phân tích kỹ thuật. Không giải
bình (MA)
thích lý do biến động giá mà nghiên
cứu bản thân diễn biến thị trường.
❖ So sánh ưu, nhược điểm giữa hai phương pháp:

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

• Do hiểu và nắm vững giá trị • Kiến thức rộng, đa dạng,


thực của một công ty cũng như
cần tích lũy kinh nghiệm
xu hướng biến động của nền
đầu tư trong thời gian dài
kinh tế nên lợi nhuận thường
• Để đạt tới độ chính xác
Phân tích cao hơn các phương pháp đầu
cần khối lượng thông tin
cơ bản tư khác trong dài hạn
lớn, thời gian phân tích
• Không bị ảnh hưởng bởi tâm lý
dài
giá giảm trong ngắn hạn, • Bỏ qua các cơ hội đầu tư
không cần theo dõi bảng giá
ngắn hạn (lướt sóng)
thường xuyên

• Có cùng điểm xuất phát • Có tính ngắn hạn, thường


chung với tất cả mọi nhà đầu không hiệu quả bằng
tư do đối tượng nghiên cứu là phân tích cơ bản trong
giá và khối lượng dài hạn
Phân tích • Dựa vào biến động thị
• Không mất nhiều thời gian và
kỹ thuật trường dự đoán xu hướng
công sức để giải thích các
tương lai nên độ chính
hiện tượng
xác không cao
• Đúng trong ngắn hạn, tiết
• Liên tục phải theo dõi
kiệm được thời gian phân tích
bảng giá
PHẦN HAI
Phân tích
Cơ Bản
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 9

Như đã đề cập ở phần trên, có hai quy trình phân tích cổ phiếu. Trong giáo
trình này, chúng ta sử dụng Quy trình phân tích từ trên xuống (Top down).

I. Phân tích vĩ mô:


Tại Việt Nam hiện nay, việc thay đổi các
chính sách kinh tế vĩ mô thường xảy ra nhiều,
đột ngột nên đã ảnh hưởng đến tâm lý của các
nhà đầu tư, TTCK và những hoạt động chung
của nền kinh tế. Do đó việc phân tích sự tác
động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến nền
kinh tế nói chung, TTCK nói riêng là một điều
cần thiết và hữu ích. Khi xác định được các
nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến TTCK như
thế nào, sẽ góp phần giúp các nhà đầu tư có
các phương án ứng biến nhanh nhạy, các quyết
định đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế.
1. Phân tích môi trường chính trị:
Một quốc gia hòa bình, có chính trị ổn
định sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
TTCK cũng như các doanh nghiệp phát
triển bền vững so với một quốc gia chiến
tranh liên miên, bất ổn chính trị. Bên
cạnh đó, Chính phủ là cơ quan tạo lập
các thị trường trong nền kinh tế, cho nên
các chính sách của Chính phủ luôn có tác
động đáng kể tới DN, tới thị trường.
Những sự kiện như tổng tuyển cử, thay
đổi bộ máy lãnh đạo, thay đổi một bộ
luật, thông tư nào đó,… đều có ảnh
10 t10 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

hưởng tiêu cực hoặc tích cực lên TTCK và


được nhà đầu tư hết sức quan tâm..
2. Phân tích ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế:
Trong lịch sử của các Suy thoái Phục hồi Hưng thịnh

nền kinh tế, các giai đoạn


tăng trưởng, phát triển
kinh tế thường nối tiếp sau Đỉnh
những giai đoạn suy thoái
kinh tế và nhìn chung có Nền kinh tế

thể dự báo dài hạn được,


gọi là chu kỳ kinh tế. Mỗi Đáy
chu kỳ kinh tế gồm 3 giai
đoạn: suy thoái, phục hồi
Thu hẹp Khuếch trương
và hưng thịnh.
Thời gian

Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta
quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai
quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết
thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng
thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh
tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các
nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động
tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái
là:
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 11

• Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn • Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày
kho của các loại hàng hóa lâu làm việc của người lao động giảm xuống
bền trong các doanh nghiệp tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân
tăng lên ngoài dự kiến. Việc này công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khi
dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại
sản lượng kéo theo đầu tư vào do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi
trang thiết bị, nhà xưởng cũng nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ
giảm và kết quả là GDP thực tế khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh
giảm sút. trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

• Lợi nhuận của các DN giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các
nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn
cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều
ngược lại.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh
thường được cho là có bốn pha lần lượt là
suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng
thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại,
khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều,
thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa
hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế,
toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai
đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy
nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu
thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế
các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ
kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng
hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
Nay không còn thấy cách gọi này nữa.
12 t12 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Nhận xét:
• Trong các giai đoạn kinh tế phục hồi và hưng thịnh, sẽ mang đến nhiều tác
động tích cực cho TTCK, các DN phát triển nhanh, thuận lợi, mang lại niềm
tin lớn, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào TTCK. Và ngược lại với giai đoạn
suy thoái.
• Các nhà đầu tư nếu biết nắm bắt các chu kỳ này, họ sẽ đầu tư mạnh vào giai
đoạn tăng trưởng và có xu hướng rút khỏi thị trường ở giai đoạn suy thoái.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã
hội Quốc gia được công bố vào ngày 02/12/2016, bước sang năm 2016, nền
kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục
hồi mới. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh trong giai đoạn
2016 - 2020 nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ
các DN đầu tư nước ngoài, nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể
chế chính trị xã hội,…
3. Phân tích ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô:
(Phụ lục I trang 73)
a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
• GDP Là giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong
một thời đoạn.
• Khi GDP có mức tăng trưởng,
điều này cho thấy nền kinh
tế đang trong giai đoạn phát
triển và các công ty làm ăn
hiệu quả, có lãi; gia tăng lợi
nhuận cho các cổ đông. Khi đó làm cho chứng khoán của công ty sẽ trở
nên hấp dẫn hơn và giá cổ phiếu của các công ty cũng như chỉ số giá cổ
phiếu trên TTCK cũng sẽ tăng lên. Một số đo phổ biến khác về sản lượng
của nền kinh tế là sản lượng công nghiệp. Thống kê này cho chúng ta
thước đo về hoạt động kinh tế được tập trung một cách thu hẹp hơn vào
khía cạnh công nghiệp chế tạo của nền kinh tế.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 13

b. Lạm phát:
• Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của các hàng hóa và dịch
vụ tăng lên theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có
nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó có 2 nguyên nhân chính
là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
• Hiện nay, Việt Nam đang
lấy năm 2010 là năm cơ sở
để tính các số liệu Chỉ số giá
tiêu dùng.
• Đối với TTCK, khi lạm phát
gia tăng sẽ làm mức lãi suất
cũng tăng theo để đảm bảo
lãi suất thực dương và kênh
TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác chẳng hạn như gửi
tiền tiết kiệm, từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và gây
ra tình trạng giảm giá cổ phiếu.
• Mặt khác, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công
ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng gián tiếp khiến cổ phiếu
bị giảm giá.
• Lưu ý: Tìm các số liệu thống kê về các chỉ số GDP, CPI,… tại website Việt
Nam – World Bank Group: https://data.worldbank.org/country/vietnam.
c. Lãi suất:
• Lãi suất là chi phí phải trả
của người đi vay cho việc sử
dụng nguồn vốn của người
cho vay. Lãi suất là một
trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng, phát triển
chung của nền kinh tế.
14 t14 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì
khi giá vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn
vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho các công
ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của
công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty.
• Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung
của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay
đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu, mua
sắm của người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp
dẫn hơn trên thị trường.
d. Cung tiền:
• Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu
cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong
nền kinh tế.
• Quan hệ cơ bản giữa lượng
cung tiền và TTCK rõ ràng là
cùng chiều được thể hiện thông
qua các chính sách tiền tệ.
o Chính sách tiền tệ mở rộng: Lượng tiền đưa vào trong lưu thông nhiều
hơn sẽ làm giảm lãi suất cho vay cũng như lãi suất tái chiết khấu. Việc
làm này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các tài sản tài chính trong đó
có cổ phiếu. Mặt khác, khi lãi suất cho vay giảm xuống sẽ giúp làm giảm
lãi suất chiết khấu của cổ phiếu qua đó làm tăng giá kỳ vọng cũng nhu
thu nhập của các nhà đầu tư.
o Chính sách tiền tệ thắt chặt: Lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu thông
đã giảm xuống so với trước khi có sự thay đổi của chính sách. Khi lãi
suất cao hơn sẽ làm cho các nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây
ra tác động làm giảm lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu cũng như làm giảm
giá cổ phiếu.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 15

e. Tỷ giá hối đoái:


• Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng
tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ
đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ
lệ nhất định. Có 2 cách yết giá là yết
giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy
theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách
yết giá phù hợp đối với từng loại
ngoại tệ.
• Theo các lý thuyết kinh tế, tỷ giá hối
đoái có thể tác động lên giá cổ phiếu theo hai hướng khác nhau:
o Khi tỷ giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp thì đồng nội
tệ sẽ bị mất giá cộng thêm môi trường đầu tư ổn định sẽ thu hút được
nhiều lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước đề tìm kiếm lợi
nhuận và hưởng chênh lệch giá.
o Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác việc tăng tỷ giá hối đoái lại có
tác động tiêu cực lên TTCK. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ
tác động đến các hoạt động xuất khẩu, gián tiếp tác động đến mức
tăng trưởng kinh tế cũng như các hoạt động sản xuất của công ty từ
đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và giảm giá cổ phiếu.

Ví dụ:

• Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (mã HT1) tại thời điểm bắt đầu quý
III/2014, công ty nợ 76 triệu Euro.Việc đồng Euro mất giá 8,8% so với tiền
VNĐ sẽ giúp HT1 có khoản lãi tài chính 170 tỷ đồng trong quý III/2014.
• Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) có khoản nợ 24 triệu Yên
Nhật và việc đồng Yên giảm giá 7,7% kể từ cuối tháng sáu sẽ giúp công
ty có khoản lãi tài chính 36 tỷ đồng trong quý III/2014.

Lưu ý: Các số liệu thống kê tại trang web của IMF, hướng dẫn tải dữ liệu tại:
http://cafedautu.blogspot.com/2015/07/huong-dan-tai-du-lieu-imf.html
16 t16 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

4. Phân tích ảnh hưởng của các biến số khác liên quan:
a. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nguốn vốn đầu tư trực tiếp này có thể dưới hình thức bằng tiền hoặc những
tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư.
b. Chỉ số quản trị mua hàng PMI (Purchasing Managers Index):
• Chỉ số PMI Việt Nam được HSBC và Markit Economics Limited xây dựng,
dựa trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở
các doanh nghiệp sản xuất tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát.
• Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân
Ngành (SIC), dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam.
• PMI là một chỉ số tổng hợp dựa vào
năm trong số các chỉ số riêng biệt với
những trọng số sau: Đơn đặt hàng mới
– 0,3, Sản lượng – 0,25, Việc làm – 0,2,
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp
– 0,15, Tồn kho các mặt hàng đã mua
– 0,1 cùng với chỉ số Thời gian giao
hàng được đảo ngược để chỉ số biến động theo hướng có thể so sánh.
• Một chỉ số đạt mức trên 50 điểm cho biết sự cải thiện các điều kiện kinh
doanh so với tháng trước, dưới 50 điểm chỉ sự sụt giảm.
c. Hệ số ICOR (Incremental Capital – Output Ratio):
• Hệ số ICOR là một chỉ số cho biết muốn
có thêm một đơn vị sản lượng trong một
thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm
bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó.
• Hệ số ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng
vốn; hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỉ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 17

• Hệ số ICOR cho chúng ta biết được hiệu quả đầu tư được cải thiện hay
giảm sút. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược
lại.
II. Phân tích ngành:
Khi phân tích ngành, các vấn đề cần phân tích (tùy vào từng đặc thù của
ngành để chọn ra các tiêu chí phân tích phù hợp):
• Chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của ngành để tham gia đầu tư hay rút
vốn khi cần thiết.
• Yếu tố cạnh tranh của từng ngành.
• Tốc độ tăng trường doanh thu, lợi nhuận của ngành.
• Các yếu tố chính sách có khuyến khích hay không? Ví dụ như: chính sách
nhập khẩu, thuế,…
• Vào từng thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau,
do đó cần xác định rủi ro từng ngành để xác định mức doanh lợi tương
ứng của ngành đó.
• Phân tích rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của ngành
đó trong tương lai.
• ...v.v.

Để làm rõ các vấn đề cần phân tích trên, ta sẽ đi vào phân tích một số tiêu
chí quan trọng sau:

1. Chu kỳ kinh doanh ngành:


Các ngành kinh tế khác nhau sẽ có sự vận động khác nhau theo chu kỳ kinh
tế. Có thể chia các ngành thành 2 nhóm chính: Nhóm ngành có chu kỳ vận
động phù hợp với chu kỳ kinh tế (thường được gọi là nhóm ngành chu kỳ) và
nhóm ngành có sự vận động ngược chiều so với chu kỳ kinh tế (nhóm ngành
phòng thủ).
18 t18 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Những ngành theo chu kỳ là những


ngành có độ nhạy với trạng thái của nền
kinh tế cao hơn bình quân.
Ví dụ: Ngành Ngân hàng-tài chính (tăng
trưởng kinh tế »»» mọi người giàu lên »»»
chi phí huy động vốn rẻ, nhu cầu vay
mượn để đầu tư tăng »»» lợi nhuận tăng
»»» giá cổ phiếu tăng).
Những ngành phòng thủ là những
ngành có độ nhạy với trạng thái
của nền kinh tế thấp hơn bình
quân.

Nhìn chung, triển vọng và chu kỳ kinh Nhóm ngành chu kỳ


doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả kinh doanh của các DN trong ngành. 1. Ngân hàng – Tài chính
2. Bất động sản – Xây dựng
Nếu một công ty hoạt động kinh doanh trong
3. Chứng khoán
một ngành còn kém phát triển thì cũng khó có 4. Bảo hiểm
triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao. Vào 5. Ô tô
cùng một thời điểm nhất định, các DN kinh 6. …v.v.

doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mức


Nhóm ngành phòng thủ
doanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khác
nhau. Do đó, cần có sự phân tích đánh giá
ngành kinh doanh để chọn ngành có mức 1. Dược phẩm
2. Thực phẩm
doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư. 3. Đồ uống
Mặc khác, cũng cần có sự theo dõi, phân tích 4. Điện, khí đốt
5. …v.v.
ngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu
tư hay rút khỏi đầu tư cho phù hợp.

Câu hỏi: Ngành phòng thủ và ngành chu kỳ, ngành nào hơn?
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 19

2. Vòng đời của ngành:

Giai đoạn bắt đầu phát triển:


sản phẩm mới, doanh số thấp,
chi phí cố định lớn.

Giai đoạn phát triển nhanh: Sau khi một


sản phẩm đã được thiết lập, các đơn vị
dẫn đầu ngành bắt đầu nổi lên. Những
công ty sống sót từ giai đoạn khởi sự sẽ
ổn định hơn, và thị phần tăng lên, tỷ
suất lợi nhuận biên tăng lên.

Giai đoạn chín muồi: sản phẩm đã đạt đến tiềm năng sử dụng của
người tiêu dùng. Song thị trường vẫn chưa bão hòa. Mức tăng
trưởng cao về doanh số và lợi nhuận đã thu hút nhiều công ty gia
nhập ngành. Các DN có xu hướng sử dụng vốn nợ.

Giai đoạn ổn định: giai đoạn dài


nhất, tỷ lệ tăng trưởng ngành
giảm xuống so với tỷ lệ tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Giai đoạn suy thoái


20 t20 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

3. Đánh giá mức độ rủi ro của ngành thông qua các chỉ số:
Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Việc
xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành
đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được. Quy trình
phân tích, đánh giá rủi ro của ngành được tiến hành theo trình tự sau:
a. Xác định hệ số rủi ro (β) của ngành:
Xác định hệ số rủi ro của ngành từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi
dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Công thức xác định như sau:
E(R) = Rf +β.(Rm – Rf)
Trong đó:
• E(R): Mức lợi suất đòi hỏi
• Rf: Mức lợi suất phi rủi ro
• Rm: Mức lợi suất bình quân của thị trường
• β: Hệ số rủi ro ngành
b. Phân tích hệ số P/E của ngành:
Phân tích hệ số P/E của ngành là
xem xét mối quan hệ của P/E ngành với
P/E tổng thể của thị trường. Xem xét các
nhân tố cơ bản của ngành gây tác động
trực tiếp tới P/E ngành như hệ số trả cổ
tức, mức sinh lợi (lợi suất) yêu cầu và
tỷ lệ tăng trưởng cổ tức.
c. Ước tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS):
EPS được xác định theo một số phương pháp
chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân
tích đầu vào – đầu ra, phân tích mối quan hệ
giữa ngành và nền kinh tế.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 21

d. Ước tính mức lợi suất đạt được (r):


Giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với
ước tính thu nhập trên một cổ phiếu. Sau đó só sánh giá trị cuối kỳ với giá trị
đầu kỳ để ước tính lợi suất đạt được (r) theo công thức:
Giá trị chỉ số cuối kỳ - Giá trị đầu kỳ + Cổ tức nhận trong kỳ
r=
Giá trị đầu kỳ
e. Lựa chọn quyết định đầu tư hay không?
So sánh mức lợi suất đạt được r với mức doanh lợi đòi hỏi E(R), nếu
r > E(R) thì nên đầu tư vào ngành này, ngược lại thì nên rút khỏi đầu tư vào
ngành này.
4. Các mô hình có thể áp dụng vào phân tích:
a. Hệ thống phân loại công ty của Peter Lynch:
• Những công ty tăng trưởng chậm: Là những
công ty lớn và đang già đi mà sẽ chỉ tăng
trưởng hơi nhanh hơn nền kinh tế chung. Các
công ty này đã chín muồi từ giai đoạn tăng
trưởng nhanh trước đây. Họ thường có ngân
lưu đều và chi trả cổ tức rộng rãi, cho thấy
rằng công ty đang tạo ra tiền mặt nhiều hơn
so với mức có thể tái đầu tư có lợi vào công ty.
• Những công ty mạnh: Là những công ty lớn, tăng trưởng nhanh hơn
những công ty tăng trưởng chậm trên nhưng không còn ở vào giai đoạn
khởi sự tăng trưởng rất nhanh nữa. Họ cũng có xu hướng thuộc về những
ngành không theo chu kỳ, tương đối không bị ảnh hưởng bởi các cuộc
suy thoái kinh tế (CocaCola,...).
• Những công ty tăng trưởng nhanh: Là những công ty nhỏ, mới và năng
động với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong khoảng từ 20 - 25 %. Tăng
trưởng của công ty có thể do tăng trưởng chung của ngành hay do sự
gia tăng thị phần trong một ngành chín muồi hơn.
22 t22 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Những công ty theo chu kỳ: Đây là những công ty có doanh số và lợi
nhuận mở rộng và thu hẹp theo chu kỳ kinh tế; ví dụ như các công ty ô
tô, các công ty thép, hay ngành xây dựng.
• Những công ty xoay chuyển tình thế: Đây là những công ty đang phá
sản hay chẳng mấy chốc có thể sẽ phá sản. Nếu họ có thể phục hồi từ
tình trạng tưởng chừng như là một thảm họa to lớn, họ có thể mang lại
những suất sinh lợi đầu tư khổng lồ.
• Những công ty tài sản: Đây là những công ty có những tài sản đáng giá
mà hiện không được phản ánh qua mức giá cổ phiếu. Ví dụ, công ty có
thể sở hữu hay tọa lạc trên một khu đất đáng giá với trị giá cao hơn
nhiều lần so với hoạt động kinh doanh của công ty.
b. Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của
M.Porter):
• Áp lực từ những công ty mới • Áp lực cạnh tranh từ các doanh
gia nhập ngành: Những công nghiệp cùng ngành: Khi có một vài
ty mới tham gia vào ngành đối thủ cạnh tranh trong ngành, nói
gây sức ép lên giá cả và lợi chung sẽ có sự cạnh tranh về giá và
nhuận. Ngay cả nếu một biên lợi nhuận thấp hơn khi các đối
công ty chưa bước vào thủ tìm cách mở rộng thị phần.
ngành, tiềm năng tham gia Định phí cao cũng tạo ra áp lực làm
của công ty cũng gây sức ép giảm giá vì định phí gây sức ép
lên giá cả vì giá cao và biên mạnh hơn buộc các công ty phải
lợi nhuận cao sẽ khuyến hoạt động ở mức gần hết công
khích sự tham gia ngành của suất. Những ngành sản xuất ra
các đối thủ cạnh tranh mới. những sản phẩm tương đối đồng
Do đó, các hàng rào ngăn cản nhất cũng chịu sức ép về giá nhiều
sự gia nhập ngành có thể là hơn vì các công ty không thể cạnh
một yếu tố then chốt quyết tranh trên cơ sở khác biệt sản
định lợi nhuận của ngành. phẩm.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 23

• Sức mạnh mặc cả từ phía • Áp lực từ sản phẩm thay thế: Các
người mua: nếu khách hàng sản phẩm thay thế có nghĩa là
mua một tỷ phần lớn sản ngành đứng trước sự cạnh tranh từ
lượng của ngành, khách những công ty trong các ngành có
hàng đó sẽ có thế lực đàm liên quan. Sự sẵn có các sản phẩm
phán mạnh và có thể đòi hỏi thay thế làm hạn chế mức giá có
sự nhượng bộ giá. thể thu được từ người tiêu dùng.

• Sức mạnh mặc cả từ nhà cung cấp:


Nếu nhà cung ứng một yếu tố đầu
vào then chốt có sự kiểm soát độc
quyền đối với sản phẩm, nhà cung
ứng có thể đòi hỏi mức giá cao hơn
cho yếu tố đầu vào đó và o ép lợi
nhuận của ngành. Một trường hợp
đặc biệt của vấn đề này liên quan
đến lực lượng lao động có tổ chức
như một nguồn cung ứng đầu vào
chính cho quá trình sản xuất. Các
liên đoàn lao động tham gia vào
việc thương lượng tập thể để tăng
mức lương trả cho người lao động.
Khi thị trường lao động được tổ
chức thành liên đoàn, một tỷ trọng đáng kể lợi nhuận tiềm năng trong
ngành có thể được thâu tóm bởi lực lượng lao động.
Nếu thị trường có sẵn các sản phẩm thay thế, nhà cung ứng không còn
quyền lực và không thể đòi hỏi mức giá cao.
24 t24 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Sơ đồ:
Các đối thủ
tiềm năng
Nguy cơ
của người mới nhập cuộc

Quyền thương lượng


của nhà cung ứng CÁC ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH
Nhà cung ứng TRONG NGÀNH Khách hàng

Cạnh tranh giữa


các đối thủ hiện tại Quyền thương lượng
của người mua
Nguy cơ của sản phẩm
và dịch vụ thay thế

Sản phẩm
thay thế

c. Phân tích SWOT:


SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt từ các từ Strengths (điểm
mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Hai cấu thành chính của SWOT là các phân tích bên ngoài (O, T) và các phân
tích bên trong (S, W).
Mô hình SWOT thường được dùng trong cả phân tích công ty.
Ví dụ: Phân tích SWOT ngành dược phẩm
• Có sẵn hệ thống phân phối, chi nhánh và mối

S
quan hệ với các cơ sở điều trị tại địa phương.
• Chi phí sản xuất thấp, cạnh tranh so với các nước
khác (theo EU - GMP) nhờ nguồn lao động giá
rẻ, chi phí xây dựng cơ bản và vận hành thấp,
hạ tầng giao thông thuận tiện, chi phí xử lý môi
trường, cấp phép và ưu đãi thuế cạnh tranh.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 25

• Có quá nhiều doanh nghiệp cùng khai thác một thị trường, phát triển
manh mún, thiếu quy hoạch và không có chiến lược dài hạn.
• Đa số doanh nghiệp vẫn theo tiêu chuẩn sản xuất

W
WHO - GMP, tiêu chuẩn này đã khá lạc hậu.
• Năng lực R&D của hầu hết các doanh nghiệp
ở mức yếu.
• Hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu.
• Các quy định pháp lý còn lỏng lẻo, đang trong giai
đoạn tiếp thu và hoàn thiện.
• Cơ quan quản lý thiếu hụt nguồn lực cả về số lượng
lẫn chất lượng.
• Mức tiêu thụ thuốc đầu người còn thấp so với khu
vực và thế giới, dư địa tăng trưởng lớn trong

O
40 – 50 năm sắp tới.
• Đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng”, bắt đầu bước
vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người Việt Nam
trên 65 tuổi chiếm đến 21% vào năm 2050.
• Tỷ lệ bệnh tật gia tăng nhanh ở nhóm ung thư,
tim mạch và kháng sinh.
• Quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ, dịch chuyển từ số lượng
sang chất lượng.
• Một số doanh nghiệp vượt trội đang mở rộng kinh doanh ra khu vực
và thế giới.

T
• Các quy định pháp lý và năng lực của cơ quan quản
lý không thay đổi kịp theo biến động của thị trường,
hoặc chậm được nâng cấp cải tiến.
• Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong
nước với nhau và với các tập đoàn nước ngoài đang
thâm nhập vào khâu sản xuất tại Việt Nam.
26 t26 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Khả năng bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm nước ngoài để tận dụng
giấy phép sản xuất có sẵn nhằm chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam
để cắt giảm chi phí.

Như vậy SWOT là một công cụ rất hữu ích để xác định các lợi thế so sánh,
tạo điều kiện có cái nhìn tổng quát về sự phát triển, chỉ ra các mục đích và ưu
tiên phát triển, dự bảo về tương lai dựa trên các kết quả hiện tại.

d. Ma trận BCG (ma trận Boston):


Ma trận BCG được sử dụng nhiều trong việc nghiên cứu marketing, thương
hiệu, sản phẩm, quản trị chiến lược và phân tích danh mục đầu tư.

Ma trận BCG được biểu diễn trên 2 tiêu thức tốc độ tăng trưởng của thị
trường và thị phần.
• Ngành “nghi vấn” (dấu hỏi) với thị phần tương đối nhỏ và tốc độ tăng
trưởng của thị trường cao có thể là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, mạo hiểm.
Đây là ngành cần nhiều vốn đầu tư, cần theo dõi tiềm năng, cơ hội để khai
thác hiệu quả trong tương lai.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 27

• Ngành “ngôi sao” hẳn là ngành có mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đầu tư
tiếp tục vào ngành này để duy trì mức tăng trưởng thị trường cao, có thể
tốn kém hơn so với trước đó.
• Ngành “con bò sữa” với mức thị phần cao và tốc độ tăng trưởng thị trường
thấp cũng là ngành mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy vậy, ngành này không
đòi hỏi phải đầu tư lớn để duy trì vị trí của nó trên thị trường.
• Ngành “bỏ đi” (con chó) được coi là ngành có mức thị phần kém cỏi và tốc
độ tăng trưởng thị phần thấp cần được cân nhắc để tiếp thêm sức sống cho
nó hoặc dần dần loại bỏ để thay thế bằng ngành khác.
III. Phân tích công ty:
Các quy tắc đầu tư chủ đạo của Warren Buffet

• Hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty


• Triển vọng dài hạn phải tốt
• Các lãnh đạo trung thực và tài giỏi
• Giá trị hấp dẫn

1. Phân tích các yếu tố phi tài chính:


Là một bước rất quan trọng trong phân tích cơ bản, giúp nhà đầu tư có một sự
hiểu biết toàn diện về công ty.
a. Lịch sử công ty:
Nội dung cần quan tâm:
• Lịch sử hình thành
• Lĩnh vực kinh doanh
• Những thành tích mà công ty đạt được

Nhà đầu tư cần phải có sự hiểu biết về sự phát triển của công ty trong quá
khứ, hiện tại và tương lai. Chỉ khi hiểu được lịch sử công ty, những thành tích
mà công ty đạt được, mới có thể giúp nhà đầu tư có một đánh giá khách quan
về sự phát triển trong tương lai của nó.
28 t28 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Những công ty có lịch sử lâu đời thường có quy mô lớn và độ tin cậy cao
hơn vì chúng đã từng tồn tại, phát triển qua nhiều biến động của nền kinh tế,
chứng tỏ được năng lực của công ty rất tốt.

Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua những công ty mới, trẻ tuổi hơn, mang
theo nhiều nhiệt huyết, quyết tâm khẳng định vị thế của mình giữa các công
ty “già”. Từ đó, bạn có thể tin tưởng hoặc bi quan về tương lai khoản đầu tư
của bạn.

b. Cơ cấu cổ đông:
Nội dung cần quan tâm:
• Số cổ phiếu phát hành, số cổ
phiếu quỹ, số cổ phiếu lưu
hành và số cổ phiếu niêm yết
• Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của
cá nhân, tổ chức
• Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của
cổ đông trong nước, cổ đông
là người nước ngoài.
Việc xem xét cổ đông của công ty giúp chúng ta biết được ai là những cổ
đông lớn hiện nay.
Nếu xảy ra khả năng trong các cổ đông lớn nhất của công ty có nhiều cổ
đông cá nhân, thì công ty có môi trường đầu cơ cổ phiếu tương đối mạnh, các
nhà đầu tư nên cân nhắc.
c. Ban lãnh đạo:
Đánh giá năng lực, phẩm chất
đạo đức của ban lãnh đạo công ty
qua các tiêu chí:
• Học vấn, kĩ năng chuyên
môn trong ngành nghề kinh
doanh của công ty.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 29

• Công việc của ban lãnh đạo đảm nhận, cung cách ứng xử với bên ngoài
và với nhân viên.
• Chiến lược và các mục tiêu được lãnh đạo đưa ra.
• Khoảng thời gian gắn bó với công ty.
• Mua cổ phiếu nội bộ và kế hoạch mua lại cổ phần của doanh nghiệp.
• Mức lương thưởng và thù lao cho ban lãnh đạo.

Bên cạnh đó cần lưu tâm đến số lượng cổ phần nắm giữ của ban lãnh đạo
công ty. Các vị trí lãnh đạo chủ chốt nắm giữ cổ phần tương đối nhiều, giá
chứng khoán trực tiếp liên quan đến lợi ích cá nhân của họ thì hoạt động của
công ty nói chung tốt hơn. Ngược lại nếu họ hầu như không năm giữ cổ phần,
nhà đầu tư nên nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào công ty để tránh tổn thất.

d. Đánh giá sản phẩm, thương hiệu, năng lực cạnh tranh và chiến lược của
công ty:
Các kỹ thuật để phân tích chiến lược công ty là sử dụng mô hình 5 lực lượng
cạnh tranh của M.Porter và phân tích SWOT tương tự như đã đề cập trong phần
phân tích ngành.
Ngoài ra, ta có thể đánh giá theo Peter Lynch, các công ty có các đặc điểm
sau đây sẽ có nhiều khả năng hơn để thành công trên thị trường chứng khoán:
• Sản phẩm của công ty được
người tiêu dùng tiếp tục sử
dụng trong một thời gian
dài, không phải chỉ là
những sản phẩm chỉ kích
thích thị hiếu tiêu dùng nhất
thời. Các nhà đầu tư sẽ cố
gắng tìm kiếm những cơ hội
đầu tư dài hạn trước các nhà đầu tư khác vì thế họ sẽ quan tâm trước
hết đến các công ty có các sản phẩm mang tính thương mại bền vững.
30 t30 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Công ty phải có được những lợi thế cạnh tranh dài hạn so với các đối thủ
khác, để có thể duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
• Khả năng cạnh tranh của công ty không nên phụ thuộc quá nhiều vào
hoạt động R&D; nghĩa là công ty không cần phải đầu tư quá nhiều vào
hoạt động nghiên cứu sản phẩm hoặc công nghệ mới, mà vẫn không sợ
áp lực cạnh tranh của các đối thủ mới.
• Công ty có thể và luôn tìm kiếm các khả năng cắt giảm chi phí
• Các công ty mua lại cổ phiếu của họ hoặc các công ty mà ban lãnh đạo
công ty đầu tư vào công ty của họ.
2. Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của công ty:
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty là những thông tin cực kỳ quan
trọng, phản ánh tổng hợp về tình hình tài chính của công ty trong một thời
gian cụ thể.
Mối liên hệ giữa phân tích BCTC và các quyết định đầu tư:

Timeline

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Phân tích BCTC Lợi nhuận dự kiến


Khả năng sinh lợi

Rủi ro (khả năng thanh Rủi ro


toán ngắn và dài hạn)

Quyết định đầu tư


BCTC công ty bao gồm ba loại báo cáo chính đó là: bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 31

a. Bảng cân đối kế toán:


• Một số thuật ngữ:
Tài sản: là toàn bộ những gì DN đang kiểm soát và
Tài sản
có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho DN trong
tương lai. Tài sản không chỉ là những gì thuộc sở hữu của DN mà có thể còn là
những gì thuộc quyền kiểm soát lâu dài của DN nữa.
Ví dụ: một chiếc xe ô tô doanh nghiệp thuê trong 10 năm và khấu hao của
chiếc ô tô này cũng vào tầm khoảng thời gian như vậy (10 năm) thì nó được
coi là tài sản của DN.
DN sẽ công nhận một nguồn lực nào đó là một tài sản chỉ khi:
o DN có quyền sử dụng nguồn DN có thể đo lường hay
lực đó trong tương lai như định lượng được lợi ích
kết quả của một giao dịch tương lai với một độ chính
hay trao đổi trong quá khứ. xác hợp lý.

Nợ phải trả: là các khoản nợ DN có nghĩa vụ phải trả


Nợ phải trả
cho các bên liên quan (Ngân sách nhà nước, ngân hàng,
nhà cung cấp, người lao động,…).

Vốn chủ sở hữu: là phần còn lại trong tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
sau khi trừ đi nợ phải trả, vốn chủ sở hữu bao gồm
các khoản chính: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận được giữ lại và các
quỹ của DN.

Lưu ý: lợi nhuận giữ lại phản ánh phần lợi nhuận mà công ty còn lại sau
khi đã trừ đi cổ tức (lãi cổ phần) của cổ đông. Nói cách khác, lợi nhuận giữ lại
phản ánh phần tài sản có dành cho tái đầu tư vì lợi ích của cổ đông.
32 t32 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Định nghĩa:
Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát và toàn
diện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm
lập BCTC.
Căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán người sử dụng BCTC có thể nhận xét,
đánh giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinh
doanh, cơ cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh
toán các khoản nợ,...
• Kết cấu bảng cân đối kế toán:

Nợ phải trả:
Tài sản
ngắn hạn • Nợ ngắn hạn
• Nợ dài hạn

Tài sản
Vốn chủ sở hữu
dài hạn

• Mối liên hệ giữa tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 33

• Ý nghĩa và các khoản mục cơ bản:

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

• Thời gian luân chuyển dưới 1 năm • Thời gian luân chuyển trên 1 năm
hoặc trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trên một chu kỳ kinh doanh
(đối với công ty có chu kỳ kinh (đối với công ty có chu kỳ kinh
doanh trên 12 tháng) doanh trên 12 tháng)
• Thanh khoản cao • Thanh khoản thấp

• Tiền và các khoản tương đương • Các khoản phải thu dài hạn
tiền • Tài sản cố định
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn • Bất động sản đầu tư
hạn • Các khoản đầu tư tài chính dài
• Các khoản phải thu hạn
• Hàng tồn kho
• Tài sản ngắn hạn khác • Tài sản dài hạn khác

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

• Có thời hạn hoàn trả • Không có thời hạn hoàn trả


• Phải trả lãi cho khoản tiền đã • Không phải trả lãi mà phải chia
vay trừ các khoản nợ chiếm dụng lời tuỳ theo kết quả hoạt động
• Lãi vay được tính vào chi phí khi từng năm và chính sách phát
xác định lợi nhuận chịu thuế thu triển của công ty.
nhập. Do vậy, có tác động làm • Cổ tức trả cho cổ đông không làm
giảm thuế giảm thuế thu nhập phải nộp.
• Chi phí thấp • Chi phí cao
34 t34 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Dưới đây là bảng cân đối kế toán hợp nhất (rút gọn) được lập tại thời
điểm kết thúc quý 1 năm 2017 của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc
Hòa Bình (HBC): (triệu VNĐ)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUÝ 1, 2017


Tài sản ngắn hạn 11.180.693
Tiền và các khoản tương đương tiền 377.028
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.391.288
Các khoản phải thu ngắn hạn 7.999.344
Hàng tồn kho 1.287.634
Tài sản ngắn hạn khác 125.399
Tài sản dài hạn 1.707.466
Các khoản phải thu dài hạn 38.741
Tài sản cố định 1.112.891
Bất động sản đầu tư -
Tài sản dở dang dài hạn 92.166
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 191.404
Lợi thế thương mại 56.242
Tài sản dài hạn khác 216.022
Tổng cộng tài sản 12.888.159

Nợ phải trả 10.930.664


Nợ ngăn hạn 10.021.755
Nợ dài hạn 908.909
Vốn chủ sở hữu 1.957.495
Vốn chủ sở hữu 1.957.495
Nguồn kinh phí và các quỹ khác -
Tổng cộng nguồn vốn 12.888.159

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:


• Định nghĩa:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính trình bày
doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN trong một giai đoạn cụ thể.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 35

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình
và kết quả kinh doanh trong một kỳ kinh doanh, theo các loại hoạt động
chủ yếu của DN. Cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường, hay từ hoạt động khác
của DN trong một kỳ kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cơ sở để nhận xét, đánh giá về
năng lực kinh doanh, khả năng sinh lời của DN trong kỳ, triển vọng hoạt
động trong kỳ tới.
Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh hợp nhất được lập tại thời
điểm kết thúc quý 1 năm 2017 của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc
Hòa Bình (HBC): (triệu VNĐ)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ 1, 2017
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.032.693
Các khoản giảm trừ doanh thu (315)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.032.378
Giá vốn hàng bán 2.712.201
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 320.177
Doanh thu hoạt động tài chính 31.603
Chi phí tài chính 26.979
- Trong đó chi phí lãi vay 49.724
Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 3.963
Chi phí bán hàng 13.352
Chi phí quản lí doanh nghiệp 94.518
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 220.894
Thu nhập khác 6.010
Chi phí khác 312
Lợi nhuận khác 5.698
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 226.592
Chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành 51.105
Chi phí thuế doanh nghiệp hoãn lại (5.626)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 181.113
36 t36 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• Một số thuật ngữ:

Doanh thu là giá trị tiền tệ của tất cả các sản phầm
Doanh thu
hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách
hàng trong một giai đoạn nhất định.

Tổng doanh thu bao gồm doanh thu thuần về hàng hóa, dịch vụ, hoạt
động tài chính và doanh thu khác.
Các khoản giảm trừ doanh thu thường là chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại.
Nguyên tắc để được ghi nhận doanh thu là: khi giá trị thu được từ
sản phẩm, dịch vụ được công nhận là khoản đã thu hoặc sẽ thu được,
tức khách hàng chấp nhận thanh toán hóa đơn hàng đó. Có doanh thu
không nhất thiết là có tiền, bởi khách hàng có thể trả tiền chậm, miến
là khách hàng cam kết sẽ hoàn trả tiền hàng trong tương lai.
Việc ghi nhận doanh thu của mỗi công ty không giống nhau do
phương pháp kế toán mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ đối với các công ty hoạt
động theo mô hình dự án thường có các nguyên tắc cho phép ghi nhận
doanh thu khi dự án đạt đến một cột mốc nhất định.

Chi phí được chia thành 2 nhóm cơ bản:


Chi phí
o Giá vốn hàng bán (COGS – Cost of Goods Sold):
Giá vốn hàng bán là một hạng mục chi phí bao
gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và thực
hiện dịch vụ. Ví dụ như tiền lương cho các công nhân trong dây truyền
sản xuất, chi phí nguyên vật liệu,…
o Chi phí hoạt động (SG&A – sales, general and administrative):
Chi phí hoạt động (chi phí chung) là loại chi phí lớn còn lại bên cạnh
nhóm COGS. Nhóm này bao gồm những chi phí không liên quan đến
quá trình sản xuất hay thực hiện dịch vụ.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 37

Nhóm chi phi này bao gồm các khoản như tiền thuê mặt bằng, chi
phí điện nước, nghiên cứu, marketing, tiền lương cho nhân viên quản lí,
kế toán, công nghệ thông tin,..
Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình:
Chi phí khấu hao tài sản vô hình hay hữu hình thường được tính vào
chi phí hoạt động SG&A. Cách xử lí loại chi phí này ảnh hưởng lớn đến
con số lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí tiền mặt là loại chi phí được tính trong một kì báo cáo kết quả
kinh doanh, nhưng không được
chi trả thật bằng tiền mặt. Khấu
hao là 1 ví dụ, kế toán viên khấu
trừ một số tiền nhất định mỗi
tháng để khấu hao trang thiết
bị, nhưng doanh nghiệp không
có nghĩa vụ phải cho số tiền đó,
vì thiết bị đã được mua từ trước.
Chi phí và thu nhập khác:
Đây thường là khoản thu được hay mất đi từ việc bán, thanh lý tài
sản cố định, hoặc từ các giao dịch không thực sự liên qua đến hoạt động
chính (thường là sản xuất kinh doanh) của doanh nghiệp.

Lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí khỏi
doanh thu.
Có 3 loại lợi nhuận cơ bản: lợi nhuận gộp, lợi
Lợi nhuận
nhuận hoạt động, lợi nhuận thuần. Mỗi loại được xác
định bằng cách trừ khỏi doanh thu những hạng mục
chi phí nhất định.
38 t38 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

o Lợi nhuận gộp:


Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán (COSG) (4.1)

Lợi nhuận gộp cho biết khả năng sinh lời cơ bản của sản phẩm
hoặc dịch vụ. Nếu ko sinh lời công ty có thể sắp phá sản. Lợi nhuận
gộp phải đủ để bù chi phí hoạt động, thuế, chi phí tài chính và lợi
nhuận thuần.
Câu hỏi: Lợi nhuận gộp chiếm bao nhiêu thì đủ?
Tỷ lệ của lợi nhuận gộp trong doanh thu có sự khác biệt giữa các
ngành và các công ty trong cùng một ngành. Ví dụ, ngành tiêu dùng,
lợi nhuận gộp thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu. Ngành
kinh doanh trang sức, lợi nhuận gộp thường có tỷ lệ lớn hơn hẳn.
Cách phân tích lợi nhuận gộp:
Để đánh giá lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp, bạn cần so
sánh với trung bình ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp có cùng
quy mô. Nhìn vào xu hướng các năm đi lên hay xuống, nguyên nhân
do đâu? Có phải do giá thành sản xuất tăng hay công ty đang chiết
khấu cho các dịch vụ bán hàng? Tại sao lợi nhuận gộp thay đổi?
Lợi nhuận gộp chịu ảnh hưởng rất lớn từ quyết định thời điểm ghi
nhận doanh thu và quyết định về những khoản tính phí vào COGS.
o Lợi nhuận hoạt động - EBIT (Earnings before interest and taxes):
Lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động (4.2)

Lợi nhuận hoạt động còn được gọi là thu nhập trước thuế và lãi vay.
Tại sao lãi vay và thuế chưa được trừ khỏi doanh thu?
Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ
hoạt động kinh doanh mà mình tham gia. Các khoản thuế không thực
sự liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tương tự
chi phí lãi vay thì phụ thuộc vào doanh nghiệp lấy vốn từ vay nợ hay
vốn chủ sở hữu.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 39

Cách phân tích lợi nhuận hoạt động:


Lợi nhuận hoạt động (EBIT) là một thước đo hiệu quả đánh giá
công tác quản lí của doanh nghiệp, nó đo lường cầu tổng thế đối với
sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp (doanh thu) lẫn hiệu suất
cung cấp sản phẩm dịch vụ đó (chi phí).
Người ta nhìn vào EBIT để đánh giá xem doanh nghiệp có đủ khả
năng trả nợ, mang lại cổ tức cho cổ đông không, có khả năng thanh
toán hóa đơn không? Người ta đánh giá liệu doanh nghiệp có hoạt
động hiệu quả không và có khả năng duy trì ổn định không?
Lợi nhuận hoạt động ổn định và tăng trưởng sẽ gửi đi thông điệp
các nhân viên có thể tiếp tục hoạt động và có cơ hội thăng tiến.
o Lợi nhuận thuần - EBITDA (Earnings before interest, taxes,
depreciation and amortization):
EBITDA = Doanh thu – Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay,
thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình) (4.3)

Hoặc
EBITDA = EBIT + Khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình

EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa
các công ty hoặc các ngành bởi chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng
do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra. EBITDA thường
được sử dụng phổ biến trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần
chiết khấu trong thời gian dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Lý do chính EBITDA được sử dụng phổ biến là chỉ số này
cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho
bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng cách đưa thêm chỉ
số EBITDA, đánh lạc hướng sự chú ý của nhà đầu tư khỏi tỷ lệ nợ và
chi phí hoạt động cao.
40 t40 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Tuy nhiên, đôi khi DN bị thiệt hại lợi nhuận quá nhiều do chi phí
khấu hao quá lớn, lúc đó EBITDA lại có thể là tiêu chí tốt để đánh giá
thực lực của DN.

c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:


o Định nghĩa:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC trình bày các khoản tiền mặt và thanh
toán tiền mặt trong một giai đoạn cụ thể.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dựa vào
phương pháp hạch toán theo thực tế phát sinh, nghĩa là doanh thu và chi
phí được hạch toán vào thời điểm bán hàng ngay cả nếu chưa có trao đổi
tiền mặt. Trái lại, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ hạch toán những giao dịch
trong đó có trao đổi tiền mặt.
Ví dụ, nếu bây giờ hàng hóa được bán ra, nhưng việc thanh toán sẽ đến
hạn sau 60 ngày, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ xem là doanh
thu đã được tạo ra khi việc bán hàng được thực hiện, và bảng cân đối kế
toán sẽ ghi nhận ngay lập tức vào khoản phải thu, nhưng báo cáo lưu
chuyển tiền tệ sẽ không ghi nhận giao dịch này cho đến khi hóa đơn được
thanh toán và tiền mặt được trao tay.
o Một số thuật ngữ:

Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và Tiền
các khoản tiền gửi không kỳ hạn.

Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn


Tương đương
tiền (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ
dàng thành một lượng tiền xác định và không có
nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 41

Luồng tiền là luồng vào và luồng ra của tiền và tương


đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa Luồng tiền

các khoản tiền và tương đương tiền trong doanh


nghiệp. Luồng tiền vào Luồng tiền ra

Tiền trả cho người cung cấp


Thu tiền bán hàng/dịch vụ từ hàng hóa, dịch vụ; Tiền trả
khách hàng; Các khoản thu lãi vay; Tiền chi nộp thuế thu
khác. nhập doanh nghiệp; Các
khoản chi phí khác.

o Các khoản mục cơ bản:


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày dòng tiền trong kỳ được phân chia
qua 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính.

Lưu chuyển tiền từ


hoạt động kinh doanh
Tăng/giảm Tăng/giảm
Lưu chuyển tiền từ tiền và tương tiền và tương
hoạt động đầu tư đương tiền đương tiền cuối
trong kỳ kỳ
Lưu chuyển tiền từ
hoạt động tài chính

Tiền và tương
đương tiền
đầu kỳ
42 t42 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

o Hoạt động kinh doanh:

Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch Chi tiền mua hàng, chi trả dịch
vụ, thu khác vụ, chi phí quản lý

Phần lớn các công ty muốn nguồn tiền mặt chủ yếu của họ sẽ là phần
vượt trội của lượng tiền mặt mà họ nhận được từ khách hàng so với
lượng tiền mặt họ phải trả cho người cung cấp, người lao động, và
những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
o Hoạt động đầu tư:

Chi mua sắm tài sản, Chi hùn vốn, liên Thu do bán thanh lý
chi đầu tư chứng doanh, chi đầu tư tài sản, bán thu hồi
khoán bất động sản đầu tư

Các công ty muốn duy trì quy mô sản xuất kinh doanh hiện tại hoặc
phát triển thêm, sẽ phải liên tục mua nhà xưởng, thiết bị và các tài sản
cố định khác. Nếu chỉ để duy trì năng lực sản xuất cần thiết, phải bổ
sung lượng tài sản đã tiêu hao. Để phát triển, rõ ràng là phải cần nhiều
hơn thế nữa. Công ty có thể thu về một lượng tiền mặt cần thiết bằng
cách bán các tài sản hiện hữu như đất đai, nhà xưởng và thiết bị. Tuy
nhiên lượng tiền mặt cần thiết thường vượt quá lượng tiền mặt thu về từ
việc bán các tài sản đó.
o Hoạt động tài chính (huy động vốn):
Các công ty tìm kiếm nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu
hoặc cổ phiếu thường. Công ty sử dụng tiền mặt để trả cổ tức và để
thanh toán những khoản huy động vốn đã đến hạn phải trả, chẳng hạn
như các khoản nợ dài hạn.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 43

d. Tóm tắt các đẳng thức cần nhớ:

Bảng cân đối kế toán

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dòng thu tiền – Dòng chi tiền = Dòng tiền ròng

3. Các kỹ thuật phân tích BCTC:


o Phân tích dọc:
Phân tích theo chiều dọc là phân tích trong sự tương quan so sánh giữa
các số liệu trong BCTC, các chỉ tiêu tính toán được từ BCTC … trong từng
thời kỳ để thấy thực chất của việc tăng, giảm khoản mục nào đó.
o Phân tích ngang:
Phân tích BCTC theo chiều ngang là phân tích cần có sự so sánh giữa
công ty cần phân tích với các trung bình các công ty trong ngành, hoặc với
các công ty có nhiều điểm tương đồng về quy mô.
o Phân tích qua các hệ số:
Các bạn có thể gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi từ những thông tin
thô trong các bản BCTC. Ví dụ, người ta không thể đánh giá khả năng sinh
lợi của một công ty khi xem xét lợi nhuận ròng. Sự so sánh lợi nhuận với tài
sản hoặc vốn được sử dụng để tạo ra các lợi nhuận đó có thể là có ích.
Các nhà phân tích diễn đạt mối liên hệ giữa các khoản mục trong BCTC
dưới hình thức các tỷ số. Một vài tỷ số so sánh các khoản mục trong bản
báo cáo thu nhập; một vài tỷ số chỉ sử dụng các dữ liệu trong bảng cân đối
kế toán; những tỷ số khác liên kết hai hoặc ba bảng BCTC. Các tỉ số giúp
44 t44 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

phân tích các BCTC bởi vì nó tóm tắt các dữ liệu dưới một hình thức dễ hiểu,
dễ diễn dịch và so sánh.
Các tỷ số, nếu đứng một mình, cung cấp rất ít thông tin. Ví dụ: tỷ số sinh
lợi từ vốn cổ phần của một công ty A là 10%, điều này cho thấy công ty đã
hoạt động tốt hay không? Sau khi tính toán các tỷ số, các nhà phân tích
phải so sánh chúng với một tiêu chuẩn nào đó. Danh sách sau đây cung
cấp vài tiêu chuẩn:
Tỷ số tương ứng trong
Tỷ số kế hoạch
kỳ trước cho cùng một
trong kỳ
công ty

Tỷ số tương ứng cho Tỷ số bình quân cho


một công ty tương tự các công ty khác trong
trong cùng một ngành cùng một ngành

Chúng ta sẽ đi vào phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính quan trọng của
PTCB đó là: nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính, nhóm chỉ số khả năng sinh lời,
nhóm chỉ số rủi ro và nhóm chỉ số giá thị trường.
a. Phân tích nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính là khái niệm ám chỉ việc sử dụng nợ vay nhằm kỳ vọng
một mức thu lợi nhuận lớn hơn. Đây là công cụ quan trọng giúp gia tăng sức
mạnh đồng vốn của DN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ với số vốn tự có ít.
Khái niệm về đòn bẩy nói chung đã có từ thời
cổ đại, trong đó có câu nói nổi tiếng của
Archimedes "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc
bổng cả Trái đất". Câu nói này cho thấy sức mạnh
to lớn của đòn bẩy nếu được sử dụng hiệu quả.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 45

Đòn bẩy nào cũng có 3 bộ phận chính là cánh tay đòn, vật cần bẩy và điểm
tựa. Đối với đòn bẩy hoạt
động, cánh tay đòn là doanh
thu, vật cần bẩy là EBIT, còn
điểm tựa là chi phí hoạt động
cố định. Còn với đòn bẩy tài
chính, điểm tựa chính là chi
phí lãi vay cố định, cánh tay
đòn là EBIT và vật cần bẩy là thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) – đích
cuối cùng của Đòn bẩy tài chính.
Cơ chế truyền dẫn về cơ bản như sau: Nhờ việc sử dụng nợ trong cơ cấu
vốn, chi phí lãi vay luôn là cố định, trong khi đó việc gia tăng nguồn vốn hỗ
trợ trong trường hợp nền kinh tế phát triển bình thường và tăng trưởng sẽ giúp
gia tăng lợi nhuận hoạt động EBIT. Như vậy, mức tăng lợi nhuận lớn hơn mức
tăng chi phí, từ đó tạo ra được lợi nhuận cho cổ đông (EPS).
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết luôn lý tưởng là thế, nhưng thực tế còn phát
sinh rất nhiều trường hợp tồi tệ. Đòn bẩy tài chính luôn được coi là con dao hai
lưỡi. Nếu được sử dụng đúng đắn và hiệu quả, nó sẽ thúc đẩy quá trình sinh
lợi tài sản mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh yếu kém, tổng tài
sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp cho chi
phí đi vay thì sẽ là một nguy cơ rất lớn đối với DN khi mất khả năng thanh
toán. Các phần dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về đòn bẩy tài chính.
o Hệ số Nợ/Tổng tài sản (D/A):
Tổng nợ
Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của
DN để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản
hiện tại của DN được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
46 t46 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho
chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên,
chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý DN chưa tận dụng kênh huy động vốn
bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.
Hệ số nợ vay trên tổng tài Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ
sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết
loại hình DN, quy mô của DN, hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu hệ số
lĩnh vực hoạt động, mục đích tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta
vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này có thể kết luận trong tương lai DN sẽ khó
cao hay thấp còn phải so sánh huy động tiền vay để tiến hành sản xuất,
với tỷ số trung bình ngành. kinh doanh.

o Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E):


Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của DN,
cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng để chi trả cho hoạt
động của mình. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn
bẩy tài chính thông dụng nhất.
Nếu D/E lớn hơn 1 nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có,
doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả
nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một
ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào
thuế thu nhập DN. Vì vậy, D/E thấp có thể
hàm ý DN chịu độ rủi ro thấp trong việc trả
nợ nhưng nó cũng có thể chứng tỏ DN chưa biết cách vay nợ để kinh doanh
và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ
để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 47

o Hệ số đòn bẩy tài chính:


Tổng tài sản bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số này thể hiện mối quan Tỷ số này thấp chứng tỏ khả
hệ giữa nguồn vốn vay và vốn năng tự chủ tài chính của DN
chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài nhưng cũng cho thấy DN chưa
chính sử dụng các chỉ tiêu bình tận dụng được nhiều lợi thế đòn
quân vì có thể số liệu tổng tài bẩy tài chính. Hệ số này cũng
sản và vốn chủ sở hữu tại thời cho phép đánh giá tác động tích
điểm cuối kỳ không phải là con cực hoặc tiêu cực của việc vay
số đại diện nên nó không phản vốn đến ROE. Vì ROE có thể
ánh đúng thực chất những thay được tính bằng cách chia lợi
đổi cũng như tình hình tài chính nhuận ròng cho vốn chủ sở hữu
của DN trong cả một thời kỳ. bình quân.

o Hệ số chi trả lãi vay:


EBIT
Chi phí lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm
bảo khả năng trả lãi của một DN.

Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng
cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì DN hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu
nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc DN đã vay quá nhiều so với khả năng của
mình, hoặc DN kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.
48 t48 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

b. Phân tích khả năng sinh lợi:


Các tỷ lệ khả năng sinh lợi giúp bạn đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận
của DN.
o Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE cho ta biết phần trăm lợi nhuận mà ta thu được trên mỗi đồng đầu
tư vốn chủ sở hữu vào DN.
Lợi nhuận sau thuế
ROE = (4.4)
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE là một yếu tố cơ bản trong việc xác định tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
của DN. Đôi khi thật hợp lý khi giả định rằng ROE tương lai sẽ xấp xỉ bằng
giá trị quá khứ, nhưng ROE cao trong quá khứ không nhất thiết ngụ ý ROE
tương lai của công ty sẽ cao. Mặt khác, ROE
đang giảm là bằng chứng cho thấy đầu tư
mới của công ty đã mang lại ROE thấp hơn
so với đầu tư quá khứ. Điều quan trọng đối
với nhà phân tích chứng khoán là đừng chấp
nhận các giá trị quá khứ làm chỉ báo cho các
giá trị tương lai. Số liệu từ quá khứ gần đây có thể cung cấp thông tin về
kết quả hoạt động tương lai, nhưng nhà phân tích luôn luôn phải canh
chừng tương lai. Kỳ vọng về thu nhập và cổ tức tương lai sẽ xác định giá trị
nội tại của cổ phiếu của công ty.
o Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
ROA đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để
tạo ra lợi nhuận. Đây là thước đo dùng cho bất kì ngành nào để so sánh
hiệu quả hoạt động của các DN ở mọi quy mô.
Lợi nhuận sau thuế
ROA = (4.5)
Tổng tài sản bình quân
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 49

Câu hỏi: ROA có nên quá cao?


Nếu ROA quá lớn, cao hơn hẳn sao với tiêu chuẩn của ngành thì lại
không ổn bởi có thể cho rằng DN không gia cố tài sản để dự phòng tài sản
tương lai tức là DN không đầu tư vào máy móc, thiết bị mới. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của DN, triển vọng dài hạn sẽ tiềm ẩn
rủi ro.
ROA quá cao cũng có thể các nhà điều hành đang nới lỏng bảng cân đối
kế toán khiến cho tài sản của DN giảm và làm cho ROA trông khá hơn.
o Tỷ số D/E và ROE:
Một nhà phân tích muốn lý giải diễn biến quá khứ chỉ số ROE của DN,
hay dự báo giá trị tương lai của ROE phải cẩn thận lưu ý đến tổ hợp vốn
vay (nợ) và vốn sở hữu của DN; lãi suất của vốn vay.
Giả sử A là một DN hoàn toàn chỉ có vốn sở hữu và có tổng tài sản là 100
triệu USD (không có nợ). Giả định DN nộp thuế thu nhập DN với thuế suất
là 20% của thu nhập chịu thuế.
Bảng dưới đây trình bày diễn biến doanh thu, thu nhập trước thuế và
lãi vay, và lợi nhuận ròng trong ba tình huống tiêu biểu cho các giai đoạn
trong chu kỳ kinh tế.
Bảng 1: Lợi nhuận của DN A trong chu kỳ kinh tế

Doanh thu EBIT ROA Lợi nhuận ròng ROE


Tình huống
(triệu USD) (triệu USD) (%/năm) (triệu USD) (%/năm)

Năm xấu 80 5 5 4 4

Năm bình 100 10 10 8 8


thường

Năm tốt 120 15 15 12 12


50 t50 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

B là một DN giống hệt A, ngoại trừ việc trong tổng số 100 triệu USD tài
sản của DN, thì có 20 triệu USD được tài trợ bằng vốn vay với lãi suất
8%/năm. Như vậy, DN B sẽ phải thanh toán lãi vay hàng năm là 1,6 triệu
USD. Bảng 2 cho thấy ROE của A và B khác nhau như thế nào.
Bảng 2: Tác động của tỷ số D/E đối với ROE

Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B


EBIT
Tình huống
(triệu USD) Lợi nhuận ròng ROE Lợi nhuận ròng ROE
(triệu USD) (%/năm) (triệu USD) * (%/năm) **

Năm xấu 5 4 4 2,72 3,4

Năm bình 10 8 8 6,72 8,4


thường

Năm tốt 15 12 12 10,72 13,4

* Lợi nhuận ròng của B là (1 – 0,2).(EBIT – 1,6 triệu USD)


** Vốn chủ sở hữu của B chỉ là 100 – 20 = 80 triệu USD
Từ 2 bảng trên ta có thể thấy, doanh thu hàng năm và EBIT của A và B
là bằng nhau, do đó theo công thức (4.5) ROA của 2 DN là như nhau trong
cả 3 tình huống, nghĩa là A và B có mức rủi ro kinh doanh giống nhau. Điều
gây ra sự khác biệt giữa 2 DN này chính là rủi ro tài chính từ việc vay nợ
của B. Kết quả: trong năm bình thường và năm tốt, ROE của B cao hơn so
với ROE của A, trong khi lại thấp hơn trong năm xấu.
Ta có thể tóm tắt mối quan hệ chính xác giữa ROE, ROA và tỷ số D/E
trong phương trình sau đây:

D
ROE = (1 – t).[ROA + (ROA – r). (4.6)
E
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 51

Trong đó: r là Lãi suất vốn vay


t: Thuế suất DN

Mối quan hệ này có những ý nghĩa sau đây:

• Nếu ROA > r khi D/E càng lớn thì ROE càng tăng và rủi ro tài
chính tăng.
• Nếu ROA < r khi D/E càng lớn thì ROE càng giảm và rủi ro tài
chính tăng.
• Nếu ROA = r (DN không sử dụng vốn vay) thì ROE không phụ
thuộc vào cơ cấu nguồn vốn, bằng [(1-t).ROA].

Kết quả này hoàn toàn hợp lý: Nếu ROA cao hơn lãi suất vay mượn (khi
DN B hoạt động trong năm bình thường, tốt), DN kiếm được nhiều tiền hơn
so với mức phải trả cho các chủ nợ. Thu nhập thặng dư sẽ dành cho các chủ
sở hữu của DN, các cổ đông, làm tăng ROE. Mặt khác, nếu ROA thấp hơn
lãi suất phải trả cho vốn vay (khi DN B hoạt động trong năm xấu), thì ROE
sẽ giảm; mức giảm này phụ thuộc vào tỷ số D/E.

Chứng minh công thức:


52 t52 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Ví dụ. Tỷ số D/E và ROE

Để minh họa việc áp dụng phương trình trên, ta có thể sử dụng ví dụ


bằng số trong bảng 2. Trong một năm bình thường, A có ROE bằng 8%,
nghĩa là bằng [(1 – thuế suất).ROA], hay bằng 0,8 x 10%. Tuy nhiên, công
ty B vay vốn với lãi suất 8%/năm và duy trì tỷ số D/E = 0,25 sẽ có ROE bằng
8,4%. Việc tính toán sử dụng phương trình là:

ROE = (1 – 0,2)[10% + (10% – 8%).0,25]

= 0,8(10% + 0,5%) = 8,4%

Điểm quan trọng là: tăng vốn vay chỉ tạo ra sự đóng góp tích cực cho
ROE nếu ROA của công ty cao hơn lãi suất vay vốn.

Lưu ý rằng hệ số D/E làm tăng rủi ro của sinh lợi vốn sở hữu. Sự hiện
diện của vốn vay làm cho ROE của B trở nên nhạy cảm với chu kỳ kinh tế
hơn so với A. Cho dù hai công ty có rủi ro kinh doanh như nhau (phản ánh
qua EBIT hệt như nhau trong cả ba tình huống), các cổ đông của B có rủi
ro tài chính cao hơn so với A vì toàn bộ rủi ro kinh doanh của DN được hấp
thu bởi một cơ sở nhà đầu tư vốn chủ sở hữu ít hơn.

Ngay cả nếu D/E làm tăng ROE kỳ vọng của B so với A (như thể hiện qua
Bảng 2), điều này không có nghĩa là giá cổ phần của B sẽ cao hơn. Chắc
chắn, D/E làm tăng rủi ro vốn sở hữu của DN cũng giống như làm tăng ROE
kỳ vọng, và suất chiết khấu cao hơn sẽ bù trừ cho thu nhập kỳ vọng cao
hơn.

Câu hỏi: C là một DN có cùng những tài sản như A và B nhưng có tỷ số


vốn vay/vốn chủ sở hữu là 1,0 và lãi suất vay vốn là 9%/năm. Lợi nhuận
ròng của C và ROE bằng bao nhiêu trong một năm xấu, năm bình thường
và năm tốt?
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 53

• Phân tích thành phần ROE:


Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ROE của một DN, bao gồm xu
hướng theo thời gian và kết quả hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh,
các nhà phân tích thường ‘phân tích thành phần’ của ROE thành một tích
số của một chuỗi các tỷ số. Mỗi tỷ số thành phần đều có ý nghĩa riêng, và
quá trình này nhằm tập trung sự chú ý của nhà phân tích vào các yếu tố
riêng biệt ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Kiểu phân tích thành phần
ROE này được gọi là phân tích DuPont.

Phân tích DuPont là phân tích các


thành phần của số đo lợi nhuận thành các
tỷ số cấu thành.

Một cách phân tích thành phần ROE hữu ích:

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trước thuế EBIT Doanh thu Tài sản
ROE = x x x x (4.7)
Lợi nhuận trước thuế EBIT Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu
(1) (2) (3) (4) (5)

Tình ROE Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số đòn


huống (1) (2) (3) (4) (5) bảy kép
(2)x(5)
Năm xấu
DN A 0,04 0,8 1 0,0625 0,8 1 1
DN B 0,034 0,8 0,68 0,0625 0,8 1,25 0,85
Năm bình thường
DN A 0,08 0,8 1 0,1 1 1 1
DN B 0,084 0,8 0,84 0,1 1 1,25 1,05
Năm tốt
DN A 0,12 0,8 1 0,125 1,2 1 1
DN B 0,134 0,8 0,893 0,125 1,2 1,25 1,116
54 t54 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Bảng 3 trình bày tất cả các tỷ số này cho cả 2 DN A và B trong ba tình


huống kinh tế khác nhau. Trước tiên ta hãy tập trung vào các hệ số (3) và
(4). Lưu ý rằng tích số của hai hệ số này cho ta ROA của công ty bằng
EBIT/Tài sản.

Hệ số (3) gọi là hệ số biên lợi nhuận hoạt động (tỷ suất lợi nhuận hoạt
động) - Operating Profit Margin. Biên lợi nhuận hoạt động là thước đo toàn
diện đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của DN. Tỷ lệ lợi nhuận gộp giúp
nhà quản lí theo dõi hoạt động của DN, hiệu quả làm việc của các nhà quản
lý xét trên khía cạnh tổng thể.

EBIT
Biên lợi nhuận hoạt động = (4.8)
Doanh thu thuần

Đường xu hướng của tỷ suất lợi nhuận hoạt động mà đi xuống nó cho
chúng ta biết tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động đang
nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Một xu hướng thay đổi trong tỷ lệ
phần trăm không chỉ cho biết xu hướng thay đổi mà còn cho biết cái thay
đổi đó lớn đến mức nào.

Một hệ số tương tự nữa về biên lợi nhuận, đó là biên lợi nhuận gộp (tỉ
suất lợi nhuận gộp biên – Gross margin): thể hiện khả năng sinh lời cơ bản
của bản thân sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó cho chúng ta biết mỗi đồng doanh
thu thu được, có bao nhiêu được sử dụng cho hoạt động kinh doanh và cũng
cho biết chi phí trực tiếp (COGS) để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ là
bao nhiêu.

Lợi nhuận gộp


Biên lợi nhuận gộp = (4.9)
Doanh thu thuần

Nếu biên lợi nhuận gộp có xu hướng giảm thì thường do :

o Áp lực về giá các nhân viên kinh doanh buộc phải áp dụng chính
sách chiết khấu
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 55

o Chi phí lao động và nguyên liệu tăng

Từ công thức 4.8, dễ dàng tính được, trong một năm bình quân, biên lợi
nhuận hoạt động của DN A là 10% trong năm bình thường; 6,25% trong năm
xấu và 12,5% trong năm tốt.

Hệ số (4) được gọi là vòng quay tổng tài sản (total asset turnover, ATO).
Nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, theo ý nghĩa là nó đo
lường doanh thu hàng năm tạo ra bởi mỗi đơn vị tài sản.

Doanh thu thuần


Vòng quay tổng tài sản = (4.10)
Tổng tài sản bình quân

Hệ số ATO tổng hợp các tác động của các tỷ suất quay vòng của từng
thành tố cấu thành tài sản. Các nhà phân tích thường hay tính toán 3 tỷ
suất quay vòng tài sản riêng biệt: quay vòng các khoản phải thu, quay vòng
hàng tồn kho và quay vòng nhà xưởng thiết bị. (chi tiết sẽ được phân tích ở
phần sau)

Cũng áp dụng công thức 4.9 vào tính toán, trong một năm bình quân,
ATO của DN A là 1,0 trong năm bình thường, có nghĩa là ứng với mỗi USD
tài sản, DN này ra 1 USD doanh thu một năm. Trong một năm xấu, tỷ số này
giảm xuống còn 0,8 một năm, và trong một năm tốt, nó tăng đến 1,2 một
năm.

So sánh DN A với B, ta thấy hệ số (3) và hệ số (4) không phụ thuộc vào


đòn bẩy tài chính của DN. Các tỷ số này của hai DN bằng nhau trong mọi
tình huống.

Tương tự, hệ số (1) cũng như nhau đối với DN. Ta gọi đây là hệ số gánh
nặng thuế. Giá trị của nó phản ánh luật thuế của chính phủ và chính sách
của công ty khi cố gắng tối thiểu hóa gánh nặng thuế. Trong ví dụ trên, nó
không thay đổi theo chu kỳ kinh tế, giữ nguyên ở mức 0,8.
56 t56 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Lợi nhuận ròng


Hệ số gánh nặng thuế = (4.11)
Lợi nhuận trước thuế

Trong khi các hệ số (1), (3), và (4) không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn
của công ty thì hai hệ số (2) và (5) lại chịu tác động này.

Hệ số (2) là hệ số gánh nặng lãi vay (interest burden, IB).

Lợi nhuận trước thuế


Hệ số gánh nặng lãi vay = (4.12)
EBIT
Lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ lớn nhất khi không có các khoản
thanh toán lãi cho các chủ nợ. Do đó, hệ số IB đạt giá trị khả dĩ cao nhất
bằng 1 đối với DN A, DN không có đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính
càng cao, hệ số IB càng thấp. Hệ số IB của A không thay đổi theo chu kỳ
kinh tế. Nó cố định ở mức 1,0, phản ánh sự thiếu vắng hoàn toàn các
khoản thanh toán lãi.
Tuy nhiên, đối với B, vì chi phí lãi là một khoản tiền cố định, trong khi
EBIT thay đổi, nên hệ số IB thay đổi từ mức 0,68 trong một năm xấu đến
mức cao hơn 0,893 trong một năm tốt.
Một chỉ số thống kê có quan hệ mật thiết với hệ số gánh nặng lãi vay
là hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số này được tính toán là:
EBIT
Hệ số thanh toán lãi vay = (4.13)
Chi phí lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay cao cho thấy xác suất phá sản thấp vì thu nhập
hàng năm lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ nợ hàng năm. Hệ số này được sử
dụng rộng rãi bởi cả người cho vay và người đi vay khi xác định khả năng
vay nợ của một DN và là yếu tố chính xác định thứ hạng trái phiếu DN.

Từ thảo luận của chúng ta về phương trình 4.6, ta biết rằng đòn bẩy tài
chính chỉ giúp gia tăng ROE nếu ROA lớn hơn lãi suất vay vốn của DN. Sự
kiện này phản ánh như thế nào qua các hệ số của Bảng 3?
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 57

Câu trả lời là, để đo lường toàn bộ tác động của đòn bẩy trong khung
phân tích này, nhà phân tích phải lấy tích số của IB và hệ số đòn bẩy (nghĩa
là hệ số (2) và hệ số (5), trình bày trong cột 6 của Bảng 3). Đối với DN A, hệ
số 6, mà ta gọi là hệ số đòn bẩy kép, vẫn là hằng số 1,0 trong cả ba tình
huống. Nhưng đối với B, ta thấy rằng hệ số đòn bẩy kép lớn hơn 1 trong
những năm bình thường (1,05) và trong những năm tốt (1,116), cho thấy
đóng góp tích cực của đòn bẩy tài chính cho ROE. Hệ số này nhỏ hơn 1
trong những năm xấu, phản ánh sự kiện là khi ROA thấp hơn lãi suất, ROE
sẽ giảm theo sự gia tăng sử dụng nợ.

Ta có thể tóm tắt tất cả các mối quan hệ này như sau:

ROE = Hệ số gánh nặng thuế x Hệ số gánh nặng lãi vay x Biên lợi nhuận
x Vòng quay x Hệ số đòn bẩy

Vì: ROA = Biên lợi nhuận x Vòng quay

Và: Hệ số đòn bẩy kép = Hệ số gánh nặng lãi vay x Hệ số đòn bẩy

Nên ta có thể phân tích thành phần ROE tương đương như sau:

ROE = Hệ số gánh nặng thuế x ROA x Hệ số đòn bẩy kép (4.14)

Bảng 3 so sánh 2 DN A và B có cùng biên lợi nhuận và vòng quay tổng


tài sản nhưng có đòn bẩy tài chính khác nhau. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc
so sánh biên lợi nhuận và vòng quay tổng tài sản thường chỉ có ý nghĩa khi
đánh giá các công ty trong cùng ngành. Việc so sánh hai tỷ số này đối với
các công ty khác ngành thường vô nghĩa và thậm chí có thể gây nhầm lẫn.

o Mối quan hệ biên lợi nhuận so và vòng quay tổng tài sản:
Ví dụ: Ta hãy xem hai DN có cùng ROA là 10%/năm. DN thứ nhất là một
chuỗi siêu thị chiết khấu và DN thứ hai là một DN điện lực và khí đốt.
Như Bảng 4 cho thấy, chuỗi siêu thị có biên lợi nhuận ‘thấp’ là 2% và
đạt được ROA bằng 10% nhờ ‘xoay vòng’ tài sản 5 lần trong một năm. Mặt
khác, công ty điện lực và khí đốt thâm dụng vốn, có vòng quay tổng tài sản
58 t58 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

(ATO) ‘thấp’, chỉ có 0,5 lần/năm và đạt được ROA bằng 10% thông qua biên
lợi nhuận cao hơn, 20%. Điểm mấu chốt ở đây là biên lợi nhuận hay ATO
‘thấp’ không nhất thiết biểu thị một công ty trục trặc. Mỗi tỷ số này phải
được lý giải trong bối cảnh của ngành.
Ngay cả trong cùng một ngành, biên lợi nhuận và ATO đôi khi có thể
khác nhau đáng kể giữa những công ty theo đuổi các chiến lược tiếp thị
khác nhau. Ví dụ, trong ngành bán lẻ, Neiman Marcus theo đuổi một chính
sách có biên lợi nhuận cao, vòng quay thấp, so với Wall Mart theo đuổi một
chính sách có biên lợi nhuận thấp, vòng quay cao.

Bảng 4. Chênh lệch giữa biên lợi nhuận và vòng quay tổng tài sản giữa
các ngành
Biên lợi nhuận ATO (lần) ROA (%/năm)
(%/năm)
Chuỗi siêu thị 2 5 10
Công ty điện lực 20 0,5 10
và khí đốt

Vòng quay và các hệ số sử dụng tài sản khác

Việc tìm hiểu tỷ số của doanh thu trên các tài sản của công ty thường có
ích, nhằm giúp ta so sánh hiệu quả sử dụng hay hệ số xoay vòng của các
chủng loại tài sản.

Vòng quay tài sản cố định: dùng để đánh giá hiệu quả việc đầu tư tài
sản cố định để tạo ra doanh thu.

Doanh thu
Vòng quay tài sản cố định = (4.15)
Tài sản cố định

Một hệ số xoay vòng được theo dõi phổ biến khác là vòng quay hàng tồn
kho. Hệ số này thường tính bằng giá vốn hàng bán (chứ không phải doanh
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 59

thu) chia cho hàng tồn kho bình quân. Nó đo lường tốc độ xoay vòng hàng
tồn kho hay đo lường hiệu quả quản trị hàng tồn kho.

Giá vốn hàng bán


Vòng quay hàng tồn kho = (4.16)
Hàng tồn kho bình quân
c. Phân tích rủi ro:
Rủi ro là khả năng xảy ra những kết quả thực tế khác với kết quả kỳ
vọng, cụ thể hơn, rủi ro là khả năng làm cho mức sinh lợi thực tế nhận được
khác với mức sinh lợi dự kiến ban đầu. Thông thường, quan điểm cổ điển
cho rằng rủi ro luôn là tiêu cực, là mất mát, gây thiệt hại cho khổ chủ. Tuy
nhiên, quan điểm hiện đại cho rằng, rủi ro trong nhiều trường hợp là tốt
cho DN/nhà đầu tư. Bởi rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, mức
lợi nhuận lớn hơn trong tương lai sẽ là phần thưởng cho ai biết chấp nhận
rủi ro. Một DN nói riêng, nền kinh tế nói chung, sẽ chẳng bao giờ phát triển
vượt bậc được nếu mãi mãi rón rén thực hiện những bước đi an toàn vì e sợ
rủi ro. VinGroup sẽ chẳng lớn mạnh được như bây giờ nếu chỉ mãi hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất mỳ ăn liền…
Do tính 2 mặt của rủi ro, nên khi cần ra quyết định đầu tư, các nhà quản
trị phải cân nhắc và phân tích một cách cẩn trọng, xem xét dự án trong mối
tương quan với tiềm lực của DN, môi trường hoạt động kinh doanh, cũng
như khẩu vị rủi ro của chủ sở hữu.
Khi cần quyết định loại hình đầu tư, các nhà phân tích phải cân nhắc và
phân tích rủi ro. Các yếu tố khác nhau tác động đến rủi ro của các DN kinh
doanh:
o Các yếu tố kinh tế như tăng lạm phát, tăng lãi suất, thất nghiệp hoặc
suy thoái.
o Các yếu tố ngành như tăng cạnh tranh, thiếu nguyên liệu thô, sự thay
đổi trong kỹ thuật, hoặc tăng các hoạt động can thiệp của chính phủ,
hoặc các chính sách chống độc quyền hoặc bảo vệ môi trường.
60 t60 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

o Các yếu tố trong nội bộ DN, như đình công, sự mất mát phương tiện
sản xuất do cháy hoặc các nguyên nhân khác, hoặc do khả năng
quản lý kém của lãnh đạo DN.

Các nhà phân tích chủ yếu đánh giá xem các DN có khả năng vỡ nợ
không; vì người cho vay & các nhà đầu tư có thể bị mất vốn nếu DN bị vỡ
nợ.

Các nhà phân tích đánh giá rủi ro chủ yếu dựa trên khả năng thanh
khoản của DN. Tiền mặt và tài sản gần với tiền mặt là những nguồn cần
thiết giúp DN đối phó với các loại rủi ro khác nhau; nghĩa là những nguồn
chuyển đổi nhanh chóng thành tiền tạo cho công ty một sự linh hoạt tài
chính. Tiền mặt cũng là cầu nối cho phép các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư và huy động vốn của DN được hiệu quả và thuận lợi.

Đánh giá khả năng thanh khoản cần có trục thời gian theo chiều ngang.
Xem xét những câu hỏi tiếp theo sau:

o DN có đủ tiền mặt để thanh toán khoản nợ đến hạn vào ngày mai
không?
o DN sẽ có đủ tiền mặt để thanh toán khoản nợ đến hạn 6 tháng sau
không?
o DN sẽ có đủ tiền mặt để thanh toán khoản nợ đến hạn 5 năm sau
không?

Để trả lời câu hỏi đầu tiên, các nhà phân tích cần quan tâm đến lượng
tiền mặt có trong tay và trong ngân hàng so với khoản nợ ngày mai. Để trả
lời câu hỏi thứ hai, các nhà phân tích phải so sánh số nợ đến hạn trong kỳ
với lượng tiền mặt dự kiến có được từ sản xuất kinh doanh trong 6 tháng
tới và từ các khoản vay mới.

Để trả lời câu hỏi thứ ba, các nhà phân tích chú ý đến khả năng tạo ra
tiền mặt trong tương lai của DN và lượng nợ dài hạn đến kỳ.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 61

• Phân tích rủi ro của khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio): Đo lường khả năng đáp ứng
nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành = (4.17)
Nợ ngắn hạn
Lưu ý rằng tài sản ngắn hạn gồm tiền mặt và tài sản có thể chuyển đổi
thành tiền mặt (tương đương tiền), bán hoặc tiêu thụ trong vòng một năm
kể từ ngày ghi trên bảng cân đối kế toán (hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh). Nợ ngắn hạn bao gồm các cam kết trả tiền mặt (hoặc cung cấp dịch
vụ) trong vòng 1 năm. Như vậy, tỷ số thanh toán hiện hành (TSTTHH) chỉ
ra khả năng đáp ứng các cam kết ngắn hạn của DN.
Mặc dù các nhà phân tích thường mong muốn tài sản ngắn hạn của DN
lớn hơn nợ ngắn hạn, tức là TSTTHH lớn hơn 1. Tuy nhiên các thay đổi trong
khuynh hướng của tỷ lệ này khi đó có thể gây hiểu lầm. Ví dụ, khi TSTTHH
vượt quá 1, mức tăng bằng nhau trên cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
(do hàng tồn kho trả chậm) đưa đến việc giảm tỷ lệ, trong khi cùng mức
giảm bằng nhau (trả các khoản phải trả) đưa đến việc tăng TSTTHH
Khi có suy thoái, DN có thể dùng tiền mặt hoặc tài sản ngắn hạn khác
để trả nợ ngắn hạn. Khi TSTTHH lớn hơn 1, hành động đó sẽ làm tăng tỷ lệ
này lên. Hay ở thời kỳ hưng thịnh, DN có thể giữ tiền mặt lại bằng cách trì
hoãn các khoản nợ ngắn hạn, gây ra tác động ngược lại. Như vậy, TSTTHH
cao có thể xảy ra khi hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi, ngược lại,
nếu hệ số này thấp có thể xảy ra khi DN đang hoạt động có lợi nhuận.
Hơn nữa, các nhà quản trị có khả năng thay đổi TSTTHH. Họ có thể làm
những bước có chủ ý để tạo ra bản BCTC có hệ số thanh toán ngắn hạn tốt
hơn so với trung bình hoặc bình thường. Ví dụ: gần đến cuối năm tài chính,
một DN có thể hoãn mua hàng trả chậm. Hoặc DN thu hồi lại các khoản cho
vay công nhân viên (được xếp loại vào tài sản cố định), và dùng tiền thu
được để giảm nợ ngắn hạn. Khi TSTTHH vượt quá 1, thường là như vậy,
62 t62 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

những việc làm đó có thể làm tăng TSTTHH. Các nhà phân tích gọi cách
xoay sở này là “nghệ thuật trang trí”.
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio): Đo lường khả năng đáp ứng nhu
cầu tiền mặt lập tức trong ngắn hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền
+ Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành = (4.18)
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu DN có đủ các tài sản ngắn hạn để
trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay
không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn TSTTHH. Một DN có tỷ số thanh
toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn
và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với
TSTTHH thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc quá
nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của
trường hợp này.
Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio): cho biết một DN có thể trả được
các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương
tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán tiền mặt = (4.19)
Nợ ngắn hạn
Phân tích rủi ro của khả năng mất thanh toán dài hạn:
Các nhà phân tích dùng mức rủi ro mất khả năng thanh khoản dài hạn
để đánh giá khả năng chi trả lãi và nợ gốc của các khoản nợ dài hạn và các
trách nhiệm tương tự khi chúng đến hạn. Nếu DN không thể thanh toán
đúng hạn, nó mất khả năng thanh toán và phải tái cấu trúc lại hoặc thanh
lý.
Khả năng tạo ra lợi nhuận trong nhiều năm là điều kiện tốt nhất bảo vệ
DN khỏi rủi ro mất khả năng thanh khoản dài hạn. Nếu DN làm ăn có lãi,
nó sẽ tạo ra lượng tiền mặt cần thiết từ hoạt động kinh doanh hoặc có được
số vốn cần thiết từ người cho vay và chủ sở hữu.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 63

Tỷ lệ nợ dài hạn: ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những
khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Việc dùng tỷ lệ nợ dài hạn này, cho
ta thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó
thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các
khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải
trả ngắn hạn).
Tổng nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn = (4.20)
Tổng nợ dài hạn + Vốn cổ phần
d. Các tỷ số giá thị trường:
Có hai tỷ số giá thị trường quan trọng: tỷ số P/B và tỷ số P/E. Tuy nhiên trước
tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai chỉ số EPS và Giá trị sổ sách.
• Thu nhập trên cổ phần EPS (Earning per share): đóng vai trò như một chỉ
số về hiệu quả hoạt động của một DN.
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
EPS = (4.21)
Khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ
Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân
trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu
hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ
đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu
hành vào cuối kỳ.
EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha loãng thường cộng thêm số
lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hoặc các hợp đồng quyền chọn vào số lượng
cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong
việc xác định giá của cổ phiếu. Đây cũng là thành phần chính dùng để tính
toán chỉ số P/E. Một điểm quan trọng nữa thường bị bỏ qua là việc tính toán
lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai DN có thể có cùng EPS, nhưng một
DN có thể sử dụng vốn ít hơn - tức là DN đó có hiệu quả cao hơn trong việc sử
dụng vốn của mình để tạo ra lợi nhuận và, nếu những yếu tố khác là tương
đương thì đây là DN tốt hơn.
64 t64 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

o Trailing EPS: Là EPS của một năm cụ thể nào đó (thường là năm gần
nhất so với thời điểm đang tính toán).
o 4 Quarter EPS (EPS 4 quý): Là tổng của EPS 4 quý gần nhất so với
thời điểm tính toán.
o Rolling EPS: là tổng của EPS hai quý gần nhất và EPS dự báo của 2
quý tiếp theo.
o Forward EPS: Là EPS được tính toán hoàn toàn dựa trên dự báo về
tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của DN trong tương lai.
Nhà đầu tư cần tính EPS bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng quan
trọng là xác định số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số cổ phiếu lưu hành có
thể tính theo:
o Số CP lưu hành năm trước
o Số CP đang lưu hành đến thời điểm tính
o Số CP trung bình đơn giản
o Số CP trung bình gia quyền.
o Chú ý tính EPS cơ bản và EPS điều chỉnh khi tính P/E.

Quy ước của SGDCK Hồ Chí Minh về số lượng cổ phiếu đang lưu hành:

o Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ là đại lượng
bình quân trọng số theo số ngày. Tổng số ngày trong kỳ là số ngày
thực tế theo lịch, bao gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ.
o Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Số lượng cổ phiếu phát hành –
cổ phiếu quỹ
o Trong đó Số lượng cổ phiếu phát hành bao gồm: Số lượng cổ phiếu
đang niêm yết + Số lượng cổ phiếu chưa niêm yết (nếu có, trường
hợp của các công ty niêm yết có yếu tố nước ngoài.
• Tỷ lệ thị giá trên thu nhập P/E (Price to Earning ratio): là chỉ số tài chính đo
lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu. Trong
đó, giá cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán trên thị
trường ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 65

nhuận sau thuế mà DN chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính
gần nhất.

Giá cổ phiếu
P/E= (4.22)
EPS

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu cho một đồng thu nhập. Nếu
hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ
tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn
với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán DN có tốc độ tăng trưởng trung
bình và sẽ trả cổ tức cao.
Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ
cổ phiếu có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp.
P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định
theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán cổ phiếu. Tuy nhiên, với NĐT
theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc
độ tăng lợi nhuận cao.
o Trailing P/E: Là hệ số P/E được tính trên cơ sở giá thị trường hiện
tại so với trailing EPS.
o 4 quarter P/E: Là P/E được tính dựa trên cơ sở so sánh giữa giá thị
trường hiện tại với EPS 4 quý gần nhất.
o Rolling P/E: Là P/E được tính toán dựa trên cơ sở giá thị trường
hiện tại so với Rolling EPS.
o Forward P/E (P/E dự kiến): Là P/E được tính toán dựa trên cơ sở
EPS dự kiến (Projected EPS).
• Giá trị sổ sách Book Value (BV): cho biết giá trị tài sản DN còn lại thực sự là
bao nhiêu nếu ngay lập tức DN rút lui khỏi kinh doanh (bị phá sản). Vì giá
trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của DN, yếu tố không biến
đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích
cho các nhà đầu tư – những người mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ
66 t66 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

tức hàng năm, hơn là các nhà đầu cơ – những người mua cổ phiếu rồi bán
đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.
BV = Tổng tài sản – TSCĐ vô hình – Nợ (4.23)
• Tỷ lệ thị giá trên giá trị sổ sách P/B (Price to Book Ratio): bằng giá thị
trường của cổ phần phổ thông của DN chia cho giá trị sổ sách (Book
value) của cổ phần, nghĩa là vốn sở hữu của cổ đông trên một cổ phần.
Đôi khi các nhà phân tích xem cổ phiếu DN có tỷ số thị giá trên thư giá
thấp là một đầu tư ‘an toàn’, xem giá trị sổ sách như mức ‘sàn’ hỗ trợ giá
thị trường.

Thị giá cổ phần


P/B= (4.22)
BV/SLCP lưu hành bình quân

Ta có thể cho rằng, các nhà phân tích xem giá trị sổ sách là mức giá mà
giá thị trường sẽ không giảm xuống dưới mức đó vì DN luôn luôn có phương
án thanh lý hay bán tài sản DN với giá bằng giá trị sổ sách. Tuy nhiên, quan
điểm này thật đáng ngờ. Trên thực tế, một số DN đôi khi bán thanh lý tài
sản với giá thấp hơn giá trị sổ sách. Ví dụ, vào tháng 2-2009, cổ phần của
ngân hàng Bank of America và tập đoàn Citygroup đều bán với giá thấp
hơn 25 phần trăm giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần. Tuy nhiên, tỷ số thị giá
trên thư giá thấp được một số người xem là mang lại một ‘biên độ an toàn’
và một số nhà phân tích sẽ sàng lọc hay bác bỏ những DN có P/B cao trong
quá trình chọn lựa cổ phiếu của họ.

e. Hướng dẫn tính toán các chỉ số quan trọng


Bảng 4.5. Bảng cân đối kế toán CTCP FPT theo năm, giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: tỷ VNĐ

2013 2014 2015 2016


Tài sản ngắn hạn 12908 16964 18959 22082
Tiền và các khoản tương đương tiền 2751 4336 3585 5531
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 67

Các khoản đầu tư tài chính ngắn 1443 1441 2617 3976
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 4412 5034 5534 6815
Hàng tồn kho 3329 4573 5268 4531
Tài sản ngắn hạn khác 973 1580 1955 1229
Tài sản dài hạn 4662 5694 7087 7830
Các khoản phải thu dài hạn 1 349 341
Tài sản cố định 3076 3838 4292 4581
Tài sản dở dang dài hạn - - 693 1006
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 707 797 728 805
Lợi thế thương mại 232 333 - -
Tài sản dài hạn khác 646 726 1025 1097
Tổng tài sản 17570 22658 26046 29912
Nợ phải trả 9317 13401 15863 18464
Nợ ngắn hạn 9069 13057 14968 17472
Vay ngắn hạn 4167 6722 8191 9175
Phải trả người bán 2200 3019 2815 3861
Người mua trả tiền trước 375 478 297 620
Các khoản phải trả khác 2327 2838 3665 3816
Nợ dài hạn 248 344 895 992
Vốn chủ sở hữu 7208 7913 10183 11448
Vốn góp của chủ sở hữu 2752 3440 3975 4594
Thặng dư vốn cổ phần 49 49 49 49
Cổ phiếu quỹ (1) (1) (1) (1)
Quỹ đầu tư phát triển 79 79 79 127
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - 87 87
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4207 4268 4395 4671
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4 (13) (6) (5)
Lợi ích cổ đông không kiểm soát - - 1602 1923
Nguồn kinh phí và các quỹ khác 3 3 3 3
Lợi ích của cổ đông thiểu số 1045 1344 - -
Tổng nguồn vốn 17570 22658 26046 29912
68 t68 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Bảng 4.6 Báo các kết quả kinh doanh của CTCP FPT theo các năm, giai
đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: tỷ VNĐ

2013 2014 2015 2016


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 27115 32873 38707 40447
vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu 87 228 747 916
Doanh thu thuần về bán hàng và cung 27028 32645 37960 39531
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 21489 26371 30466 31093
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 5539 6274 7494 8438
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 386 368 453 575
Chi phí tài chính 271 354 620 694
- Trong đó chi phí lãi vay 132 166 263 374
Phần lãi hoặc lỗ công ty liên doanh, (1356) (1703) 34 35
liên kết
Chi phí bán hàng 1846 2183 2227 2638
Chi phí quản lí doanh nghiệp 0 0 2332 2751
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh 2452 2402 2802 2965
doanh
Thu nhập khác 205 194 147 99
Chi phí khác 162 124 98 50
Lợi nhuận khác 43 70 49 49
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2515 2512 2851 3014
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 478 452 497 425
hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (28) (19) (84) 13
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 2065 2079 2438 2576
nghiệp

Bảng tóm tắt các nhóm chỉ số tài chính

Nhóm tỷ số thanh toán


t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 69

❖ Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio)


Tài sản ngắn hạn 22082
= = = 1,263851
Nợ ngắn hạn 17472

❖ Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio)


Tiền và TĐT+Các khoản phải thu+Các khoản ĐT ngắn hạn
=
Nợ ngắn hạn
5531+6815+3976
= = 0,93418
17472

❖ Tỷ số thanh toán tiền mặt (cash ratio)


Tiền và các khoản tương đương tiền 5531
= = = 0,316564
Nợ ngắn hạn 17472

Nhóm tỷ số lợi nhuận

❖ Suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)


EBIT 3014+374
= = = 8,57 %
Doanh thu thuần 39531

❖ Suất sinh lợi trên tài sản (ROA)


EBIT 3014+374
= = 26046+29912 = 12,11 %
Tổng tài sản bình quân
2

❖ Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Lợi nhuận ròng 2576
= = 10183+11448 = 23,82%
Vốn chủ sở hữu bình quân
2

❖ Tỷ suất lợi nhuận gộp (gross profit margin)


Lợi nhuận gộp 8438
= = = 21,35%
Doanh thu thuần 39531

❖ Tỷ suất lợi nhuận ròng (net profit margin)


Lợi nhuận ròng 2576
= = = 6,52%
Doanh thu thuần 39531
70 t70 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Các tỷ số sử dụng tài sản

❖ Vòng quay tổng tài sản (total asset turnover)


Doanh thu thuần 39531
= = 26046+29912 = 1,41
Tổng tài sản bình quân
2

❖ Vòng quay tài sản cố định (fixed asset turnover)


Doanh thu thuần 39531
= = 4292+4581 = 8,91
Tài sản cố định bình quân
2

❖ Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover)


Giá vốn hàng bán 31093
= = 5268+4531 = 6,35
Hàng tồn kho bình quân
2

❖ Số ngày quay vòng hàng tồn kho (inventory turnover)


Số ngày trong năm 366
= = = 57,64
Số vòng quay hàng tồn kho 6,35

❖ Kỳ thu tiền bình quân (days receivables)


5534+6815
Khoản phải thu bình quân
= x365 = 2
𝑥365 = 57,01
Doanh thu thuần 39531

❖ Số vòng quay các khoản phải thu (giả định 50% doanh thu bán chịu)

Doanh thu bán chịu 19765,5


= = 5534+6815 = 3,2
Khoản phải thu bình quân
2

❖ Kỳ trả nợ bình quân (days payables)


Khoản phải trả bình quân 2815+3861
= Giá vốn hàng bán = 31093 = 78,37
365 365
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 71

Các tỷ số đòn bảy tài chính


❖ Hệ số gánh nặng lãi vay (interest burden)
EBIT−Lãi vay 3388−374
= = = 0,89
EBIT 3388

❖ Hệ số thanh toán lãi vay (interest coverage)


EBIT 3388
= = = 9,06
Lãi vay 374

❖ Hệ số đòn bẩy (leverage ratio)


Tổng tài sản 29912
= = = 2,61
Vốn chủ sở hữu 11448

❖ Hệ số nợ (debt ratio)
Nợ phải trả 18464
= = = 161,29%
Vốn chủ sở hữu 11448

Các tỷ số tăng trưởng

❖ Tỷ số lợi nhuận tích lũy


Lợi nhuận tích lũy LNST−cổ tức trả cho cổ đông từ LNST
= =
Lợi nhuận sau thuế LNST

❖ Tỷ số tăng trưởng bền vững


Lợi nhuận tích lũy Tỷ số lợi nhuận tích lũy . LNST
= =
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân

= Tỷ số lợi nhuận tích lũy . ROE

Các tỷ số giá thị trường (30/12/2016)

❖ Hệ số P/B (market to book)


Thị giá cổ phần 44000
= = = 1,77
Thư giá cổ phần 24919

❖ Hệ số P/E (price – earnings ratio)


72 t72 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Thị giá cổ phần 44000


= = = 11,22
EPS 3920

❖ Lợi suất thu nhập (earnings yield)


EPS 3920
= = = 8,91%
Thị giá cổ phần 44000
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 73

Phụ Lục I:
Thực hành phân tích một số biến số vĩ mô để áp dụng trong
chiến lược đầu tư chứng khoán
(Bài viết được thực hiện năm 2013)

I. Vai trò của phân tích các biến số vĩ mô trong chiến lược đầu tư chứng khoán

1. Xác định chiến lược đầu tư dài hạn hay lướt sóng.

Thị trường chứng khoán luôn phản ánh sức khỏe của nền kinh tế không những
trong thời điểm hiện tại mà còn là kì vọng phát triển trong tương lai. Do đó khi nền
kinh tế đang đi vào chu kì tăng trưởng bền vững thì các nhà đầu tư có thể xác định
chiến lược đầu tư dài hạn tất nhiên phải đi kèm với việc lựa chọn cổ phiếu có khả
năng tăng trưởng cao để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Khi nền kinh tế xuất hiện các
dấu hiệu bất ổn cơ bản như tăng trưởng GDP giảm, lạm phát cao dẫn đến mức sống
(GDP/đầu người) không được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến hoặc cán cân
thanh toán bị thâm hụt lớn thì một chiến lược đầu tư lướt sóng hoặc rút lui khỏi thị
trường là cần thiết nhằm tránh rủi ro.
Dưới đây là biểu đồ về tốc độ tăng trưởng của GDP và GDP bình quân đầu
người của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012
74 t74 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Còn dưới đây là đồ thị của chỉ số VN-index trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn 2002-2012

Như chúng ta thấy, khi tốc độ tăng trưởng của GDP tăng nhanh trong giai đoạn
2002-2007, thị trường chứng khoán ở trong xu thế uptrend. Điều đó nói lên rằng các
nhà đầu tư rất kì vọng vào triển vọng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt thông qua
chỉ báo vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP. Nhìn lại lịch sử, ở thời điểm năm 2006-
2007, GDP tăng trưởng ở mức rất cao, GDP đầu người cũng được cải thiện đáng kể,
rất nhiều người dân đã kéo nhau đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Thị trường đi
vào xu thế uptrend với đường đồ thị dốc lên, chỉ số VN-index đã tăng 4 lần trong
chưa đầy 1 năm.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên thế giới, mang đến nhiều
tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, mức tăng GDP và GDP bình quân đầu
người đã sụt giảm nghiêm trọng và từ đó đến nay vẫn chưa được phục hồi. GDP
tăng trưởng đạt mức thấp nhất trong thập kỉ qua trong các năm 2009 (5.3%) và 2012
(5%). Cũng theo đã tăng trưởng chậm dần của nền kinh tế, thị trường chứng khoán
đã chuyển sang giai đoạn downtrend từ 2008-2012, đặc biệt là chỉ số VN-index đã
lao dốc không phanh trong năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã đánh
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 75

sập toàn bộ niềm tin của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, lạm phát cao ở giai đoạn này
trong khi thu nhập tăng không nhiều đã làm suy giảm mức sống của người dân,
khiến cho đại bộ phận dân chúng không mặn mà với chứng khoán, điều đó thể hiện
ở việc thanh khoản thị trường sụt giảm liên tục, trung bình năm 2012 thanh khoản
chỉ đạt 500 tỉ đồng 1 phiên.
1. Xác định lĩnh vực đầu tư.
Nhìn vào sự tăng trưởng GDP của một quốc gia, bạn nên xác định xem động
lực chính của sự tăng trưởng đó là yếu tố nào tiêu dùng, chi tiêu công, đầu tư hay
xuất khẩu qua đó các nhà đầu tư có thể dự đoán lĩnh vực kinh doanh nào có tiềm
năng phát triển trong tương lai.
Vi dụ: nếu động lực chính của tăng trưởng là tiêu dùng thì các doanh nghiệp
bán lẻ nên được quan tâm. Nếu đông lực chính của tăng trưởng là chi tiêu công thì
các doanh nghiệp xây dựng sẽ có tiềm năng phát triển. Nếu động lực chính của tăng
trưởng là đầu tư thì các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng,
chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội kiếm được lợi nhuận cao. Nếu động lực chính là
xuất khẩu thì các nhà đầu tư nên cân nhắc các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực
trong quyết định đầu tư.
Trong giai đoạn uptrend của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành Bất động
sản-xây dựng, tài chính-ngân hàng đã trở thành động lực chính giúp kinh tế đất
nước tăng trưởng nhanh.Các cổ phiếu thuộc những ngành này có mức tăng rất
khủng khiếp, nhiều cổ phiếu có thị giá tăng hơn 10 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, do
tăng trưởng quá nóng mà Tài chính và Bất động sản đã lâm vào khủng hoảng. Mất
động lực, nền kinh tế trở nên trì trệ, tăng trưởng giảm sút, các doanh nghiệp lao
đao, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.
2. Thời điểm đầu tư
Thời điểm đầu tư cũng quan trọng không kém việc bạn lựa chọn lĩnh vực đầu
tư cũng như loại chứng khoán cụ thể để đầu tư. Chọn đúng thời điểm tham gia thị
trường nhiều khi đem đến cho nhà đầu tư 50% cơ may thắng lợi. Muốn chọn đúng
thời điểm đầu tư bạn cần có một cái nhìn tương đối dài.Các nhà đầu tư không nên
chỉ quan tâm đến tình hình thực tại mà còn phải nhìn nhận xu hướng phát triển của
nền kinh tế trong tương lai. Liệu tình hình kinh tế vĩ mô có tiềm ẩn khả năng suy
giảm nào không? Hoặc tình hình kinh tế vĩ mô đã qua giai đoạn tồi tệ nhất chưa?
76 t76 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

Là hai câu hỏi các nhà đầu tư phải thường xuyên đặt ra cho mình để lựa chọn thời
điểm “ra, vào” thị trường.
Một ví dụ điển hình là trong năm 2009, những tưởng như Việt Nam đã vượt
qua được cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát được kiểm soát, tình hình
kinh tế vĩ mô khá ổn định. Thị trường chứng khoán đã có mức tăng khá ấn tượng từ
đáy. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro như lãi suất cao, thâm hụt cán cân thương mại, tỉ giá,
lạm phát, hoạt động tín dụng khó khăn, cơ cấu kinh tế nhiều bất cập.Những nguy
cơ đó đã có dịp bùng nổ ngay trong năm 2011 để lại nhiều hậu quả nặng nề cho
nền kinh tế.
I. Thực hành phân tích giai đoạn 2012-2013.
Tăng trưởng GDP: Năm 2012 đạt 5.03%, xu hướng tăng chậm dần. Năm 2013
dự báo trong khoảng 5.5 – 5.7%.
Tổng cục Thống kê vừa công bố GDP cả năm 2012 ước chỉ tăng 5.03% so với
năm 2011; trong đó quý 1 tăng 4.64%, quý 2 tăng 4.8%, quý 3 tăng 5.05% và quý 4
tăng 5.44%.Số liệu này đã được điều chỉnh khi công bố trước đó cho thấy GDP quý 1
chỉ tăng 4%, quý 2 tăng 4.66% và quý 3 tăng 5.35%.
Như vậy, mức tăng trưởng của quý 4 (5.44%) không đạt như kỳ vọng khiến GDP
cả năm (5.03%) thấp hơn nhiều so con số dự kiến gần đây là 5.2%. Biểu đồ bên dưới
cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có xu hướng tăng chậm dần.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 77

Phân rã theo khu vực kinh tế cho thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả
các nhóm ngành. Mảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với
năm 2011; ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm
mạnh khi chỉ tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước.

Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%.
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng
liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây.Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh
nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng
cho thấy sự trì trệ đang hiện diện.
Đặc biệt, ngành xuất khẩu đã có mức tăng rất ấn tượng ở mức 18%, vượt mục
tiêu đề ra, lần đầu tiên sau nhiều năm nước ta có thặng dư thương mại. Vì thế, có thể
nói lĩnh vực xuất khẩu đang trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế, trong đó
phải kể đến các ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu như dệt may, điện thoại và
linh kiện, điện tử và máy tính, dầu thô, giày dép…
Dự báo: Với hàng loạt các đề án tái cơ cấu và các gói “giải cứu” được dự kiến
sớm tung ra trong thời gian tới, nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội để dần phục hồi trong
năm 2013. Tuy nhiên, với mục tiêu trọng tâm vẫn là kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP trong năm 2013 khó kỳ vọng khởi sắc vượt bậc. Tăng
trưởng GDP năm 2013 được dự báo trong khoảng 5.5 – 5.7%.
Đối với thị trường chứng khoán, từ tháng 12-2012 đến nay, sau nhiều thông
tin kinh tế vĩ mô tích cực mà chính phủ đưa ra, cùng những hứa hẹn sẽ giải cứu bất
động sản và việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Niềm tin của các nhà đầu tư đang
dần được phục hồi. Chỉ số VN-index đã có mức tăng ấn tượng trong vòng hơn 1 tháng
qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì tình hình kinh tế Việt Nam
78 t78 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

2013 sẽ ko có nhiều đột phá do Chính phủ vẫn đang tập trung vào ổn định nền kinh
tế vĩ mô, mức tăng trưởng 5,5-5,7% được coi là hợp lí trong điều kiện này. Vì thế, thị
trường chứng khoán trong năm nay có thể sẽ chưa bùng nổ được như kì vọng của
nhiều nhà đầu tư. Nhưng trong dài hạn, khi nền kinh tế đã được ổn định, các vấn đề
nhức nhối đã được giải quyết, Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững hơn.Vì thế, trong
thời điểm này, đầu tư dài hạn trên thị trường chứng khoán là một quyết định thông
minh.

Trần Quý Tùng


Trưởng BCM_SSC GEN4 thực hiện
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 79

Phụ lục II:


Những biện pháp thiết lập lại trạng thái
cân bằng tài chính

NWC âm thể hiện công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài
hạn, điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu
hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian
ngắn.
Vốn lưu động thuần (NWC) âm thể hiện sự mất cân đối tài chính
Vốn lưu động thuần (Net working capital – NWC) là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn
và nợ ngắn hạn. Với một DN hoạt động lành mạnh thì thường có NWC>0 hay tương
ứng với khả năng thanh toán hiện hành (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) lớn hơn 1. Ở
thái cực ngược lại, NWC âm thể hiện công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để
tài trợ cho tài sản dài hạn, điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài
hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo
hạn trong thời gian ngắn, tức là sự mất cân đối giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn
của nguồn nợ vay.

NWC âm đẩy các công ty vào tình trạng thường xuyên phải đảo nợ ngắn hạn (Vay nợ
mới trả nợ cũ) tạo ra tình trạng căng thẳng tài chính và nếu thị trường tài chính bị
80 t80 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

đóng băng, ngân hàng từ chối cho vay thì điều này sẽ dẫn đến tình trạng DN cạn kiệt
tiền mặt và có thể phải dừng hoạt động do thiếu vốn lưu động. Với nhiều công ty có
NWC âm, kiểm toán viên độc lập có thể ghi ý kiến Nghi ngờ về khả năng hoạt động
liên tục, tại các DN nhà nước, NWC âm (khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1)
là một trong những căn cứ quan trọng để xếp DN vào tình trạng giám sát đặc biệt.
Khi điều này xảy ra và NWC âm ở mức lớn, các chủ nợ và các nhà cung cấp, khách
hàng cảm nhận công ty gặp khó khăn sẽ hạn chế rủi ro với họ thông qua việc cắt
giảm các ưu đãi về bán chịu cho công ty, yêu cầu công ty phải thanh toán tiền mặt
ngay cho việc mua nguyên vật liệu hoặc hạn chế cho vay, yêu cầu khắt khe hơn về
điều kiện cho vay và càng đẩy công ty vào thế ngày càng khó khăn.

Những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối tài chính
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến NWC âm xuất phát từ các quyết định
đầu tư trong quá khứ đã không tuân thủ nguyên tắc cân đối kỳ hạn giữa tài sản và
nguồn vốn vay. Các dự án có thời gian thu hồi vốn dài trong khi vay nợ với kỳ hạn
ngắn hơn nhiều thời gian hoạt động của dự án đầu tư, đặt trong bối cảnh nguồn vốn
chủ sở hữu của dự án thấp. Ví dụ, các dự án thủy điện có thời gian hoạt động khoảng
25 – 30 năm nhưng thời hạn vay thường chỉ đạt được 8 – 10 năm. Những công ty có
NWC âm lớn thường có nguyên nhân chính là do đầu tư dàn trải, tăng trưởng nóng
tài trợ bằng nguồn vốn vay có kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp.

Đối với nhiều công ty, khi có một vài dự án lớn kinh doanh thua lỗ, vay nợ lớn và từ
đó không có nguồn trả nợ sẽ dẫn đến công ty sẽ dần rơi vào tình trạng NWC âm. Điều
này thường xảy khi dự án đầu tư này hoạt động trong ngành kinh doanh diễn ra
khủng hoảng thừa hoặc trong bối cảnh cú sốc khủng hoảng nền kinh tế, đầu ra sản
phẩm tiêu thụ thấp và giá bán thấp, khiến dây chuyền sản xuất hoạt động kém công
suất và tạo ra lượng tiền mặt ít để trả nợ, trong khi đó, nợ tiếp tục đáo hạn và làm
cho khả năng thanh toán giảm mạnh. Dự án đầu tư lớn nhưng thua lỗ mà vẫn phải
duy trì hoạt động như một vết thương lớn trên cơ thể làm chảy máu và khiến cơ thể
doanh nghiệp ngày càng suy yếu.
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 81

Một số công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn như một chiến lược
giảm chi phí sử dụng vốn vì vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn vay dài hạn.
Tuy nhiên, chiến thuật này rất rủi ro và chỉ thích hợp với các công ty có đầu ra sản
phẩm và dòng tiền ổn định.

Những biện pháp thiết lập lại trạng thái cân bằng tài chính
Một công ty có NWC âm không quá lớn và hoạt động trong điều kiện thị trường đầu
ra tăng trưởng và có lãi sẽ từng bước cân bằng lại được tình trạng mất cân đối này.
Tuy nhiên, vấn đề NWC âm lớn, đặt trong bối cảnh thị trường đầu ra bão hòa và suy
giảm thì sẽ cần phải có những biện pháp quyết liệt và kịp thời để tái lập tình trạng
cân bằng tài chính. Những biện pháp thường được sử dụng kết hợp để khắc phục
tình trạng mất cân đối tài chính đó là:

- Đàm phán để điều chỉnh lại kỳ hạn nợ từ nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, điều chỉnh
nhịp độ tăng trưởng chậm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, bán các tài sản và vốn
góp tại các công ty thành viên không cốt lõi để trả bớt nợ nhằm từng bước cân đối tài
chính, thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh
lời, từ đó, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu. Ví dụ, trong giai đoạn 2013 – 2014,
NWC của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí bị âm lớn, để xử lý tình trạng này, Tổng Công ty
đã thực hiện việc thoái vốn ở hàng loạt công ty thành viên không cần nắm giữ nhằm
tạo ra nguồn tiền trả bớt nợ, đồng thời tăng cường nhận thầu các dự án lớn của Tập
đoàn Dầu khí
nhằm cải thiện
doanh thu, tích
cực thực hiện
các biện pháp
tiết kiệm chi để
cải thiện khả
năng sinh lời. Đến 09/2014, tình trạng mất cân đối tài chính đã được khắc phục một
phần khi NWC được cải thiện.
82 t82 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

- Với những công ty có chênh lệch NWC âm lớn, việc cải thiện thường đòi hỏi phải
huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng để tránh nguy cơ mất khả năng
thanh toán. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là phải phát hành cổ phiếu
để trả bớt nợ đến hạn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần. Đây là giải pháp mà Công
ty Xi măng Hà Tiên 1 đã áp dụng với việc chuyển nợ vay từ Công ty mẹ Tổng Công ty
Xi măng thành vốn cổ phần trong năm 2013. Đây là một sự hỗ trợ tài chính rất quan
trọng từ công ty mẹ cho công ty con chủ lực này, tuy nhiên, sau khi thực hiện giải
pháp này, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 vẫn còn tiếp tục cần thực hiện nhiều giải pháp
mạnh cải thiện tình trạng mất cân đối tài chính khi NWC vẫn âm 2.128 tỷ đồng vào
cuối 09/2014.

- Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa tái diễn tình trạng mất cân đối tài chính trong tương
lai, các DN cần lập kế hoạch tài chính dài hạn nhằm thực hiện cân đối dòng tiền trong
dài hạn, thực hiện phân tích tình huống nhằm kiểm tra khả năng cân đối tài chính
trong những bối cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, trong các dự
án đầu tư cần xem xét sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn

Theo Ths. Nguyễn Tuấn Dương

HVTC
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 83

Phụ lục III:

Cách đọc BCTC

I. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN

Mục đích: Đánh giá mức độ tự chủ, độc lập tài chính của DN. Tìm ra các điểm yếu
trong cơ cấu tài chính của DN.

1. Cơ cấu tài sản (Đánh giá mức phân bổ tài sản hợp lý của DN, rủi ro thanh
khoản của DN,…)
• Tài sản ngắn hạn

Quan sát tỷ trọng của các khoản mục trong TSNH để đưa ra đánh giá:

Khoản phải thu: Khoản phải thu thực chất là vốn của DN bị khách hàng hoặc nhà
cung cấp chiếm dụng vì thế theo nguyên tắc quy mô khoản phải thu càng nhỏ càng
tốt. Tuy nhiên, quy mô khoản phải thu cũng tùy thuộc vào đặc điểm lĩnh vực kinh
doanh của từng DN (ví dụ DN bán lẻ thường sẽ có khoản phải thu thấp), chính sách
bán hàng của DN đó (tăng trưởng để mở rộng thị phần hay duy trì ổn định sẽ chấp
nhận các mức khoản phải thu khác nhau). Đọc thêm: Tỷ số vòng quay khoản phải
thu.

Hàng tồn kho (HTK): HTK là một dấu hiệu sớm cảnh báo cho nhà đầu tư về tình hình
kinh doanh của DN. Đối với một nhà sản xuất, HTK quá cao thì chắc chắn là một dấu
hiệu chẳng lành. Khi lượng HTK nhiều hơn hàng bán ra thì tình trạng kinh doanh của
DN nên được đặt dấu hỏi? Tuy nhiên, cần xem xét một số lưu ý về HTK:

• Yếu tố mùa vụ: Có những thời điểm DN phải chấp nhận một lượng HTK lớn (Ví
dụ vào thời điểm sắp vào năm học mới thì DN sản xuất thiết bị đồ dùng học
tập như Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán TLG) sẽ có mức HTK lớn là điều
bình thường).
• Dấu hiệu cho thấy DN kinh doanh kém (?): HTK lớn của DN có phải do lỗi thời,
kém chất lượng không?
84 t84 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

• DN sản xuất, thương mại cần chú ý đến khâu cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu.
Xem xét sự biến động và đưa ra đánh giá?
• Nếu có thể, đọc thêm về tình hình kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường và
chính sách về HTK của DN để hiểu hơn.

VD: Một công ty kinh doanh lĩnh vực ô tô như Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (mã chứng
khoán HAX) thì HTK không phải mối lo ngại quá lớn vì giá trị của ô tô không bị giảm
đi quá nhiều, một chiếc Mescerdes mới cứng luôn có một giá nhất định, nhà sản xuất
không phải hạ giá quá nhiều để bán được sản phẩm. Mặt khác, câu hỏi tương tự với
một cửa hàng quẩn áo có những sản phẩm đã lỗi mốt thì sao?

• Với một cái nhìn lạc quan, một DN rơi vào tình trạng khó khăn mà HTK giảm
phần nào cho thấy một dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Xem DN đầu tư vào đâu? Giá trị như thế nào? Có sinh
lời không? Đánh giá xem liệu các khoản đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận đột biến cho
DN không?

• Tài sản dài hạn (TSDH)


 Tài sản cố định (TSCĐ): Xem xét cơ cấu tài sản cố định: máy móc, nhà xưởng,
TSCĐ đầu tư dở dang,… Xem đã khấu hao hết chưa? Chú ý đến cái khoản dự
phòng (nguyên nhân lập dự phòng)
 DN có TSDH nào đang trong diện thanh lý có thể tạo ra lợi nhuận bất thường
không?

2. Cơ cấu vốn (sự tự chủ trong tài chính).


• Nợ phải trả: Tình trạng cân đối nợ và rủi ro thanh khoản của DN?

Trái ngược với việc phải tối thiểu hoá kỳ tồn kho và kỳ thu nợ bình quân, DN thường
cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng dài càng tốt mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung
cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm
bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên cũng giống như đối với HTK và
các khoản phải thu, về cơ bản việc tăng quá mức các khoản phải trả hay kéo dài kỳ
hạn của chúng cũng là dấu hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ
của DN
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 85

Cơ cấu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: Biến động như thế nào? Tìm ra nguyên nhân? Nợ
vay từ ai (Lãi suất vay là bao nhiêu? Thời gian vay ngắn hay dài?)

Mục đích sử dụng nợ là gì? (nợ ngắn hạn tài trợ đầu tư ngắn hạn, nợ dài hạn tài trợ
đầu tư dài hạn, nợ ngắn hạn tài trợ đầu tư dài hạn hay nợ dài hạn tài trợ đầu tư ngắn
hạn). Rủi ro là gì?

So sánh công nợ với ngành hoặc các DN được cho là “tiêu chuẩn” qua các tỷ số:

 Hệ số nợ: Xem tài sản của DN được tài trợ bằng vốn tự có hay vốn vay?
 Đòn bẩy tài chính: Tùy vào đặc điểm ngành sẽ có mức độ sử dụng đòn bẩy
khác nhau. Nếu cao thì DN có thêm vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
và giảm được thuế đóng cho nhà nước (lá chắn thuế), đi kèm với đó là lãi vay.
• Vốn chủ sở hữu

Biến động của vốn góp từ chủ sở hữu có biến động không? Nguyên nhân (tăng vốn
do huy động thêm bằng việc phát hành cổ phiếu,…)

Trong kỳ có phát sinh chênh lệch đánh giá lại tài sản không? Có thêm lợi nhuận gì
không?

Biến động của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối? (xem DN làm gì? Trả cổ tức, bổ
sung nguồn vốn kinh doanh…). Tình hình trích lập quỹ của DN?

3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính khác


• Khả năng thanh toán (các tài sản của DN có đủ thanh khoản để tài trợ cho các
hoạt động thường ngày không?)
 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

So sánh với ngành (hoặc theo lý thuyết là so sánh với 1) sau đó đưa ra nhận xét?

Tuy nhiên, liệu khả năng thanh toán <1 có phải lúc nào cũng phản ảnh DN thực sự
đang gặp phải vấn đề?

• Vòng quay tài chính (Cho thấy hiệu quả hoạt động của DN)
 Vòng quay HTK, Vòng quay khoản phải trả, Vòng quay khoản phải thu
 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (cash conversion cycle)
86 t86 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

4. Phân tích dòng tiền từ hoạt động

Xu hướng dòng tiền hoạt động kinh doanh (HĐKD) của DN? Tăng, giảm hay ổn định?
(Đọc thêm tỷ số: Dòng tiền từ HĐKD/ doanh thu)

 Nếu dòng tiền từ HĐKD âm liên tiếp trong nhiều năm thì chứng tỏ DN tiềm ẩn
nhiều rủi ro về khả năng thực tế có thể thanh toán được cho các chủ nợ
 Nếu dòng tiền ròng từ HĐKD của DN lớn hơn nhiều so với lợi nhuận sau thuế
thì chứng tỏ DN có nhiều khoản phải thu lũy kế đã chuyển thành doanh thu.
DN hoạt động có hiệu quả
 Nếu dòng tiền ròng từ HĐKD của DN nhỏ hơn so với lợi nhuận sau thuế thì
chứng tỏ DN quản lý dòng tiền thực tế không tốt. Lãi mà DN ghi nhận chỉ là lãi
ảo

Dòng tiền có đủ để DN hoạt động hay bù đắp các khoản vay ngắn hạn hay không?

5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN


• Đánh giá doanh thu, lợi nhuận của DN? Xem tăng, giảm hay ổn định? Tìm ra
nguyên nhân (Ví dụ: doanh thu tăng do tăng công suất tiêu thụ, lợi nhuận giảm
chi phí quản lý DN và chi phí bán hàng tăng)

Lợi nhuận, doanh thu có đột biến trong kỳ không? (Ví dụ: bán BĐS gây đột biến
lợi nhuận)

• Tỷ suất lợi nhuận tăng hay giảm? Nguyên nhân?


• Xu hướng của nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời? So sánh với ngành?
(ROE, ROA, ROS, EPS,…)

Theo Nguyễn Khắc Hiếu


Trưởng BCM GEN 7
t
Phần hai: Phân tích Cơ Bản 87

Phụ lục IV:


7 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Đối với nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường, để có một phương pháp đầu tư
đúng đắn và tạo ra lợi nhuận là một điều tuyệt vời. Cách nhanh nhất để tìm ra phương
pháp đầu tư là học và nghiên cứu theo những phương pháp đã thành công trên thị
trường, phương pháp lựa chọn cổ phiếu CANSLIM của nhà đầu tư huyền thoại William
J. O'Neil được đề cập trong cuốn sách “ Làm giàu qua đầu tư chứng khoán” có vẻ như
khá phù hợp với chiến lược đầu tư phòng thủ, mang lại ít rủi ro và đem lại lợi nhuận
ổn định nếu có kỷ luật và tuân theo nguyên tắc.

CANSLIM là gì?
CANSLIM gồm 7 chữ cái viết tắt cho 7 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, các chữ cái được
hiểu là :
(1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phần quý hiện tại hay gọi nôm na là “EPS quý hiện
tại” (Current Earning Per Share), tiêu chuẩn này yêu cầu EPS tăng dần và tăng
càng cao càng tốt.
Có thể lọc cổ phiếu theo link http://s.cafef.vn/screener.aspx#data .
Có thể kể đến mức EPS hấp dẫn và tăng đều như cổ phiếu VNM, FPT, BMP…
(2) A = Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (Periodicaly Earning Increases).
Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm
sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 03 năm) và nhà đầu tư cần
đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm trên vốn cổ phần
đạt từ (ROE) từ 17% trở lên, những công ty tốt nhất sẽ có lợi suất từ 25% - 50%. Có thể
lấy ví dụ như TNG, HPG…
(3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới,
đỉnh giá mới... (New Products, New Management, New highs). Thực tiễn cho thấy,
giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.
(4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là
một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt
nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch
hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể
88 t88 Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng Khoán

hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng
dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào.
(5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “dẫn đầu” hay
chỉ là cổ phiếu “đội sổ” (leader/laggard). Hãy chỉ quan tâm đến cổ phiếu dẫn đầu
trên thị trường và tránh xa những cổ phiếu “đội sổ” mặc dù giá cổ phiếu đó đã giảm
rất mạnh và chỉ ngang cốc trà đá. Có thể kể đến các cổ phiếu dẫn dắt thị trường như
VNM, VCB, BVH…
(6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu
(Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình
đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính
lớn và có uy tín. Các quỹ ETFs và các quỹ đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư lớn…
nếu quan tâm và mua vào một cổ phiếu trên thị trường thì cổ phiếu đó đã được nghiên
cứu rất kỹ và sẽ có một xu hướng tăng khá mạnh. Như các cổ phiếu được các quỹ
nước ngoài yêu thích như : VNM, HSG, HCM, SSI, VCB…
(7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định
sự thành bại của phương án đầu tư. Hãy xác định xu hướng chung thị trường và sự
vận động của các dòng cổ phiếu để lên kế hoạch trading hiệu quả.
Thực tế, để tìm được một cổ phiếu hội tụ toàn bộ 7 yếu tố trên là rất khó, vậy nên,
những yếu tố trên chỉ mang tính lý thuyết để lựa chọn cổ phiếu, và tìm ra những cổ
phiếu gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo rằng nhà đầu tư đã lựa chọn được
danh mục ít rủi ro trong hàng trăm mã cổ phiếu trên thị trường.

You might also like