You are on page 1of 17

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP


I) Khái niệm doanh nghiệp
1.Một số quan điểm về doanh nghiệp:
a.Quan điểm của nhà tổ chức: Doanh nghiệp là 1 tổng thể các phương tiện, máy móc
thiết bị và nhân lực được tổ chức lại nhằm thực hiện một mục đích là làm lợi vốn đầu
tư, làm lợi cho công nhân viên và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai
b.Đứng trên quan điểm chức năng: Doanh nghgiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu
tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi
2.Quan điểm nền kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm
và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó có thể tối đa hóa
lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng.
3.Đặc điểm của doanh nghiệp
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra những đặc điểm của doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp có chức năng sản xuất-kinh doanh, là hai chức năng không thể tách rời
nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biễu diễn theo sơ đồ sau:

Nghiên cứu thị


trường

Chọn sản Thiết kế Chuẩn bị Tổ chức


phẩm hàng sản phẩm các yếu tố sản xuất
hóa sản xuất

Điều tra sau Tổ chức Sản xuất Sản xuất


tiêu thụ tiêu thụ sản hàng loạt thử
phẩm Bán thử
nghiệm

1
-Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên đi kèm
mục tiêu kinh tế hoạt động của doanh nghiệp còn phải hướng tới những mục tiêu xã
hội nhất định
-Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại
và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh thích ứng
cũng như phải có công cụ, giải pháp phù hợp để thực hiện chiến lược đó.
II) Các loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiếu cách phân loại doanh nghiệp khác nhau, nhưng cách phân loại phẩn biến
nhất là phân loại theo tính chất sỡ hữu về tài sản của doanh nghiệp, bao gồm các loại
doanh nghiệp sau:
1.Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và
tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế-xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh
nghiệp quản lý.
2.Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
3.Công ty: là loại hình doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở có sự liên kết góp
vốn của ít nhất hai người để kinh doanh kiếm lời.Hiện nay nhà nước ta có các loại
hình công ty như sau:
a.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
b.Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
c.Công ty cổ phần
d.Công ty hợp danh
4.Doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài: đây là các doanh nghiệp hình
thành trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam được quy định
trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
III) Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp
1.Nhiệm vụ của doanh nghiệp
-Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước
-Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền.
2
-Đảm bảo việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh không gây tàn phá môi trường
xã hội
-Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê, tài chính.
-Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đơn vị
khác
-Bảo đảm các điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động.
2.Quyền hạn của doanh nghiệp
-Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp được quyền lựa
chọn, thay đổi cơ cấu sản phẩm thích ứng với yêu cầu của thị trường, tự lựa chọn
phương án tổ chức sản xuất, có quyền tự chủ hoàn toàn trong hoạt động điều hành sản
xuất tại doanh nghiệp…
-Quyền tự chủ trong lĩnh vực tài chính: chủ động xây dựng và hình thành các nguồn
vốn dùng tron sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc sử dụng, phân bổ các nguồn
vốn theo các mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG II:
DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
I) Khái niệm về dự báo, các loại dự báo, trình tự thực hiện dự báo
1.Khái niệm
Dự báo là khoa học – nghệ thuật tiên đoán trước các hiện tượng trong tương lai căn cứ
vào:
- Dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ.
- Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo.
- Kinh nghiệm thực tế.
2.Các loại dự báo
a.Căn cứ vào thời đoạn dự báo ta chia làm ba loại:
+ Dự báo ngắn hạn: thời đoạn dự báo không quá 3 tháng. Loại dự báo này cần cho
các việc mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ trong sản xuất.
+Dự báo trung hạn: thời đoạn dự báo từ ba tháng đến ba năm. Loại dự báo này cần
cho việc lập kế hoạch bán hàng, sản xuất, dự trù tiền mặt…
+Dự báo dài hạn: Thời đoạn dự báo từ ba năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc
lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các thiết bị, công nghệ mới, mở rộng
doanh nghiệp hay thành lập doanh nghiệp mới.
3
b.Căn cứ vào lĩnh vực dự báo được chia làm ba loại:
+Dự báo kinh tế
+Dự báo kỹ thuật công nghệ
+Dự báo nhu cầu
3.Trình tự tiến hành dự báo
Trình tự tiến hành dự báo bao gồm 8 bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo (mục ti6u khác nhau, phương pháp khác nhau)
- Bước 2: Xác định thới đoạn dự báo
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo
- Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin
- Bước 5: Thu thập thông tin bằng: phỏng vấn, bảng câu hỏi, dựa vào đội ngũ cộng tác
viên makerting
- Bước 6: Xử lý thông tin
- Bước 7: Xác định xu hướng dự báo:
+Xu hướng tuyến tính
+Xu hướng thời vụ
+Xu hướng chu kỳ
+Xu hướng ngẫu nhiên
- Bước 8: Phân tích, tính toán ra quyết định về kết quả dự báo.
II) Các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian
1.Phương pháp định tính
Khi chưa có đủ các số liệu thống kê (giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm), để
tiến hành công tác dự báo ta có thể dựa vào các phương pháp định tính. Phương pháp
định tính, đặc biệt là phương pháp Delphi còn được dùng để xem xét thêm các kết quả
dự báo tiến hành bằng phương pháp định lượng.
a.Phương pháp lấy ý kiến của hội đồng điều hành: Hội đồng bao gồm các chuyên
gia giỏi nhất trong lĩnh vực sản xuất, marketing chất lượng tài chánh nhân sự…
+Ưu điểm: nhanh, rẻ, sát với tình hình thực tế
+Nhược điểm: Không hoàn toàn khách quan
b. Phương pháp lấy ý kiến của nhân viên bán hàng từng khu vực: ngươi bán hàng là
người hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Phương pháp này dùng để dự
báo về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ.
+Ưu điểm: Rẻ, sát với nhu cầu khách hàng.
4
+Nhược điểm: Phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng, đôi khi chủ
quan quá hày bi quan quá.
c. Phương pháp lấy ý kiến của khách hàng: lấy ý kiến của khách hàng hiện tại cũng
như khách hàng mới có ý định hoặc đã có kế hoạch mua hàng trong tương lai. Cách
lấy ý kiến có thể là
 Phỏng vấn trực tiếp
 Bảng câu hỏi in sẵn
 Đội ngũ cộng tác viên về marketing
+Ưu điểm: Khách quan vì tổng hợp từ ý kiến khách hàng
+Nhược điểm: khó thu thập thông tin
d. Phương pháp Delphi (phương pháp lấy ý kiên chuyên gia trong và ngoài doanh
nghiệp):
- Soạn và in sẵn các câu hỏi về lĩnh vực dự báo
- Đưa các câu hỏi đến các chuyên gia
-Tập hợp và tổng hợp ý kiến trả lời của các chuyên gia.
- Nếu xuất hiện vấn đề mới hoặc mâu thuẫn, quá trình trên được lặp lại 2,3,4… cho
đến khi thống nhất.
+Ưu điểm: Khách quan, chính xác.
+Nhược điểm: Tốn kém, chi phí cao
2.Các phương pháp định lượng
Các phương pháp này đều dựa trên cơ sở toán học thống kê.
a.Phương pháp tiếp cận giản đơn
Dự báo cho thời kỳ thứ n = Số thực tế thời kỳ thứ n -1

+Ưu điểm:
- Đơn giản, rẻ
+Nhược điểm:
- Ap đặt tình hình thời kỳ trước cho thời kỳ sau.
+Phạm vi áp dụng:
- Xí nghiệp có quy mô nhỏ
- Xí nghiệp mới tiếp cận với công tác dự án (không có số liệu)
b. Phương pháp bình quân di động

5
Lấy con số bình quân trong từng thời gian ngắn, có khoảng cách đều nhau làm kết quả
dự báo cho thời kỳ sau.
Y1  Y 2  Y 3
Y4 =
3
Y 2  Y3  Y 4
Y5 =
3
Y3  Y 4  Y5
Y6 =
3
+Ưu điểm:
- Đơn giản, rẻ
- Không áp đặt tình hình thời kỳ trước cho thời kỳ sau
+Nhược điểm:
- Hoàn toàn dựa vào quá khứ chưa có yếu tố tương lai
- Chưa phân biệt được tầm quan trọng của các số liệu ở các thời kỳ khác nhau.
- Cần nhiều số liệu quá khứ.
+Phạm vi áp dụng:
Dãy số quá khứ ổn định (30, 28, 33, 31, 29…)
c. Phương pháp bình quân di động có hệ số (có trọng số)

Dự báo cho số thực tế của thời kỳ thứ I hệ số thứ i


thời ký thứ =
(n+1) Tổng các hệ số

Ví dụ:
Dự báo n = 3; hệ số 3, 2, 1
Tháng Số thực tế Kết quả dự báo
1 10
2 12
3 13
4 16 (13  3+12  2+10  1):6 = 12.66
5 x (16  3+13  2+12  1):6 = 14.33
+Ưu đểm:
- Có biểu thị xu hướng phát triển trong tương lai
- Có phân biệt tầm quan trọng của các số liệu ở các thời kỳ khác nhau.
+Nhược điểm:
6
- Cần nhiều số liệu quá khứ.
+Phạm vi áp dụng: dãy số liệu quá khứ ổn định.
d. Phương pháp san bằng số mũ (dự báo ngắn hạn)
Ft = Ft-1 +  (At-1 – Ft-1)
=  At-1 +(1-  )[  At-2+(1-  )Ft-2]
=  At-1 +  (1-  )At-2+(1-  )2 [  At-3 +(1-  )Ft-3]
Hoặc
Ft =  At-1 +  (1-  )At-2+  (1-  )2At-3 +……+  (1-  )n-1At-n +(1-  )nFt-n
Ft số dự báo thời kỳ t
Ft-1 số dự báo thời kỳ t-1
 hệ số san bằng sô mũ (   (0,1))
At-1 số thực tế của thời kỳ thứ t-1
Ví dụ:
Dự báo với  = 0.2 ; F1 = 11
Tháng Số thực tế Kết quả dự báo
1 12 F1 = 11
2 17 F2 = 11+0.2(12-11) = 11.2
3 x F3 = 11.2+0.2(17-11.2) = 12.36
+Ưu điểm:
- Có biểu thị xu hướng phát triển trong tương lai
- Cần ít số liệu quá khứ
- Thuận tiện cho việc áp dụng máy tính.
+Nhược điểm:
- Phải tính từng thời kỳ một và dễ bị sai liên đới
+Phạm vi áp dụng: mọi trường hợp của dãy số trừ trường hợp tuyến tính.
e. Phương pháp san bằng số mũ bậc 2 (san bằng số mũ có định hướng)
Bước 1: Ft = Ft-1 +  (At-1 – Ft-1)
Bước 2: Tt = Tt-1 +  (Ft – Ft-1)
Bước 3: Ft(đh) = Ft + Tt
Ft số dự báo thời kỳ t
Ft-1 số dự báo thời kỳ t-1
 hệ số san bằng số mũ bậc 1
 hệ số san bằng số mũ bậc 2
7
Tt đại lượng định hướng của thời kỳ t
Tt-1 đại lượng định hướng của thời kỳ t-1
Ft(đh) số dự báo có định hướng của thời kỳ t
Ví dụ:
Cho F1 = 11 ;  = 0.2 ;  = 0.4; T1 = 0
Dự báo
Tháng Số thực tế Ft Tt
1 12 F1 = 11 T1 = 0
2 17 F2 = 11.2 T2 = 0+0.4(11.2-11)=0.08
3 x F3 = 12.36 T3 = 0.08 + 0.4(12.36-11.2) =0.54

Tháng Ft(đh)
1 F1(đh) = 11
2 F2(đh) = 11.28
3 F3(đh) = 12.9
+Ưu điểm:
- Có biểu thị xu hướng phát triển trong tương lai
- Thuận tiện cho việc áp dụng máy tính
+Nhược điểm:
- Mức độ chính xác có hạn chế
+Phạm vi áp dụng: mọi trường hợp của dãy số trừ trường hợp tuyến tính.
f. Phương pháp bình quân bé nhất ( phương pháp tuyến tính)
y = ax +b
x: số thứ tự các thời kỳ
y: số thực tế (thời ký quá khứ),số dự báo (thời kỳ tương lai)

 xy  n  x  y
a= 2 b = y - a x
x  n x
2

x =
x y =
y
n n
Ví dụ:
Tháng Số thực tế XY X2
X Y
1 74 74 1
8
158
2 79 240 4
3 80 360 9
4 90 525 16
5 105 852 25
6 142 854 36
7 122 49

X Y  XY X 2

28 692 3063 140

28 692
X = =4 Y = = 98.86
7 7
3063  7  4  98.86
a= = 10.54
140  7  4 2
b = 98.86 – 10.54  4 = 56.7
Ta có hàm dự báo:
Y = 10.54X + 56.7
Dự báo tháng 8 : Y8 = 10.56  8 +56.7 = 141
+Phạm vi áp dụng: dãy số thực tế tuyến tính với thời gian.
g. Phương pháp hệ số thời vụ

Hệ số thời vụ Nhu cầu bình quân thời kỳ thứ n


của thời kỳ =
thứ (n+1) Nhu cầu bình quân của 1 thời kỳ phân tích

Ví dụ:

Có số liệu sau:
Tháng 1996 1997 Nhu cầu bình quân của thời
kỳ thư n
1 80 90 (80+90):2 = 85
2 75 85 (75+85):2 = 80
3 90 110 (90+110):2 = 100
… … … …
12 80 80 (80+80):2 = 80

9
Nhu cầu bình quân của một thời kỳ:
(80  75  90  ......  80)  (90  85  110  ...  80)
= 94
12  2

Tháng Nhu cầu bình quân Hệ số thời vụ


của 1 thời kỳ
1 94 85:94 = 0.957
2 94 80:94 = 0.851
3 94 100:94 = 1.064
… … …
12 94 80:94 = 0.851
Dự báo cho các tháng năm 1998 nếu biết năm 1998 sản xuất 1200 sản phẩm/năm
1200
Dự báo tháng 1/1998 =  0.957 = 96
12
1200
Dự báo tháng 2/1998 =  0.851 = 85
12
1200
Dự báo tháng 3/1998 =  1.064 = 106
12
III) Các phương pháp dự báo theo nguyên nhân
1.Dự báo theo từng nguyên nhân
y = ax +b
x: nguyên nhân (biến số)
y: số thực tế (thời ký quá khứ),số dự báo (thời kỳ ương lai)

 xy  n  x  y x y
a= 2 b = y - a x x = y =
x  n x
2
n n

Ví dụ:
X: mức thu nhập bình quân của dân cư tại vùng A
Y: doanh thu của xí nghiệp xây dựng nhà tại vùng A
Đơn vị: 1.108 VND
Năm X Y XY X2
1 1 2 2 1
2 3 3 9 9

10
3 4 2.5 10 16
4 1 2 2 1
5 2 2 4 4
6 7 3.5 24.5 49

X Y  XY X 2

18 15 51.5 80

18 15
x = =3 y = = 2.5
6 6
51.5  6  3  2.5
a= = 0.25
80  6  3 2
b = 2.5 – 0.25  3 = 1.75
Hàm dự báo:
y = 0.25x + 1.75
Giả sử năm 7: biết mức thu nhập bình quân của dân cư tại vùng A là 6.10 8 thì có thể
dự báo được doanh thu của xí nghiệp xây dựng nhà tại vùng A là 3.25.108.
Y = 0.25  6 + 1.75 = 3.25
Đánh giá hàm dự báo:
(Xem xét xem X có phải là nguyên nhân của Y hay không)
Ta dùng hai chỉ tiêu:
a) Sai lệch tiêu chuẩn: (S)

Sx,y = y 2
 b y  a  xy
n2
S càng tiến đến 0 thì độ chính xác càng cao
b)Hệ số tương quan (r)
n xy   x  y
r=
( n  x 2  ( x ) 2 )  ( n  y 2  (  y ) 2 )

Nếu:
0<r<1: thì x và y có quan hệ tuyến tính, tương quan này là tương quan thuận
r = 1 thì x và y có tương quan tuyến tính hoàn hảo
r = 0 thì không có tương quan giữa x và y
-1<r<0 thì x và y có tướng quan nghịch
Ví dụ: đánh giá hàm dự báo ở ví dụ trên
11
Ta tính được S = 0.306 , r = 0.901. Vậy Hàm dự báo này đáng tin cậy và mức thu
nhập của người dân có ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp.
2.Dự báo theo nhiều nguyên nhân
y = a1x1 + a2x2 +…….+ anxn +b
Trong đó x, y là các nguyên nhân
Ap dụng máy tính sẽ tính được các trị số a1, a2,……,an
IV) Kiểm tra kết quả dự báo
Kiểm tra bằng hai chỉ tiêu:
1.Sai số tuyệt đối bình quân (MAD)

/Số thực tế thời kỳ thứ I – số dự báo thời kỳ thứi/


MAD =
Số thời kỳ khảo sát

saiso
Công thức viết gọn: MAD =
n
MAD càng gần 0 chứng tỏ con số dự báo càng chính xác.
2.Tín hiệu dự báo:

(Số thực tế thời kỳ thứ j – số dự báo thời kỳ thứj)


THDB =
Sai số tuyệt đối bình quân thời kỳ i

Công thức viết gọn: tín hiệu dự báo =  saiso 


MAD
Tín hiệu dự báo phải nằm trong phạm vi cho phép
-4<THDB<4 thì con số dự báo chấp nhận được.
Ví dụ: kiểm tra kết quả dự báo sau đây:
Tháng Số dự báo Số thực tế sai số  sai số

12
1 100 90 -10 -10
2 100 95 -5 -15
3 100 115 15 0
4 110 100 -10 -10
5 110 125 15 5
6 110 140 30 35

Tháng saiso  saiso MAD THDB

1 10 10 10 -1
2 5 15 7.5 -2
3 15 30 10 0
4 10 40 10 -1
5 15 55 11 0.45
6 30 85 14.2 2.46
Tín hiệu dự báo dao động từ -2 đến 2.46 do đó hoàn toàn nằm trong giới hạn cho
phép(-4;4) nên kết quả dự báo này dùng được.

Bài tập chương II


Bài 1:Bệnh viện Tiền Giang có thống kê số người nhập viện trong 10 tuần qua như
sau:
Tuần thứ Số nhập viện Tuần thứ Số nhập viện
1 22 6 29
2 21 7 33
3 25 8 37
4 27 9 41
5 35 10 37
1) Hãy dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 bằng phương pháp bình quân di
động 3 tuần một.
2) Hãy dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 bằng phương pháp bình quân di
động 3 tuần một có trọng số : 0.5 ;0.3 ; 0.2
Bài 2: Bệnh viện nhi đồng muốn mua một xe cấp cứu mới, giám đốc bệnh viện dựa
vào cây sô đã chạy trong 5 năm qua để dự báo lại nhu cầu

13
Năm Số cây số đã chạy
1 6000
2 8000
3 7000
4 7600
5 7400
Hãy dự báo số cây số xe sẽ chạy trong năm tới bằng phương pháp bình quân di động 2
năm
Bài 3: Trong 5 năm qua nhà máy cơ khí nông nghiệp không ngừng tăng doanh số xe
bán ra như sau:

Năm Số xe bán ra
1998 4500
1999 4950
2000 5180
2001 5630
2002 5840
2003 ?
Hãy dùng phương pháp san bằng số mũ với hệ số san bằng  = 0.3 để dự báo cho
năm 2003 biết rằng năm 1998 đã dự báo được 4100 xe.
Bài 4:Công ty vật tư bưu điện có thống kê số lượng bàn máy nhắn tin xách tay trong 5
năm qua như sau:
Năm Số máy bán ra
1 2400
2 3200
3 2700
4 3000
5 3900
Hãy dự báo số máy bán ra trong năm tới bằng phương pháp:
1)Bình quân di động 3 năm một
2)Bình quân đi động 2 năm một có trọng số 0.75 và 0.25
3)San bằng số mũ biết rằng dự báo cho năm thứ bốn là 3000 máy và  = 0.3

14
Bài 5*: Cửa hàng xe gắng máy ở phố Huế có số thống kê doanh số bán ra trong 12
quý (3 năm) vừa qua như sau:

Quý Năm 1 Năm 2 Năm 3


1 90 130 190
2 130 190 220
3 200 250 310
4 170 220 300
Hãy dùng phương pháp bình quân bé nhất (hồi quy tuyến tính) để dự báo số xe bán ra
trong 4 quý năm tới có điểu chỉnh theo mùa.
Bài 6*: Nhà máy dầu Tường An muốn mở rộng quy mố sản xuất bằng việc xây dựng
thêm một phân xưởng ở Nhà Bè. Quy mô của phân xưởng này phụ thuộc rất nhiều vào
nhu cầu sản phẩm dầu ăn mà nhà máy sẽ đáp ứng cho thị trường xung quanh và chi
phí sản xuất sản phẩm. Qua điều tra đã xác định được nhu cầu này. Ong giám đốc nhà
máy muốn nhờ bạn giúp ông đánh giá mối quan hệ giữa chi phí sản xuất một thùng
dầu ăn và số lượng dầu bán ra trong 1 năm, từ đ1o xác định được quy mô của phân
xưởng. Giả sử bạn đã thu thập được số liệu sau:
Phân xưởng Chi phí cho 1000 Số thùng dầu
thùng dầu được bán ra (1000
(1000đ) thùng)
1 10150 417
2 9730 473
3 10460 250
4 10060 372
5 10580 238
6 10680 259
7 9670 597
8 9970 414
9 10440 263
10 10080 372
1)Hãy sử dụng đường hồi quy tuyến tính để xây dựng phương trình hồi quy dùng cho
việc dự báo chi phí sản xuất một thùng dầu ăn
2)Tính hệ số tương quan tuyến tính r.
15
3)Theo kết quả nghiên cứu thì nhu cầu dầu ăn trên thị trường Nhà Bè là 325000
thùng/năm. Hãy tính chi phí sản xuất một thùng dầu ăn cho một nhà máy có quy mô
sản xuất là 325000 thúng/năm

Bài 7*: tại doanh nghgiệp A qua khảo sát ta có số liệu thể hiện mối quan hệ giữa
doanh thu và chi phí quảng cáo như sau:
Đơn vị: triệu USD
Năm Chi phí quảng cáo Doanh thu
1 4 10
2 7 30
3 9 50
4 8 40
5 8 30
6 12 50
7 5 20
8 7 30
9 9 40
10 9 45
Hãy cho biết giữa doanh thu và chi phí quảng cáo có mối quan hệ tuyến tính hay
không? Nếu DN A muốn tăng doanh thu lên 58 triệu USD thì phải bỏ ra mức chi phí
quản cáo là bao nhiêu?

Bài 8*: Hai ông phó giám đốc của một xí nghiệp đã dự báo số sản phẩm bán ra qua 6
tháng như sau:
Năm Số bán thực Dự báo của Dự báo của
tế P.GĐ k doanh P.GĐ sản xuất
16
1 167325 170000 160000
2 175362 170000 165000
3 172536 180000 170000
4 156732 180000 175000
5 176325 165000 165000
6 180235 165000 170000
Hãy cho biết ông phó giám đốc nào dự báo chính xác hơn.
Bài 9: Công ty TNHH Thanh Duy buôn bán máy điện toán có doanh số bán máy trong
năm qua chia theo từng tháng như sau:
Tháng Nhu cầu thực Tháng Nhu cầu thực
1 37 7 43
2 40 8 47
3 41 9 56
4 37 10 52
5 45 11 55
6 50 12 54
-Hãy dùng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng để dự báo cho tháng
1 năm sau (tháng 13)? Biết hằng số   0.5 và   0.3 và tháng 1 dự báo là 36 máy.

17

You might also like