You are on page 1of 3

6.

hoạch định trong mt bất ổn


Trong môi trường ngày càng bất ổn, đòi hỏi các nhà quản trị học cần sử dụng các cách tiếp cận hoạch định
đầy sáng tạo. Có 3 cách tiếp cận được sử dụng để giúp cho tổ chức có thể phòng chóng những sự kiện bất
ngờ
 Hoạch định t.h
- Vd tình huống: giá nglieu tăng, kinh tế suy thoái, sự cố máy móc…
Các nhà quản trị có thể phát triển phương án tương lai đa dạng để giúp họ hình thành các kế hoạch mang tính
thích ứng hơn.
Đây ……Các nhà quản trị sau đó cần dự báo các phản ứng có thể thay thế lẫn nhau cho các tình huống tác động
từ cao đến thấp đặc biệt là các tình huống xấu.
- Yếu tố môi trường (thay đổi trong công nghệ, xã hội, kinh tế,..
…. đặc biệt là các tình huống xấu

- Ví dụ: Lễ trao giẩi Oscar

+ Nhà quản trị cần nhận dạng các tình huống xấu có thể xảy ra như các nhà viết kịch bản và diễn viên biểu tình
trước thềm buổi trao giải
+ Dự báo kế hoạch tình huống thay thế như trình chiếu các đoạn phim, băng ghi hình lễ trao giải trước hay các
phương án thay thế khác

 Xây dựng kb
Là phiên bản mở rộng của hoạch định tình huống
- Thay vì xem xét những yếu tố xảy ra trong quá khứ và suy nghĩ về những gì đang xảy ra, các nhà quản trị
cần tư duy về những gì lẽ ra phải xuất hiện
- Các nhà quản trị không thể dự đoán trước tương lai nhưng họ có thể thực hành diễn tập để đối phó với
những gì có thể xảy ra
● Để xd kịch bản. Đầu tiên chta sẽ Sử dụng câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu...?” để tiến hành khởi đầu hoạch
định, điều này giúp gia tăng sự thông hiểu nhiều hơn, thậm chí trước khi phác thảo kịch bản

Với các nền tảng kiến thức rộng lớn, tư duy nhạy bén các nhà quản trị tiến hành diễn tập những tình
huống khác nhau trước những dự đoán về những thay đổi, có thể tác động đến tổ chức. Tiến hành phát
triển các kịch bản giống như việc xây dựng các cốt truyện để từ đó đưa ra những gì có thể xuất hiện
trong tương lai.

● - Để xây dựng kịch bản cần:


+ Dự báo những gì có thể xảy ra của những biến số ảnh hưởng đến tổ chức
+ Xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và các giải pháp ứng phó với từng
kịch bản
+ Tiến hành diễn tập theo từng kịch bản
● Thông thường sẽ từ 2-5 kịch bản cho các tình huống từ lạc quan đến bi quan nhất
● Ví dụ đề cập ở trên được dựng theo 3 kịch bản: kịch bản lạc quan, kịch bản bình thường có thể xảy ra
(kịch bản dự báo) và kịch bản bi quan (kịch bản xấu nhất). Nhà xuất khẩu bóng đèn cần phải hình dung
trước được 3 kịch bản và dự trù tất cả các giải pháp cho chúng. Do đó, công ty cần đẩy mạnh những nỗ
lực của mình, đảm bảo rằng nhân viên của họ tập trung và mọi người trong doanh nghiệp đều phải suy
nghĩ về các phương án dự phòng

 Quản trị kh. Hoảng


Hoạch định khủng hoảng sẽ giúp làm giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của các rắc rối
 Năm 1993, Pepsi phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về sự an toàn của các sản phẩm. Rắc rối
bắt đầu khi một cặp đôi lớn tuổi sống tại Washington cáo buộc rằng có một chiếc kim tiêm xuất hiện
trong lon Diet Pepsi của họ. Trong suốt một tuần, đã có 50 báo cáo xuất hiện về những vật thể được tìm
thấy trong các lon Diet Pepsi, từ chiếc ghim, kim khâu cho đến đạn, ốc vít,...Phản hồi lại với loạt bê bối
này, Pepsi đã cho phát hành một chiến dịch video gồm 4 phần chỉ ra một cách chính xác quy trình để sản
xuất ra một lon Pepsi. Ngoài ra, Pepsi cũng đã kiểm tra một camera an ninh tại một cửa hàng tiện lợi, kết
quả cho thấy một người phụ nữ đã bỏ một chiếc ống kim tiêm vào trong lon Diet Pepsi. Điều này khẳng
định với người tiêu dùng rằng Pepsi hoàn toàn vô tội về các cáo buộc trên. Sau khi đã xác nhận nội bộ về
việc doanh nghiệp không hề có lỗi, Pepsi đã đưa ra một cách tiếp cận hiệu quả và mang tính “phòng thủ”
trong chiến dịch của mình. Thay vì tuyên bố mình hoàn toàn vô tội và để lại hàng loạt các cuộc tranh cãi,
Pepsi đã lựa chọn cách tung ra các video về quy trình sản xuất và cuốn băng an ninh.Công ty sau đó còn
đưa ra một thông điệp quảng cáo mang nội dung “Pepsi tự hào giới thiệu rằng chúng tôi … chẳng có gì
cả” (Pepsi, Proud to introduce … Nothing), câu nói mang tính hài hước giúp Pepsi bước tiếp sau chuỗi bê
bối không đáng có.
 từ đó cho thấy 1 điều rất rõ ràng là pepsi đã thực hiện các kế hoạch để xử lý khủng hoảng rất tốt
trong việc sd truyền thông marketing để chứng minh sự an toàn của sp.
 Các giai đoạn

- 2 giai đoạn cơ bản của hoạch định khủng hoảng:


a, Ngăn ngừa khủng hoảng
- Những hoạt động để ngăn khủng hoảng xảy ra và phát hiện những dấu hiệu cảnh báo về khả năng xuất hiện
khủng hoảng
- Gồm 2 bước quan trọng:
+ Xây dựng mối quan hệ
+ Phát hiện những tín hiệu từ môi trường
b, Chuẩn bị khủng hoảng
- Hoạch định chi tiết các hành động cần thực hiện để xử lý khủng hoảng khi nó xuất hiện, gồm 3bước
+ Hình thành 1 đội quản trị khủng hoảng (gồm các thành viên thuộc các bộ phận chức năng khác nhau trong tổ
chức để thực hiện các hành động nhanh chóng khi khủng hoảng xuất hiện) và phân công người phát ngôn chính
thức
+ Phác thảo 1 kế hoạch quản trị khủng hoảng chi tiết. Cần lưu ý xem xét lại thường xuyên, tiến hành thao diễn và
cập nhật khi cần thiết.
+ Thiết lập 1 hệ thống truyền thông có hiệu quả

7. Các cách tiếp cận


Một cách tiếp cận mới là khuyến khích sự tham gia của mọi người trong tổ chức và cả các đối tác hữu quan bên
ngoài tổ chức tham gia vào quá trình hoạch định
- Khi môi trường ngày càng thay đổi, việc thúc đẩy mạnh mẽ phân quyền trong doanh nghiệp càng chứng tỏ lợi
ích trong hoạch định bằng cách để các chuyên gia làm việc trực tiếp với các nhà quản trị theo tuyến
- Một số công cụ cần thiết trong hoạch định sáng tạo

 Thiết lập mục tiêu


- Là những mục tiêu hợp lý nhưng đầy tham vọng, vượt quá mức khả năng hiện tại để thúc đẩy mọi người trở
nên sáng tạo trong việc tìm ra phương thức hoàn thành
- Tuy nhiên, mục tiêu vẫn cần có tính khả thi để tránh tình trạng chán nản và bất chấp thực hiện hành vi trái đạo
đức để hoàn thành mục tiêu
- Điều này là cần thiết để tránh sự tụt hậu của tổ chức nếu chỉ tập trung vào phát triển tuần tự, cải tiến sản
phẩm, quy trình hay hệ thống theo từng bước
 Ví dụ: Tổng giám đốc Amazon yêu cầu các kỹ sư tạo ra một máy đọc sách điện tử nhẹ, đơn giản và tiếp cận
công nghệ mô-đun vào năm 2004. Thời điểm này, không có một mô hình nào giống như thế được thử
nghiệm nhưng thách thức này đã giúp ông và các đồng nghiệp trở nên năng động, quyết tâm hơn và đưa
đến sự thành công của máy đọc sách Kindle. Phải mất rất nhiều năm để thực hiện, cho đến ngày
19/11/2007 máy đọc sách Kindle đã ra đời đã tạo ra một cú hit rất lớn trên thị trường khi lô hàng đầu tiên
được bán hết trong một giờ.

 Sử dụng bảng đo
Là phương tiện để nhà quản trị cấp cao theo dõi việc thực hiện hoạt động kinh doanh có đang đi đúng hướng
không dựa trên một số tiêu thức đo lường chủ yếu (doanh số từng thị trường mục tiêu, số lượng sản phẩm bị lùi
đơn hàng, tỷ lệ các cuộc gọi đến bộ phận dịch vụ khách hàng,...)
- Để phát huy hết sức mạnh của bảng đo lường, cần áp dụng đo lường cho toàn bộ công ty, thậm chí cho các nhà
máy hay bộ phận bán hàng để người lao động theo dõi, nhận dạng được thất bại và tìm cách đưa hoạt động trở
lại đúng hướng
 Chiến dịch “Đi để trở về” Mùa 1 của Biti’s đã sử dụng kết hợp nhiều hoạt động truyền thông Marketing
như quảng cáo, chương trình khuyến mại. Nhờ sử dụng bảng đo lường thực hiện đã thấy được kết quả
của chiến dịch đạt 300% mục tiêu doanh số bán hàng chỉ trong vòng 7 ngày.

 Đội thu thập


- Một đội thu thập thông tin tình báo gồm các nhà quản trị và nhân viên thuộc các chức năng khác nhau,
thường được dẫn dắt bởi các chuyên gia về thông tin cạnh tranh
- Giúp nhà quản trị có những góc nhìn sáng tỏ và đưa ra quyết định có đầy đủ thông tin về các mục tiêu
cũng như hình thành các kế hoạch tình huống và kịch bản liên quan

You might also like