You are on page 1of 13

Ý tưởng kinh doanh: app mua bán trao đổi phòng trọ, căn hộ, đất đai.

 Nguyên tắc MECE:


1. Tổng quan về MECE:
Chúng ta hẳn đã nghe nói tới MECE – một trong những phương pháp
tổ chức thông tin được sử dụng rộng rãi bởi các công ty tư vấn quản
trị và được đánh giá cao về tính ưu việt trong sắp xếp thông tin. Vậy
MECE là gì? Và làm thế nào để áp dụng MECE hiệu quả trong quá
trình giải case? Bài viết này sẽ đưa ra một số nội dung tổng quan về
công cụ hữu ích này:
 MECE, đọc như “me see”, viết tắt của “mutually exclusive and
collectively exhaustive”, là công cụ giúp người dùng xử lý các vấn
đề đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống và có hiệu quả nhờ
tập trung vào thông tin mấu chốt và loại bỏ những thông tin/yếu tố
gây nhiễu. Nguyên tắc MECE giúp người đọc hiểu và sắp xếp thành
từng phần của vấn đề vào các mục khác nhau. MECE được chia làm
hai phần:
 Mutually Exclusive (ME) – Không trùng lặp
Mục tiêu làm giảm sự phức tạp bằng cách bỏ đi những yếu tố trùng
lặp. Cần phải chắc chắn rằng một vấn đề/giải pháp không bị sắp
xếp một cách trùng lặp. Quá trình này rèn luyện cho chúng ta kĩ
năng suy xét kỹ vấn đề và từng lựa chọn, hiểu vấn đề từ gốc rễ và
trau dồi kĩ năng xử lý những vấn đề lớn.
 Collectively Exhaustive (CE) – Không bỏ sót
Mục tiêu của nguyên tắc này là đảm bảo chúng ta không bỏ sót bất
cứ yếu tố quan trọng nào. Chúng ta cần đảm bảo rằng đã cân nhắc
hết mọi chiến lược, vấn đề, phương pháp khả thi. Cách làm mà
chúng ta có thể áp dụng để đảm bảo không bỏ sót đó chính là phân
chia vấn đề thành các nhóm nhỏ, đánh số thứ tự cho từng nhóm.
Ví dụ:
Bạn muốn lập một danh sách “phương tiện giao thông” áp dụng
phương pháp MECE, bạn không nên ngay lập tức nhảy vào bước liệt kê:
tàu, máy bay, xe đạp, xe máy,... Hãy bắt đầu bằng việc tạo những nhóm
lớn, vì điều này sẽ đảm bảo là bạn không bỏ sót bất kỳ thứ gì, nhóm lớn
ấy có thể là “phương tiện có/không có bánh”, “phương tiện đường hàng
không/đường thủy/đường bộ” và từ những nhóm lớn ấy, hãy tiếp tục
triển khai và liệt kê.
 Nguyên tắc MECE được đánh giá cao bởi tính hữu ích trong việc
tìm ra nguyên nhân của vấn đề. MECE đưa ra một dàn ý rõ ràng và
trực quan, nhờ các phần tách biệt nhưng vẫn liên kết với nhau,
chúng ta có thể vừa nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh, vừa đi sâu
phân tích các yếu tố dẫn đến bức tranh lớn. Ngoài ra MECE cũng
đảm bảo mọi vấn đề đều được cân nhắc và giải quyết, sự trùng lặp
được giảm thiểu hết sức có thể.
2. Phân biệt MECE và Non –MECE:
Để phân biệt MECE và những phương pháp khác MECE (Non –
MECE) hãy cùng nhìn vào ví dụ dưới đây:
 Phân chia khách hàng theo độ tuổi là một ví dụ của MECE, mỗi
người đều thuộc vào một nhóm độ tuổi và không ai không ở trong
nhóm nào, hay bị bỏ sót, cũng không ai cùng thuộc hai nhóm tuổi.
Ngoài ra yếu tố tuổi cũng bao quát được toàn bộ dân số và không
bỏ sót bất cứ khách hàng tiềm năng nào.
 Tuy nhiên phân chia khách hàng dựa vào sở thích thì KHÔNG phải
là một ví dụ của MECE, do mỗi người có thể có nhiều sở thích và
do đó không đảm bảo nguyên tắc “không có sự trùng lặp” và không
hoàn toàn bao quanh được hết dân số và bạn có thể sẽ bỏ lỡ những
khách hàng tiềm năng.
! Việc vận dụng nguyên tắc NON – MECE có vẻ hiệu quả và hợp lý,
thông tin thu thập được có thể hữu ích trong hoàn cảnh đặt ra, nhưng
nếu chúng ta muốn nhìn toàn cảnh vấn đề cũng như mở rộng các sự
lựa chọn của bản thân, hãy áp dụng MECE thay vì mắc kẹt trong lối tư
duy bó hẹp.
3. Những nguyên tắc cơ bản của MECE:
 Đảm bảo không có sự trùng lặp ở các yếu tố nhỏ: Cần đảm bảo
hai vấn đề có cùng bản chất không bị trùng lặp.
 Tổng của các khía cạnh cân bằng vấn đề: Tổng hợp của các ý
nhỏ phải bằng vấn đề lớn.
 Các yếu tố phải song song với nhau: Cần so sánh các khía cạnh
nhỏ và đảm bảo các phần này có vai trò như nhau: ví dụ: chúng
ta không nên so sánh số người tham dự một show diễn thời
trang với một hội thảo khoa học.
 Quy luật con số 3: Con người thường sẽ khó xử lý hơn 4 dữ liệu
cùng một lúc, khi sử dụng MECE, hãy cân nhắc chia nhỏ vấn đề
thành 2 – 4, lý tưởng nhất là 3 để dễ nhớ và tiện theo dõi.
Hãy đảm bảo sự logic và nhất quán: Cần kiểm tra lại những lỗi logic và
các giả thiết đặt ra sau khi hoàn thành framework.
4. Áp dụng MECE trong Case Interview:
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một tình huống mà
công ty đang gặp phải, yêu cầu ứng viên phải đưa ra hướng giải
quyết. MECE nên được áp dụng ở việc phân tích tình huống và tìm ra
gốc rễ của vấn đề.
o Hãy tưởng tượng bạn đang ở buổi phỏng vấn, người phỏng vấn
của bạn đặt vấn đề: “Khách hàng của chúng tôi – Tập đoàn M –
Chuyên về dịch vụ smartphones, máy tính, máy tính bảng và
hiện đang có dự định mở rộng sang thị trường TV và cần lời
khuyên của bạn về việc nên tiếp cận thị trường nào trước?”
o Sử dụng MECE để tìm ra câu trả lời: Chúng ta có thể phân chia
các thị trường kinh doanh mặt hàng kể trên, đảm bảo rằng
không có sự trùng lặp và bỏ sót. Danh sách như sau: Nam Mỹ,
Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu, những khu vực còn lại.
o Đến đây, bạn có thể bắt đầu đánh giá từng dữ liệu của từng khu
vực địa lý để đưa kết luận về việc tập đoàn M nên triển khai ra
mắt sản phẩm TV ở thị trường nào đầu tiên (bạn có thể phân
tích quy mô của thị trường, lịch sử và văn hóa của thị trường,
hướng phát triển tương lai từng khu vực, đối thủ cạnh tranh
chính, các phân khúc khách hàng, giá cả). Việc áp dụng nguyên
tắc MECE đảm bảo rằng bạn có thể so sánh các yếu tố trên giữa
các khu vực địa lý và đảm bảo không bỏ sót cũng như chồng
chéo bất cứ khu vực nào.
 Phân tích dữ liệu trong giải CASE STUDY
Công cụ 5W1H
5W1H chính là viết tắt của 6 từ, 6 câu hỏi: What – Where –
When – Why – Who và How. Mô hình này yêu cầu chúng ta
phải hỏi và trả lời một hệ thống các câu hỏi để thu thập tất cả dữ
liệu cần thiết từ mọi khía cạnh nhằm xác định bản chất thực sự
của vấn đề và mô tả chính xác bối cảnh của nó. Từ đó đưa ra
những phương pháp, giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề. Bên cạnh
đó, 5W1H còn là công cụ hữu ích trong các công việc như tìm
hiểu tâm lý khách hàng, xây dựng chiến lược, chiến dịch truyền
thông, Marketing, nghiên cứu khoa học,...
*Phân tích chiến lược kinh doanh của Louis Vuitton – Hãng
thời trang cao cấp có giá trị cao nhất 2020:
 W – What?: Xác định giá trị cốt lõi, vấn đề, nhiệm vụ, hoạt động
hoặc mục đích.
 Câu hỏi: Cần chú trọng, ưu tiên cái gì nhất?
- Chất lượng đứng trước tiếp thị là tôn chỉ kinh doanh của CEO
Louis Vuitton: “Nếu bạn tiếp thị như một sản phẩm tiêu dùng, tôi
nghĩ điều đó có thể. Nhưng nếu bạn cho ra một sản phẩm nào đó
thật đặc biệt, tôi nghĩ điều đó khả thi hơn”. Khi làm việc tại Louis
Vuitton, mỗi ngày ở cửa hàng luôn là một ngày bận rộn. Các khách
hàng luôn đến để mua các sản phẩm xa xỉ mà họ cần. Louis Vuitton
không tiếp thị. Họ tin rằng tiếp thị sẽ đi ngược lại với những gì mà
nhãn hàng phải làm, đó là chất lượng. Đối với họ, Marketing là tạo
ra sản phẩm. Nói cách khác, họ muốn chất lượng sẽ nói lên tất cả
và để việc truyền miệng từ khách hàng thực hiện Marketing.
 W – Where?: Xác định vị trí, địa điểm liên quan.
 Câu hỏi: Khách hàng dễ nắm bắt thông tin về sản phẩm mới ở đâu
nhất?
 Truyền thông của Louis Vuitton đến hầu hết từ Social Media. Họ
không quảng cáo rầm rộ như cách các nhãn hàng tiêu dùng hay
làm. Họ thường xuyên quảng cáo trên Instagram. Gần đây doanh
nghiệp quyết định mạo hiểm bắt xu hướng livestream để tiếp cận
khách hàng nhiều hơn nữa. Định vị là dòng sản phẩm cao cấp,
Louis Vuitton đã có bước khi táo bạo trong Marketing – tổ chức
livestream với sự góp mặt của các ngôi sao thế giới khi ra mắt một
chương trình phát sóng trực tiếp hợp tác với ứng dụng Xiaohongshu
– một ứng dụng Livestream ở Trung Quốc đại lục. Địa điểm quay
phát sóng là cửa hàng Louis Vuitton đầu tiên ở Thượng Hải, và chỉ
trong 2 giờ, buổi livestram đã thu hút 700.000 người xem.
 W – When?: Xác định tuổi thọ, thời điểm, thời gian của vấn đề,
hiện tượng.
 Câu hỏi: Sản phẩm của nhãn hàng có bao giờ lỗi thời hay không?
 “Khi tôi nhìn một sản phẩm của chúng tôi, nó không chỉ vượt thời
gian mà còn phải mang tính hiện đại trong đó. Đó là chìa khóa để
thành công” – theo CEO Louis Vuitton. Đó là lý do vì sao Louis
Vuitton cho phép các nhà thiết kế sáng tạo của mình phát triển vượt
bậc, đề luôn hướng đến mục tiêu lâu dài, vượt thời gian. Louis
Vuitton được hình thành vào năm 1937 bởi chính Louis Vuitton khi
ông 16 tuổi. Điều này có nghĩa thương hiệu đã hoạt động hơn 165
năm cho đến nay, vẫn mới như ngày đầu tiên. Họ đảm bảo rằng
công ty sẽ luôn đổi mới và tồn tại lâu dài. Ngày nay, Louis Vuitton
vẫn bán những chiếc túi mang kiểu dáng từ thế kỷ 19, chẳng hạn
như Speedy Bag ra mắt vào những năm 1930. Qua nhiều năm, các
nhà thiết kế đảm bảo rằng chiếc túi đó vẫn có thể phù hợp trong
cuộc sống hiện đại. Nó là một chiếc túi sang trọng và mọi người
vẫn yêu thích nó.
 W – Why?: Xác định nguyên nhân, biện pháp cho vấn đề, hoặc mô
tả động lực, lý do.
 Câu hỏi: Tại sao các sản phẩm của Louis Vuitton luôn đắt đỏ
nhưng không bao giờ giảm giá?
 Vì tất cả sản phẩm của Louis Vuitton chính hãng đều được làm thủ
công và thường mất khoảng thời gian một tuần để hoàn thành một
sản phẩm. Thậm chí công ty có cả một đội nhân viên chỉ làm nhiệm
vụ đếm các mũi chỉ. Đó là lý do trên những sản phẩm Louis
Vuitton luôn có số đường chỉ khâu như nhau ở cùng một vị trí. Bên
cạnh đó, tất cả sản phẩm của thương hiệu này đều phải trải qua
khâu kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng. Một lý do khác
khiến những chiếc túi mang logo LV có giá cao “ngất ngưởng” là
hầu hết sản phẩm của hãng này có khả năng chống lửa và nước nhở
sử dụng vải Canvas chống thấm kết hợp cùng chất liệu PVC không
bắt lửa.
 W – Who?: Xác định các bên liên quan, bao gồm những người
phải chịu trách nhiệm (người thực hiện) hay những người đã đang
hoặc sẽ chịu ảnh hưởng (khách hàng).
 Câu hỏi: Ai là người thực hiện, đảm bảo chất lượng các sản phẩm?
 Khi nhìn vào các nhà sáng tạo của Louis Vuitton, có thể thấy họ là
những người điều hành kinh doanh. Các nhà sáng tạo là những
người công bố về những sản phẩm mà họ sắp giới thiệu. Điều này
cho thấy rằng Louis Vuitton đã trao rất nhiều tự do cho các nhà
sáng tạo. Chúng ta có thể thấy rất nhiều trong các thiết kế được ra
mắt mỗi ki có sự kiện biểu diễn thời trang. Họ cho phép các nhà
thiết kế tự do nhất có thể và để họ đưa ra quyết định cuối cùng. Họ
cho phép nhân viên của mình vận hành việc kinh doanh, đưa ra
quyết định và đối mặt với những lỗi sai. Điều này thường không
được phổ biến trong giới kinh doanh, vì nó chỉ phổ biến trong cách
lãnh đạo dân chủ. Vì vậy, Louis Vuitton đã cho phép họ tiếp quản
các phòng ban và được phép đổi mới. Do đó, nhãn hàng trao cho họ
“những bức tanh để vẽ không giới hạn”.
 H – How?: Xác định cách tiến hành, các bước và phương thức vấn
đề diễn ra.
 Câu hỏi: Làm sao để duy trì giá trị thương hiệu?
 Các sản phẩm của Louis Vuitton chủ yếu được làm bằng tay với
những công đoạn tỉ mỉ và những chất liệu cao cấp nhất. Sau mỗi
mùa, các sản phẩm Louis Vuitton không bán được sẽ bị gửi trả lại
nhà máy ở Pháp để tiêu hủy. Đây là cách công ty duy trì giá trị của
món hàng cũng như tạo nên đẳng cấp của thương hiệu. Trên thực
tế, Louis Vuitton chưa bao giờ triển khai một chương trình giảm giá
chính thức. Louis Vuitton đã áp dụng phương pháp Vertical
Integration (liên kết theo chiều dọc) để khẳng định giá trị thương
hiệu của hãng. Điều này có nghĩa là Louis Vuitton không chỉ sở
hữu các nhà máy của riêng mình, công ty cũng thuê địa điểm để mở
các cửa hàng và trực tiếp bản sản phẩm. Với cách làm này, Louis
Vuitton có thể kiểm soát sản phẩm trực tiếp (nếu một chiếc túi nào
đó không “ăn khách” có thể giảm số lượng sản xuất). Công ty cũng
trực tiếp quản lý hoạt động của các cửa hàng và không bao giờ bán
buôn – nghĩa là các cửa hàng khác không thể có sản phẩm của
Louis Vuitton để bán hạ giá. Một phần thành công của thương hiệu
chính là sự “chứng nhận” của những nhân vật nổi tiếng trong
thương hiệu này, từ các ông hoàng, bà chúa đến những ngôi sao
lớn.
Mô hình phân tích PEST:
 PESTLE là một mô hình mở rộng của PEST Analysis. Trong giải
Case, PESTLE nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô, bao gồm:
Politicak (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội),
Technological (Công nghệ), Legal (Pháp lý) và Environmental
(Môi trường). Đây là 6 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động kinh tế. Do đó, khi phân tích dữ liệu giải Case Study, cần
nghiên cứu và dựa trên các tác động mà yếu tố P, E, S, T, L, E
mang lại để đưa ra phương án phù hợp nhất.
 Để hiểu sâu hơn về mô hình này, chúng ta sẽ cùng phân tích môi
trường vĩ mô của Nike – nhà cung cấp giày, quần áo và dụng cụ thể
thao số một thế giới, thông qua lăng kính PESTLE.
P – Political
Các yếu tố chính trị giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ can thiệp
của chính phủ và ảnh hưởng của chính trị tới nền kinh tế hoặc một
ngành.
*Ví dụ:
 Chính sách của Hoa Kỳ: Chính phủ Hoa Kỳ luôn khởi
xướng các chính sách định hướng tăng trưởng điển hình như
những quy định thương mại và các thỏa thuận thuế cạnh
tranh quốc tế của Cục Dự trữ Liên bang.
 Nike nhận được những lợi ích đáng kể về thuế.
 Bất ổn chính trị ở Châu Á: Hầu hết các nhà máy của Nike
đều được đặt ở các nước Châu Á mới nổi như Việt Nam,
Thái Lan và Indonesia.
 Mọi thay đổi chính trị ở châu Á đều có thể làm xáo trộn
chuối cung ứng của Nike.
 Luật quốc tế: Do các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố,
nhiều nước áp đặt các quy định nghiêm ngặt về nhập cư và
thị thực cùng các mức thuế để bảo vệ thương hiệu nội địa.
 Cản trở sự phát triển của Nike.
E – Economic
Các yếu tố kinh tế xác định hoạt động của nền kinh tế bằng tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, cơ sở hạ tầng.
*Ví dụ:
 Tăng chi phí sản xuất: Với sự bùng nổ kinh tế và mức sống
nâng cao, chi phí sản xuất của Nike ở các nước châu Á đã
tăng lên rất nhiều.
 Suy thoái: Năm 2020, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra do
đại dịch COVID – 19, doanh thu toàn cầu của Nike trong quý
4 giảm 38%.
 Nike hướng tới kinh doanh thương mại điện tử và doanh
số bán hàng kỹ thuật số đã đạt 30% tổng doanh thu.
 Biên lợi nhuận dao động: Nike thực hiện tất cả hoạt động
kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Do đó, sự ổn định của tỷ
giá hối đoái và lãi suất quốc tế đóng vai trò quan trong đối
với sự tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận.
 Tỷ suất lợi nhuận gộp trong bộ phận may mặc của Nike đã
giảm 2,4% trong năm 2020 và nguyên nhân chính là do
điều kiện kinh tế biến động trên toàn thế giới.
S – Social
Bằng cách xem xét các yếu tố xã hội, các công ty có thể phân tích
các hành vi và tạo hồ sơ khách hàng chính xác nhất.
*Ví dụ:
 Ý thức về sản phẩm của người tiêu dùng: Lượng người
đến phòng tập để duy trì sức khỏe, vóc dáng và mua giày
dép, quần áo thể thao ngày càng tăng theo cấp số nhân.
 Tăng doanh số của Nike.
 Tăng người tiêu dùng nữ: Số lượng khách hàng nữ sử dụng
các sản phẩm của Nike ngày càng tăng.
 Nike đề ra chiến lược phát triển doanh nghiệp trong vài
năm tới bằng cách nhắm vào lượng khách hàng nữ.
T – Technological
Công nghệ là một trong những yếu tố làm gián đoạn hoạt động
của hầu hết mọi ngành.
*Ví dụ:
 Sự đổi mới: Cải tiến mới nhất của Nike đó là Nike Fit, một
giải pháp quét bàn chân, sử dụng sự kết hợp của thị giác máy
tính, khoa học dữ liệu, máy học, trí tuệ nhân tạo và thuật toán
đề xuất để tìm ra sự phù hợp tốt nhất cho tất cả mọi người.
 Chiến lược Marketing: Nike hướng tới sử dụng phương tiện
và ứng dụng trực tuyến để tiếp cận khách hàng và người tiêu
dùng tiềm năng.
 Năm 2015, doanh số bán hàng qua web tăng 55%.
L – Legal
Yếu tố pháp lý của phân tích PESTLE là xem xét các luật và quy định
của ngành.
*Ví dụ:
 Chiến tranh pháp lý: Năm 2014, Nike đã đệ đơn kiện
Adidas10 triệu đô la với cáo buộc ăn cắp bí mật độc quyền, kế
hoạch marketing và thiết kế sản phẩm.
 Sử dụng lao động: Nike đã bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ
em trong các nhà máy ở Campuchia và Pakistan. Công ty cũng
đã bị kiện ở California và Indonesia vì trả lương thấp hơn tiêu
chuẩn.
 Hồ sơ Paradise: Ngày 5/11/2017, hồ sơ Paradise tố cáo Nike đã
lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Hà Lan để giảm thiểu khoản thuế
phải đóng tại châu Âu.
E – Environmental
Ngày nay yếu tố môi trường ngày càng có tầm quan trọng. Các
doanh nghiệp được yêu cầu giải trình về bất kỳ tác động tiêu cực
nào gây ra đối với môi trường.
*Ví dụ:
 Ô nhiễm ở Trung Quốc: Hầu hết các nhà máy của Nike đều
được đặt tại Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, chính phủ
Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra mức độ ô nhiễm nước.
 Tăng chi phí sản xuất của Nike.
 Cam kết về môi trường: Trong 20 năm qua, Nike đã xây
dựng các chiến lược sử dụng công nghệ mới, không chỉ thải
ra ít khí cacbonic và cacbon monoxit mà còn giảm nhu cầu
về nguyên liệu thô cơ bản.
LỜI KẾT:
Ngành công nghiệp giày và may mặc rất cạnh tranh, nhưng Nike
đã đối phó thành công với mọi thách thức trong nhiều năm qua.
A. Phân tích mô hình PEST
PEST là công cụ phân tích đơn giản, hữu ích và được sử dụng
rộng rãi, giúp doanh nghiệp nắm bắt được “bức tranh tổng
quan” về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường công
nghẹ. Đến hiện nay, mô hình PEST được sử dụng rộng rãi mặc
dù vẫn trên cơ sở 4 yếu tố ban đầu, gồm:

Tăng trưởng kinh tế GDP


Sự ổn định chính trị
Cán cân thương mại
Mức độ can thiệp của Chính phủ
Đầu tư nước ngoài
Chính sách thuế
Định hướng thị trường
Luật lao động, môi trường
Hệ thống tiền tệ (lãi suất, tỉ giá
ngoại hối) Vai trò và thái độ của chính phủ về
kinh doanh quốc tế
Lạm phát
Trình độ phát triển kinh tế
Cơ sở hạ tầng và tài nguyên Môi trường kinh tế Môi trường chính trị
thiên nhiên (ECONOMIC) (POLITICAL)

Môi trường công nghệ Môi trường văn hóa xã


(TECHNOLOGICAL) hội (SOCIAL)

Đầu tư nghiên cứu và phát triển


Các tổ chức xã hội
Vòng quay công nghệ
Bản quyền
Các tiêu chuẩn và giá trị văn
Quyết định phát triển, quan điểm
hóa
và điều kiện áp dụng công nghệ Dân số và tỷ lệ tăng
mới Cơ cấu lứa tuổi
Tốc độ đô thị hóa
Thái độ nghề nghiệp
1. Yếu tố chính trong mô hình PEST
Môi trường chính trị có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lĩnh vực quan
trọng của đời sống xã hội như giáo dục, lao động xã hội, nền tảng kinh
tế, cơ sở hạ tầng. Một số yếu tố chính liên quan tới chính trị thuộc mô
hình gồm:
Sự ổn định của chính trị: Chủ yếu liên quan đến xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế pháp luật. Thể chế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Mức độ can thiệp của Chính phủ: Chính phủ vừa là nhân tố kiểm soát,
khuyến khích, tài trợ lại vừa là nhà cung cấp các dịch vụ công cho doanh
nghiệp. Nắm bắt được mức độ can thiệp của chính phủ tới các lĩnh vực
sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.
Pháp luật: Một số bộ luật như: luật đầu tư, thuế, lao động, môi
trường,... và các chính sách thương mại, phát triển ngành, điều tiết cạnh
tranh, bảo vệ người tiêu dùng,... tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng
và phát triển bền vững. Doanh nghiệp nếu hiểu rõ và chấp hành luật
pháp sẽ tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản pháp lý mang lại,
đồng thời có những đối sách kịp thời, giảm thiệt hại do sự thiếu hiểu biết
về pháp lý trong kinh doanh.
2. Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST
Các yếu tố kinh tế tác động trực tiếp và liên tục tới quá trình hoạt động
và phát triển của các doanh nghiệp (Gillespie, 2007), cụ thể qua một số
yếu tố sau:
Tăng trưởng kinh tế GDP: Tăng trưởng thu nhập quốc dân cao hơn có
thể thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty. Nền kinh tế tăng
trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn là nền kinh tế đang đi
xuống.
Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái: Một đồng tiền mạnh có thể làm
cho xuất khẩu khó khăn hơn vì chúng làm tăng tỉ giá ngoại tệ, tác động
tới cán cân thương mại. Cán cân thương mại cũng có tác động một phần
tới đầu tư nước ngoài.
Định hướng thị trường: Định hướng thị trường theo hướng tư bản hay
xã hội chủ nghĩa ở từng quốc gia sẽ khiến các doanh nghiệp phải đi theo
hướng đó.

You might also like