You are on page 1of 16

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


----🙞🙜🕮🙞🙜----

BÀI TẬP TUẦN 7


MÔN: QUẢNG CÁO & KHUYẾN MÃI
Mã học phần: 2111101083302

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Chi


Nhóm thực hiện: NHÓM 5

Họ và tên MSSV

1. Lê Thị Hoàng Anh 1921001240

2. Trương Tấn Lộc 1921001018

3. Hồ Thị Long 1921000978

4. Vũ Thị Thanh Loan 1921000755

5. Nguyễn Thanh Thảo 1921000724

6. Nguyễn Ngọc Minh Thy 1921000768

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


PHẦN LÝ THUYẾT
Hãy trình bày cách viết câu tiêu đề và phần lời trong quảng cáo
1. Tiêu đề trong quảng cáo 

- Tiêu đề: là nhóm từ được thiết kế nổi bật để gây sự chú ý người đọc (in đậm,
cỡ chữ lớn tách riêng với thân bài), thường đặt ở vị trí đầu của bài. 

- Chức năng của tiêu đề là lôi cuốn sự chú ý người đọc làm cho họ quan tâm đến
phần còn lại của quảng cáo. Do đó cần lựa chọn ý tưởng cho tiêu đề thu hút
người đọc tiếp tục đọc nội dung trong bài viết và chú ý đến ảnh minh hoạ. 

- Các loại tiêu đề: Có nhiều loại tiêu đề, sử dụng loại nào tùy thuộc vào nhiều
yếu tố như: chiến lược quảng cáo, tình huống quảng cáo, loại sản phẩm,
phương tiện in ấn nào, mối quan hệ giữa các tiêu đề với các yếu tố khác trong
quảng cáo (ảnh minh họa, bài viết). 

Tiêu đề có thể chia làm 2 loại: tiêu đề trực tiếp và tiêu đề gián tiếp  

Tiêu đề trực tiếp: đi thẳng vào các thông tin cần trình bày, nhắm trực tiếp vào khách
hàng mục tiêu. Loại này gồm:  
 Tiêu đề lợi ích  
 Tiêu đề thông tin   
 Tiêu đề chọn lựa  
 Tiêu đề khẩu hiệu, mệnh lệnh: câu dễ nhớ, khẩu hiệu gắn với sản phẩm
của công ty
Tiêu đề gián tiếp: không đi thẳng vào sản phẩm mà lôi cuốn người đọc bằng sự hiếu
kỳ, để họ tìm sự trả lời trong phần thân bài, ảnh minh hoạ. Loại này gồm: 
 Tiêu đề câu hỏi: ví dụ quảng cáo của Abbott “trong gia đình ai là người
thương mình nhất?”  
 Tiêu đề gây tò mò: câu gây tò mò, gợi chú ý nội dung

1.1. Như thế nào là một câu tiêu đề hoàn hảo? 

1
Tiêu đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì thế dù viết lời quảng cáo theo phong cách
nào bạn cũng cần đảm bảo câu Headline phải đảm bảo được 4 tiêu chí sau: 

 Phải gây được sự chú ý  


 Phải chọn lọc khách hàng mục tiêu  
 Phải có một thông điệp cụ thể
 Phải tạo nên được chân dung khách hàng trong phần bodycopy (thân bài). 

1.2. Các cách viết tiêu đề trong quảng cáo

- Sử dụng những từ khóa mở đầu hiệu quả: Cuối cùng, Xin giới thiệu, Mới…

Hãy lưu ý đến tính chất đưa tin và khơi gợi sự hào hứng của những từ ngữ trên. “Mới”
là một từ có khả năng thu hút mạnh. Theo nguyên tắc, bạn chỉ nên dùng từ “mới” với
sản phẩm được tạo ra hoặc cải tiến trong vòng 6 tháng trước đó. Nếu sản phẩm bạn
mới phát minh thì hãy mạnh dạn cho cả thế giới biết điều đó. 

- Giới hạn đối tượng khách hàng như: Người nội trợ, Người lớn tuổi, Trẻ em…

Loại tiêu đề đánh thẳng vào trực tiếp vào đối tượng khách hàng của bạn. Bằng cách
này, thông điệp của bạn sẽ được tiếp nhận bởi đúng đối tượng mà bạn nhắm đến. 

- Hứa hẹn một lợi ích như:  Cam kết điểm Toeic trên 450 trong 2 tháng, Mua
một tặng một cho 100 vị khách đầu tiên, Phương pháp giúp bạn tự tin đứng
trước đám đông…

Lợi ích chính là lý do để mọi người mua hàng. Vì vây, khi bạn nói lên được lợi ích,
cái mà khách hàng cần thì bạn sẽ thu hút được họ. Chẳng hạn như khi một người bị
đau lưng, điều họ cần không phải là những viên thuốc mà làm thế nào để hết đau.
“Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!” cho người đọc biết rằng có một cách trị đau
lưng hiệu quả. Chúng ta bán sự giảm đau chứ không bán cách phòng ngừa. Khi bạn
nói lên được điều mà khách hàng muốn hoặc cần, bạn sẽ lôi kéo được họ ngay lập tức.

- Viết tiêu đề dưới dạng tin sốt dẻo như:  Các cách nhận biết crush thích bạn,
Công thức mới giúp trị mụn cực nhanh, Bảy “Bí mật thất truyền” đã được
khám phá …

2
Tin tức là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng. Hãy truyền tải sản phẩm
dịch vụ của bạn như những tin sốt dẻo và bạn sẽ gây được chú ý. Việc ra một sản
phẩm mới chính là tin sốt dẻo. Một sản phẩm cũ có công dụng mới cũng là tin sốt dẻo.

- Một món đồ miễn phí như: Khóa học Toeic miễn phí!  Miễn phí báo cáo thuế,
Các chứng chỉ miễn phí trên Google

Món đồ miễn phí của bạn phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn
nhắm đến. Cũng cần nhớ rằng, món hàng đó phải thực sự miễn phí – tức là không kèm
theo bất kỳ điều kiện hay sự chèo kéo nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể làm
một món hàng miễn phí vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa có tác dụng phục vụ
việc quảng bá.  

- Đặt câu hỏi gây tò mò như:  Đâu là 3 bí quyết nấu cơm không bị khô?  Bạn có
thường bỏ qua các bước sau đây khi chỉnh Word? Xe hơi hai cầu hay xe một
cầu? …

Câu hỏi là một phương tiện quyền năng để mời gọi sự tương tác của người đọc.
Những câu hỏi phải có tính gợi mở và hứa hẹn một lợi ích nào đó cho độc giả. Nếu
bạn đặt một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời hoặc không, e là độc giả sẽ nhanh chóng
phớt lờ câu hỏi đó. Nhưng nếu câu hỏi của bạn có vẻ hấp dẫn, nó sẽ lôi kéo người đọc
vào mẫu quảng cáo để họ tìm thấy câu trả lời. Đây là một phương pháp tôi ưa thích để
khiến cho độc giả bị hút vào bài viết của mình. 

- Mở đầu bằng một chứng thực như: “Đây là khóa học hay nhất tôi từng thử” ,
“Hai quyển sách này đã giúp tôi trở thành một trong những người giàu có nhất
thế giới” “Lý do khiến tôi trở thành người hạnh phúc” …

Những dấu ngoặc kép luôn có sức hút kỳ lạ với người đọc. Nếu câu trích dẫn trong đó
có nội dung hấp dẫn như những câu trên, độc giả sẽ không thể không đọc được. Bạn
có thể yêu cầu sự chứng thực từ bất kỳ ai đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn. Và những tiêu đề đặt trong ngoặc kép thường hiệu quả hơn – vì những lời thoại
luôn gắn liền với cuộc sống của mọi người nên thường gây chú ý tốt hơn.  

- Tiêu đề “Làm thế nào” như:  Làm thế nào để crush thích bạn?  Làm thế nào
để không bị say xe? Làm thế nào để không khô da mặt trong mùa đông?...

3
Con người luôn khát khao thông tin, nên họ dễ dàng bị thu hút bởi những tiêu đề
“Làm thế nào” có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu nó đó của mình. Nếu
bạn đang quảng cáo máy giặt, bạn có thể viết “Làm thế nào để chọn được một chiếc
máy giặt phù hợp”. Bạn có thể làm cho mọi tiêu đề trở nên hấp dẫn chỉ bằng cách
thêm vào hai chữ “thế nào”. Ví dụ, “Tôi cắt tóc đẹp” là một tiêu đề rất yếu ớt, nhưng
“Tôi cắt tóc đẹp như thế nào” lại nghe rất thu hút.  

- Dùng câu hỏi trắc nghiệm như: Bạn dở Tiếng Anh đến mức độ nào?  IQ
trong Networking của bạn bằng bao nhiêu?  Bạn hướng nội hay hướng
ngoại? …

Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề
dưới dạng một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẩu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả
khi các câu hỏi có liên quan đến những gì bạn bán. Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm
một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một
cách để đạt được mục đích này.  

- Dùng từ “này’ và ‘vì sao” trong tiêu đề như: Vì sao những chiếc thuyền này
không bao giờ chìm? Vì sao trên bầu trời này có sao?...

Khi sử dụng những từ “này” và “vì sao” trong tiêu đề, bạn đang tạo ra những lời tuyên
bố gây chú ý, khiến cho người đọc mong muốn đọc tiếp. Nếu bạn chỉ nói “Ván trượt
tuyết của chúng tôi là hoàn hảo”, sẽ có rất ít người quan tâm. Nhưng khi bạn nói “Vì
sao ván trượt tuyết này của chúng tôi được đánh giá là hoàn hảo?”, bạn đang khơi gợi
sự tò mò – một trong những động lực mạnh mẽ nhất có thể thúc đẩy con người hành
động.  

- Xưng “tôi” trong tiêu đề: Cuối cùng tôi đã khám phá ra bí kíp để viết hay, Dù
ở nơi đâu, mỗi khi tôi quẹt mũi, tôi lại kiếm ra tiền…

Những tiêu đề xưng ngôi thứ nhất sẽ luôn phát huy tác dụng một khi khơi gợi được trí
tò mò hoặc hứa hẹn một lợi ích đủ lớn cho người đọc. Việc dùng đại từ nhân xưng
“bạn”, “của bạn” trong tiêu đề không phải lúc nào cũng hiệu quả vì chúng là dấu hiệu
thường thấy của quảng cáo và người đọc sẽ phòng thủ ngay. Trong khi đó, bạn xưng

4
“tôi”, thông điệp trong tiêu đề sẽ được truyền tải đến người đọc một cách tự nhiên và
dễ chịu hơn.  

- Gọi tên sản phẩm trong tiêu đề như Mochi Mochi đã giúp tôi học từ vựng
nhanh như thế nào?...

“Làm thế nào để trị mụn cóc là một tiêu đề tốt”, nhưng “Làm thế nào mà Vitalism trị
dứt mụn cóc” còn tốt hơn. Không phải độc giả nào cũng dừng lại để đọc bài viết của
bạn, nên việc đưa tên thương hiệu vào tiêu đề giúp nó truyền tải thông tin được nhiều
hơn. Nhưng đừng cố làm cho tên thương hiệu trở thành điểm nhấn chính của tiêu đề.
Thay vào đó, hãy tập trung viết tiêu đề có nội dung thật hấp dẫn, sau đó hãy chèn tên
công ty vào.  

- Dùng từ “cần gấp” như: Cần gấp – Những ai đang gặp khó khăn với việc học
Tiếng Anh? Cần gấp – Những anh chàng ưa thích đi du lịch một mình. Cần gấp
– 10 nhân viên Telesale cho công ty TNHH May 10…

 “Cần gấp” là một từ gây tò mò hiệu quả. Hãy dùng nó để mở tiêu đề và người đọc sẽ
không ngừng tìm hiểu vì sao bạn lại cần gấp những người căng thẳng (cho một buổi
hội thảo về kỹ năng vượt qua nỗi sợ chẳng hạn), hoặc vì sao bạn lại cần gấp những
nhà quản lý (để mời họ tham gia một chương trình học quản lý). Hãy nói chuyện trực
tiếp với đối tượng độc giả bạn muốn.

- Sử dụng từ “đột phá” trong tiêu đề như: “Tiết lộ một công thức đột phá trong
tin học văn phòng”,  “Hãy tìm đến tôi nếu bạn muốn đột phá trong lĩnh vực
thiết kế”...

Từ “đột phá” gắn liền với tính chất nóng hổi, sốt dẻo. Nó có ý nghĩa rằng sản phẩm
hoặc dịch vụ của bạn có thể đánh bại mọi đối thủ, giúp thu hút khách hàng. Bạn có thể
dùng từ ngữ khác có tác dụng tương tự như “kỷ lục”, “mang tính cách mạng”… 

- Vận dụng cả chữ in hoa và chữ thường như Tiêu đề toàn chữ in hoa rất khó
đọc, Tiêu đề vừa chữ In hoa và chữ thường dễ đọc hơn... 

Nếu độc giả phải căng mắt lên để đọc tiêu đề của bạn, họ có thể mất tập trung và
không thèm đọc nữa. 

5
- Vận dụng tốt số lượng từ cho phép như: Nó thật tuyệt vời! Còn ai khác muốn
sở hữu một bộ bàn ghế nội thất thật đẳng cấp?”…

Tiêu đề có thể dài hoặc ngắn. Miễn là chúng thu hút được sự chú ý cả những đối
tượng khách hàng mục tiêu, khiến họ tò mò hoặc háo hức mua hàng, thì dài ngắn
không thành vấn đề. Hiển nhiên, bạn không nên phí phạm câu chữ của mình. Nhưng
bạn cũng không nên giới hạn chúng

- Nêu bật ưu thế: Đăng ký ngay, nhận ngay một khóa học miễn phí, Sữa
Vinamilk giảm giá 15% và những quà tặng hấp dẫn, Giảm ngay 50% cho các
đơn hàng mua trên 2 sản phẩm… 

Bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn
có những chế độ ưu đãi hay khuyến mãi gì trội hơn các đối thủ. Hãy tập trung vào
những điểm đó. 

- Hiệu ứng “Còn ai khác”: Còn ai khác muốn làm người mẹ tốt?  Còn ai khác
muốn gia nhập hội người thành công?...

“Còn ai khác” là một cụm từ thu hút hữu hiệu. Nó có ý nghĩa rằng đã có người được
sở hữu hoặc trải nghiệm những sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt diệu của bạn và khẳng
định rằng những độc giả cũng sẽ có cơ hội tương tự để trải nghiệm từ đó gặt hái được
sự quan tâm của khách hàng.

- Bảo hành, bảo đảm: Thảm chùi chân bảo đảm siêu sạch, Nước rửa chén từ
nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo an toàn cho đôi bàn tay bạn…

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thật giả lẫn lộn. Lời chào hàng của bạn hãy
đi kèm với một sự bảo đảm. Nếu bạn có thể khẳng định chế độ đảm bảo hoặc bảo
hành ngay trong tiêu đề, nó sẽ thuyết phục độc giả tốt hơn và khiến họ quyết định đọc
toàn bộ mẫu quảng cáo.  

- Thừa nhận một khuyết điểm: Chúng tôi chỉ là số hai. Nên chúng tôi không
ngừng nỗ lực, Tôi học giỏi rất nhiều môn trừ Tiếng Anh và hậu quả...

Độc giả sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn thừa nhận rằng mình không hoàn hảo. Trên thực
tế đã có quá nhiều những mẩu quảng cáo và thư chào hàng tự nhận mình có khả năng
chữa bách bệnh cho mọi vấn đề của bạn. Điều đó chẳng đáng tin chút nào. Trong khi
6
đó, nếu bạn khiêm tốn hơn một tí, người ta sẽ tin tưởng hơn những nội dung còn lại.
Bạn chỉ có thể thu hút người khác khi họ đã thực sự tin tưởng bạn.  

- Tập trung vào những kết quả tích cực : Làm trắng răng trong 10 ngày!  Giảm
7kg trong 30 ngày!...

Nếu bạn muốn bán được hàng, đừng vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho độc giả. Con
người ta chi tiền để mua hy vọng và những giấc mơ. Bạn không bán “thuốc tiêu mỡ
thừa” mà đang bán “Một cơ thể khỏe mạnh hơn”. Đừng rao bán kem đánh răng bằng
cách đe dọa người ta rằng “Răng vàng thật xấu” mà thay vào đó, hãy nói điều họ
muốn: “Một hàm răng trắng xinh!” Khách hàng bỏ tiền để mua giải pháp chứ không
phải nỗi đau. Những giải pháp của bạn cũng cần phải khả thi hoặc đáng tin. Nếu tiêu
đề của bạn nói quá sự thật, người đọc sẽ không tin. “Giảm 7kg trong 30 ngày” là một
hiệu quả có thể tin được. Nhưng “Giảm 7kg trong 1 đêm” thì là một chuyện bất khả
thi.

- Cảnh báo độc giả:  Lời cảnh tỉnh cho ba mẹ có con nhỏ!  Những cảnh báo
dành cho người sử dụng Iphone! Những nguy hiểm cần chú ý khi dạy con!...

Bạn có thể gây chú ý cho mọi người bằng cách phát đi một thông điệp cảnh báo. Các
cảnh báo luôn có tính chất hứa hẹn thông tin và khơi gợi trí tò mò.  

- Cẩn thận với sự hài hước 

Không phải ai cũng thích những trò cười. Một truyện cười có thể vui nhộn với người
này nhưng chưa chắc chọc cười được người kia. Và trên thực tế, không nhiều người
mua hàng vì những chiêu trò chọc cười, như một câu khẩu hiệu kinh điển của quảng
cáo “Không ai mua hàng từ những thằng ngu”. Những phi vụ bán hàng bằng những
chiêu trò gây cười thường thất bại là vì thế. Vì sao ư? Bạn đang bán hàng chứ không
phải làm những trò hề. Bạn muốn người ta mua hàng hay chỉ cười rồi thôi? Nếu bạn
vẫn muốn bài quảng cáo của mình trở nên hài hước, hãy cố gắng làm cho điểm nhấn
gây cười trùng khớp với thông điệp quảng cáo của bạn. 

- Hiệu ứng “Dễ như trở bàn tay” như: Thiếu tự tin trong giao tiếp? Chuyện
nhỏ!, Một mẹo cực đơn giản để lái xe mượt hơn!...

7
Con người ai cũng muốn đạt được kết quả nhanh chóng mà lại dễ dàng. Nếu bạn hoặc
sản phẩm của bạn có thể giúp cuộc sống khách hàng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn,
hãy nói thẳng điều đó.  

- Cẩn thận với nền đen chữ trắng 

Bạn có thể dùng phong cách thiết kế âm bản (nền đen – chữ trắng) cho tiêu đề, nhưng
đừng lạm dụng nó trên toàn bộ mẫu quảng cáo, trang web hoặc thư chào hàng của bạn.
Hình thức trình bày kiểu âm bản có thẻ gây khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, nếu
bạn chỉ dùng nó để làm nổi tiêu đề, nó có khả năng gây chú ý cho người đọc.  

- Cường điệu những lợi ích: Chấm dứt những ngày tháng sợ tiếng Anh. Bắt đầu
lộ trình AR để nói tiếng Anh như người bản xứ! Dùng Momo để chuyển tiền
trong một nốt nhạc!...

Con người ta luôn thích hành động. Họ khao khát được là một phần của những cuộc
chơi. Hãy cho họ biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thú vị như thế nào bằng cách
nêu bật và cường điệu những lợi ích chúng mang lại.  

- Sử dụng những khuôn mẫu công thức đã được kiểm chứng và thừa nhận
như là: 
 HÀNG MỚI VỀ – Phương pháp thống kê mới!  
 LỜI KHUYÊN dành cho những người là chủ gia đình!  
 SỰ THẬT VỀ quy trình sửa giày 
 David Ogilvy, trong cuốn sách “Lời tự thú của một Nhà quảng cáo” đã liệt kê
những từ khóa luôn hiệu quả trong tiêu đề như sau:  
 Miễn phí  
 Mới  
 Làm thế nào  
 Bất ngờ  
 Ngay bây giờ  
 Xin giới thiệu  
 Xin ra mắt  
 Ở ngay đây  

8
 Hàng mời về
 …... 
 Nêu những lý do  
 10 lý do bạn nên ngủ sớm
 3 lý do bạn cần học thiết kế
 5 lý do bạn cần học tốt tiếng anh

Những lý do sẽ giúp độc giả gắn kết với bài viết của bạn. Nếu muốn hiểu thêm vì sao,
họ buộc lòng phải đọc tiếp. Bí kíp để phương pháp này luôn phát huy tác dụng là
nhằm thẳng vào đối tượng khách hàng bạn muốn. Nếu bạn đang quảng cáo cho dịch
vụ kế toán, hãy cho khách hàng những lý do tại sao họ nên sử dụng dịch vụ kế toán
của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một khóa học tiếng anh, hãy nêu lên những lý
do vì sao khóa học của bạn đào tạo tốt hơn và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng
hơn những nơi khác.  

- Thủ pháp trước – sau:  Những điều nên và không nên làm trước khi ngủ,
Những điều cần lưu ý trước và sau khi mua laptop cũ…

Đây là một thủ pháp quen thuộc để chứng minh sự khác biệt trong dịch vụ của bạn.
Điều bạn làm ở đây là so sánh giữa những gì khách hàng đang có (tức là những vấn đề
của họ) với những gì bạn có thể làm cho họ (tức là những giải pháp của bạn). Và khi
khách hàng thấy được mình trong đó, họ sẽ chú ý và tò mò đến sản phẩm của bạn.
2. Tiêu đề phụ 

Tiêu đề phụ, sử dụng để mở rộng tư tưởng cho tiêu đề, hoặc liên kết với thân bài.
Thường thiết kế nhỏ hơn tiêu đề và đặt dưới tiêu đề 
3. Phần lời trong quảng cáo (thân bài) 

Thân bài thường là trọng tâm của thông điệp quảng cáo, thân bài không quá ngắn để
có thể nêu đủ thông tin cần thiết và cũng không quá dài để có thể giữ sự quan tâm của
người đọc. Cách trình bày thân bài phụ thuộc vào phương pháp thu hút, phong cách
thể hiện quảng cáo (tả chân, trình bày rõ lợi ích sản phẩm). Viết lời trong quảng cáo
cần chú ý:  

 Phải viết một cách súc tích dễ hiểu  

9
 Tránh sự rập khuôn  
 Không quá cường điệu 
 Viết ra sao để thu hút khách hàng?  

Các hình thức quảng cáo và truyền thông hiện nay rất đa dạng, đó có thể là mẫu quảng
cáo online, quảng cáo in, Brochure, radio hoặc truyền hình… Mỗi lĩnh vực đều có
những đặc thù khách hàng riêng cho nên tùy vào từng lĩnh vực mà các bạn cần đặc
biệt chú ý các điểm sau nhằm mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất:  

 Đối với Print ad (Quảng cáo in): bạn cần đặc biệt chú ý đầu tư cho headline và
hình ảnh.  
 Đối với brochure: trang bìa là điều bạn cần chú ý đầu tư nhiều nhất.  
 Đối với các thông điệp quảng cáo trên Radio và TVC: Những giây đầu tiên của
quảng cáo là quan trọng nhất  
 Trong direct mail: phần copy trên phong bì và vài câu đầu của bức thư cần
được trau chuốt nhiều nhất.  
 Trong press release (thông cáo, báo chí) : chính là đoạn mở đầu.  
 Trong thuyết trình bán hàng: đó chính là một vài slide đầu hoặc các biểu đồ đầu
tiên được giới thiệu.

10
PHẦN THỰC HÀNH
Nhóm sinh viên sưu tầm và phân tích một mẫu quảng cáo trên báo/tạp chí hay
trên TV cho một sản phẩm của công ty hiện đang kinh doanh tại thành phố Hồ
Chí Minh để chứng minh câu 1.

Phân tích mẫu TVC quảng cáo: “CHUYỆN CŨ BỎ QUA - MIRINDA”

Khởi động chiến dịch chào năm mới 2019, Mirinda kết hợp cùng trùm quảng cáo Tết
– cô ca sĩ Bích Phương cùng hóa thân thành sứ giả hòa bình giải hòa xích mích bằng
những tiếng cười vui nhộn. Tết nhất, ai cũng mong muốn mọi điều suôn sẻ để cả năm
hanh thông thuận lợi. Thế nhưng vì những chuyện vụn vặt làm ta không vừa ý trong
cuộc sống gia đình hay hàng xóm láng giềng, và rồi lời qua tiếng lại làm mất lòng
nhau. Concept “Cô Ba hòa giải” của Mirinda cũng chính bắt nguồn từ những tình
huống trớ trêu có thể thấy ở bất kỳ làng xóm, khu phố nào, được hóa giải thành tiếng
cười đầu năm. Uống một ngụm Mirinda “hạ hỏa”, chuyện gì cũng có thể bỏ qua.
Tiêu đề chính: “Chuyện cũ bỏ qua” 

Sử dụng tiêu đề gián tiếp thay vì đánh vào lợi ích hay thông tin của sản phẩm, Mirinda
đã khiến người xem tò mò về nội dung trong TVC quảng cáo của mình qua câu tiêu đề
ngắn gọn và xúc tích. Với cái tết cận kề, ai ai cũng đều háo hức sửa sang, mua sắm thì
Mirinda lại thu hút sự quan tâm của mọi đối tượng với thông điệp cụ thể hàm ý trong
câu tiêu đề là hãy bỏ qua những chuyện buồn, chuyện của quá khứ để bước vào một
năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Tuy là câu chuyện muôn thuở và đơn
giản nhưng lại giúp Mirinda nhanh chóng tiếp cận người dùng và trở nên gần gũi hơn
với mọi khách hàng, từ đó thúc đẩy hành vi sử dụng sản phẩm.

 Phải gây được sự chú ý 

 Với câu tiêu đề ngắn gọn “Chuyện cũ bỏ qua”, Mirinda đã thành công khi gây được
sự chú ý từ người tiêu dùng. Nhiều người đặt ra câu hỏi không biết liệu câu tiêu đề
này có thực sự đơn giản hay ẩn chứa đằng sau là những câu chuyện đối đầu đình đám
của các nhãn hàng như Ovaltine hay Milo, Shopee và Tiki trong năm cũ. Mọi người
khi đến dịp Tết thường chất chứa nhiều muộn phiền trong lòng dẫn đến tâm lý không

11
sẵn sàng đón Tết như kết quả học tập chưa tốt, vừa chia tay người yêu, công việc làm
ăn chưa được suôn sẻ,... Vì vậy, Mirinda đã sử dụng câu tiêu đề như một giải pháp,
một lời giải để khán giả mục tiêu chú ý và sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi xem.

 Phải chọn lọc khách hàng mục tiêu

Tuy phạm vi đối tượng hướng đến của TVC là tất cả mọi người nhưng khách hàng
mục tiêu có tiềm năng nhất cho nước ngọt Mirinda vẫn là đối tượng còn trẻ (từ 6 đến
30 tuổi). Ở độ tuổi trẻ, lượng tiêu thụ nước ngọt của họ cao hơn nhiều so với các độ
tuổi còn lại. Nguyên nhân chính là họ chưa phải đối mặt với nhiều vấn đề như thừa
cân, tim mạch, tiểu đường. Đối tượng trẻ thường thích ngọt và không khí tưng bừng
ngày tết hơn so với độ tuổi cao hơn.

Nói về “chuyện cũ bỏ qua”, nhiều người khi về quê đoàn tụ với gia đình thường vấp
phải những chuyện nhỏ nhặt dẫn đến bực bội trong gia đình và với hàng xóm láng
giềng. Những hoạt động phổ biến như là dọn nhà, trang trí cây cảnh, hoa tươi, hát hò,
nấu bánh đón giao thừa… được lồng ghép vào trong TVC mang đến cảm giác quen
thuộc cho khán giả mục tiêu.

 Phải có một thông điệp cụ thể

Qua tiêu đề “Mirinda - Chuyện cũ bỏ qua”, Mirinda muốn truyền tải một thông điệp ý
nghĩa đó là bỏ qua mọi chuyện cũ để khởi đầu một năm mới vui vẻ và hạnh phúc. Tết
là dịp mọi người quây quần cùng nhau sau một năm làm việc mệt mỏi, vậy nên thay vì
ôm lấy những sầu muộn, bực tức thì hãy cùng Mirinda “bán” đi hết những nỗi buồn,
bỏ qua tất cả chuyện cũ để hướng đến một năm mới may mắn, ngập tràn tiếng cười
cùng người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng,...

 Phải tạo nên được chân dung khách hàng trong phần thân bài

Với tiêu đề “Chuyện cũ bỏ qua”, Mirinda đã thành công khắc họa nên chân dung
khách hàng là những người chất chứa nhiều ưu phiền, âu lo, khó khăn, cực khổ với
mong muốn có thể trút bỏ mọi gánh nặng và suy nghĩ tiêu cực để khởi đầu một năm
mới với nhiều điều tích cực mới.

12
Tiêu đề phụ: “Tết Mirinda - Tết cười thả ga” 

Người Việt Nam thường có những thành ngữ phổ biến như ‘‘uống miếng nước, ăn
miếng bánh’’ để lấy bình tĩnh và xua tan sự tức giận trong lòng. Đây là thế mạnh của
Mirinda – hãng giải khát với hương vị ngọt ngào giúp cải thiện tâm trạng một cách tự
nhiên. Kết hợp với văn hoá truyền thống Việt Nam: bạn phải ăn Tết với đầy tiếng cười
để có một năm mới vui vẻ, Mirinda đã có được một insight mạnh mẽ truyền cảm hứng
để tạo ra MV đánh đúng vào tâm lý khách hàng. 

Bên cạnh đó, việc gọi tên nhãn hiệu trong câu tiêu đề : "Tết Mirinda, tết cười thả ga"
cũng được đánh giá là một câu tiêu đề tốt. Như phần lý thuyết đã trình bày, không
phải độc giả nào cũng sẵn sàng dừng lại để đọc hết bài viết của bạn, nên việc đưa
thêm tên nhãn hiệu vào tiêu đề giúp truyền tải được thông điệp một cách tốt hơn.
Phần lời: 

Mẫu MV sử dụng lời nhạc bắt tai, tươi vui, hóm hỉnh truyền đạt được nội dung chính
của tiêu đề. Lời bài hát được chia ra thành ba phần tương ứng với lời 1, lời 2 và điệp
khúc.

Các câu chuyện đời thường nhân dịp Tết được khắc họa vào lời nhạc như:

- Lời 1:

“Mẹ ơi con nghe, hình như ở cuối phố, có ai cãi nhau hòa trong tiếng pháo ồn ào

Vài đứa loắt choắt lại gây thêm chuyện phá phách. Mấy người hàng xóm mặt sao
nhăn nhó cồn cào”

- Lời 2:

“Mẹ ơi con nghe, hình như nhà kế bên mấy anh chị em đang tranh giành nhau điều gì

Người cứ khóc lóc, người kia thì bứt tóc. Nháo nhào cả phố, ai ai cũng ra nhìn”

Cả hai đoạn này, lời nhạc miêu tả lại những câu chuyện cãi vã đời thường vào dịp Tết
khiến cho tất cả mọi người đều bị mất vui. Điều này làm ảnh hưởng đến không khí
tươi vui, náo nức mà đáng lẽ ra ngày Tết phải có. Từ đó, những lời nhạc tiếp theo của
cả hai lời chính là để giải quyết vấn đề này.

- Lời 1 + Lời 2:

13
“Mùa xuân đến rồi

Này cô chú anh chị ơi, giận nhau làm chi ngày năm mới

Một năm Tết chỉ lại ghé thăm một lần, lãng phí chấp nhau để làm gì.”

Đoạn này được lặp lại ở lời 1 và lời 2 sau các khung cảnh cãi vã nhằm chỉ ra điều
quan trọng là Tết mỗi năm chỉ có một lần, đừng vì những chuyện nhỏ bé mà khiến cả
xóm mất vui. Ngoài ra, cũng như một lời hòa giải cho đôi bên giúp mỗi người nhường
một tí vì niềm vui chung của tất cả mọi người.

- Đoạn điệp khúc:

“Chuyện cũ mình bỏ qua qua

Tết này cùng cười lên ha ha

Cho đời thêm ngàn vạn câu ca

Mừng xuân đến với mọi nhà

Chuyện cũ mình bỏ qua qua

Tết này cùng cười lên ha ha

Cho đời thêm ngàn vạn câu ca

Mừng xuân đến với mọi nhà

Chuyện cũ mình bỏ qua

Chuyện cũ mình bỏ qua

Tết ta cùng vui Tết

Cho một năm mới luôn tươi cười ha ha ha

Bỏ qua chuyện năm cũ

Đón nhiều may mắn đến bên đời ta la la.”

Ở đoạn điệp khúc, Đoạn “Chuyện cũ mình bỏ qua qua; Tết này cùng cười lên ha
ha; Cho đời thêm ngàn vạn câu ca; Mừng xuân đến với mọi nhà” được lặp lại đến
4 lần nhằm kêu gọi mọi người bỏ qua tất cả những chuyện cũ không vui, không
may mắn để đón chào một năm mới hoàn toàn hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười. Ngoài

14
ra, lời bài hát cũng khuyên mọi người luôn luôn tươi cười, lạc quan ắt cuộc đời sẽ
luôn vui vẻ, tươi đẹp.

Trong đó, một số cụm từ chính có liên quan trực tiếp đến tiêu đề và mô tả rõ nội
dung như: “Chuyện cũ bỏ qua/Bỏ qua chuyện cũ” được lặp lại đến 11 lần, “Cười
lên haha/ Tươi cười hahaha” cũng xuất hiện đến 6 lần. Qua đó, chúng ta thấy được
lời nhạc luôn luôn được xoáy quanh tiêu đề chính và tiêu đề phụ “Chuyện cũ bỏ
qua, Tết cười thả ga” của Mirinda. Lời bài hát vừa để làm rõ tiêu đề vừa để xoáy
sâu và nhấn mạnh lại tiêu đề nhiều lần khiến người nghe dễ dàng ghi nhớ, nhận
diện và ngân nga theo.

Kết luận: Tóm lại, ở phần lời của MV được xây dựng như những lời khuyên, lời
nhắn nhủ của Mirinda đối với tất cả mọi người. Nếu như tiêu đề chỉ là một câu nói
ngắn gọn, người đọc chưa hình dung rõ được gây sự tò mò thì phần lời đã giải
thích từng chi tiết nhỏ để làm rõ ý nghĩa tiêu đề. Thông qua MV, người xem dễ
dàng nhận biết được thông điệp mà Mirinda muốn gửi gắm đến. Đặc biệt, vì lời bài
hát dùng nhiều điệp ngữ nên người nghe sẽ dễ dàng ghi nhớ lời và hát theo. Khi
đó, chỉ cần nhắc đến bài hát này là người nghe sẽ nghĩ ngay đến Mirinda như một
việc hiển nhiên. Điều này cũng sẽ giúp cho Mirinda nâng cao được mức độ nhận
diện thương hiệu của mình cũng như thúc đẩy người xem mua và sử dụng sản
phẩm để có một mùa Tết vui tươi, hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười.

15

You might also like