You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

1. Tổng quan về thuyết trình

1.1: Định nghĩa về kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình nói một cách đơn giản là truyền đạt nội dung mà mình muốn nói đến
cho mọi người ở trước đám đông. Bạn có thể thấy xung quanh bạn thuyết trình rất
quan trọng nó giúp ta đưa thứ mà ta muốn truyền đạt đến cho mọi người một cách
hiệu quả nhất. Thật vậy thuyết trình luôn có ở trong mọi nghành nghề nó rất quan
trọng có khi ngay cả bạn thuyết trình mà bạn không nhận ra. Ví dụ bạn là một sinh
viên bạn muốn trình bày một bài tập hoặc một dự án đến các bạn trước lớp. Hay bạn
là một vị bác sĩ phải thuyết trình tình trạng bệnh nhân đang mắc phải một bệnh nguy
hiểm trước toản thể các bác sĩ để tìm giải pháp hay pháp đồ điều trị hợp lý cho bệnh
nhân đó. Hoặc sau này bạn sẽ là một chú rể đứng trước mặt quan khách hai họ để
phát biểu trước mặt mọi người. Những gì mã tôi kể ra đó chính là thuyết trình. Như
nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã có nói “ Hãy rèn luyện  thuyết trình cho mình mỗi
ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn”. Thật vậy tầm quan trọng của
thuyết trình là rất lớn nó có thể quyết định sự thành công của bạn sau này. Nếu bạn
nắm được thì bạn sẽ sớm thành công có sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
Có được cơ hội việc làm trước các nhà tuyển dụng và bạn sẽ có cơ hội được đi thực
hành tích lũy được kinh nghiệm tăng kỹ năng giao tiếp.

1.2: Các loại thuyết trình

Ta sẽ phân loại thuyết trình thành từng đặc điểm và hiệu quả mà nó mang lại có 3
loại thuyết trình: thuyết trình trình bày ý tưởng hay thông tin đến cho mọi người,
thuyết trình về trình bày sản phẩm tiếp thị thuyết phục người mua, thuyết trình
nhằm để tạo sự kích thích ý tưởng đến các thành viên trong nhóm.

- Thuyết trình trình bày ý tưởng hay thông tin đến cho mọi người: loại thuyết
thuyết trình này là cách mà bạn thuyết trình một dự án hay một bài tiểu luận
trước lớp.

- Thuyết trình về trình bày sản phẩm tiếp thị thuyết phục người mua: Đây là loại
thuyết trình phổ biến trong xã hội như thuyết trình sản phẩm của người bán
đến cho khách hàng ví dụ như hội thảo về một sản phẩm chức hay mà một dự
án bất động sản. Hoặc tư vấn khách hàng mua sản phẩm của mình như xe hơi.
Nhưng hiện nay có một loại hình thức lừa gạt tinh vi cần phải lưu ý đó chính là
đa cấp lừa đảo.
- Thuyết trình nhằm để tạo sự kích thích ý tưởng đến các thành viên trong
nhóm: ví dụ trong công ty các lãnh đạo thường phải nói với nhân viên của
mình về một chủ đề nào đó nhằm để kích thích sự sáng tạo của nhân viên. Hay
một diễn giả thuyết trình về một chủ đề nào đó.

2. Kỹ năng thuyết trình tốt

2.1: Yếu tố để tạo nên một bài thuyết trình tốt

Thuyết trình là quá trình hội tụ nhiều yếu tố nó không chỉ quyết định bởi một bài
thuyết trình mà nó còn quyết định nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố then chốt
đó chính là tâm lý khi thuyết trình phải ổn định và luôn giữ phong độ trong thuyết
trình nó sẽ chìa khóa giúp bạn thành công và mọi người luôn đặt hỏi làm sao để tạo
nên một bài thuyết trình tốt. Để có một bài thuyết trình tốt thì ta nên chuẩn bị các kĩ
năng sau.

- Hãy thư giảng thoải mái: Vì khi bạn thư giản tinh thần bạn sẽ ổn định hơn bạn
sẽ không còn lo lắng ướt đẫm mồ hôi nữa và không có tình trạng nói lấp bấp.
Bạn hãy làm một điều gì đó để cơ thể được thư giãn và bạn nên nhớ rằng càng
thư giản thờ bạn càng dễ kết nối bản thân mình đến với mọi người.

- Thể hiện sự tự tin: Bạn phải luôn chuẩn bị một phong thái tự tin vì khi bạn tự
tin thì bạn sẽ gây được ấn tượng vơi mọi người xung quanh và sẽ tin tưởng
những gì bạn nói. Và nhìn bạn là một người chững chạc luôn nỡ nụ cười tự tin
để cho thấy rằng bạn không hề lo lắng. Mặc dù bạn đang lo lắng nhưng cố tự
tin sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn và làm cho mọi người tin bạn hơn.

- Mở đầu ấn tượng khi thuyết trình: Bạn hãy hãy luôn nhớ rằng ấn tượng đầu
tiên là rất quan trọng nó làm họ chú ý theo dõi đến hết bài thuyết trình của
bạn. Bạn nên lồng ghép một câu chuyện hay một trích dẫn từ một người
truyền cảm hứng.

- Khà năng trình bày lưu loát: Bạn nên thực sự thuyết trình một cách chậm rãi
rõ ràng và phải đủ lớn để mọi người nghe được lời bạn nói. Hành động đi đôi
với lời nói nó giúp mọi người có thể hiểu nội dung mà bạn muốn truyền đạt
đến.

- Đi vào nội dung một cách tự nhiên nhất: Nếu bạn muốn trình bày rõ quan
điểm của mình thì bạn phải tạo cảm xúc giữa bạn và mọi người để dẫn câu
chuyện vào một cách tự nhiên nhất. Vì thế bạn hãy truyền đạt thông điệp mà
bạn muốn truyền tải. Quá trình truyền tải nội dung một cách tự nhiên cũng
giúp cho bạn và mọi người thêm gắn kết nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá buổi
thuyết trình của bạn.
- Nhấn mạnh những điểm chú ý và trả lời câu hỏi: Trong các buổi thuyết trình
nào đến phần cuối ta phải có nhấn mạnh những điểm cần chú ý và giải đáp
mọi thắc mắc của khán giả đó cũng là điểm mấu chốt của một bài thuyết trình.
Đó là những nội dung quan trọng của bài thuyết trinh của bạn. Và phải giải
đáp mọi thắc mắc của khán giả một cách chính đáng.

- Cuối cùng là kết thúc một cách ấn tượng: Đừng để cuối buổi thuyết trình của
bạn khán giả phải tỏ ra buồn chán mà hãy làm cho nó trở nên thật ấn tượng.
Và phải đưa ra kết luận chắc chắn gắn kết giữa bạn và mọi người.

2.2: Những chuẩn bị trước khi thuyết trình

Tim đập nhanh miệng khô hay cảm thấy bồn chồn lo lắng bất an. Đó chính là những
biểu hiện tâm lý chung mà ai cũng mắc phải khi thuyết trình. Và nếu nó sắp xảy ra với
bạn thì bạn nên dành ra 15 phút để làm nhưng điều này để buổi thuyết trình của bạn
diễn ra thành công tốt đẹp.

Bạn nên dành ra cho mình thời gian để giải quyết tất cả nhu cầu của mình vì khi
thuyết trình thường sẽ lo lắng nên dễ có cảm giác “muốn đi”. Vì vậy khi bạn muốn
làm gì đó thì nên giải quyết nhu cầu của mình trước. Bạn nên đứng trước gương để
diễn tập trước vì đây là cách hiệu quả để bạn chuẩn bị một bài thuyết trình thành
công. Bạn cũng nên chỉnh tề tác phong đầu tóc của mình thật gọn gàng để tự tin
đứng trước đám đông. Và điều quan trọng bạn nên làm là kiểm tra máy chiếu hay loa
hoặc mic vì đó là những dụng cụ để bạn thuyết trình và bạn sẽ không muốn nó bị trục
trặc trong buổi thuyết trình của bạn. Và bạn nên kiểm tra giấy tờ quan trọng trong
buổi thuyết trình của bạn xem có thiếu gì không vì đây là điều mà các bạn dễ mắc
phải. Và hãy nhớ hít thở thật sâu đứng lên 5 phút và vận động nhẹ nhàng suy nghĩ
những điều tích cực và tốt đẹp quên đi nỗi lo lắng để tinh thần bạn thật tỉnh táo để
thuyết trình. Và một điều cần lưu ý là không nên đụng vào điện thoại vì nó dễ làm
bạn mất tập trung. Mà hãy để đầu óc thật thật thoải mái để thuyết trình một cách
thành công.

3. Vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.

3.1: Vai trò

Thuyết trình đóng 3 vai trò quan trọng sau đây: thuyết trình là một công cụ giao tiếp
hiệu quả, thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân,
thuyết trình như một nghề tạo thu nhập cao.

Bạn là sinh viên và co mong muốn sau này sẽ được làm lãnh đạo trong một công ty
và sẽ có thu nhập thật cao bạn muốn được mọi người kính trọng điều đó thật tốt vậy
bạn nên rèn cho mình một kỹ năng thuyết trình điều đó không hề thừa. Vì khi bạn
được ngồi trong ghế nhà trường thì bạn cũng phải thuyết trình hay sau này bạn ra
làm nhân viên thì bạn cũng phải vậy. Dù bạn là ai hay làm gì dù giỏi cách mấy nhưng
không thể truyền đạt cho người khác hiểu thì bạn sẽ rất khó thành công. Vì vậy bạn
hãy rèn luyện cho mình một kỹ năng thuyết trình thật tốt nó sẽ giúp bạn rút ngắn con
đường thành công của mình. Và nếu bạn thuyết trình càng dễ hiểu thì sẽ dễ thuyết
phục người khác điều đó là kỹ năng mà các nhà lãnh đạo đều cần có.

3.2: Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.

Tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống thuyết trình giúp bạn được người khác công
nhận về kỹ năng của bạn tài năng của bạn tạo cho bạn một vị thế cao. Những người
tài ba có kỹ năng thuyết trình rất tốt họ có khả năng thuyết phục rất cao như ngài
tổng thống Barack Obama, John Kenedy, Fidel Castro, Tim Cook, và ngài Chủ Tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Trong lĩnh vực giáo dục thì bạn thấy các giáo viên nếu họ không dám
nói trước đàm đông dù có kiến thức cách mấy thì không thể truyền đạt được cho bạn
hiểu. Còn trong lĩnh vực kinh tế thì một giám đốc không chỉ giỏi về tầm nhìn mà họ
còn phải thuyết trình giỏi để nhân viên có thể hiểu và làm theo những hướng đi của
anh ta đề ra.

Qua những gì đã trải qua tôi tin chắc rằng kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ
năng tuyết vời nhất vì nhất là kỹ năng tập hợp thống nhất mọi yếu tố kỹ năng quan
trọng khác sự tự tin, sự ứng biến, lập luận chặt chẽ, sáng tạo,… Do đó kỹ năng thuyết
trình là kỹ năng rất quan trọng không thể thiếu trên con đường của một người thành
công. Dù nó có khó đi ta cũng phải cố gắng rèn luyện nó bởi vì khi bạn đã có kỹ năng
này thì tương lai của bạn chắc chắn sẽ rộng mở và thành công.

You might also like