You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

-QTKD-

Họ tên: Phạm Thị Thu Anh


Lớp: DCQT12.10.7 Môn: KỸ NĂNG MỀM
GV: TS. Trần Thị Hà Giang

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN


Đề bài:
Câu 1: Sự cần thiết của việc học tập môn học Kỹ năng mềm? Em học tập được
gì sau khi học Kỹ năng mềm?
Câu 2: Thực hành một trong những kỹ năng dưới đây bằng trải nghiệm thực tế
của bản thân sau đó rút ra bài học.
Bài làm:
Câu 1:
1.1.Sự cần thiết của việc học tập môn kỹ năng mềm:
Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất
nhiều các nhà tuyển dụng xem trọng các những kỹ năng thiên về tính cách này
và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường
đại học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng đường
nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh Trung học phổ thông.
Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc
nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta. Quả
thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều
kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ
năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi
người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng
mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh. Kỹ năng mềm là tổng
hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho

1
công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm”
chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính
chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng
quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương
thuyết hay người hòa giải xung đột. Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ
trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm
việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy
hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm
phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

a,Tầm quan trọng của môn kỹ năng mềm:

- “Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% a là do những kiến thức
chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được
trang bị” – Wikipedia. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự
nghiệp, bạn phải hội tụ đủ Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng) và Kỹ năng
mềm. Nếu sở hữu được các Kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn
vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất
coi trọng Kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng
quan trọng. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng
năng độc, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì Kỹ năng mềm là một yếu tố không
thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

- Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ
chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện
ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm
được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh
đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức
cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty
theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.

2
- Ứng viên với những kỹ năng mềm tốt cũng có tiềm năng lớn để tạo
thêm nhiều giá trị theo thời gian. Những nhân viên có thể huấn luyện cho người
khác – và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy – sẽ trao dồi cho mình kiến thức,
rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành
người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.

- Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin
rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân.
Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp,
không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Nhiều
người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ. Kỹ năng mềm là chìa
khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả
năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên
hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.

-Việc thể hiện kỹ năng mềm cũng rất quan trọng:

+ Khi làm nổi bật các kỹ năng mềm trong lý lịch, đặc biệt khi bạn có thể
mô tả ví dụ cụ thể cách thức mà bạn đã ứng dụng kỹ năng mềm để giúp cho
công việc và công ty trong quá khứ như thế nào. Nhưng điều mà nhà tuyển dụng
thực sự muốn tận mắt nhìn thấy những khả năng của bạn, có thể từ việc tương
tác với bạn. Tất nhiên, sự tương tác không chỉ giới hạn trong những cuộc phỏng
vấn. Nếu resume của bạn kể ra một loạt những thông tin ấn tượng nhưng không
thích hợp, nó có thể cho thấy rằng bạn đã không thực sự chú tâm đến các yêu
cầu và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.

+ Đừng bỏ qua các yếu tố không liên quan đến giao tiếp. Ví dụ như phục
trang và vẻ bề ngoài. Hãy mặc trang phục thích hợp mỗi lần ghé đến văn phòng,
vì nó có thể tạo cho mọi người nhận thức rằng bạn luôn chú ý về cách thể hiện
bản thân và có tác phong chỉnh chu. Phỏng vấn trực tiếp là cơ hội tốt nhất để bạn
giới thiệu các kỹ năng mềm , bởi vì họ cho phép bạn nhấn mạnh về chúng khi

3
nói chuyện. Nhà tuyển dụng muốn có một cảm nhận không chỉ là giá trị của bạn
được nhận biết thế nào mà còn là bạn phản ứng thế nào trước những cử chỉ, thái
độ ẩn ý. Bạn đến để chủ động tham gia cuộc trò chuyện hoặc bạn chỉ ngồi đó rồi
chờ đến lượt mình nói?

+ Sự kết nối thực sự với người phỏng vấn có khả năng tạo ra một ấn
tượng lâu dài. Nếu bạn dường như khựng lại với câu hỏi khó – một bẫy phỏng
vấn xin việc – bạn sẽ không thể chứng minh rằng mình có thể vượt qua các vấn
đề để hỗ trợ cho sếp và đồng nghiệp.

b,Kỹ năng mềm cơ bản và cách rèn luyện:

- Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn
cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái
nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan

- Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên
thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính
cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.

- Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu
quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng
cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và
bày tỏ được nhu cầu của bạn như: nhìn thẳng vào mặt người đối diện, tránh
những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ, không nói lan man, hãy
tập trung vào một vấn đề, phát âm chính xác, sử dụng ngữ pháp chuẩn thông
thường, không bồn chồn lo lắng…

- Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là
chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng
thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.

4
- Luyện kỹ năng sáng tạo: Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh
được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ
thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng
bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

- Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Tính sáng tạo và lối

suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công
việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn
khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề
theo cách sáng tạo.

-Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan
trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động
và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra
những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí
đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

- Đa năng và biết ưu tiên công việc: Một điều rất quan trọng đối
với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề
ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải
pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả
những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

-Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc
có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này
cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như
bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để
quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể
nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và
thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo
thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc
nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

5
- Tận dụng tất cả những kỹ năng mà bạn có: Trong khi khám
phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng
“cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo
cả hai kỹ năng này.

Nhìn chung, các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì
đây là một tiêu chí giúp họ đánh giá chính xác năng lực thực sự của một người
lao động và được nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng của người
lao động khi muốn tuyển họ vào làm việc cũng như nhận xét về năng lực làm
việc của người lao động. Vì thế, các bạn học sinh sinh viên nên rèn luyện các kỹ
năng mềm ngay từ bây giờ nếu muốn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau
ra trường.

1.2 Sau khi học xong môn Kỹ năng mềm em học được những điều:

-Kỹ năng mềm là cực kỳ cần thiết trong lĩnh vực, ngành nghề nào đi chăng
nữa. Nó sẽ giúp đỡ em phối hợp một cách hiệu quả với những người xung quanh
và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với cơ hội thăng tiến.

-Phát huy tinh thần không ngừng học hỏi.

-Sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh.

-Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân: tiếp nhận một thử thách mới trong
công việc, làm những việc mà bạn chưa từng làm như thuyết trình trước đám đông,
đảm nhận vai trò lãnh đạo,...
-Vui vẻ chấp nhận những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống.
-Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, đồng nghiệp.
-Không ngừng mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết của mình.
-Biết cách cải thiện kỹ năng mềm sẽ giúp em vươn xa hơn trên con đường sự
nghiệp, làm công việc gì cũng thực hiện suôn sẻ, dễ dàng. Vì vậy, ngay từ bây
giờ, hãy dành thời gian để cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Đây là thời điểm thích hợp để bạn tích lũy kiến thức, kỹ

6
năng mềm giúp đáp ứng nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp sau
khi em tốt nghiệp.
Câu 2:
Kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch
*Tình huống:

Các bạn 2003 vừa qua đã trải qua một kỳ thi mang tên THPT Quốc Gia, em

cũng nằm trong số đó. Và đó là một kỳ thi vô cùng quan trọng quyết định

12 năm sách đèn của em sẽ đi về đâu. Đến ba tháng cuối ôn thi em cũng

đã xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho việc học của mình trở nên hiệu

quả. Mục tiêu của em là đạt được số điểm đủ để vào ngôi trường đạt học

mà em mơ ước. Còn về lập kế hoạch ôn luyện cho kì thi thì chúng em phải

học online ở nhà, vì dịch bệnh covid nên việc học và ôn trở nên hơi khó

khăn một chút. Và thời gian biểu của em là

-Sáng : 7:15-11:30

-Chiều: 14:30-17:00

-Tối : 20:00-23:00 (có hôm đến 1-2 giờ sáng, thức không ngủ)
Cũng vì học online ở nhà lên thời gian học theo thời khoá biểu ở trường và thời
gian tự ôn bài trở lên bị động hơn. Vì thế mà tạo cho em cảm giác bị áp lực hơn
và có lúc muốn bỏ cuộc. Có hôm chằn chọc không ngủ được và nằm thức tới
sáng …cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, quên ăn mà chỉ cắm đầu vào đống sách vợ để
học. Có lúc học xong còn không nhớ mình đã học cái gì và cảm thấy thật sự mệt
mỏi, buông xuôi. Và thời gian đấy cũng kết thúc và đến kỳ thi, thi xong em thấy
thật nhẹ người giống như mình vừa chút được một cái gì đấy ra ngoài. Và thi
xong em đã dành cả một ngày để ngủ bù cho suốt thời gian ôn thi, và em đi chơi
cùng bạn bè để xả stress trong thời gian qua…

*Rút ra bài học:

7
Từ tình huống trên bằng sự trải nghiệm thực tế của bản thân em rút ra được
bài học đó là:

-Do chưa xác định mục tiêu rõ ràng, thời gian biểu chưa hợp lí với thời gian của
mình. Vì không dành thời gian cho nghỉ ngơi mà chỉ nghĩ đến việc ôn luyện.

-Do còn qua chủ quan trong việc học hành lúc thì học không dành thời gian nghỉ
ngơi, lúc không học gì cả nằm suy nghĩ không biết kết quả sẽ ra sao cảm thấy áp
lực, mệt mỏi…

-Vì mục tiêu và kế hoạch không rõ ràng lên dẫn tới việc học tập không được như
ta mong muốn.

-Và sức học của mình đến đâu, cần học những gì, phải ghi chi tiết hơn chứ
không phải cứ học là có kết quả cao được.

-Lấy mục tiêu của mình làm động lực cho chính mình để cố gắng từng ngày…

➔“Nguyên tắc đầu tiên để quản lý thời gian là lập kế hoạch”


“Kế hoạch là tập hợp những hoạt

động được sắp xếp theo lịch trình, có


thời gian, nguồn lực, ấn định những
mục tiêu cụ thể, và xác định biện
pháp tốt nhất để thực hiện một mục
tiêu cuối cùng đã đề ra.”

Và sau khi được học xong môn kỹ năng mềm em đã rút ra được các bước thực
hiện kế hoạch sao cho hiệu quả:

• Xác định mục tiêu tổng thể và cụ thể.


• Xác định các căn cứ để xác định mục tiêu.
• Xác định nhiệm vụ cụ thể và quỹ thời gian.

8
• Xây dựng bản biểu, các giải pháp để đạt được mục tiêu.
• Tổng hợp và rút kinh nghiệp.

Và câu nói đã truyền cảm hứng cho em là:

´ Không bao giờ là quá muộn "Không bao giờ là quá muộn để đặt mục tiêu
mới.” –C.S. Lewis Không có gì là quá muộn để thay đổi cuộc sống và đặt mục
tiêu mới cho bản thân. Nelson Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi ở tuổi
75. Dimitrion Yordandis hoàn thành cự ly 26 dặm vào ngày 10/10/76 khi ông 98
tuổi. Đừng bao giờ nói bản thân đã quá già.’

You might also like