You are on page 1of 5

Với người mới bắt đầu, tôi thường khuyên mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để tập viết.

Mới tập viết nên viết nội dung dài hay ngắn?
Tôi khuyên bạn nên viết những nội dung dưới 500 từ khi mới tập viết. Khi nào bạn thấy
việc viết 500 từ quá dễ dàng, các bài viết của bạn cũng được người đọc tương tác tốt, thì
bạn tăng lên 750 từ. Cứ như vậy đến một lúc nào đó bạn sẽ tự biết được nội dung nào
nên viết ít, nội dung nào nên viết nhiều.

Ngoài ra, với bài viết chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, bạn nên viết ngắn gọn và
súc tích, khoảng 300 – 800 từ là ổn. Còn với bài viết trên website thì bạn có thể thoải
mái viết dài vài ngàn từ cũng không sao. Nhưng hãy đảm bảo là viết dài thì phải viết
hay, chứ nếu không hay thì không ai đọc hết bài của bạn đâu.

Chủ đề viết content:


1. Kể chuyện:
1.1 Câu chuyện của bạn
Bạn hãy kể lại một câu chuyện của bản thân mình. Hầu như bạn bè và người quen
của bạn ai cũng muốn hiểu bạn thêm, vì thế những câu chuyện của bạn sẽ luôn tạo
ra sức hút lớn. Bạn có thể kể về:
Những chuyến đi phượt.
Kỷ niệm tuổi thơ, tuổi học trò, thời sinh viên.
Dự án thú vị.
Thất bại hay thành công của bạn.
Cuộc gặp gỡ hoặc một sự kiện đáng nhớ, có ý nghĩa với bạn…
1.2 Câu chuyện của doanh nghiệp
Cũng giống như cá nhân, các doanh nghiệp cũng có những câu chuyện riêng. Bạn
hãy kể về:
Một casestudy nào đó của doanh nghiệp.
Câu chuyện đằng sau một sản phẩm, dịch vụ.
Câu chuyện thương hiệu. Câu chuyện của những founder.
Câu chuyện của những nhân viên lâu năm, nhân viên mới vào doanh nghiệp của
bạn.
Câu chuyện về những khách hàng trung thành, hoặc một khách hàng trời đánh nào
đó…
1.3 Câu chuyện của một người khác
Bạn cũng có thể dùng những câu chuyện của người khác, như của bạn bè, của
người nổi tiếng, của danh nhân trong quá khứ để truyền tải thông điệp của bạn.
Bản thân những câu chuyện của người nổi tiếng đã có sức cuốn hút rất lớn rồi,
bạn chỉ cần khéo léo lồng ghép các thông điệp của bạn, hoặc của doanh nghiệp
bạn vào là sẽ có một bài viết lôi cuốn và hiệu quả.
2. Mô tả, tự sự
Bạn có thể mô tả những thứ rất thân thuộc trong cuộc sống chúng ta, kèm theo đó
là đôi dòng tự sự của bạn. Ví dụ bạn có thể mô tả về ly cà phê, ly trà sữa, một
bông hoa, một chiếc xe đạp, về bầu trời, chuyến xe bus sáng nay, cây viết bạn vẫn
hay dùng, cuốn sổ ghi chú của bạn, chú bảo vệ, sếp, đồng nghiệp, khách hàng…
kèm theo đó là vài câu mô tả cảm xúc của bạn với chủ thể được mô tả đó.
3. Review
Cũng giống như kể chuyện, review là loại nội dung mà hầu như ai cũng thích. Các
nội dung review khơi gợi sự tò mò của độc giả. Họ tò mò về thứ được review, và
tò mò về thế giới quan của bạn. Khi đọc review, họ không chỉ biết thêm về chủ
thể được review, mà họ còn hiểu hơn về bạn.
Có 3 loại review chính để bạn có thể dễ dàng tạo ra nội dung. Đó là review phim,
review sách, review về một sản phẩm/dịch vụ nào đó (quán trà sữa, bánh bông
lan…).
Lưu ý: Khi review, bạn nhớ review cả điểm tốt và xấu của chủ thể. Đừng nên
phiến diện chỉ nói về một mặt.
4. Phân tích và phản biện
Xung quanh chúng ta có vô vàn thứ để bạn phân tích hoặc phản biện. Bạn có thể
phân tích tại sao chương trình Rap Việt lại thành công đến vậy. Tại sao giới trẻ lại
cuồng trà sữa. Tại sao con người ngày càng phụ thuộc vào điện thoại đi động. Tại
sao chương trình Hoa Hậu Việt Nam ngày càng ít người theo dõi.

Loại nội dung này khá khó, nó yêu cầu bạn phải có khả năng hành văn logic và
chặt chẽ, hơn thế nữa bạn phải có kiến thức rất vững về vấn đề bạn phân tích và
phản biện. Loại nội dung này nếu bạn viết không tới nơi tới chốn thì rất dễ bị dân
chúng ném đá.
5. Danh sách tổng hợp ‘
Bạn có thể tổng hợp những danh sách thông tin có lợi ích cho cộng đồng của bạn.
Ví dụ:
10 tiệm cà phê bình dân nhưng siêu nghệ thuật ở quận 10.
5 cuốn sách dành cho người thất tình.
12 nơi checkin sống ảo tại Đà Lạt.
20 tin tức nổi bật trong tuần…
6. Viết quảng cáo
Bên cạnh những bài chăm sóc cộng đồng, bạn cũng nên viết các bài quảng cáo về
sản phẩm, dịch vụ của mình. Hãy tập viết ngắn trước khi viết những bài quảng
cáo dài. Công thức viết bài quảng cáo cơ bản nhất là AIDA, bạn có thể tìm hiểu
thêm về công thức này và áp dụng vào bài quảng cáo của bạn.
Đầu tiên bạn phải thu hút sự chú ý của họ (Attention). Sau đó chỉ cho họ thấy
những đặc điểm hữu ích, thú vị để khơi gợi niềm thích thú, hào hứng (Interest).
Tiếp theo là tạo cho họ sự khát khao, mong muốn (Desire) rồi cuối cùng hướng họ
hành động (Action) theo chủ đích của mình.
7. Hướng dẫn làm gì đó
DIY – Do it yourself là loại nội dung mà bạn sẽ hướng dẫn độc giả của mình làm
một thứ gì đó từ đầu đến cuối. Hãy hướng dẫn nhứng thứ đơn giản, làm sao mà
người đọc có thể làm được ngay sau khi đọc. Ví dụ:
Hướng dẫn làm bánh cookie dâu.
Hướng dẫn nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện.
Hướng dẫn viết đọan mở đầu bài quảng cáo lôi cuốn…
8. Trend
Những nội dung bắt trend luôn có tỷ lệ tương tác rất cao. Tuy nhiên, tôi không
thích đu trend một cách hời hợt, a dua. Khi bắt trên, tôi luôn tìm cách lèo lái trend
về thông điệp của doanh nghiệp mình muốn truyền tải.
Trend không phải lúc nào cũng có, vì thế hãy cố gắng sử dụng chúng thật khéo
léo. Bạn sẽ bất ngờ về độ lan truyền và tương tác của các nội dung theo trend.
20 nội dung chủ đề dễ làm có thể khai thác
Chủ đề 1. Kể lại một tình tiết trong phim hoặc một quyển sách mà bạn mới xem
hoặc bạn yêu thích. Đưa ra một kết luận nào đó theo chủ đề.
Chủ đề 2. Viết recap những video bài giảng đã nghe từ chuyên gia/ giảng viên
Chủ đề 3. Viết tóm tắt nội dung phim “ăn khách” mới
Chủ đề 4. Mở 1 cuốn sách, chép 1 đoạn trong đó. Thêm 1 vài ý cá nhân của bạn.
Chủ đề 5. Nếu có nuôi thú cưng, mỗi tuần nên có 1 bài về cuộc sống của bé thú
cưng đó kèm ảnh chụp thật cute về ẻm (1 bài này tối đa 5 hình thôi nhé). Ẻm cần
được đặt tên và kể lại thói hư tật xấu.
Chủ đề 6. Tự tạo 2 sở thích cá nhân và tập trung chia sẻ, khai thác những giá trị
(Ví dụ hình ảnh, câu chuyện, công thức làm món ăn, người nổi tiếng có cùng sở
thích …) xoay xung quanh sở thích cá nhân đó.
Chủ đề 7. Tạo 1 List các nội dung (giống như bài viết này)
Chủ đề 8. Tìm 1 hình mẫu nổi tiếng. Chia sẻ hình ảnh, câu chuyện, câu nói của
người nổi tiếng đó.
Chủ đề 9. Video bạn tự làm hoặc quay về bạn
Chủ đề 10. Livestream theo chủ đề.
Chủ đề 11. Giới thiệu về sản phẩm (mà bạn đang kinh doanh) hoặc công ty của
bạn.
Chủ đề 12. Góc làm việc của tôi. Mỗi tuần 1 hình cute hoặc mới mẻ.
Chủ đề 13. Góc yêu thích nhất ở nhà.
Chủ đề 14. Chuyến du lịch đáng nhớ. Post tối đa 5 tấm hình thôi. Những tấm khác
còn dùng vào nhiều dịp.
Chủ đề 15. Bộ ảnh cá nhân theo chủ đề (Ví dụ Tuần lễ áo dài)
Chủ đề 16. Lyric bài hát mà bạn yêu thích và chút kỷ niệm có liên quan. Nếu biết
hát thì bạn nên quay lại video.
Chủ đề 17. Câu danh ngôn, triết lý truyền cảm hứng mà bạn yêu thích. Kèm theo
giới thiệu ngắn về người nói hoặc cảm xúc của bạn. Hoặc đơn giản là ảnh câu
quote.
Chủ đề 18. Phân tích chủ đề mà bạn tâm đắc. Đặc biệt không nên “nhạc nào cũng
nhảy” – chủ đề nào cũng phân tích.
Chủ đề 19. Ý kiến cá nhân của bạn kèm ý kiến của 1-2 KOL về 1 chủ đề theo
Trends.
Chủ đề 20. Chia sẻ một bài viết hay bạn copy được. Nhớ ghi nguồn đầy đủ.

You might also like