You are on page 1of 48

https://tienziven.

com
: http://bit.ly/seotienziven

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven Bản: 1.0 1
MỤC LỤC
A. Lời mở đầu (4)

1. Vì sao lại có cuốn ebook này (4)


2. Về tác giả (4)
3. Cách học SEO hiệu quả (5)
4. Ai nên đọc cuốn ebook này? (8)
5. Bạn có phù hợp để làm SEO hay không? (8)
6. Như thế nào là một SEOer chuyên nghiệp? (10)
7. Bạn sẽ nhận được gì sau khi đọc xong cuốn ebook này? (10)

B. Trang bị kiến thức cơ bản trước khi làm SEO (11)

8. SEO là gì? (11)


9. Bộ máy tìm kiếm Google hoạt động như thế nào? (11)
10. Vì sao SEO lại quan trọng? (12)
11. SEO đóng vai trò gì trong bức tranh tổng thể của digital marketing? (13)
12. SEO mang lại lợi ích gì ngoài việc lên TOP? (14)
13. Những lầm tưởng về SEO mà bạn cần biết để tránh nó. (15)

C. Cách làm SEO căn bản cho người mới bắt đầu (19)

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích keyword (19)

● Keyword là gì? (19)


● Vì sao keyword lại quan trọng? (20)
● Có bao nhiêu loại keyword? (20)
● Người tìm kiếm thực sự muốn gì? Hiểu về Intent Search (21)
● Các bước nghiên cứu và phân tích keyword (22)

Bước 2: Lựa chọn keyword phù hợp với khả năng (27)

a. Lựa chọn dựa vào xác định độ khó của keyword (27)
b. Lựa chọn dựa theo trình độ hiểu biết về nhóm keyword (29)

Bước 3: Triển khai bài viết (30)

a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị (30)


b. Giai đoạn 2: Viết (31)
c. Giai đoạn 3: Tối ưu SEO cho bài viết (31)

Bước 4: Tối ưu ONPAGE (32)

a. Hiểu về ONPAGE (32)


b. Tối ưu ONPAGE cho page (33)
c. Tối ưu ONPAGE cho website (36)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


2
Bước 5: triển khai OFFPAGE (38)

a. Hiểu về Offpage
b. 7 kỹ thuật Link Building phổ biến nhất hiện nay

Bước 6: Tìm kiếm traffic (39)

a. Hiểu về traffic
b. 10 kỹ thuật kéo traffic phổ biến nhất hiện nay

Bước 7: Kiểm soát và tối ưu lại (40)

c. Kiểm soát
d. Tối ưu lại

D. Sao nhiều thứ quá, tôi nên triển khai SEO như thế nào đây? (45)

E. Tổng Kết (48)

F. Phụ Lục (48)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


3
A. LỜI MỞ ĐẦU
VÌ SAO LẠI CÓ CUỐN EBOOK SEO BASIC NÀY
Vào năm 2013, lúc mình bắt đầu tìm hiểu về SEO, khi ấy SEO vẫn còn là thứ gì đó mới mẻ
đối với các doanh nghiệp Việt Nam lẫn người làm nghề SEO. Các kiến thức SEO mình học
được cũng từ kinh nghiệm của người đi trước truyền lại. Hàng ngày, mình mò mẫm trên
các trang SEO blog trong và ngoài nước để lượm lặt kiến thức. Lúc ấy, mình đã loay hoay
gần 1 năm để hiểu được “SEO là gì?” và cách “control” nó.

May mắn thay, trên con đường mình đi, đã có những người anh, những người thầy hỗ trợ
mình, chỉ đường dẫn lối để mình tiến bộ hơn. Mình hiểu cảm giác của bạn ngay lúc này,
SEO quả thật khá “lộn xộn” và không biết nên bắt đầu từ đâu, mình biết cái cảm giác bất
lực khi đọc quá nhiều tài liệu mà không thực hiện được. Lúc mới tìm hiểu, mình mong
rằng có một ai đó hướng dẫn, nói với mình rằng “Bạn nên làm cái này trước nhé, nên làm
cái này sau nhé!” Chính vì điều đó, mình đã viết ra cuốn ebook này để gửi đến những bạn
đang bắt đầu dấn thân vào nghề SEO, mình mong rằng các bạn không phải mất 1 năm -
2 năm loay hoay như mình đã từng, mình muốn các bạn rút ngắn thời gian tìm hiểu để
trở thành những SEOer chuyên nghiệp một cách nhanh nhất.

Chúc bạn “lượm” được thứ gì đó trong cuốn ebook SEO này!

VỀ TÁC GIẢ

"Tôi là Tâm Trần, sáng lập TIEN


ZIVEN. Với hơn 7 năm trong
nghề digital marketing, trải
qua nhiều lần “thăng trầm”
của ngành, tôi tin mình có thể
truyền tải đến bạn những kiến
thức chuẩn và thực tế nhất."

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


4
Một vài thành công nho nhỏ mà mình đã đạt được

● 2016 - Mình đã từng tư vấn và triển khai SEO cho Uber Vietnam (laiuber.com)
● Mình đã từng là Digital Marketing Manager cho Vietlink Event, một công ty TOP TEN
trong ngành tổ chức sự kiện tại TP.HCM
● Và trong giai đoạn 7 năm qua, mình cũng đã từng tham gia triển khai, tư vấn digital
marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2020, mình quyết định lập ra TIEN ZIVEN để có thể hỗ trợ cộng đồng, những người
yêu thích về digital marketing, có thể học hỏi và phát huy tài năng của mình.

Website: https://tienziven.com

Facebook cá nhân: http://bit.ly/tamtran1ziven

Đồng hành chia sẻ với mình trong


cuốn ebook này là Quý Trần, anh ấy có
kinh nghiệm về SEO chuyên sâu, từng
đảm nhận vai trò SEO leader cho một
Agency về SEO nằm trong TOP 3 tại thị
trường Việt Nam. Các dự án SEO thành
công của anh ấy cũng là các ngành
khó như máy in hóa đơn, máy tính tiền,
thiết kế nội thất, đồ da.

Hiện tại, Quý Trần đang là leader SEO


của TIEN ZIVEN

Facebook cá nhân:

http://bit.ly/quytranziven

Mình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các cộng sự và những chuyên gia trong ngành SEO
đã giúp mình hoàn thiện cuốn ebook này.

Cám ơn các nguồn blog uy tín giúp mình hoàn thiện ebook. Bạn cũng có thể follow những
trang blog này để liên tục cập nhật kiến thức về SEO. (xem chi tiết phần PHỤ LỤC)

CÁCH HỌC SEO HIỆU QUẢ THEO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG
Trong quá trình đào tạo SEO, mình nhận thấy có 4 nhóm đối tượng chính thường tham
gia học. Đó là:

1. Sinh viên.
2. Những người mới chuyển từ ngành khác sang marketing online (newbie).

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


5
3. Những người đã làm SEO muốn “nâng cao tay nghề”.
4. Chủ doanh nghiệp.

Đa phần, các khóa học trên thị trường thường sử dụng chung 1 giáo án để hướng dẫn cho
cả 4 nhóm đối tượng trên, dẫn đến tình trạng TIẾP THU của mỗi nhóm khác nhau và cuối
cùng dẫn đến độ hiệu quả trong giảng dạy cũng không cao. Chính vì thế, mình muốn bạn
xác định rõ bản thân đang thuộc nhóm đối tượng nào để có cách tiếp cận kiến thức SEO
tốt nhất. Dưới đây mình sẽ liệt kê 3 nhóm đối tượng chính và cách học SEO hiệu quả theo
từng nhóm đó.

Nhóm đối tượng 1: Sinh viên và newbie

Đây là nhóm có số lượng đông đảo nhất. Trong giai đoạn này, các bạn sẽ có khá nhiều câu
hỏi và thường là những câu hỏi What? (Đó là gì?) và Why (Tại sao phải làm như vậy?). Điều
mà các bạn cần đạt được trong giai đoạn này, đó là hiểu được bản chất cốt lõi của SEO,
biết được quy trình SEO căn bản và có thể làm SEO một cách đơn giản nhất có thể.

Khi tìm hiểu đầy đủ các kiến thức căn bản, bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “LIỆU TÔI CÓ
PHÙ HỢP VỚI SEO HAY KHÔNG?” Và nếu câu trả lời là KHÔNG HỢP thì mình khuyên bạn
hãy dừng lại để tìm kiếm một kênh khác hay một nghề khác. Nếu câu trả lời là CÓ, mình
khuyên bạn hãy tập trung rèn luyện ít nhất 6 tháng, cho đến khi nào bạn làm lên TOP bất
kỳ một keyword nào đó thì bạn sẽ trở thành SEOer thực thụ. Lúc đó, cảm nhận của bạn
về SEO sẽ khác xa lúc ban đầu khi mới tìm hiểu (ngay lúc này), bạn sẽ rõ ràng hơn về con
đường đi trong tương lai.

Mình đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng này, vì họ là những người đang cần sự giúp
đỡ nhất, họ cần một ai đó chỉ dẫn họ nhất.

Mục tiêu học tập trong giai đoạn này:

● Xem thử bản thân có hợp với nghề SEO không?


Kết quả cần đạt được:
● Nắm rõ SEO là gì?
● Cách SEO vận hành?
● Quy trình làm SEO căn bản

Một vài lời khuyên chân thành:

● Hãy đọc cuốn Ebook SEO này. Trong quá trình đọc, nhớ ghi chú lại những cái
bạn không hiểu rõ.
● Sử dụng Google để tra những thứ bạn không hiểu rõ hoặc có thể liên hệ với
mình trên group Facebook.
https://www.facebook.com/groups/2716595611985085

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


6
Hãy hành động! Hãy bắt đầu làm từ những thứ đơn giản nhất mà cuốn ebook này hướng
dẫn, mình biết rằng sẽ có những khó khăn nhất định, nhưng nếu bạn hành động thì “cánh
cửa” sẽ mở.

Nhóm đối tượng 2: Người đã làm SEO và muốn nâng cao kỹ năng

Với nhóm này, mình hiểu các bạn đang phải trải qua khá nhiều áp lực trong công việc.
SEO KHÔNG LÊN TOP, không đạt KPI luôn là nỗi ám ảnh. Mỗi năm, Core Update của
Google đều diễn ra khiến mọi thứ xáo trộn, nhưng bạn hãy hiểu rằng, thứ hạng vẫn có bấy
nhiêu vị trí đó, việc bạn rớt TOP đồng nghĩa ai đó thay thế chỗ của bạn hoặc những người
khác đang vượt trên bạn. VẬY TẠI SAO HỌ LẠI LÊN CÒN BẠN LẠI XUỐNG? Tất cả đều có
nguyên nhân. Và vì hành vi của người dùng thay đổi liên tục nên tình trạng Google cập
nhật thuật toán sẽ diễn ra liên tục là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên,

MỤC TIÊU của bạn khi học SEO trong giai đoạn này là LÀM THẾ NÀO ĐỂ SEO HIỆU QUẢ
HƠN? Mình sẽ note ra một vài lời khuyên dưới đây để bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho
bản thân.

1> Bạn hãy bình tĩnh và đọc lại các “khẩu quyết” SEO bên dưới mỗi khi gặp khủng hoảng.
Hãy xem thử những hoạt động SEO trước đó, bạn đã làm đúng theo “khẩu quyết” chưa.

Xem: Khẩu quyết SEO khi làm mãi vẫn không lên TOP

https://tienziven.com/ban-nen-lam-gi-khi-bi-rot-top-ma-khong-hieu-nguyen-nhan/

2> Tìm về bản chất. Mặc dù cuốn ebook này là basic dành cho người mới tìm hiểu nhưng
nó được xây dựng dựa trên nền móng SEO vững chắc từ các chuyên gia đi trước. Hãy
lướt nhanh phần C. CÁCH TRIỂN KHAI 7 BƯỚC để xem mình có thể tìm thấy ý tưởng gì
mới không! Ở cấp độ cao hơn, các bước sẽ có những kỹ thuật sâu và khó hơn, rất tiếc là
trong ebook này mình đang giải quyết vấn đề cho những bạn MỚI TÌM HIỂU nên sẽ
không thể đi sâu hơn được.

3> Giải pháp cuối cùng là bạn hãy tham gia khóa SEO chuyên sâu của các trung tâm đào
tạo SEO khác để được update lại kiến thức nếu bạn vẫn chưa thể khắc phục được tình
trạng rớt TOP.

Nhóm đối tượng 3: Chủ doanh nghiệp muốn tìm hiểu SEO để có
thể quản lý

Với chủ doanh nghiệp, bạn không cần am hiểu kỹ thuật SEO quá chi tiết. Nếu bạn đang
có một team SEO, hoặc bạn chuẩn bị thuê SEO hoặc thuê Agency để SEO cho website
của bạn, vấn đề lớn nhất của bạn là “LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT? LÀM THẾ NÀO ĐỂ
KHÔNG BỊ AGENCY “DẮT MŨI?”

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


7
Do đó, Mục tiêu học SEO của bạn nên là:

● Biết được vai trò của SEO trong chiến lược marketing tổng thể.
● Hiểu được cách SEO vận hành như thế nào
● Các chỉ số báo cáo cần biết ngoài kết quả thứ hạng
● Đặc biệt là biết được giá trị khi thuê nhân sự SEO hoặc Agency SEO để những
đồng tiền bỏ ra là đáng giá

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và bạn không tự tin khi thuê SEO, hãy inbox mình, mình sẽ
tư vấn cho bạn làm thế nào để thuê SEO hiệu quả hơn.

AI NÊN ĐỌC CUỐN EBOOK NÀY?


Mình hiểu rằng, tùy vào từng nhóm đối tượng khác nhau sẽ tiếp thu kiến thức khác nhau.
Và cuốn sách này được viết dành riêng cho NGƯỜI MỚI TÌM HIỂU VỀ SEO.

Do vậy, mình sẽ cố gắng truyền đạt kiến thức một cách DỄ HIỂU NHẤT và giúp bạn CÓ
THỂ LÀM ĐƯỢC. Ebook này sẽ không giống với những ebook SEO khác trên thị trường,
những cái mà bạn chỉ có thể ĐỌC ĐỂ BIẾT mà không THỰC HÀNH được. Đây là tâm huyết
của mình muốn dành tặng đến bạn.

Cuốn sách này không dành cho ai?

Ebook này không dành cho những người đã có kinh nghiệm SEO trên 1 năm hoặc SEOer
đang đi tìm một kỹ thuật SEO, một cách SEO chuyên sâu để trở nên "PRO". Nếu bạn là
SEOer đang chạy dự án nhưng gặp vấn đề rớt TOP mà không tìm ra nguyên nhân thì
cũng có thể đọc cuốn ebook này, bởi vì mình sẽ quay về bản chất - căn bản của SEO. Theo
mình, nếu bạn suy ngẫm căn bản/nền tảng một cách sâu sắc và "ngộ" ra thì bạn sẽ biết
được nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra giải pháp.

LÀM THẾ NÀO GIÚP TÔI BIẾT "MÌNH CÓ PHÙ HỢP LÀM SEO
HAY KHÔNG?"
Sau một chặng đường 7 năm làm SEO, cùng với kinh nghiệm đào tạo SEO cho nhiều bạn
trẻ. Đã có những bạn thành công đi theo nghề SEOer và cũng không ít bạn thất bại, bỏ
cuộc. Với mình, thời gian là thứ quý giá nhất nên mình muốn tiết kiệm thời gian cho các
bạn, mình sẽ đúc kết một vài yếu tố dưới đây để bạn có thể phần nào cảm nhận “MÌNH
CÓ HỢP VỚI SEO” không!

Những khó khăn bạn sẽ gặp phải trên con đường trở thành SEOer

Đầu tiên, để biết bản thân có hợp hay không thì bạn cần biết làm SEO có những khó
khăn gì? Biết được điều này, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


8
Khó khăn 1: SEO là một cuộc hành trình dài.

SEO không giống như các kênh Ads, bạn chỉ cần setup quảng cáo và chờ duyệt là đã thấy
ngay kết quả. SEO là một cuộc hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, bạn sẽ phải mất đâu
đó từ 3 – 6 tháng để làm lên TOP một bộ keyword nào đó (Mình đang đề cập đến cấp độ
basic, những bạn mới tìm hiểu; đối với những người làm SEO lâu năm, nắm trong tay
những kỹ thuật cao, tip SEO thì có thể chỉ đâu đó 1 đến 2 tháng là đã lên TOP).

Tệ hơn cả là nếu bạn học phải những giáo án SEO kém chất lượng, những trường phái
SEO thủ thuật, cheat, trick sai cách thì bạn sẽ không bao giờ “lên đỉnh”.

Khó khăn 2: SEO là sự pha trộn giữa nhiều nhóm kiến thức.

Để lên TOP, bạn phải có bài viết (yêu cầu khả năng viết). Bạn có thể thuê hoặc tự viết bài
cho bạn nhưng theo kinh nghiệm của mình, khi mới bắt đầu làm SEO, bạn nên là người
viết. Nó sẽ giúp bạn cảm nhận và trải nghiệm tốt hơn trong quá trình học SEO.

Để lên TOP, bạn phải có website và biết cách quản trị web (yêu cầu khả năng quản trị
web). Bạn có thể thuê người làm website cho bạn, nhưng bạn cần am hiểu đôi chút về
cách quản trị web, cách đăng bài trên web, hiểu được bố cục web gồm <head><body> và
những meta tag căn bản. Yên tâm! Chúng ta không cần phải học lập trình để làm ra một
website, chúng ta chỉ cần biết các yếu tố nào trên website cần được tối ưu và chỉ ra cho
bên thiết kế web, để họ tối ưu cho chúng ta. Nhưng với một số bạn, đây có lẽ là một trở
ngại lớn vì phải "đụng" đến kỹ thuật.

Để lên TOP, bạn phải biết kiến thức tổng quan về digital marketing. Có một vài công cụ
mà bạn cần sử dụng đến như Google Analytic, Google Keyword Planner, tín hiệu từ Social
(Social signal) v.v… Những kiến thức tổng quan để bổ trợ cho SEO cũng sẽ không quá
nhiều nếu bạn chịu khó tìm hiểu. Bạn cần biết CTR là gì? biết CR là gì? Làm sao để tăng
Time On Site và giảm Bounce Rate v.v… Hãy yên tâm vì những thứ này sẽ được mình giới
thiệu qua trong Ebook Basic này.

Xem thêm:

https://tienziven.com/cac-thuat-ngu-thuong-su-dung-trong-seo-ban-can-biet/

Tính cách nào phù hợp để trở thành SEOer?

Sự kiên nhẫn. Đây là tính cách mà một SEOer cần có, nếu bạn không có nó, bạn nên chọn
một ngành nghề khác. Như đã trình bày ở trên, để làm lên TOP, bạn cần một khoảng thời
gian 3 – 6 tháng mới thấy được kết quả, đôi khi lâu hơn là 12 tháng. Nếu không có sự kiên
nhẫn, bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.

Nhưng sự kiên nhẫn phải đặt đúng chỗ của nó, dù bạn kiên nhẫn cao độ nhưng bạn lại
làm theo những hướng dẫn SAI LẦM, từ những người không có chuyên môn vững chắc,

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


9
thì bạn sẽ mất thời gian và phí hoài công sức bỏ ra. Cho nên hãy chọn những đơn vị đào
tạo SEO uy tín trên thị trường để “gửi gắm” sự kiên nhẫn của bạn.

NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT SEOER CHUYÊN NGHIỆP


Cột mốc mà các bạn newbie muốn hướng đến là trở thành một SEOer chuyên nghiệp.
Vậy như thế nào là SEOer chuyên nghiệp? Với mình, SEOer chuyên nghiệp là người kiểm
soát được những thứ họ làm, sẽ có những thứ bạn mơ hồ “liệu rằng làm như thế này có
hiệu quả hay không?” “liệu rằng đi backlink này có hiệu quả hay không?” Cho đến khi bạn
chắc chắn được những vấn đề này thì bạn đã là một SEOer chuyên nghiệp.

Và hành trình vạn dặm đều bắt đầu bằng những bước chân đầu tiên. Hãy đọc và làm theo
những chỉ dẫn trong ebook này, bạn sẽ thấy được con đường trở thành SEOer chuyên
nghiệp.

BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC GÌ SAU KHI ĐỌC XONG CUỐN EBOOK


NÀY?
1> Hiểu về bản chất của SEO là gì? - WHAT? Bạn phải hiểu cách nó vận hành để “sống
chung” với nó. Nhiều người sau khi làm SEO lâu năm, thường quên đi những điều căn
bản nhất, họ bị cuốn vào những “thứ cao siêu” khiến họ bấn loạn. Với mình, những thứ
về nguyên lý, bản chất không chỉ là nền tảng mà còn là kim chỉ nam cho những tư duy
sáng tạo để tìm ra những cách làm tốt hơn.

2> Bạn sẽ biết được SEO đóng vai trò gì trong chuỗi các hoạt động digital marketing nói
riêng và marketing nói chung. Biết được điều này, bạn sẽ hiểu WHO? (ai/sản
phẩm/ngành nghề của tôi có cần làm SEO không?) WHY? (Tại sao tôi phải làm SEO mà
không phải kênh nào khác?)

3> Bạn sẽ biết được quy trình làm SEO căn bản nhất. HOW? - Có lẽ đây là cái mà nhiều
bạn trông mong trong cuốn ebook này. Mình biết điều đó, và mình sẽ cố gắng đem đến
cho bạn những thứ đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả.

Tham gia cộng đồng SEO TIEN ZIVEN để được hỗ trợ thêm

http://bit.ly/seotienziven

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


10
B. TRANG BỊ KIẾN THỨC CĂN
BẢN TRƯỚC KHI LÀM SEO
Để làm SEO, bạn cần biết nó là gì? Giống như việc bạn tiếp xúc lần đầu tiên với máy vi
tính, bạn cần biết cái bàn phím, cái màn hình, con chuột là gì? Thì bạn mới biết cách sử
dụng nó và phối hợp nó để làm ra thứ mà bạn muốn.

SEO LÀ GÌ?
SEO viết tắt của từ “tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm” - Search Engine Optimization. Nói một
cách đơn giản, SEO có nghĩa là quá trình cải thiện website của bạn nhằm tăng thứ hạng
trên các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm có thể kể đến đó là Google, Bing, Yahoo.

Tại thị trường Việt Nam, Google được sử dụng phổ biến nên khi đề cập đến việc SEO thì
bạn cũng hiểu rằng đó chính là SEO Google.

GOOGLE HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?


Để có thể làm SEO, bạn cần biết cách Google hoạt động. Hãy xem hình bên dưới đây.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


11
Google sử dụng robot để thu thập dữ liệu, robot này thường được mọi người trong giới
SEOer gọi là “con bọ Google” hoặc “spider” (nhện), chúng sẽ truy cập vào các trang web,
đi từ trang này sang trang khác, nhiệm vụ chính của nó là thu thập thông tin và đưa chúng
vào kho dữ liệu (database). Tiếp theo đó, các thuật toán Google sẽ phân tích dữ liệu
website bạn và so sánh với các website khác để xếp hạng.

Khi người dùng thực hiện một truy vấn tìm kiếm nào đó (bằng cách gõ từ khóa lên Google)
Google sẽ đưa ra kết quả cho người dùng dựa theo các yếu tố xếp hạng của Google. Có
hàng trăm các yếu tố khác nhau để đánh giá xếp hạng website, các yếu tố này phần lớn
không được Google truyền thông ra bên ngoài. Do đó, cũng có thể nói, việc làm SEO là
dựa trên kinh nghiệm chứ không có một giáo trình trực tiếp từ Google đưa ra.

VÌ SAO SEO LẠI QUAN TRỌNG?


SEO là một mảnh ghép trong digital marketing, góp phần tiếp cận đến những khách
hàng tiềm năng. Hiện tại, mọi người thực hiện hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm, để tìm
kiếm thông tin, sản phẩm và dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp hoặc cá nhân làm tốt về mặt
SEO thì sẽ có lợi thế về nguồn lưu lượng truy cập (traffic), giúp bạn quảng bá thương hiệu
và hỗ trợ bán hàng.

Bạn hãy xem hình dưới đây để biết độ lớn thị trường mà Google đang nắm giữ

Trên thế giới, năm 2019, lượng truy cập của Google là hơn 62 tỷ

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


12
Tại Việt Nam, Google xếp số 1 về tổng lượng truy cập

Và bạn hãy nhớ lại những lần bạn muốn mua gì đó? Muốn tìm hiểu vấn đề nào đó? Cái
bạn làm là lên Google và tìm kiếm phải không nào! Cho nên, doanh nghiệp nào không
đầu tư SEO thì doanh nghiệp đó đã bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

SEO ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG BỨC TRANH TỔNG THỂ CỦA
DIGITAL MARKETING?
Tại sao bạn cần biết điều này. Việc xác định rõ bức tranh tổng thể về digital marketing và
vai trò của SEO trong bức tranh ấy, sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung, nắm bắt và khai thác
tối đa sức mạnh của SEO.

SEO là một hình thức digital marketing nằm trong nhóm SEM (Search Engine Marketing).
Trong SEM gồm có hình thức quảng cáo Paid Per Click – PPC (Google Ads) và SEO.

Nếu như khách hàng tiềm năng tiếp cận quảng cáo của Facebook Ads một cách bị động
(vô tình xem phải quảng cáo) thì người dùng có cách tiếp cận thông tin từ SEO một cách
chủ động hơn (người dùng phát sinh nhu cầu nào đó thì họ mới bắt đầu tìm kiếm)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


13
SEO MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ NGOÀI VIỆC LÊN TOP?
Đối với doanh nghiệp, SEO mang lại nhiều lợi ích khác nhau không chỉ là lên TOP “cho
đẹp” và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng. Mình xin liệt kê 4 lợi ích mà SEO có thể
mang lại

1> SEO giúp trải nghiệm người dùng trên website của bạn tốt hơn

Rõ ràng, việc tối ưu website phù hợp với các tiêu chí của Google đưa ra, đã phần nào giúp
cho người dùng có một trải nghiệm lướt web tốt hơn. Các trải nghiệm này là tốc độ tải
trang, sự điều hướng qua lại giữa các trang, bố cục rõ ràng giúp người dùng tìm thấy cái
họ muốn, giao diện trên mobile và desktop hiển thị chỉnh chu v.v… và nhiều yếu tố khác
trong SEO giúp người dùng trải nghiệm website của bạn tốt hơn.

2> SEO mang đến một nguồn khách hàng tiềm năng chính

Đa số, các ngành nghề nào cũng cần làm SEO vì nhu cầu tìm kiếm thông tin của con
người. Nhưng với những ngành B2B (business to business – đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp) thì càng thấy rõ vai trò to lớn của SEO. Những doanh nghiệp B2B không
thể chạy các chiến dịch quảng cáo hiển thị liên tục, và tiếp cận một cách thụ động ở các
kênh Facebook Ads, Google Ads Mạng Hiển Thị vì đối tượng khách hàng của họ không
hiện diện ở các kênh online đó thường xuyên.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu, bạn là một nhà cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, khách hàng của
bạn là các chủ doanh nghiệp, trưởng phòng marketing đang muốn làm sự kiện quảng bá
thương hiệu. Nhóm người này rất ít khi lướt Facebook và chúng ta khó có thể tiếp cận liên
tục đến họ trên Facebook. Nhưng một khi họ đã phát sinh nhu cầu muốn làm event, họ
sẽ bắt đầu tìm kiếm các đơn vị làm tổ chức sự kiện (đó chính là sức mạnh của SEO, tiếp
cận khách hàng khi họ phát sinh nhu cầu)

Còn đối với ngành B2C thì vai trò của SEO không thể bàn cãi. Cho dù bạn bán cái quần,
cái áo, ví nam, ví nữ v.v… (sản phẩm bình dân) đến kinh doanh trang sức, bất động sản, ôtô
(sản phẩm cao cấp) luôn luôn có những khách hàng tiềm năng tìm kiếm mỗi ngày.

3> SEO giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

Với việc bạn được xếp hạng ở các vị trí cao như TOP 1, TOP 2, TOP 3 sẽ làm cho khách hàng
tiềm năng của bạn nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu trong ngành. TOP càng cao, khách hàng càng cảm thấy sự uy tín vì bạn được
Google – công ty công nghệ số 1 thế giới tin tưởng để xếp hạng.

Ngược lại, nếu bạn không xuất hiện trên Google, khách hàng tiềm năng có thể nghĩ rằng
bạn chưa nổi tiếng hoặc thậm chí chỉ là một “tay chơi” mới trong ngành. Điều này cũng

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


14
có thể khiến một số khách hàng nghĩ rằng bạn không có ngân sách để thúc đẩy SEO,
doanh nghiệp bạn nhỏ, không uy tín bằng các doanh nghiệp đang ON TOP.

Chưa kể, SEO còn được xem là một kênh giúp xử lý khủng hoảng truyền thông. Đã từng
có nhiều doanh nghiệp bị gắn mác là “lừa đảo”, người dùng trước khi ra quyết định mua
hàng thường hay tìm kiếm theo cú pháp: “tên thương hiệu” + “lừa đảo” để kiểm tra độ uy
tín của doanh nghiệp.

4> SEO giúp bạn xuất hiện liên tục

Một khi bạn đã lên TOP, bạn sẽ xuất hiện ở bảng kết quả tìm kiếm liên tục và không gián
đoạn. Khác với loại hình quảng cáo trả tiền của Google Ads Tìm Kiếm, bạn phải đấu giá ở
nhiều phiên quảng cáo khác nhau. Điều này bạn sẽ rõ hơn khi tìm hiểu sâu về Google Ads.
Để duy trì sự hiện diện liên tục bằng Google Ads mạng tìm kiếm, đòi hỏi bạn phải có một
khoảng ngân sách quảng cáo đủ lớn để bao quát toàn ngành, điều này không phải doanh
nghiệp nào cũng có được. Đôi khi, rủi ro gặp phải là bạn sẽ bị click tặc (đối thủ click để
phá bạn) làm cho bạn bị mất tiền quảng cáo mà không có khách hàng.

Việc xuất hiện gián đoạn là một bất lợi, chúng ta không thể kiểm soát được hành vi của
khách hàng tiềm năng, mỗi lần họ tiếp cận với đối thủ của chúng ta là một lần tỷ lệ chuyển
đổi khách hàng giảm dần. Do đó, nếu bạn làm SEO thành công, bạn sẽ luôn luôn xuất
hiện trên bảng tìm kiếm (SERP).

Câu hỏi đặt ra:

“Tôi có nên làm SEO cho ngành của tôi không?”

Để trả lời câu hỏi trên thì trước tiên bạn hãy trả lời câu hỏi này “Khách hàng của bạn có sử
dụng Google để tìm kiếm thông tin về sản phẩm của bạn không?” Nếu câu trả lời là CÓ
thì bạn hãy làm SEO còn KHÔNG thì hãy tìm kênh khác, nơi mà khách hàng của bạn ở đó.

Mình đã từng gặp trường hợp một công ty đại lý thép muốn triển khai SEO, nhưng sau
một hồi phân tích, giám đốc công ty đó đã lựa chọn việc tuyển dụng nhân sự bán hàng
thay vì làm SEO vì đối tượng khách hàng của họ không search tìm mua thép trên Google.

NHỮNG LẦM TƯỞNG MÀ NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC SEO


CẦN HIỂU
Qua nhiều năm làm việc với khách hàng, tiếp xúc nhiều chủ doanh nghiệp lẫn những cá
nhân muốn làm SEO, mình đã đúc rút ra một vài lầm tưởng về SEO mà đại đa số mọi
người thường hiểu sai. Bạn cần biết điều này để có cái nhìn chuẩn chỉnh hơn đối với SEO
và có cách tiếp cận đúng đắn, tránh lãng phí nguồn lực.

Lầm tưởng 1: Phải biết IT (công nghệ thông tin) thì mới có thể làm
SEO

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


15
Đây là lầm tưởng mà mình gặp nhiều nhất, những bạn mới tìm hiểu về SEO thường đi
“loanh quanh” các trang blog, kênh Youtube và bắt gặp nhiều thuật ngữ chuyên ngành
như là Backlink, Schema, URL, Thẻ meta v.v… và nghĩ rằng phải cần học về IT, học làm
website thì mới làm được SEO.

Và ngay trong định nghĩa về SEO là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm. Cũng có từ ngữ liên quan
đến “bộ máy” “máy móc” khiến những người trước giờ chưa đụng vào kỹ thuật bỗng nhiên
hoảng sợ.

Hãy tin mình, với kinh nghiệm về SEO và digital marketing lâu năm, mình biết rằng nếu
bạn gõ WORD thành thạo thì bạn đã làm được SEO..

SEO là sự pha trộn của nhiều kiến thức khác nhau như content, quản trị web, chỉnh sửa
code v.v… Sẽ có một vài thứ liên quan đến kỹ thuật, liên quan đến website nhưng nó không
nhiều và bạn KHÔNG cần phải bỏ ra 4 năm Đại học để học về IT mà vẫn có thể làm SEO
được. Điều quan trọng là bạn phải nắm chắc các kỹ thuật tối ưu trong SEO là gì? và hiểu
nó ảnh hưởng gì? để chỉ ra cho bên code web biết nơi cần chỉnh sửa.

Một vài kỹ thuật tối ưu SEO yêu cầu can thiệp vào code chuyên sâu thì bạn có thể thuê
outsource hoặc thuê các lập trình viên bên ngoài để giải quyết nếu bạn không làm được.

Hiểu lầm 2: Học IT là làm được SEO

Sự hiểu lầm này cũng có liên quan đến cái thứ nhất. Mình đã từng gặp trường hợp, các
công ty thuê IT code web về và bắt họ làm cả SEO. Một lần nữa, mình muốn nói SEO và
lập trình web là 2 mảng hoàn toàn khác nhau.

Lầm tưởng 3: Làm SEO là miễn phí

Nhiều bạn cho rằng, việc tự làm SEO thì không tốn tiền. Bạn nên biết sức lao động cũng
là tiền bạc. Việc bạn tối ưu website, viết content, đi backlink v.v.. sẽ cần kha khá thời gian.
Ngoài kia, sinh viên đang được thuê làm phục vụ với giá 50.000đ/giờ thì thời gian bạn bỏ
ra để làm SEO cũng quy ra nhiều tiền đấy. Hãy nhớ, thời gian là tiền bạc!

Chưa kể, tài nguyên để làm SEO cũng là tiền bạc. Tài nguyên SEO có thể kể đến như là
mua Guest Post (một dạng bài viết đặt backlink), mua công cụ hỗ trợ SEO v.v..

Tóm lại, SEO không miễn phí, ngược lại rất tốn kém nếu cạnh tranh cao.

Lầm tưởng 4: SEO lên TOP là xong

Hãy nhớ rằng, SEO là một cuộc chơi đối kháng. Chúng ta chỉ có 10 vị trí đầu tiên là tốt nhất
để tiếp cận khách hàng, các vị trí từ trang 2 trở đi (Vị trí thứ 11 – 100) rất ít lượt truy cập. Và
chúng ta đều “thèm khát” mình được đứng trên “đỉnh cao Google”. Do đó, sự cạnh tranh
diễn ra liên tục, từng phút, từng giây.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


16
Dù đã lên TOP thành công, bạn cũng phải chi ra một lượng ngân sách để duy trì chăm
sóc website và liên tục tối ưu nó tốt hơn đối thủ nhằm giữ vững phong độ.

Lầm tưởng 5: Bị các bên bán tên miền và hosting “quăng bom” gây
ảo tưởng

Sự thật là hosting và tên miền không có vai trò quá lớn trong việc thúc đẩy SEO. Chất
lượng hosting về băng thông, về dung lượng, về tốc độ load theo nhu cầu người mua là
điều bắt buộc phải có ở một đơn vị cung cấp server. Điều này giống như việc bạn mua
một chiếc xe máy thì điều bắt buộc là nó phải chạy được. Trường hợp website bạn có hàng
chục nghìn, hàng trăm nghìn lượt truy cập mỗi ngày thì mình nghĩ lúc đó bạn đã ở một
tầm khác, bạn không còn phải mua hosting nữa mà chuyển sang dùng VPS (một dạng
server riêng).

Tên miền cũng vậy .vn và tên miền quốc tế .com, net, org cũng không tạo ra sự khác biệt
ngay từ đầu về SEO. Dù bạn có sở hữu tên miền .vn nhưng quá trình tối ưu SEO, xây dựng
content, triển khai Offpage v.v.. của bạn không bằng những website .xyz .info thì bạn vẫn
thua.

Cho nên, đừng quá tin vào những lời quảng cáo có cánh của các đơn vị bán hosting/tên
miền rằng chỉ cần mua nó về setup web là lên top.

Lầm tưởng 6: Chỉ cần mua tên miền có chứa từ khóa là sẽ lên TOP

Trước đây, việc sử dụng tên miền có chứa từ khóa là một lợi thế. Nhưng từ khi kỹ thuật
Entity và việc làm rõ thương hiệu trên internet ngày một được Google xem trọng, thì việc
sở hũu tên miền có chứa từ khóa không còn là lợi thế cạnh tranh trong SEO nữa.

Lấy ví dụ dễ hiểu về lầm tưởng này.

Từ khóa “dầu dừa nguyên chất“, bạn hãy tìm kiếm từ khóa này trên Google và kiểm tra
xem website dauduanguyenchat.com hoặc dauduanguyenchat.vn có đang nằm trên
TOP không! Câu trả lời là KHÔNG! vậy thì tên miền chứa từ khóa không phải là yếu tố giúp
bạn xếp hạng.

Lầm tưởng 7: Viết thật nhiều bài sẽ lên TOP

Những người mắc phải lầm tưởng này thường là những bạn đã nghiên cứu về SEO, và
nghe đâu đó cụm từ “Content Is King” – Nội dung là vua.

Hoặc trớ trêu hơn là những bạn học phải những khóa SEO kém chất lượng, chỉ dẫn cách
SEO bằng cách tìm các cụm từ khóa dễ – dài – có lượng search thấp và CỨ MỖI TỪ KHÓA
VIẾT MỘT BÀI. Điều này là SAI LẦM!

Quả thật, Content là vua, content đóng vai trò cực lớn trong việc làm SEO, nhưng trước
khi đặt tay lên bàn phím để gõ những dòng đầu tiên thì bạn cần phải hiểu việc nghiên

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


17
cứu từ khóa, lên kế hoạch bài viết, lên dàn bài phù hợp với ý định tìm kiếm của người
dùng. Khi đó, bạn mới nên bắt tay vào viết.

Lầm tưởng 8: “Em ơi, viết bài CHUẨN SEO cho anh nhé. Nhớ phải
CHUẨN SEO đấy nhé!”

Đây là sự hiểu lầm lớn nhất, mình để dành nó ở phần cuối cùng vì có quá nhiều người, từ
người thuê viết bài cho đến người triển khai bài viết mắc phải. Bài viết Chuẩn SEO là gì?
Sự thật là Google chưa đưa ra bất kì tài liệu nào hướng dẫn/viết bài chuẩn SEO là như thế
nào cả. Những khái niệm CHUẨN SEO hiện tại trên thị trường xuất phát dựa trên kinh
nghiệm của người làm SEO, họ phân tích các yếu tố mà họ cho rằng nó sẽ giúp bài viết
lên TOP và coi đó là BÀI VIẾT CHUẨN SEO. Kinh nghiệm SEO của mỗi người là hoàn toàn
khác nhau, không có CHUẨN quy định nào từ Google, việc nói rằng “bài viết tôi chuẩn
SEO” là không có căn cứ.

Để tạo ra bài viết tối ưu SEO hay còn gọi là “chuẩn SEO” thì bạn nên tham khảo kinh
nghiệm viết từ những đơn vị, cá nhân, tổ chức đã hoạt động SEO thành công. Và nhớ rằng,
Google update liên tục, nên chẳng có cái kinh nghiệm nào là đúng mãi mãi.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


18
C. CÁCH LÀM SEO CĂN BẢN CHO
NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Vậy là đã đến phần mà nhiều bạn đang mong đợi trong cuốn ebook này. Mình hiểu điều
đó và để có thể thực hành SEO một cách dễ dàng, mình sẽ liệt kê thành 7 bước, đây cũng
chính là thứ tự công việc ưu tiên mà bạn cần làm trong SEO.

7 bước triển khai SEO căn bản cho người mới bắt đầu

● Bước 1: Nghiên cứu và phân tích keyword


● Bước 2: Lựa chọn từ khóa phù hợp với khả năng
● Bước 3: Triển khai bài viết
● Bước 4: Tối ưu ONPAGE
● Bước 5: Triển khai OFFPAGE
● Bước 6: Tìm kiếm traffic
● Bước 7: Kiểm soát.

BƯỚC 1: NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KEYWORD


Trong SEO, keyword đóng vai trò quan trọng nhất trong một kế hoạch SEO. Việc phân
tích keyword không tốt sẽ dẫn đến việc lựa chọn keyword không hợp lý, và kéo theo các
hoạt động SEO sau đó trở nên khó khăn hơn, đôi khi là vô ích. Do vậy, bạn cần phải hiểu
rõ về keyword trong SEO.

Keyword là gì?

Keyword dịch ra tiếng việt là từ khóa. Nó là các từ đơn hoặc cụm từ, đại diện cho các truy
vấn tìm kiếm của người dùng khi họ sử dụng Google. Ví dụ: Bạn muốn mua laptop thì bạn
có thể lên Google gõ

● "laptop"
● "laptop Asus màu đen"
● "mua laptop mạnh để học thiết kế đồ họa Adobe After Effect"

Cả 3 truy vấn trên đều được gọi là keyword, cho dù nó ngắn hay dài.

Có một lưu ý ở đây, từ khóa không dấu và từ khóa có dấu là 2 từ khóa khác nhau. Ví dụ:

● "mua laptop màu đỏ"


● "mua laptop mau do"

2 từ khóa trên được Google xác định là 2 từ khóa khác nhau, cho dù chúng có cùng ý
nghĩa.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


19
Từ khóa có dấu sẽ bao gồm từ khóa không dấu. Các dấu tiếng Việt (sắc - hỏi - ngã - nặng)
đều được các trình duyệt như Chrome, Firefox xem là kí tự riêng biệt, cho nên bạn cần
hiểu TỪ KHÓA CÓ DẤU = TỪ KHÓA KHÔNG DẤU + CÁC KÍ TỰ ĐẶC BIỆT.

Mình muốn bạn hiểu rõ việc này để khi lập danh sách các từ khóa cần SEO, bạn cần lưu ý
cả từ khóa không dấu và có dấu. Cùng với đó là tập trung SEO các từ khóa có dấu (vì nó
đã bao gồm từ không dấu) nhằm thúc đẩy SEO cho cả các từ khóa không dấu.

Vì sao nghiên cứu keyword lại quan trọng cho SEO?

Việc nghiên cứu keyword sẽ giúp bạn những điều sau:

● Xác định được từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng để
tìm kiếm.
● Dựa vào danh sách từ khóa có được trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ
biết mình cần phải tạo ra những nội dung gì trên website.
● Giúp bạn SEO được nhiều keyword trong một bài viết.
● Cải thiện thứ hạng toàn website, bằng cách giúp Google hiểu rằng bạn đang là
chuyên gia trong lĩnh vực đó vì trang web của bạn đang tập trung vào một loại
nội dung!

Ngoài các vấn đề liên quan đến SEO, nghiên cứu từ khóa đôi khi còn giúp bạn có được
những ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ để gia tăng doanh số.

Ví dụ: Giả sử bạn đang kinh doanh đồ da, bạn phân tích từ khóa “ví nam da bò”. Trong
quá trình nghiên cứu, bạn thấy rằng có khá nhiều người đang search từ “ví da nam
handmade”. Đây có thể là một cơ hội để bạn tạo ra ngách sản phẩm riêng của bạn.

Có bao nhiêu loại keyword?

Xét về độ dài thì có 2 loại keyword:

● Short-tail keyword nghĩa là keyword ngắn.


● Long-tail keyword nghĩa là keyword dài.

Lấy ví dụ:

"laptop". Đây là một short-tail keyword. Nó thường chỉ có 1 đến 3 từ, thường dùng để mô
tả một danh từ như "TV", "apple", "xe oto", “xe máy yamaha” v.v...

Dựa trên short-tail keyword thì chúng ta có long-tail keyword. Long-tail keyword là sự mô
tả rõ ràng hơn, cụ thể hơn của short-tail keyword. Ví dụ: “laptop Asus 15 inch” mô tả rõ hơn
cho keyword “laptop”.

Xét về ngữ nghĩa thì có:

1. Từ khóa tên thương hiệu. Ví dụ: “Apple”, “Thế Giới Di Động”, “Vingroup”.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


20
2. Từ khóa sản phẩm/ngành hàng. Ví dụ: “điện thoại”, “máy tính bảng”.
3. Từ khóa local (vị trí địa lý). Ví dụ: “ví da nam tại tphcm”, “tổ chức sự kiện tại Hà Nội”.
4. Từ khóa tìm kiếm thông tin. Ví dụ: “cấu hình điện thoại iphone 12”.
5. Từ khóa mua hàng. Ví dụ: “mua ví da cá sấu”, “mua laptop”.

Những keyword càng ngắn, càng có độ cạnh tranh cao vì lượng search lớn. Giúp nhận
diện thương hiệu.

Những keyword càng dài, càng có độ cạnh tranh thấp và dễ tạo ra chuyển đổi, giúp bán
hàng, dẫn dắt khách hàng thực hiện một hành động nào đó như download tài liệu, nhấp
gọi.

Người tìm kiếm thực sự muốn gì? Hiểu về Intent search

Xét về bản chất cốt lõi của keyword, thì keyword là biểu hiện cho một nhu cầu, một vấn
đề nào đó của người tìm kiếm. Bạn cần phải hiểu người dùng đang muốn gì thông qua
keyword mà họ đang search.

Ví dụ: Người dùng search từ “ví da bò nam” - Nghĩa là họ đang muốn tìm hiểu các mẫu ví
da bò nam trên thị trường, họ đang nghiên cứu về mẫu mã, màu sắc của ví, họ đang trong
giai đoạn tham khảo để quyết định là nên mua loại ví nào. Đó chính là ý định tìm kiếm hay
còn gọi là Intent.

"ĐẰNG SAU MỖI KEYWORD ĐỀU CÓ MỘT HOẶC NHIỀU Ý ĐỊNH TÌM KIẾM"

Intent sẽ quyết định nội dung của bạn, bạn càng cung cấp những thông tin giá trị về mặt
intent, bạn càng dễ lên TOP. Vì suy cho cùng, sứ mệnh của Google là sắp xếp lại thế giới
và đưa đến tay khách hàng những kết quả tìm kiếm tốt nhất.

Để hiểu được intent, bạn cần phải am hiểu người dùng, am hiểu về sản phẩm/dịch vụ của
bạn. Bạn phải luôn đặt câu hỏi này trong đầu “Họ search keyword này để làm gì?” thì
lúc đó bạn sẽ có được intent người tìm kiếm.

Mình sẽ giới thiệu cho bạn một vài intent phổ biến để tham khảo.

1. Informational intent - Ý định tìm kiếm thông tin. Là dạng intent mà người dùng
muốn tìm hiểu một thông tin nào đó.
2. Navigational intent - Ý định tìm kiếm điều hướng. Là dạng inent mà người dùng
muốn truy cập nhanh vào một website nào đó. Ví dụ họ search “Facebook”, “Zing”
“Fanpage Tien Ziven”
3. Transactional intent - Ý định tìm kiếm giao dịch. Là dạng intent mà người dùng
muốn mua hoặc bán sản phẩm. Ví dụ: “mua áo sơ mi tại quận 1”, “mua laptop làm đồ
họa”.
4. Commercial investigation - Ý định tìm kiếm để điều tra mua hàng. Là dạng intent
mà người dùng muốn xem các đánh giá, review về một công ty/sản phẩm nào đó

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


21
trước khi mua hàng. Ví dụ: “TV nào tốt nhất hiện nay?” “Công ty ABC có uy tín
không?”

Hãy luôn nhớ rằng, Intent rất quan trọng, nó định hình nội dung bài viết SEO của bạn.

Các bước nghiên cứu và phân tích keyword

1> Động não

2> Sử dụng keyword research tool và mở rộng danh sách từ khóa

3> Sắp xếp lại danh sách từ khóa

1> Động não

Đầu tiên, bạn cần liệt kê 10 từ khóa mà bạn nghĩ rằng khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng.
Bạn hãy viết nó ra và đừng quan tâm đúng - sai.

2> Sử dụng research keyword tool

Sau khi đã có từ khóa ở bước 1. Bạn hãy nhập nó vào các công cụ phân tích từ khóa.

Hiện nay, trong ngành SEO có rất nhiều công cụ nghiên cứu và phân tích từ khóa. Từ có
phí như Ahref, Keywordtool.io - Cho đến miễn phí như Google Keyword Planner,
Ubersuggest. Vì đây là ebook hướng dẫn cho người mới tìm hiểu, mình sẽ hướng dẫn bạn
công cụ miễn phí Ubersuggest. Các công cụ khác bạn có thể nghiên cứu thêm ở Internet.

Ubersuggest : https://app.neilpatel.com/en/ubersuggest/

Đầu tiên, bạn truy cập vào đường link trên, sau đó bạn sẽ thấy ô nhập từ khóa (xem hình
dưới)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


22
Mình sẽ nhập từ “ví da nam” vào ô keyword. Sau đó bấm Search

Đây là kết quả được trả về (xem hình dưới)

Tiếp theo, hãy bấm vào tab RELATED và bạn chỉ cần quan tâm đến 2 cột Keyword và VOL

Sau đó bạn tick tất cả từ khóa bằng cách nhấp tick vào ô trống cạnh chữ KEYWORD. Tiếp
theo chọn COPY TO CLIPBOARD

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


23
Vì để có thể EXPORT file, hoặc có được số liệu VOL (volume - là lượng tìm kiếm) chi tiết thì
bạn phải mua gói nâng cao. Nếu bạn có ngân sách, thì cũng nên mua để làm việc tốt hơn.

Sau khi nhấp vào COPY TO CLIPBOARD, bạn hãy mở Excel lên và dán chúng vào.

Giờ đây, bạn đã có một danh sách các keyword mà khách hàng tiềm năng của bạn thường
sử dụng.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


24
Bạn hãy rà soát lại từ trên xuống dưới và loại bỏ những keyword mà bạn cho rằng không
hợp lý.

3> Gom nhóm keyword

Vì sao lại gom nhóm keyword?

Sau khi xóa các keyword không cần thiết thì bạn sẽ có một danh sách keyword, danh sách
này là bản thô và rất lộn xộn. Để có thể làm SEO tiết kiệm thời gian và chi phí, thì chúng
ta phải làm SEO THEO BỘ, những keyword có chung ý định tìm kiếm là một bộ. Nếu
bạn không gom nhóm keyword và cứ mỗi keyword bạn viết 1 bài khác nhau, sẽ dẫn đến
tình trạng “dẫm đạp”, thuật ngữ SEO gọi là cannibalization, hay còn gọi là “ăn thịt từ khóa”.

Cách gom nhóm như sau

Bước 1: Sắp xếp thứ tự keyword từ A tới Z. Nếu bạn chưa biết cách sắp xếp cột Excel theo
thứ tự từ A → Z thì có thể lên Google tìm cách hướng dẫn nhé!

Bước 2: Lọc từng từ khóa dựa trên ý định tìm kiếm. Bạn hãy nhìn hình bên dưới, vì mình
đang ở TPHCM nên mình sẽ gom keyword “shop ví da nam” nằm chung với các nhóm

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


25
keyword “shop” có đuôi “tphcm”. Còn nếu bạn đang ở Hà Nội thì bạn nên để keyword đó
nằm chung với các nhóm có đuôi “Hà Nội”.

Hãy động não và tư duy như một khách hàng tiềm năng, để biết mình nên gom keyword
vào trong các nhóm nào là phù hợp.

Bước 3: Xác định chủ đề cho bài viết

Giả sử, mình có nhóm keyword sau:

● địa điểm mua ví da nam


● mua ví da nam
● shop ví da nam
● shop ví da nam tphcm
● mua ví da nam ở đâu tphcm
● mua ví da nam ở sài gòn

Ý định tìm kiếm trong nhóm này là khách hàng muốn tìm một nơi uy tín để mua ví da
nam.

Vậy chủ đề bạn có thể chọn là “Những địa điểm mua ví da nam tốt tại tphcm”. Đây cũng
chính là tiêu đề bài viết dành cho bạn.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


26
Các bước trên là những kỹ thuật gom nhóm keyword căn bản nhất. Nó sẽ phù hợp với
những bạn mới bắt đầu làm SEO, ít đầu tư và làm lẻ tẻ vào nhóm keyword. Sẽ có những
kỹ thuật cao hơn khi bạn làm SEO chuyên nghiệp, vì lúc đó bạn cần phải biết cách sử dụng
tool nâng cao để giảm bớt "sai số" trong quá trình phân tích.

BƯỚC 2: LỰA CHỌN TỪ KHÓA PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG


Tại sao lại phải lựa chọn từ khóa phù hợp với khả năng? Vì “biết mình, biết ta trăm trận
không thua”. Bạn cần làm những nhóm keyword có độ khó dễ trước để có động lực và
thấy được kết quả. Ngoài kia, đối thủ đã đi trước ta rất nhiều năm, đầu tư nhiều tiền bạc.
Nên! nếu chúng ta không lựa chọn từ khóa phù hợp với khả năng. Chúng ta đang lấy
trứng chọi đá.

Có 2 hướng để lựa chọn từ khóa:

● Lựa chọn dựa theo độ khó


● Lựa chọn dựa theo trình độ hiểu biết về nhóm keyword.

Xác định độ khó của keyword

Vì cuốn ebook này hướng đến những bạn mới tìm hiểu về SEO nên mình sẽ cố gắng đưa
đến cho các bạn những cách làm đơn giản nhất nhưng hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng,
SEO là trò chơi đối kháng, để thành công trong SEO bạn phải “nâng cấp” bản thân lên cao
nữa. Luôn nhớ rằng, có nhiều cấp độ kỹ thuật trong SEO, từ cơ bản đến nâng cao, càng
làm SEO lâu năm, bạn cần phải đầu tư nhiều công cụ, và cái giá cho các công cụ/tool đó
cũng khá đắt.

Công đoạn lựa chọn keyword cũng không nằm ngoại lệ. Mình xin giới thiệu cho bạn về
công cụ dùng để phân tích đối thủ và phân tích độ khó của keyword tốt nhất hiện nay là
Ahrefs, giá của nó là 99$/ tháng (khoảng 2.400.000 vnđ/tháng) Xem chi tiết tại:

https://ahrefs.com/pricing

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


27
Nhưng! Mình hiểu những người mới tìm hiểu về SEO thường là các bạn sinh viên, những
người đang gặp khó khăn và có mong muốn chuyển đổi ngành nghề. Nên bạn sẽ không
thể đầu tư quá nhiều tiền ngay lúc ban đầu. Do đó, mình sẽ hướng dẫn cho bạn một cách
làm đơn giản hơn và ít tốn kém hơn để kiểm tra độ khó của keyword. (Nếu bạn muốn tìm
hiểu nâng cao về bước Phân Tích Từ Khóa và Lựa Chọn Từ Khóa thì bạn có thể tìm hiểu ở
khóa SEO chuyên sâu hơn)

1> Lựa chọn keyword có lượng search volume thấp

Những keyword có lượng search volume thấp đa số là những keyword dễ và ít được các
SEOer chuyên nghiệp quan tâm. Vì quá trình làm SEO là một hành trình dài nên những
SEO “cứng” thường lựa chọn keyword có lượng search cao.

Tuy nhiên, Search Volume thấp không có nghĩa là keyword dễ. Có những từ lượng search
volume thấp nhưng mang lại giá trị cao, đây thường là những keyword tạo chuyển đổi
mua hàng, ví dụ “mua cặp laptop tại tphcm”.

Đối với kinh nghiệm cá nhân mình, bạn nên chọn những keyword có lượng search <200
cho giai đoạn mới bắt đầu này.

Mình biết rằng, nếu ở bước SỬ DỤNG CÔNG CỤ RESEARCH KEYWORD TOOL, bạn sử dụng
phiên bản miễn phí thì sẽ không có đầy đủ số liệu về Volume Search. Yên tâm, mình ở đây
là để giúp bạn.

Hãy tham gia group hỗ trợ của chúng mình, và gửi yêu cầu về bảng keyword mà bạn
muốn SEO. Mình sẽ sử dụng công cụ Ahref đề tặng bạn 1 bảng keyword đầy đủ số liệu
nhất

Link group : https://www.facebook.com/groups/2716595611985085

2> Sử dụng Allintitle

Cú pháp: allintitle:”từ khóa” (Lưu ý: chữ a trong allintitle viết thường mới có tác dụng) là
toán tử tìm kiếm, cho phép bạn tìm kiếm các page có thẻ tiêu đề chứa từ khóa.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


28
Vì tiêu đề là nơi tối ưu từ khóa SEO MẠNH NHẤT trên mỗi bài viết, nên bất cứ ai làm SEO
đều chú ý tối ưu từ khóa trên tiêu đề (hay còn gọi là thẻ meta title) đầu tiên. Số lượng kết
quả allintitle càng lớn (trong hình là phần About 67 results) nghĩa là đang có nhiều SEOer
tập trung vào keyword này, dẫn đến độ cạnh tranh cao.

Theo mình, bạn hãy chọn những keyword có kết quả allintitle <100 trong giai đoạn tìm
hiểu này.

Dựa theo trình độ hiểu biết về nhóm keyword

Giả sử bạn dùng cả 2 cách trên để kiểm tra độ khó của keyword và tình hình không mấy
khả quan, nhưng bạn lại rất muốn làm SEO cho keyword đó thì cách cuối cùng. Đó là sử
dụng SỰ CẢM NHẬN! Bạn hãy click vào 10 kết quả đầu tiên của từ khóa đó, đọc hết 10 bài
đó và nếu bạn đủ tự tin rằng mình sẽ tạo ra một bài hay hơn 10 kết quả đó, cung cấp đầy
đủ những thông tin giá trị cho người tìm kiếm. Vậy bạn cũng có thể triển khai SEO cho từ
khóa đó.

Một lần nữa, mình muốn nhắc lại, sứ mệnh của Google là sắp xếp lại thế giới và đưa ra kết
quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Do vậy, khi bạn có chuyên môn sâu về một lĩnh
vực, bạn sẽ biết cách truyền đạt nội dung sao cho có giá trị nhất với người đọc. Điều này
sẽ giúp thúc đẩy thứ hạng từ khóa của bạn.

Với những lĩnh vực bạn không có sự hiểu biết nhiều, bài viết của bạn sẽ rất “nông”, người
đọc sẽ cảm nhận được bạn là dân a-ma-tơ. Kết quả là họ sẽ không ở lại lâu trên website
của bạn, không nhấp vào những bài viết khác của bạn. Đây là tín hiệu mà Google đánh
giá là trải nghiệm người dùng tệ.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


29
BƯỚC 3: TRIỂN KHAI BÀI VIẾT
Sau khi gom nhóm từ khóa, xác định chủ đề của mỗi nhóm keyword và biết được cần làm
nhóm keyword nào trước (theo độ khó) thì đây là lúc các bạn bắt đầu BƯỚC 3: TRIỂN KHAI
BÀI VIẾT

Bài viết là nguyên liệu cốt lõi của SEO. Một bài viết tốt cho SEO là bài viết vừa làm hài lòng
đối tượng người đọc, và làm “hài lòng” Google. Bạn phải thực hiện các kỹ thuật tối ưu để
robot Google hiểu bạn. Song song với đó, bạn cần phải hiểu người search đang muốn gì?
để viết đúng về những cái họ muốn.

Phần này mình sẽ giới thiệu cho bạn 3 giai đoạn của quá trình viết bài. Nó sẽ giúp bạn dễ
dàng tạo ra một bài viết tốt cho SEO.

3 giai đoạn trong viết bài:

● Giai đoạn 1: Chuẩn bị.


● Giai đoạn 2: Viết.
● Giai đoạn 3: Tối ưu SEO cho bài viết.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Giai đoạn đầu tiên của quá trình viết bài SEO là lập kế hoạch cho “tác phẩm” của bạn.
Trước khi bạn đặt ngón tay lên bàn phím để gõ những chữ đầu tiên, hãy dành chút thời
gian suy nghĩ về những gì bạn sẽ viết. Hãy tự hỏi bản thân 5 câu hỏi sau:

1. Mục đích của bài viết này là gì? Vì sao tôi lại viết nó? Tôi muốn đạt được điều gì?
2. Thông điệp chính của bài viết này là gì? Vấn đề quan trọng mà tôi muốn giải
quyết cho người đọc là gì?
3. Ai là người sẽ đọc bài viết này?
4. Tôi cần những thông tin gì để viết?
5. Tôi sẽ trình bày nội dung của tôi theo thứ tự nào? Cấu trúc bài viết của tôi sẽ như
thế nào?

Hiểu rõ về mục đích bài viết và ý định tìm kiếm của người dùng.

Câu hỏi đầu tiên trong danh sách trên là: “Mục đích của bài viết này là gì?”. Bạn muốn
người dùng sau khi đọc bài viết sẽ đăng ký mua hàng, nhấp vào gọi, để lại thông tin v.v…
hoặc đơn giản nhất là bạn muốn giúp khách hàng tiềm năng “khai sáng” những vấn đề
mà họ không biết. Đây chính là mục đích của bài viết.

Mục đích của bài viết sẽ quyết định cách bạn trình bày bài viết.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


30
Nhưng nếu bạn cứ chăm chăm vào việc làm sao để đạt được mục đích thì đôi khi bài viết
của bạn sẽ “không hay” đối với người đọc. Do đó, bạn cần xem xét ý định tìm kiếm của
người dùng. Trong phần phân tích từ khóa, bạn hiểu rằng mỗi từ khóa đều ẩn đằng sau
một ý định tìm kiếm. Nếu người dùng đang muốn tìm hiểu thông tin nhưng bài viết của
bạn lại muốn thuyết phục người đọc mua hàng thì sẽ không hợp lý.

Ý định tìm kiếm sẽ quyết định nội dung bài viết.

Và khi bạn kết nối 2 cái “bạn muốn gì?” và “người tìm kiếm muốn gì?” thì bạn đã thành
công 80% rồi đấy!

Giai đoạn 2: Viết

Giờ đây, bạn đã xác định được “bạn muốn gì?” và “người tìm kiếm muốn gì?” thì vẫn chưa
tới công đoạn viết đâu! Mà bạn phải lên BỐ CỤC DÀN Ý.

Bố cục dàn ý chỉ đơn giản là liệt kê ra các ý chính trong bài và sắp xếp nó theo một trình
tự hợp lý. Bố cục dàn ý càng rõ ràng, mạch lạc thì người đọc càng dễ hiểu và dễ tiếp thu
hơn, từ đó trang của bạn sẽ được Google xếp hạng tốt hơn. Không những thế, việc xây
dựng dàn ý chỉnh chu sẽ giúp bạn dễ viết và không bị cụt ý.

Mình thường thấy nhiều bạn có thói quen bắt tay vào viết bài mà chưa có dàn ý, mình
cũng đã từng như thế và mình muốn các bạn không mắc sai lầm này.

Giờ thì bạn có thể đặt ngón tay lên bàn phím và gõ thôi.

Một số lưu ý trong giai đoạn này:

● Viết đúng chính tả. Đây là lỗi quan trọng nhất


● Viết đúng văn phong người đọc. (Trang trọng cho người lớn tuổi, nhí nhảnh cho
các bạn trẻ, sang trọng và hàn lâm cho các bài viết về sản phẩm cao cấp v.v…)

Giai đoạn 3: Tối ưu SEO

Đây là giai đoạn cuối cùng trong phần viết bài. Nó sẽ giúp bạn tạo ra cái mà ngoài thị
trường đang gọi là “bài viết chuẩn SEO”. Với mình, đây có lẽ là bước đơn giản nhất và dễ
nhất. Việc làm tốt giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sẽ quyết định sự thành công chứ không phải
giai đoạn này. Dù bạn có “tối ưu” tốt maximum đi chăng nữa! Nhưng không đạt ý định
tìm kiếm và mục đích bài viết, cộng với sai lỗi chính tả, câu cú lộn xộn, không có chủ ngữ
vị ngữ thì cũng sẽ không bao giờ “lên đỉnh” vinh quang.

Về cách tối ưu SEO cho bài viết, mình đã làm một file PDF trước đó. Bạn có thể tải về và
xem cách làm trong file đó nhé!

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


31
Lấy file này trong group FB nhé!

BƯỚC 4: TỐI ƯU ONPAGE


ONPAGE là công đoạn tối ưu các yếu tố nằm trong website.

Đến phần khó nhất rồi đấy các bạn ạ!

Những bạn khi mới tìm hiểu về SEO, thường đọc tài liệu ở đâu đó, chắc chắn sẽ bắt gặp
thuật ngữ ONPAGE và OFFPAGE. Nghe qua sẽ thấy nó “kỹ thuật hóa”, cảm giác sờ sợ phải
không nào!

Đừng lo! Mình ở đây là để giúp bạn giải quyết các khó khăn, mình sẽ đơn giản hóa mọi
thứ để bạn có thể hấp thu được kiến thức. Ebook này là công cụ để chắp cánh cho newbie
(người mới) có thể học được SEO. Và mình muốn các bạn LÀM ĐƯỢC SEO.

Bây giờ, ngay lúc đang đọc ebook này, bạn hãy quên hết về kiến thức SEO đã nạp vào
trước đó đi. Hãy tưởng tượng như sau:

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


32
Bạn là một người đam mê ca hát. Bạn MUỐN trở thành ca sĩ và đích đến cuối cùng của
bạn là trở thành ngôi sao ca nhạc được nhiều người biết đến. Vậy bạn sẽ làm gì để trở
thành một ngôi sao ca nhạc được nhiều người biết đến ?

Câu trả lời là:

Thứ nhất, Bạn phải có giọng hát hay, truyền cảm; thể loại âm nhạc của bạn phải phù hợp
với fan hâm mộ cũng như chất giọng của bạn; giọng hát bạn phải có kỹ thuật tốt, tròn
vành rõ chữ, nốt cao nốt thấp thể hiện rõ và không lệch tông.

Thứ hai, Bạn phải nổi tiếng để nhiều người biết đến, từ đó các bầu show sẽ mời bạn đi
hát, và khi được mời đi hát bạn lại nổi tiếng hơn và được nhiều người biết đến hơn.

Quay trở lại SEO, Onpage chính là nội lực của bạn, là giọng hát của bạn.

● Giọng hát hay, truyền cảm. Đó là nội dung - content hấp dẫn.
● Thể loại âm nhạc phù hợp chất giọng của bạn và fan hâm mộ. Đó là chuyên
môn của bạn, sự thấu hiểu intent người đọc để tạo ra những nội dung có giá trị
● Kỹ thuật ca hát. Đó là các kỹ thuật tối ưu mà Google mong muốn.

Một ca sĩ hát hay bằng bản năng, không cần biết kỹ thuật vẫn có thể nổi tiếng NHƯNG rất
tốn thời gian. Một ca sĩ có giọng hát hay và được trau dồi thêm kỹ thuật thanh nhạc, sau
đó đi thi Vietnam Idol, The Voice, Rap Việt thì sẽ dễ thành công hơn.

Nếu bạn là một người am hiểu ngành nghề và chỉ viết bài mà không tối ưu các yếu tố SEO
khác thì bạn cũng có thể lên TOP. Nhưng sẽ mất thời gian lâu hơn, và nếu trường hợp bạn
gặp các đối thủ manh, keyword cạnh tranh thì sẽ rất khó để lên TOP.

Vậy nên, tạo ra content giá trị cũng đã làm ONPAGE.

Phần này mình sẽ giới thiệu đến bạn các kỹ thuật ONPAGE theo Google. Trong ONPAGE
có 2 thứ bạn cần làm:

1. Tối ưu ONPAGE cho trang bài viết.


2. Tối ưu ONPAGE cho toàn website.

Tối ưu ONPAGE cho trang bài viết.

Vì hiện nay, nền tảng website làm bằng WORDPRESS khá phổ biến. Cho nên, hướng dẫn
ONPAGE này sẽ sử dụng website làm bằng Wordpress để minh họa. Với những bạn có
website không làm từ Wordpress thì cũng có thể áp dụng dựa trên các thuật ngữ căn bản
dưới đây. Bạn có thể đề xuất bên thiết kế website của bạn tối ưu giúp.

Với website WORDPRESS, bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để có thể tối ưu một cách
dễ dàng.

Cách cài đặt plugin Yoast SEO bạn có thể xem tại đây:

https://youtu.be/loAijfcCoDs

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


33
1> Tối ưu thẻ meta title và meta description có chứa từ khóa.

Trong video cài đặt YOAST SEO, mình cũng đã hướng dẫn tối ưu các thẻ meta.

2> Tối ưu URL

URL còn gọi là đường dẫn. Bạn cũng có thể hiểu, URL là một liên kết.

Để tối ưu SEO thì yêu cầu URL có chứa từ khóa (không dấu)

Trong Wordpress, bạn có thể điều chỉnh URL một cách dễ dàng trong mỗi bài viết. Xem
hình bên dưới, vùng khoanh đỏ chính là nơi dùng để chỉnh sửa URL cho bài viết.

Trường hợp khác, website của bạn không làm bằng wordpress thì có thể yêu cầu người
lập trình web lấy tiêu đề làm cú pháp cho URL. Lúc đó, bạn chỉ cần tối ưu tiêu đề là được.

3> Tối ưu hình ảnh trong bài viết

Trong hình ảnh, có 2 phần cần lưu ý. Đó là:

● File name. Đây là TÊN FILE HÌNH của bạn lưu tại máy tính trước khi được tải lên
website. Yêu cầu: File name chứa từ khóa, không dấu, và cách nhau bằng dấu “-” . Ví
dụ: seo-la-gi

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


34
● Thuộc tính ALT - Alternative Text. Thuộc tính này giúp bọ Google hiểu được hình
của bạn đang mô tả điều gì, bởi bọ Google không nhìn thấy được tấm hình của bạn

Trong Wordpress, Sau khi tải hình lên web, bạn có thể thêm thuộc tính Alt trong phần
chỉnh sửa ảnh.

5> Tối ưu internal link: (sẽ nói chi tiết hơn ở phần ONPAGE toàn website bên
dưới)

6> Hạn chế external link

External Link hay còn gọi là Outbound Link. Đây là những link trỏ đi ra ngoài website của
bạn. Điều này sẽ khiến website bạn giảm sức mạnh khi còn mới (ngoại trừ việc dẫn link
từ nguồn uy tín như wiki, vnexpress, zingnews v.v..)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


35
Hãy rà soát bài viết của bạn kỹ càng và xóa bỏ những link out ra ngoài website của bạn.

Tối ưu ONPAGE cho website

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật ONPAGE toàn website quan trọng nhất mà
SEOer nào cũng buộc phải thực hiện. Nhưng mình phải nói trước điều này. Sẽ có những
kỹ thuật ONPAGE nâng cao hơn mà bạn cần tự tìm hiểu thêm, vì ở đây mình chỉ hướng
dẫn những thứ cốt lõi, quan trọng cho những bạn mới tìm hiểu SEO có thể hiểu và áp
dụng.

Một điều nữa, bạn cần biết đó là ONPAGE về mặt kỹ thuật sẽ đòi hỏi sự am hiểu về cấu
trúc website. Nếu bạn không thể thực hiện được theo chỉ dẫn bên dưới thì nên tìm
developer (lập trình viên) và thuê họ giải quyết vấn đề. Đừng quá mất thời gian vào những
thứ mà bạn không biết làm!

Bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần thực hiện. Để hiểu thấu đáo về ONPAGE toàn website,
mình sẽ mô tả một cách đơn giản dễ hiểu nhất. Hãy biến website của bạn thành một thực
thể, hãy xem nó như là một con người ở ngoài đời. Vậy đâu là một người tốt mà ai cũng
muốn chơi cùng?

Tôi là người uy tín.

Tại website của bạn, hãy tạo ra các trang thể hiện sự uy tín:

● Trang giới thiệu. Ví dụ: https://tienziven.com/gioi-thieu/


● Trang liên hệ. Ví dụ: https://tienziven.com/lien-he/
● Trang chính sách bảo mật.Ví dụ: https://tienziven.com/chinh-sach-bao-mat/
● Trang câu hỏi thường gặp. Ví dụ: https://tienziven.com/cau-hoi-thuong-gap/

Tóm lại, đây là những trang giúp Google đánh giá bạn là một website uy tín, có tên tuổi rõ
ràng và tuân thủ chính sách - luật pháp.

Tôi là người có chuyên môn cao.

Thể hiện qua số lượng bài viết của website bạn. Bạn sẽ rất khó SEO Top khi website của
bạn chỉ có vài bài. Bạn phải thể hiện bản thân là một chuyên gia trong lĩnh vực đó để giải
quyết các vấn đề của khách hàng tiềm năng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn
viết lung tung, viết cái gì cũng được. Hãy nhớ đến thuật toán keyword cannibalization (ăn
thịt từ khóa)

Tôi là người tốt bụng, muốn giúp đỡ người khác.

Đôi khi, người đọc sẽ không biết họ nên đọc gì tiếp theo vì họ không nhận ra những vấn
đề. Cho nên, bạn phải giúp đỡ họ bằng cách dẫn internal link. Bạn phải giới thiệu đến họ
những bài viết khác có liên quan đến họ. Internal Link là một yếu tố cực kỳ quan trọng

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


36
trong ONPAGE, vì thế mình muốn nhắc lại nó một lần nữa dù trước đó đã nói ở phần
ONPAGE TRONG BÀI VIẾT (ở trên).

Tôi là người không nói 2 lời - Nhất ngôn cửu đỉnh

Nghĩa là không để bị trùng lặp nội dung. Hay còn gọi là duplicate content. Dấu hiệu để
biết bạn có bị trùng lặp nội dung không đó là cùng 1 nội dung mà có đến hơn 2 URL.

(Nếu chưa biết URL là gì thì có thể tham khảo bài: Các thuật ngữ dùng trong SEO)

https://tienziven.com/cac-thuat-ngu-thuong-su-dung-trong-seo-ban-can-biet/

Tôi không phải kẻ chuyên quấy rối

Nói không với SPAM. Spam hiểu đơn giản là làm một hành động nhiều lần và hành động
đó vô giá trị. Trong SEO, Spam thường là spam từ khóa - lặp đi, lặp lại nhiều lần từ khóa
trong bài viết hoặc trên toàn website.

Một hình thức spam nữa đó là spam internal link. Bài nào cũng gắn link của một bài viết
nào đó.

Tôi tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông

Luật an toàn giao thông nếu có vi phạm thì bạn cũng không bị công an phạt ngay lập tức
cho tới khi bị phát hiện. Ví dụ: bạn chạy xe ngoài đường, bạn không đội mũ bảo hiểm,
chẳng vấn đề gì xảy ra cả, chỉ khi nào bạn bị công an phát hiện thì bạn sẽ phải nộp phạt.

Anh công an Google rất hay đi tuần tra, cho nên cố gắng hạn chế lỗi vi phạm càng ít càng
tốt.

Đầu tiên, bạn phải mời anh công an Google vào website để khẳng định bản thân là người
tốt.

● Cài đặt Google Analytics (Xem thêm: Google Analytic là gì?


https://tienziven.com/google-analytics-la-gi-huong-dan-cai-dat-va-su-dung-
moi-nhat/
● Cài đặt Google Search Console (Xem thêm: Google Search Console là gì? )
https://tienziven.com/google-search-console-la-gi-huong-dan-su-dung-moi/
● Khai báo Sitemap (Xem thêm: Sitemap là gì?)
https://tienziven.com/sitemap-la-gi-cach-tao-sitemap-moi-nhat/
Cách cài đặt: https://www.youtube.com/watch?v=ERyUUkEe2uE
● Tạo file robot.txt đề chỉ rõ những nơi anh Google được quyền kiểm tra.
Xem thêm: File Robot.txt là gì? Và cách tạo file robot cho website
https://tienziven.com/robots-txt-la-gi-cach-tao-file-robot-cho-wordpress/

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


37
Tiếp theo bạn cần thu thủ các luật cơ bản của Google:

● Website phải thân thiện với mobile


Kiểm tra tại đây: https://search.google.com/test/mobile-friendly
● Website phải tối ưu tốc độ tải trang
Kiểm tra tại đây: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Tôi là người chỉnh chu, thơm tho, sạch sẽ.

Nghĩa là tôi rất quan tâm đến cơ thể của mình, chỗ nào không ổn là tôi sẽ “dọn dẹp” ngay.
Điều đó thể hiện qua việc rà soát website. Bạn hãy lướt website của bạn một cách cẩn
trọng nhất, nhấp vào từng link, link nào không nhấp được mà vẫn tồn tài thì phải thay thế
nó hoặc xóa bỏ nó (Đây gọi là broken link). Bạn lướt xem thử phần hình ảnh có cái nào bị
mờ hay không, nêu mờ thì thay thế nó. Bạn tưởng tượng mình là một người dùng và đang
lướt website của bạn trên cả desktop và mobile; hãy xem xem thử có điều gì không ổn
không nhé!

BƯỚC 5: TRIỂN KHAI OFFPAGE


Bạn còn nhớ ví dụ về câu chuyện làm sao để trở thành ca sĩ được nhiều người biết đến
chứ! Trích dẫn lại “Thứ hai, Bạn phải nổi tiếng để nhiều người biết đến, từ đó các bầu show
sẽ mời bạn đi hát, và khi được mời đi hát bạn lại nổi tiếng hơn và được nhiều người biết
đến hơn.” Đây chính là bản chất của OFFPAGE.

OFFPAGE là công đoạn tối ưu các yếu tố nằm ngoài website.

Về cơ bản, bạn hiểu rằng OFFPAGE là ai đó nhắc tên của bạn. Số lượng người nhắc đến
bạn càng nhiều, bạn càng nổi tiếng; và những người có chuyên môn cao nhắc đến bạn
thì bạn càng nổi tiếng hơn. Hãy nghĩ xem, nếu bây giờ mà nhạc sĩ Huy Tuấn hay ca sĩ Mỹ
Tâm nói rằng bạn hát hay, thì sẽ có rất nhiều người TIN bạn hát hay.

Nhưng! Có một thực tế rằng, bạn sẽ chẳng được ai nhắc đến trong giai đoạn mới này đâu.
Do vậy, bạn phải tự xuất hiện ở đâu đó trước khi được nhắc đến. Bạn có thể phát hành 1
ca khúc nào đó và đăng lên Youtube, hoặc đăng ca khúc của mình trên các hội nhóm,
diễn đàn, forum, website yêu ca hát nào đó.

Quay trở lại website của bạn. Bạn muốn “nổi tiếng” nhanh thì bạn có thể book báo PR,
mua bài PR trên các trang tin uy tín. Nếu bạn không đủ ngân sách thì dùng những kênh
miễn phí như forum, facebook, youtube. Mưa dầm thấm lâu rồi sẽ có ngày bạn tỏa sáng.

Nhưng! Bạn phải hiểu 1 giá trị CỐT LÕI NHẤT trong OFFPAGE, bạn có xuất hiện ở nơi có
khán giả không? Hoặc bạn có xuất hiện ở đúng nơi, đúng chỗ không? Nếu bạn hát không
đúng nơi, đúng chỗ, bạn sẽ là người gây rối trật tự. Nhiều SEOer không hiểu được điều

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


38
này của OFFPAGE, họ spam ở rất nhiều nơi, nhiều chỗ. Những nơi không có “uy tín” họ
cũng xuất hiện. Điều này khiến Google phạt họ vì tội “gây rối trật tự công cộng”.

Dưới đây là những cách triển khai OFFPAGE phổ biến nhất hiện nay

1. Đăng bài lên các diễn đàn - forum


2. Xây dựng website vệ tinh hoặc mua Guest post
3. Mua bài PR trên các báo
4. Đăng ký tại các trang danh bạ link
5. Xây dựng backlink từ trang social
6. Xây dựng backlink bằng profile
7. Trao đổi liên kết

Xem chi tiết: 7 cách xây dựng backlink hiệu quả cho SEO

https://tienziven.com/cach-xay-dung-backlink-hieu-qua-cho-seo/

BƯỚC 6: TÌM KIẾM TRAFFIC


Hiểu về traffic

Traffic là gì? Traffic là lưu lượng truy cập, là số lượng người vào trong website của bạn.

Nhắc tên (OFFPAGE) thôi là chưa đủ để đánh giá một website là tốt hay xấu. Tác phẩm
của bạn cần phải có người nghe thì mới biết nó tốt hay xấu. Khán thính giả nghe hát chính
là yếu tố traffic trong SEO.

Lưu ý rằng, nội lực của bạn phải tốt tức giọng hát phải hay, phải chuẩn trước khi đi show.
Nghĩa là website của bạn phải chuẩn, đầy đủ nội dung và bài viết trao giá trị cho người
tìm kiếm, thì lúc đó mới nghĩ cách kéo traffic về website. Còn website bạn đang chưa tốt,
bài viết thiếu chỉnh chu, website chưa ONPAGE thì việc kéo traffic là vô nghĩa. Đôi khi còn
làm cho “giám khảo Google” có ấn tượng xấu vì “chất giọng kém”.

Các cách kéo traffic.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều cách kéo traffic khác nhau ngoài kia. Đôi khi là những thứ xa vời mà
một người mới tìm hiểu có thể triển khai được. Có 3 cách kéo traffic cốt lõi và mình sẽ lồng
ghép vào câu chuyện ca sĩ cho bạn thật sự nắm bắt được vấn đề của traffic:

1> Để có người nghe, bạn hát ở nơi công cộng. Đây gọi là FREE TRAFFIC, bạn có thể tận
dụng những kênh có sẵn người xem như Youtube, Facebook, Instagram v.v.. hoặc bạn vào
các diễn đàn, hội nhóm online nào đó đang thảo luận về chủ đề mà bạn đang viết và chia
sẻ nó. Sau đó dẫn link về trang của bạn.

2> Để có người nghe, bạn sẽ bỏ tiền ra để tổ chức liveshow. Đây gọi là PAID TRAFFIC, bạn
phải BỎ TIỀN ĐỂ CÓ TRAFFIC, bạn chạy quảng cáo Facebook Ads, chạy Google Ads, hoặc

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


39
đặt bài PR trên các trang báo lớn v.v.... Hoặc thuê người nào đó nổi tiếng giới thiệu về
website của bạn. Tùy vào “độ dày của ví” mà bạn sẽ có cho mình cách chơi phù hợp.

3> Khán giả chủ động nghe bạn hát. Đây là giai đoạn bạn bắt đầu có tiếng (nhưng chưa
nổi tiếng) vì tài năng của bạn được ai đó biết đến. Họ tự gõ tên miền website của bạn, họ
lưu lại các bài viết của bạn để nghiên cứu (bookmark). Khi họ đã vào website, họ không
những “nghe bài hát” này mà còn nhấp chuột vào “nghe bài hát” khác của bạn. Sẽ luôn
có những người như vậy nếu bạn thật sự tài năng, website của bạn thật sự chất lượng về
mặt nội dung.

Đó là 3 hướng cốt lõi để có traffic. Còn cách kéo cụ thể như thế nào tùy thuộc vào nội tại
của bạn, tùy vào ngân sách, khả năng làm video, làm content, làm infographic v.v…. để kéo
traffic. Nên mình sẽ không show quá chi tiết ở trong cuốn ebook này. Hãy luôn hỏi bản
thân “Tôi sẽ kiếm traffic từ đâu?” bạn sẽ tự có câu trả lời phù hợp cho mình.

Xem thêm: 10 cách kéo traffic của Tien Ziven

https://tienziven.com/10-cach-tang-traffic-cho-website-tot-nhat-hien-nay/

BƯỚC 7: KIỂM SOÁT VÀ TỐI ƯU LẠI


Đây là bước mình gọi tên là KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ. Và vì nó là định kỳ, cho nên bạn
không cần làm bước này thường xuyên. Sau khoảng thời gian 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng
- 12 tháng, chúng ta sẽ kiểm tra xem “sức khỏe” website như thế nào.

Nếu website bị “còi xương, suy dinh dưỡng” hay “ốm đau, bệnh tật” thì ta sẽ giải quyết các
vấn đề đó. Nếu website đang trong giai đoạn “phát triển tuổi dậy thì” thì ta sẽ giúp nó cao
lớn hơn nữa.

Đó chính là mục đích của bước này.

2 công cụ mà chúng ta sẽ sử dụng là Google Analytics và Google Search Console (Tên cũ


là Webmaster Tools).

Mình nhắc lại, Ebook này dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Ngoài kia sẽ có rất
nhiều tài liệu hướng dẫn về 2 công cụ này, nhưng mình chỉ hướng dẫn những thứ bạn
CẦN để có thể kiểm soát SEO và làm được nó. Nếu có thời gian, bạn cũng nên tìm hiểu
sâu hơn về Google Analytics và Google Search Console. Còn ở đây, bạn chỉ cần quan tâm
các vấn đề sau:

1. Google Analytics

Bạn chỉ cần quan tâm chỉ số

● Người Dùng
● Tỷ lệ thoát
● Thời lượng phiên
● Các trang mà người dùng thường vào

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


40
● Biểu đồ đối tượng

2. Google Search Console

Bạn chỉ cần quan tâm các vấn đề sau

● Hiệu suất
● Liên kết

Kiểm soát

Hãy để ý đến các thông số sau

1> Người dùng: phải liên tục gia tăng người dùng mới mỗi ngày.

Trong Google Analytics, vào tab Đối Tượng → Tổng Quan, để xem số liệu cụ thể

2> Tỷ lệ thoát: giảm tỷ lệ thoát càng nhỏ càng tốt.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


41
3> Thời lượng phiên: càng lâu càng tốt.

4> Biểu đồ đối tượng: phát triển theo hướng đi lên theo từng tháng hoặc từng quý
hoặc từng năm.

5> Liên Kết: kiểm tra xem có bị backlink bẩn, bị đối thủ chơi xấu hay không. Nếu có
thì disavow nó đi.

Vào Google Search Console → Chọn tab Liên Kết

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


42
Xem các backlink trỏ về web của chúng ta tại mục “Các trang web liên kết hàng đầu”

Cách disavow backlink bẩn xem tại đây.

https://tienziven.com/disavow-link-la-gi-cach-su-dung-va-go-backlink-ban-hieu-qua/

Tối ưu lại

Tối ưu lại là cách bơm dinh dưỡng thêm cho “cơ thể” website hoặc điều trị bệnh

Hãy quan tâm đến các vấn đề sau:

1> Trong phần Hiệu Suất, vào xem VỊ TRÍ TRUNG BÌNH và tối ưu các page đang ở
trang 2 trang 3

Vào Google Search Console → Chọn tab Hiệu Suất -> Mở Báo Cáo (Xem hình dưới)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


43
Để biết website đang có những từ khóa đạt vị trí thứ hạng nào thì bạn nhấp vào tab VỊ
TRÍ TRUNG BÌNH

Google Search Console sẽ cho bạn biết danh sách những từ khóa đang ON TOP. Việc cần
làm của bạn lúc này là hãy lọc ra danh sách các keyword đang nằm trang 2 trang 3, từ đó
tìm ra các page chứa keyword đó để tối ưu nó lại.

Bản chất của việc tối ưu lại là LÀM NÓ TỐT HƠN ĐỐI THỦ LÚC HIỆN TẠI. Bạn có thể viết
thêm, bổ sung thêm hình ảnh, video v.v...

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


44
D. SAO NHIỀU THỨ QUÁ, TÔI NÊN
TRIỂN KHAI SEO NHƯ THẾ NÀO
ĐÂY?
Mình đã trang bị xong cho bạn 7 bước. Các bạn hãy thực hiện 7 bước theo trình tình ưu
tiên nhé. Nhưng với người đã từng đào tạo SEO, mình hiểu rằng khi bạn thực hiện xong 7
bước, bạn sẽ không biết làm gì tiếp theo. Khi mới tìm hiểu SEO, mình cũng đã nghiên cứu
nhiều tài liệu SEO, nhiều khóa học SEO, đa số họ cũng chỉ dừng lại ở việc giải thích CÁI ĐÓ
LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI LÀM NÓ? và rồi khi đọc xong, mình đã làm hết các mục được học.
Sau đó, mình bị rơi vào trạng thái spam, spam backlink, spam bài viết. Vì mình chẳng biết
phải làm gì tiếp theo ngoài 2 việc này. Điều này không tạo ra kết quả gì mà còn gây ra hậu
quả tồi tệ.

Hiểu được điều đó, mình sẽ đúc kết cho bạn 1 quy trình làm việc căn bản nhất.

QUY TRÌNH
Đầu tiên, bạn phải thật sự am hiểu ngành nghề. Bạn nên dành ra thời gian 1 - 2 tuần để
đọc hết các tài liệu liên quan đến ngành nghề của bạn. Bạn phải là người hiểu biết hơn cả
những người đang tìm kiếm để dẫn dắt họ. Và đặc biệt, nó sẽ trang bị cho bạn đủ kiến
thức để viết content.

Sau đó,

Mình sẽ chia ra 3 giai đoạn để làm 1 campaign SEO.

Giai đoạn 1:

Research Từ khóa (chỉ làm 1 lần) → Phân tích và gom nhóm từ khóa (chỉ làm 1 lần) → Lựa
chọn từ khóa phù hợp với khả năng (chỉ làm 1 lần).

Giả sử, mình có 10 bộ keyword thì mình sẽ chọn ra 3 bộ dễ để làm trước → Sau đó, triển
khai các bài viết nằm trong 3 bộ đó, các bộ keyword khó để làm sau → Onpage các bài viết
đã chọn (làm trên mỗi bài) → Trong thời gian đợi index các bài đã chọn, thì ONPAGE
website (làm 1 lần) → Triển khai tất cả bài viết còn lại (làm khi nào hết bài thì thôi) → Onpage
tất cả bài viết bài đó (làm trên mỗi bài).

Giai đoạn 2:

Xong giai đoạn 1 thì chờ index và làm Entity cho website → Check index website.

Khi website đã index kha khá, tầm 60% số lượng bài viết và các bài mục tiêu đã được index
hết thì bắt đầu đi backlink cho domain chính → Sau đó mới đi backlink cho bài viết nằm

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


45
trong bộ keyword dễ (không đi backlink cho các bài viết trong bộ keyword khó để tránh
lãng phí và mất tập trung) → Viết thêm bài bổ sung để làm rõ nghĩa cho các bài viết mục
tiêu → Internal link cho các bài viết mục tiêu.

Nhớ rằng: chỉ đi backlink cho bài đã được Google index, còn bài nào chưa index thì chưa
đi backlink.

Cách xác định 1 bài viết đã được Google index hay chưa? Bạn làm như sau

Tại website Google, bạn hãy nhập cú pháp:

<site:URL>

Trường hợp xuất hiện kết quả như hình trên là bài của bạn đã được index.

Trường hợp báo “không tìm thấy” nghĩa là page của bạn chưa được Google index (xem
hình dưới)

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


46
Giai đoạn 3:

Tìm cách đổ traffic vào các bài SEO và đi backlink cho bài viết mục tiêu.

Về kiểm soát: Cứ 15 ngày/1 lần, vào Google Console để xem hiệu suất. Trường hợp không
có bài nào on top >50 thì bỏ qua, trường hợp đã on top <50 thì tối ưu bài đó hay hơn bằng
cách bổ sung thêm, hoặc làm hình đẹp hơn, hoặc chuốt lại câu từ. Tiếp tục đổ traffic và đi
backlink cho nó.

Công cụ Analytic thì coi vào cuối tuần. Đánh giá xem qua mỗi tuần, lượng traffic có tăng
hay không? Các chỉ số về SEO có tốt không?

Khi đã làm hết các công đoạn kỹ thuật cho SEO rồi, việc cần làm tiếp theo là liên tục đặt
câu hỏi “tìm nguồn traffic cho các bài viết mục tiêu SEO ở đâu?”. Traffic vào website càng
nhiều thì tín hiệu SEO từ Google Search Console càng nhiều.

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


47
E. TỔNG KẾT
Bây giờ, bạn đã sở hữu cho mình những kiến thức nền tảng nhất để gia nhập vào con
đường trở thành SEOer. Mình tin rằng, nếu bạn có một lòng quyết tâm muốn theo nghề,
và kiên trì làm theo những hướng dẫn trong ebook này thì bạn đã làm được SEO.

Để trở thành SEOer chuyên nghiệp, bạn cần phải tự trau dồi thêm nhiều kiến thức SEO
và quan trọng nhất vẫn là thực hành để tự đúc rút kinh nghiệm.

Và một ebook đôi khi sẽ không thể nào giải quyết hết toàn bộ những vướng mắc của bạn,
mình luôn ở đây để hỗ trợ bạn. Tham gia cộng đồng của mình: : http://bit.ly/seotienziven

Chào thân ái,

Tam Tran - Founder Tien Ziven

Quy Tran - Founder Tien Ziven.

F. PHỤ LỤC
Các nguồn tham khảo:

• https://moz.com/blog
• https://searchengineland.com/
• https://www.searchenginewatch.com/
• https://ahrefs.com/blog/
• https://yoast.com/seo-blog/

CỘNG ĐỒNG SEO: http://bit.ly/seotienziven ĐÀO TẠO SEO: http://bit.ly/daotaoseotienziven


48

You might also like