You are on page 1of 32

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn thân mến,

Bạn có từng trầm trồ với những câu chuyện thương hiệu được nghe trên giảng đường hay tò
mò về thế giới đầy màu sắc của agency?

Khó có thể phủ nhận sức hút của ngành Marketing & Communication hiện nay đối với người
trẻ, đặc biệt là khi Digital phát triển và thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống.

Nhưng người mới hay sắp vào ngành, không tránh được vô số những băn khoăn: Phân ngành,
vị trí nào trong Marketing là phù hợp với mình? Cần có những tố chất gì để làm nghề? Rồi…
có cơ hội nào cho “dân trái ngành” hay không?

Với Ebook này, AIM Academy mong bạn có được một cái nhìn toàn cảnh về ngành Marketing
rộng lớn. Biết đâu là con đường phù hợp nhất với mình và nên bắt đầu cuộc hành trình này từ
đâu.

Chúc bạn nhiều kiên nhẫn và đam mê để vào và tiến xa được với ngành.

AIM Academy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 2

MỤC LỤC............................................................................................................................................. 3

LÀM MARKETING LÀ LÀM GÌ?......................................................................................................... 4

CLIENT VÀ AGENCY, BẠN SẼ LÀM TẠI ĐÂU? ............................................................................... 5

PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG VIỆC TẠI CLIENT VÀ AGENCY ............................................................. 6

A – Các công ty khách hàng (client)........................................................................................... 6

7 NHIỆM VỤ CỦA BRAND TEAM............................................................................................. 8

B – Các công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị (agency) ............................................................... 9

CỤ THỂ THÌ AGENCY LÀM GÌ ? Ở AGENCY CÓ 4 CÔNG VIỆC CHÍNH: ......................... 10

HỌC TRÁI NGÀNH CÓ LÀM MARKETING ĐƯỢC KHÔNG? ....................................................... 12

1. NGÀNH MARKETING – THÂN THIỆN NHƯNG KHÔNG DỄ DÃI ......................................... 12

Marketing luôn luôn cập nhật .................................................................................................... 12

Marketing đòi hỏi kỹ năng........................................................................................................... 13

Nhà tuyển dụng vẫn chào đón nhân sự trái ngành................................................................ 13

Nhưng marketing không phải là cái chợ .................................................................................. 13

2. “ĐƯỜNG ĐI NƯỚC BƯỚC” CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM TRÁI NGÀNH VẪN THÀNH CÔNG
.............................................................................................................................................................. 14

Chấp nhận làm vị trí thấp để có kinh nghiệm ......................................................................... 14

Chủ động tự học bằng nhiều cách ............................................................................................ 15

3. NGƯỜI TRÁI NGÀNH NÊN HỌC MARKETING NHƯ THẾ NÀO, Ở ĐÂU? ............................ 15

Các câu lạc bộ học thuật ............................................................................................................ 15

Tham gia các cuộc thi về marketing ........................................................................................ 16

Đi làm, đi thực tập tại các công ty ............................................................................................. 16

Tự học tại nhà ............................................................................................................................... 16

Tham gia các khóa học marketing ngắn hạn ......................................................................... 16

“NGHIỆP” MARKETING VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ THƯỜNG GẶP ............................................... 18

CHỈ CẦN LÀM TỐT CÔNG VIỆC LÀ ĐƯỢC THĂNG CHỨC? TỪ MARKETING EXECUTIVE ĐỂ
LÊN ĐƯỢC ASSISTANT BRAND MANAGER (ABM) THÌ CẦN NHỮNG GÌ? ............................ 18
KHÔNG THIẾU CHUYÊN MÔN NHƯNG VÌ SAO ĐI PHỎNG VẤN CHỈ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG
CÁI LẮC ĐẦU?.................................................................................................................................... 19

7 “KHẨU QUYẾT” GIÚP TÂN BINH GIỮ LỬA VỚI NGHỀ MARKETING ..................................... 20

KHẨU QUYẾT 1 – MỌI CHUYỆN ĐỀU CÓ CÁCH GIẢI QUYẾT ................................................. 20

KHẨU QUYẾT 2 – CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC MÌNH LÀM .................................................... 21

KHẨU QUYẾT 3 – LUÔN TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CỦA SẾP ............................................... 21

KHẨU QUYẾT 4 – KẾT QUẢ NÓI LÊN TẤT CẢ ............................................................................ 22

KHẨU QUYẾT 5 – KHÔNG LÀM HỜI HỢT ................................................................................... 22

KHẨU QUYẾT 6 – PHÙ HỢP HƠN ĐÚNG. ................................................................................... 23

KHẨU QUYẾT 7 – LÀM VIỆC VƯỢT KỲ VỌNG ............................................................................ 23

YÊU DIGITAL MARKETING THÌ BẮT ĐẦU THẾ NÀO, BƯỚC TIẾP RA SAO? ............................ 25

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ, LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG CHƯA? ............................................ 25


ĐẾN VỚI DIGITAL MARKETING THÌ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? ................................................. 25

Giai đoạn 1: Làm quen với 1 ‘công cụ’ quảng cáo .................................................................. 26

Giai đoạn 2: Đi dọc hay rẽ ngang............................................................................................... 27

Giai đoạn 3: Xác định phương hướng sự nghiệp .................................................................... 28

KHÓA HỌC HANDS-ON MARKETING .......................................................................................... 30

GIỚI THIỆU AIM ACADEMY ........................................................................................................... 31

LIÊN HỆ ............................................................................................................................................... 31
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 4

LÀM MARKETING LÀ LÀM GÌ?


Chúng ta đã nói nhiều về làm marketing và học marketing nhưng liệu chúng ta đã thật sự hiểu làm
marketing là làm gì và nên học marketing như thế nào?

Câu hỏi đầu tiên tôi sẽ trả lời trong bài viết này:

Làm marketing chính xác là làm gì, và cần phải “học marketing” thế nào? Đây là câu hỏi của
rất nhiều bạn sinh viên đam mê marketing – ngay cả các bạn được đào tạo bài bản. Trong
lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing:
Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông –
nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp
gì và nên bắt đầu ở đâu?

Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó: “Bạn sẽ làm marketing tại
loại công ty nào?”.

Khi nhắc đến marketing, thì với tư cách là một người tiêu dùng – chúng ta thường nghĩ đến
những ấn phẩm quảng cáo (nhiều nhất có lẽ là TVC quảng cáo) của các nhãn hàng như Omo,
Pepsi, Coca Cola,… Chúng ta xem những đoạn quảng cáo đó từ lúc còn bé tý (và thật sự trẻ
em hầu hết đều rất thích xem quảng cáo), xuýt xoa rằng sao đoạn phim chỉ chiếu trong một
thời gian ngắn (30s) mà lại có thể truyền tải nhiều ý nghĩa như vậy. Chúng ta lớn lên với mong
muốn “mình cũng muốn làm ra 1 mẫu quảng cáo như vậy” và ta nghĩ rằng ta thích marketing.

Lớn lên một chút, nhất là khi vào đại học – ta được biết Omo, Pepsi, Coca, Kinh Đô… chỉ là
những nhãn hàng (brand) của một tập đoàn – và một tập đoàn có rất nhiều nhãn hàng. Ta ồ
lên thích thú khi biết rằng Omo, Viso, Surf, Dove, Pond’s, Vaseline… đều là của Unilever, và
Pepsi, Sting, 7-up, Twister… cùng thuộc về Pepsi Co. Ta đọc sách marketing, và thấy rằng

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 5

ngoài những mẫu TVC, những mẫu Print-Ads thì còn có những chiến lược về thương hiệu, sản
phẩm, phân phối và giá cả. Ta say mê những quyển sách như “22 quy luật bất biến của
marketing” (Al Ries & Jack Rout), “Khác biệt hay là chết” (Jack Rout), “Quảng cáo thoái vị, PR
lên ngôi” (Al Ries & Laura Ries). Ta thấy thế giới marketing thật rộng và thật đẹp. Và ta tự nhủ
rằng Unilever, Pepsi là những điểm đến lý tưởng, và ta sẽ được làm những mẫu quảng cáo
tuyệt vời mà ta đã và đang xem trên TV.

Nhưng sắp tốt nghiệp đại học, ta lại nghe về một phân ngành khác của marketing gọi là
“agency” – hay còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”, và chính
những công ty này mới là người trực tiếp làm ra những đoạn TVC, những mẫu Print-Ads
(quảng cáo báo) mà chúng ta từng xuýt xoa, còn các tập đoàn như Unilever, Pepsi chỉ làm
những khâu “đầu-cuối”: đưa ra yêu cầu và lựa chọn giải pháp từ agency. Và khi thử ứng tuyển
vào những công ty agency này, thì họ lại không yêu cầu nhiều về những tư tưởng/chiến lược
mà ta hằng ấp ủ – thay vào đó lại hỏi về những kỹ năng rất… tỉ mỉ: tiếng Anh, kỹ năng sáng
tạo, kỹ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp… Cảm giác như họ chẳng hề trân trọng
chút kiến thức marketing nào chúng ta đã được dạy và tự học trong suốt khoảng thời gian đại
học?

CLIENT VÀ AGENCY, BẠN SẼ LÀM TẠI ĐÂU?


Vậy là sao?

Thật ra điều này rất bình thường, vì trong ngành marketing (marketing industry) có nhiều loại
công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao
những giá trị khác nhau của một nhân sự.

Hãy bắt đầu bằng khái niệm thân quen nhất: “4P”. Để thật sự làm việc có liên quan hết đến
4P – Sản phẩm – Giá Thành – Bày bán – Chiêu Thị, thì bạn cần làm việc tại những tập đoàn
như Unilever, Pepsi,… Đây là những công ty sản xuất (manufacturing companies) – họ sáng
tạo, sản xuất và chiêu thị để bán được sản phẩm cho người tiêu dùng (consumers). Và trong
ngành marketing, họ được gọi là “client” hay “advertiser” – khách hàng, hay người chi tiền
quảng cáo.

Vậy nếu những công ty như Unilever là “khách hàng” thì ai sẽ phục vụ họ? Đó là những công
ty “agency” – những công ty dịch vụ tiếp thị. Nếu các bạn có tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ nghe
về những cái tên Ogilvy & Mather (O&M), Saatchi & Saatchi, Dentsu, Leo Burnett…

Đó đều là những công ty thuộc về phân ngành “công ty quảng cáo” – “advertising agency”.
Và nếu các công ty “client” chịu trách nhiệm trên 4P của một sản phẩm, thì hầu như các công
ty agency đều chỉ làm việc trên “P” cuối cùng: Advertising & Promotion – Quảng cáo truyền
thông. Nói ngắn gọn, “agency” là những công ty dịch vụ cung cấp các sản phẩm sáng tạo và
truyền thông.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 6

PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG VIỆC TẠI CLIENT VÀ AGENCY


Trong khi 90% các bạn sinh viên thích và học ngành marketing khi ra trường đều mặc định là
mình muốn làm việc tại client, thì rất ít bạn biết hay chịu khó tìm hiểu về môi trường agency.
Liệu tố chất của bạn phù hợp với client hay agency – hãy cùng xem mô tả công việc, lợi ích
và áp lực của từng phân ngành nhé.

A – Các công ty khách hàng (client)


Như đã nhắc đến – làm tại các công ty khách hàng (client) có nghĩa là “làm nhiều việc cho
một người”. Nếu bạn làm trong Brand team của Omo chẳng hạn, thì bạn sẽ tham gia vào tất
cả các quy trình (trừ sản xuất) của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng:
test sản phẩm, test concept truyền thông, lên kế hoạch communication & trade cả năm, brief
cho agency, thực hiện cùng agency, đo lường – quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch truyền
thông và bán hàng.

Marketer làm việc tại client là phải “nhiều việc cho một người”

Với một môi trường làm việc đa dạng (tiếp xúc với nhiều loại đối tác: nghiên cứu thị trường,
quảng cáo (agency), truyền thông (media) đến cả những nhà bán lẻ (Retailer: Co-op Mart, Big
C, Metro…) thì bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm (1). Từ những kiến thức và
kinh nghiệm đó – kết hợp với những tài liệu nội bộ công ty – thì bạn sẽ có một sự hiểu biết
sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó (2).

Ví dụ, nếu bạn làm tại brand Omo (bột giặt), thì bạn sẽ:

Hiểu biết về rõ về tính năng của sản phẩm Omo, Omo khác biệt các sản phẩm bột giặt cùng
công ty (Surf, Viso) và khác biệt với các sản phẩm đối thủ (Tide) như thế nào?
Hiểu những xu hướng và phân khúc của thị trường giặt tẩy và các đối thủ khác phân ngành.

Ví dụ khi P&G ra mắt nước giặt Ariel thì đó cũng được xem là một đối thủ cạnh tranh không
trực tiếp với bột giặt Omo (cùng là giải pháp giặt tẩy).

Trên những cơ sở hiểu biết về sản phẩm (2) ứng dụng vào thị trường, hiểu điểm mạnh điểm
yếu cũng như các xu hướng của người tiêu dùng, bạn sẽ dần hình thành một cảm quan (sense)
về sản phẩm của mình và thị trường (3).

Đó là lý do tại sao những người làm Brand Manager cần khoảng 5-8 năm kinh nghiệm, để
hình thành một cảm quan nhạy bén và đúng đắn, để đưa ra lựa chọn cuối cùng trên những
đề xuất của các công ty dịch vụ (agency).

Đi kèm với những lợi ích đó cũng là áp lực. Khi bạn làm ở client, làm ở brand thì bạn phải là
người chịu mục tiêu: mục tiêu về doanh số (sales), sức mạnh thương hiệu (brand health) hay
thị phần (market share).

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 7

Bạn là cha mẹ ruột của thương hiệu đó, của đứa con tinh thần – và bạn phải chăm sóc nó
mỗi ngày. Khi đó bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng suy nghĩ về doanh số, về số lượng (unit)
bán ra mỗi giờ, mỗi ngày.

Vì vậy, công việc về bên phía khách hàng (client) không mang nhiều tính sáng tạo như các
bạn trẻ hay hình dung, mà phần nhiều về quản lý và giao tiếp kết nối (giữa nhiều đơn vị). Làm
tại brand có nghĩa là bạn tự hào với trách nhiệm của mình, bạn yêu brand và business của
bạn – và cố gắng cải thiện qua từng tháng ngày. Nếu bạn nuôi mộng được làm việc trong
brand team, hãy dành ngay 5 phút tham khảo khoá học Hands-on Marketing và khoá Brand
Management Excellence nhé.

Một ghi chú nhỏ cuối cùng: trong khi hầu hết mọi người hình dung là áp lực khi làm tại client,
nhất là làm tại brand đến từ môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, chính sách …) thì có
nhiều người chia sẻ áp lực lớn nhất lại đến từ chính môi trường bên trong client: cụ thể là áp
lực đến từ bộ phận Bán hàng (Sales).

Bạn hãy hình dung thế này: Anh A là Sales Manager – ngành hàng Bột Giặt của Unilever, anh
A chịu mục tiêu doanh số cho toàn ngành bột giặt (vd 500 triệu Euro năm 2012), và nắm trong
tay một nguồn lực có hạn (500,000 điểm bán và 1 triệu USD ngân sách trade marketing).
Unilever về bột giặt có 3 nhãn hàng: Omo (Brand Manager là anh B); Viso (Brand Manager là
anh C); Surf (Brand Manager là anh D).

Và anh A sẽ là người quyết định tập trung vào sản phẩm nào nhiều nhất để đạt được doanh
số sales.

Có nghĩa là nếu bạn là một trong 3 brand manager trên, thì việc đầu tiên và cần thiết nhất của
bạn là thuyết phục được bên Sales tin tưởng vào sự thành công của chiến dịch bạn đưa ra và
dành nguồn lực cho bạn (số bảng biển tại cửa hàng, ngân sách hỗ trợ bán lẻ…).

Thuật ngữ trong ngành thường gọi là “win được support của sales”. Vì vậy, đối với các Brand
Manager thì buổi thuyết trình chiến dịch hàng quý cho sales (gọi là Sales Pitch) là cực kỳ quan
trọng, vì nếu Sales không support bạn thì không cách nào bạn đạt được mục tiêu về doanh
số.

Và tất nhiên, bản thân bộ phận Sales cũng có những “kiêu hãnh và định kiến” của họ – hãy
hình dung: chỉ cần Omo (vốn chiếm 70% thị trường) tăng 5% doanh thu thì đã đủ target, trong
khi nếu Viso thì sẽ phải tăng 50% doanh thu (vốn là khó hơn rất nhiều).

Nên phần thiệt thòi và cần nỗ lực nhiều hơn là những bạn làm tại những brand nhỏ. Ví dụ tại
Unilever thì ngành hàng giặt tẩy (laundry) và chăm sóc tóc (haircare) là được ưu ái nhất, mà
cụ thể là 2 “con bò vắt sữa” (cash cow) là Omo và Clear. Còn ngành hàng Lăn khử mùi
(deodorant) bao gồm Dove, Pond’s, Rexona, AXE …thì với đóng góp chưa đến 5% doanh thu,
sẽ cần phải cố gắng rất nhiều.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 8

Làm tại client cũng rất tuyệt, nhưng quan trọng là làm vị trí nào nữa.
7 NHIỆM VỤ CỦA BRAND TEAM

▪️ Brand Plan (Annual Plan + Vision Plan): Các kế hoạch hàng năm của brand: về những mục
tiêu hữu hình (doanh số, thị phần, cấu trúc nhóm sản phẩm) cũng như những mục tiêu vô
hình (định vị và tầm nhìn của thương hiệu, các bước xây dựng tầm nhìn đó). (1)

▪️ Brand Innovation (Innovation growth via new product launch, re-launch): Những kế hoạch
phát triển Thương hiệu thông qua việc tung các sản phẩm mới, sản phẩm trong ngành hàng
mới hay tái tung sản phẩm (sau khi làm mới thông điệp) (2)

▪️ Brand Communication (Non-innovation growth via communication & activation): Những kế


hoạch phát triển Thương hiệu với những sản phẩm hiện tại, chủ yếu thông qua việc tăng
cường truyền thông hay kích hoạt thương hiệu (3)

▪️ Brand Sales (primary & secondary sales, measured by Sales Operation team): Primary sales
target: doanh số bán hàng cho nhà phân phối & đại lý. Secondary sales target: doanh số thực
bán ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Nếu có một khoảng cách đáng kể giữa Primary
sales và Secondary sales (Primary sales sẽ luôn lớn hơn) có nghĩa là hàng hóa đang bán
chậm, và nhà phân phối đang phải chôn vốn trong hàng tồn kho. Làm việc thường xuyên với
Sale/Trade team, bạn sẽ cần kiến thức về Shopper Marketing.

▪️ Brand Share (measured by Retail Audit, Nielsen): Đây là một từ rất quen thuộc mà không
phải ai cũng hiểu đúng: “thị phần”.Trong “brand share” thì có 2 thông số khác nhau:

+ Share of volume: thị phần theo khối lượng bán ra. Tùy theo từng ngành hàng thì sẽ có những
đơn vị khác nhau, ví dụ ngành hàng Bia thì sẽ tính theo Lít hay Hecto Lít – ngành hàng Giặt
Tẩy thì sẽ tính theo Tấn (bột giặt).

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 9

+ Share of value: thị phần theo tổng giá trị bán ra. Tất cả đều quy về tiền – thường là USD.
Lúc này thì lại là một bài toán khác, vì sẽ liên quan đến giá cả (phụ thuộc vào định vị của sản
phẩm).

▪️ Brand Profit & Lost (per SKU, per category, measured by Finance): Mỗi một ngành hàng sẽ
có một khung lợi nhuận (margin) chung của ngành. Việc của người Brand Manager là cần
phối hợp với bên Sales, Purchasing hay Manufacturing để tối ưu hóa lợi nhuận của Thương
hiệu. Việc tối ưu hóa có thể đến từ việc thay đổi chất liệu bao bì hay nhãn mác, kế hoạch bán
hàng và thu mua nguyên liệu… Ví dụ margin của vài ngành: Bột giặt (33%), Tã giấy (33%), Dao
cạo râu (34%)

▪️ Brand Health (key attributes’ scores, measured by TNS Kantar Brand Health Tracking):
Brand Health sẽ gắn chặt với Định vị (Postioning) của sản phẩm. Ví dụ Mì Tiến Vua đặt Định
vị về “sức khỏe” thì chỉ số “sức khỏe” trong Brand Health của Mì Tiến Vua phải cao hơn các
mì khác, nhưng các chỉ số khác như “sành điệu” thì có thể thua Omaichi. Nếu chỉ số quan
trọng về Định vị bị giảm sút thì ngay lập tức phải khắc phục bằng các chiến dịch truyền thông.

Khi bạn nhìn vào 7 nhiệm vụ này, thì chắc hẳn câu hỏi đầu tiên sẽ là “nhiệm vụ nào cần ưu
tiên nhất?”. Câu trả lời là “tất cả”. Thật vậy, tất cả 7 nhiệm vụ trên đều cần phải được ưu tiên.

B – Các công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị (agency)


Về phân ngành agency thì thật sự là một thế giới rất mênh mông, trong đó tạm chia thành 4
phân ngành nhỏ hơn:

1. Công ty quảng cáo – Advertising agency: là những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn dựa
trên chuyên môn cao (expertise) về thương hiệu (brand), truyền thông (communication) , sáng
tạo (creativity) và thực thi (execution).
Các công ty nổi tiếng trong ngành như Ogilvy & Mather (Mỹ), JW Thomson (Mỹ), Saatchi &
Saatchi (Anh), Dentsu (Nhật), Cowan (Úc)…

2. Công ty truyền thông – Media agency: là những công ty sử dụng sự thấu hiểu về người tiêu
dùng và các công cụ truyền thông để truyền tải những sản phẩm sáng tạo (từ client và
advertising agency – ví dụ như TVC, Print-Ads) đến với người tiêu dùng tiềm năng.

3 tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Việt Nam:

GroupM (bao gồm 4 công ty bắt đầu bằng chữ M: Mindshare, Mediacom, Maxxus, MEC).

Publicis (bao gồm 5 công ty Starcom, Zenith, Opti, Equinox và Performics), Dentsu Asia
Network (bao gồm 3 công ty Dentsu Vn, Dentsu Alpha và Dentsu Media) và Đất Việt Group –
VAC (bao gồm các công ty như Đất Việt Media, TKL Media, Đông Tây Promotions …).

Ngày nay, với sự phát triển của Digital, bạn còn có thể bắt gặt thuật ngữ “Digital Media” –
truyền thông điệp trong môi trường số. Ví dụ dễ hình dung nhất là các dịch vụ quảng cáo
Google, Facebook, Zalo, Tiktok, Cốc Cốc,… đang xuất hiện rầm rộ hiện nay. Muốn trang bị kiến
thức về Digital, bạn có thể nghiên cứu khoá Digital Platform Management tại AIM.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 10

3. Công ty nghiên cứu thị trường – market research agency: khác với 2 loại agency trên, thì
agency về nghiên cứu thị trường tham gia rất sâu vào cả quá trình xuyên suốt của 4P từ thử
nghiệm ý tưởng sản phẩm (product test) đến đo lường hiệu quả truyền thông…

Các công ty nổi tiếng trong mảng này như AC Nielsen – nay là Nielsen, Taylor Nielsen – hay
còn gọi là TNS, nay là Kangtar Media, FTA (agency Việt Nam), Epinion (agency Đan Mạch) …

4. Các dịch vụ hỗ trợ: là những công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành như sự kiện,
kích hoạt thương hiệu, quay phim, chụp hình, lồng tiếng…

CỤ THỂ THÌ AGENCY LÀM GÌ ? Ở AGENCY CÓ 4 CÔNG VIỆC CHÍNH:

▪️ Account: tập trung vào việc thấu hiểu thị trường, tâm lý người tiêu dùng và thách thức kinh
doanh của client để làm ra những giải pháp và sản phẩm sáng tạo hiệu quả nhất trong giới
hạn thời gian và nguồn lực cho phép.

▪️ Planner: tập trung vào việc tìm ra vai trò của truyền thông sáng tạo trong việc giải quyết
thách thức kinh doanh của khách hàng, từ đó định hướng nỗ lực sáng tạo, truyền thông và
tương tác để tạo ra ảnh hưởng thật sự lên kinh doanh.

▪️ Creative: tập trung vào việc dung nạp những thấu hiểu về khách hàng, ngành hàng, thách
thức để “từ nói đúng đến nói hay”, “nói cái chán sao cho đỡ ngán” – tạo ra những giải pháp
sáng tạo đồng thời phối hợp để thực hiện những giải pháp đó.

▪️ Producer: tập trung thu hẹp khoảng cách giữa “ý tưởng” và “thực thi” bằng kinh nghiệm và
chuyên môn của mình, cũng như bảo đảm mọi thứ đạt tiêu chuẩn, đúng tiến độ và trong giới
hạn ngân sách.

Quy trình làm việc (cơ bản) tại agency

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 11

Marketing là một thế giới rất rộng lớn, nếu bạn là một người chuyên nghiệp – khi tự giới thiệu
về mình xin đừng nói là “tôi làm ngành marketing/tiếp thị”. Và nếu bạn là người đang tìm kiếm
cơ hội công việc, càng không nên mắc phải lỗi đó. Điều đó giống như:

Vào sân bóng đá và nói với HLV: “Em muốn đá bóng”. HLV sẽ trả lời: “Có 11 vị trí, em muốn chơi ở
vị trí nào?”

Hiểu đúng để giới thiệu và truyền đạt chính xác, vì người trong ngành có thể đánh giá mức độ
chuyên nghiệp của bạn chỉ qua lời giới thiệu. Nếu bạn chưa biết mình sẽ thuộc về vùng đấy
nào, đừng ngần ngại liên hệ với AIM để nhận được tư vấn nhé.

Credit: Bài viết này được thực hiện dựa trên cuốn sách “Ý tưởng này là của chúng mình” và
được biên tập bởi anh Việt Dũng – Former Business Director, AIM Academy, hiện là đồng
sáng lập của WeCreate.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 12

HỌC TRÁI NGÀNH CÓ LÀM MARKETING ĐƯỢC KHÔNG?


Học trái ngành có làm marketing được không? Với một số công việc đặc biệt như bác sĩ, luật
sư, đi xin việc mà không có cái bằng cái cấp thì xin mời em về luôn cho, nhanh nhanh cái chân
lên. Trong khi đó, ngành marketing lại tương đối thân thiện với nhân sự trái ngành. Nhưng để
chen chân được vào cánh cửa này, cạnh tranh với những đối thủ có background chuẩn ngành
hoành tráng, người trái ngành cần trang bị những “vũ khí” gì đây?

1. NGÀNH MARKETING – THÂN THIỆN NHƯNG KHÔNG DỄ DÃI


Không phải ai cũng may mắn tìm được đúng ngành học yêu thích và phù hợp với mình từ khi
bước vào Đại học. Nếu bạn là sinh viên ngoài ngành hay đang làm việc trong một lĩnh vực
khác, nhưng lại có niềm hứng thú đặc biệt với vùng đất marketing, đừng ngần ngại dấn thân
và khám phá.

Người trái ngành vẫn hoàn toàn có thể trở thành một marketer giỏi vì những lí do sau đây.

Marketing luôn luôn cập nhật

Ngày trước các thầy cô trong trường dạy marketing trên website, Yahoo, nhưng bây giờ chiếm
diễn đàn là marketing Facebook hay ứng dụng trên mobile và sẽ tiếp tục thay đổi trong tương
lai.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 13

Những thứ được học ở trường có thể sẽ bị cất vào tủ làm kỉ niệm nếu bạn không tự cập nhật
và hoàn thiện nó mỗi ngày. Có thể nói đây là sân chơi của những cái đầu nhạy bén, chứ không
phải là những cái đầu đầy chữ.

Marketing đòi hỏi kỹ năng


Kỹ năng là thứ không có trường lớp nào dạy, mà bạn phải tự trau dồi qua quá trình tự học và
trải nghiệm thực tế. Tùy vào vị trí cụ thể mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau.

Chẳng hạn như nếu muốn nhắm đến vị trí Marketing Executive, bạn phải có khả năng giao
tiếp, diễn đạt, phân tích và tổ chức. Nếu muốn trở thành Content Writer thì viết lách phải thạo
như ăn cháo, muốn làm Designer thì phải có mắt thẩm mỹ thần sầu và “chơi đùa” được với

những phần mềm thiết kế, v.v…

Bạn không cần giỏi hết tất cả mọi thứ. Nhưng hãy tìm hiểu trước bạn muốn làm vai trò cụ thể
nào trong thế giới marketing rộng lớn, để biết mình cần rèn luyện những gì.

Nhà tuyển dụng vẫn chào đón nhân sự trái ngành


Khi tuyển dụng cho các vị trí liên quan đến marketing, các công ty không quá đặt nặng vấn
đề bằng cấp. Dù bạn không có background là một sinh viên đúng chuyên ngành, nhưng nếu
bạn có kinh nghiệm hay đáp ứng đủ những kỹ năng cần có thì cơ hội việc làm luôn rộng mở.

Đa số các công ty tại Việt Nam đều có những khóa học, chương trình đào tạo cho nhân viên
mới, đặc biệt là những bạn vừa ra trường. Vậy nên đừng sợ mình hoàn toàn không biết gì khi
đi làm.

Nhưng marketing không phải là cái chợ


Dù nghe có vẻ rộng mở nhưng marketing không phải là một cái chợ (dù nó có từ market trong
đó, hehe), ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra. Lúc này đối thủ của bạn sẽ là anh hào bốn
phương, trong ngành lẫn ngoài ngành, muốn chen vào được không phải dễ.

Bạn có thể hình dung ngành marketing này là một chiếc cửa có thể mở bằng nhiều chìa, nếu
không có chiếc chìa bằng cấp thì bạn phải có những chiếc chìa khác. Cụ thể thì đó là gì?

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 14

2. “ĐƯỜNG ĐI NƯỚC BƯỚC” CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM TRÁI NGÀNH VẪN
THÀNH CÔNG

Tiếp theo chúng ta hãy đến với chuyên mục người thật, việc thật để củng cố niềm tin nào.
Nhiều người trái ngành vẫn có thể trở thành những người làm tiếp thị – truyền thông cực giỏi.

Có thể xem Đại học là con đường thẳng thớm và bằng phẳng nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều
những “con đường dẫn về thành Rome” khác. Bạn nên tìm hiểu và chọn ra hướng đi phù hợp
với khả năng, điều kiện của mình.

Chấp nhận làm vị trí thấp để có kinh nghiệm


Anh Bùi Thanh Bình (1990), giám đốc truyền thông MediaZ chi nhánh TP.HCM, từng là một
người thi trượt Đại học ngành Marketing.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chọn đi học nghề công nghệ thông tin trong 3 năm, sau
đó làm cộng tác viên Marketing online cho tập đoàn VNG. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm,
tự tìm tòi học thêm kiến thức và áp dụng ngay kiến thức đó vào thực tế. Sau một thời gian
“lăn lộn”, rèn giũa ở các công ty, anh đã có đủ tự tin để tự làm chủ sự nghiệp của mình.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 15

Chủ động tự học bằng nhiều cách

Nhân vật của câu chuyện tiếp theo sẽ là anh Bao Lan Diệu. Với background tưởng chừng rất
không liên quan – 1 kỹ sư, nhưng anh lại có một cú rẽ ngang đầy thành công vào con đường
Brand Manager. Lối tư duy tưởng chừng khô khan của một kỹ sư lại trở thành thứ giúp anh có
cách nhìn hệ thống và chiến lược trong các chiến dịch truyền thông và bán hàng của mình.

Từ một kĩ sư, anh trở thành Giám đốc Nhượng quyền của tập đoàn PepsiCo, một vị trí mà cả
những người vốn đúng ngành từ đầu cũng phải mơ ước. Và lời khuyên của anh là, nếu không
có trường dạy mình, thì mình phải tự dạy mình theo nhiều cách, tự tìm tòi, hoặc học ở trung
tâm. Kể cả bạn là người đã qua trường lớp thì vẫn phải tiếp tục chủ động học mới tiến xa hơn
được trong sự nghiệp.

3. NGƯỜI TRÁI NGÀNH NÊN HỌC MARKETING NHƯ THẾ NÀO, Ở ĐÂU?
Nói gì thì nói, không được đào tạo bài bản qua trường lớp, bạn vẫn có một lỗ hổng về kiến
thức cần phải được lấp đầy. Nhưng lấp đầy bằng cách nào đây? Ngoài giảng đường, vẫn còn
rất nhiều nơi khác giúp bạn học được cả những kiến thức lẫn kĩ năng đáng giá.

Các câu lạc bộ học thuật


Nếu đang là sinh viên thì có thể tham gia những CLB trong và ngoài trường liên quan đến lĩnh
vực marketing. Từ một người học trái ngành hoàn toàn xa lạ với tiếp thị – truyền thông, khi
sinh hoạt ở CLB, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mình yêu thích.

Nhược điểm của CLB là bạn sẽ không được đào tạo bài bản về mặt kiến thức. Tuy nhiên, bạn
sẽ rèn luyện được một số kĩ năng mềm như lên và thực hiện kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình…

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 16

đồng thời có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho sau này. CLB cũng tương đối dễ vào và
không quá bó buộc hay tốn nhiều thời gian, thích hợp cho các bạn sinh viên năm 1, năm 2.

Tham gia các cuộc thi về marketing


Thử sức trong các cuộc thi cũng là một ý kiến hay để bạn thu nhặt kiến thức cũng như trau
dồi các kỹ năng cần có của nghề. Bạn sẽ được chỉ bảo, sửa sai từ những người bạn, người cố
vấn đồng hành trong cuộc thi đó.

Hiện nay có rất nhiều sân chơi tranh tài dành cho các bạn trẻ yêu thích marketing, đặc biệt
có thể kể đến Vietnam Young Lions – cuộc thi do AIM Academy tổ chức hằng năm tìm kiếm
những tài năng đại diện Việt Nam chinh phục các đấu trường Young Lions (Cannes Lions,
Pháp) và Young Spikes (Spikes Asia, Singapore).

Đi làm, đi thực tập tại các công ty


Đây là cách rất tốt để bạn trải nghiệm công việc của một marketer thực sự. Bạn sẽ được chỉ
bảo bởi sếp hoặc đồng nghiệp, và áp dụng luôn những gì được học vào làm thật. Kinh nghiệm
là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là những ngành cần va chạm thực tế
nhiều như tiếp thị, truyền thông.

Tuy nhiên, việc đi làm đòi hỏi sự nghiêm túc nhất định, không thoải mái như ở trong CLB.
Những bạn còn đang đi học cần biết cách sắp xếp thời gian để đảm bảo cả việc học và làm.

Tự học tại nhà


Phương pháp này dành cho những người có ít thời gian, chỉ có thể tự mày mò, nghiên cứu tại
nhà. Một số kênh và nguồn tài liệu bạn có thể tham khảo:
Sách: Principles of Marketing (Philip Kotler), Marketing Insight From A to Z (Philip Kotler),
Differentiate or Die (Jack Trout – Steve Rivkin)…

Blog, website: Marketing Land, Marketo Blog, MailChimp Blog, Advertising Vietnam, Brands
Vietnam, AIM Academy…

Mạng xã hội và diễn đàn.

Các buổi coffee talk, seminar hay workshop để nghe các diễn giả chia sẻ về các vấn đề trong
ngành.

Nhưng dù sao đi nữa, bạn sẽ rất khó hệ thống kiến thức khi tự học, thường rơi vào tình trạng
học xong quên ngay. Bạn cũng phải đảm bảo mình đủ “tự giác” để học nữa.

Tham gia các khóa học marketing ngắn hạn


Những kiến thức bạn học từ sách báo, sự kiện hay từ thực tế đi làm vẫn tương đối rộng và rời
rạc, nhiều khi sẽ cảm thấy như biết rất nhiều nhưng thực ra chẳng biết gì.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 17

Bạn cần nắm được những khái niệm căn bản, một framework vững chắc. Từ đó bạn mới hiểu
được nguyên lý, bản chất của vấn đề, tại sao phải làm thế này, tại sao không nên làm thế kia.
Một khóa marketing ngắn hạn sẽ cho bạn những kiến thức cô đọng nhất, nhưng cũng quan
trọng nhất để bạn bước chân vào nghề.

Nếu bạn là “ma mới” trong nghề hay chưa tự tin với kiến thức của mình, khóa học Hands-on
Marketing của AIM Academy sẽ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Bạn sẽ được học với
những giảng viên là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, giúp bạn học để làm,
chứ không phải học xong để đó.

Dù bạn “xuất thân” từ ngành học nào đi nữa, nhưng nếu có đam mê và cảm thấy mình phù
hợp với marketing thì đừng ngần ngại theo đuổi. Bạn có thể kết hợp nhiều cách học với nhau,
vừa học, vừa làm, vừa tự nghiên cứu thêm mỗi ngày. Cuối cùng, không có ngành nghề nào là
dễ dàng và trải đầy hoa hồng, nên hãy kiên trì và đừng vội bỏ cuộc khi gặp thử thách.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 18

“NGHIỆP” MARKETING VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ THƯỜNG GẶP

Trong guồng quay hối hả của ngành marketing, có lúc bạn chợt thấy bế tắc trong công việc và sự
nghiệp? Những buổi CAREER MENTORING trong khóa học HANDS-ON MARKETING tại AIM
Academy luôn nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn trẻ đang tìm hiểu hoặc mới vào nghề.

CHỈ CẦN LÀM TỐT CÔNG VIỆC LÀ ĐƯỢC THĂNG CHỨC? TỪ MARKETING
EXECUTIVE ĐỂ LÊN ĐƯỢC ASSISTANT BRAND MANAGER (ABM) THÌ CẦN
NHỮNG GÌ?

Hoàn thành tốt công việc chỉ là 1 trong những yếu tố để xem xét việc promote của một nhân
viên. Để được xem xét việc tiến thêm 1 bước trong nấc thang sự nghiệp, bạn cần:

▪️ Thời gian: Không phải ngẫu nhiên mà bạn phải đi làm một vài năm mới được xem xét thăng
tiến. Thời gian là thước đo xem bạn đã đủ kinh nghiệm làm tốt mọi đầu việc và giải quyết mọi
vấn đề hay chưa?

▪️ Năng lực: Kỹ năng giải quyết công việc và kỹ năng quản lý con người là những yếu tố không
thể thiếu khi sếp xem xét tiềm năng của bạn ở vị trí cao hơn.

▪️ KPI: Hiệu quả công việc và thành tích của bạn trong thời gian làm việc có tốt thì cấp trên
mới có cơ sở giao cho bạn công việc phức tạp hơn.

Marketing sinh ra để tạo ra khác biệt – cụ thể là giúp công ty nổi bật giữa hàng hà sa số những
đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với ngành dịch vụ, sự khác biệt về trải nghiệm khách hàng
là điều tiên quyết giúp thương hiệu cạnh tranh. Trong đó, với vai trò là một marketer, bên cạnh

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 19

khả năng follow up, thực thi các hoạt động marketing được giao phó, bạn cần nắm rõ lý do vì
sao đằng sau mỗi quyết định của brand manager.

KHÔNG THIẾU CHUYÊN MÔN NHƯNG VÌ SAO ĐI PHỎNG VẤN CHỈ NHẬN
ĐƯỢC NHỮNG CÁI LẮC ĐẦU?

Đôi khi, bạn không hề thiếu kiến thức hay kinh nghiệm để apply vào những vị trí yêu thích, chỉ
là bạn không biết làm sao để show chúng ra trước nhà tuyển dụng.

Để không “mắc kẹt” mãi trong công việc hiện tại, bạn cần:

▪️ Highlight được kỹ năng liên quan tới vị trí ứng tuyển bạn có được từ công việc hàng ngày,
được minh họa cụ thể qua con số trong CV

▪️ Thể hiện được mình là một người tích cực, có tư duy đào sâu phân tích và chủ động trong
công việc khi phỏng vấn

▪️ Mạnh dạn và tự tin hơn. Bạn là một cô gái khá hiền và hòa nhã, điều này dễ gây lầm tưởng
cho nhà tuyển dụng rằng bạn không có ý kiến cá nhân? Mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn một chút
sẽ giúp bạn tiến gần với công việc mơ ước.

Ngọc không mài khó sáng. Nếu bạn không tự mài giũa bản thân với soft skills, mọi người sẽ
mãi chỉ xem bạn là một viên đá mà thôi. Soft skills không chỉ cho bạn thêm cơ hội có được
công việc trong mơ mà còn giúp bạn tìm ra thế mạnh bản thân và áp dụng kỹ năng giao tiếp
hiệu quả để ‘tỏa sáng’ trong công việc và cuộc sống.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 20

7 “KHẨU QUYẾT” GIÚP TÂN BINH GIỮ LỬA VỚI NGHỀ MARKETING

Nghề marketing là một nghề thú vị nhưng không hề đơn giản. Áp lực về cả tinh thần lẫn sức khỏe.
Kiệt sức trong những giai đoạn mùa cao điểm là chuyện thường xảy ra. Nếu xét về thu nhập, sự
năng động, tinh thần làm việc cởi mở đón nhận cái mới, marketing quả thực rất thu hút với nhiều
sinh viên. Tuy nhiên không phải ai cũng trụ nổi, nhiều bạn sau một thời gian bị sốc cũng từ bỏ, số
thành công càng ngày càng ít.

Vậy làm thế nào để bạn – một kẻ trót mê marketing có thể vững vàng niềm tin với ngành đầy

thử thách này? Hãy cùng AIM đi hô vang 7 ‘khẩu quyết’ này mỗi lần cảm thấy stress và muốn
bỏ cuộc nhé.

KHẨU QUYẾT 1 – MỌI CHUYỆN ĐỀU CÓ CÁCH GIẢI QUYẾT

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 21

Mọi việc xảy ra đều có lí do và tất nhiên là cả cách giải quyết nó. Cuộc sống là một chuỗi vấn
đề. Đừng chỉ chăm chăm vào những khó khăn, nó chỉ khiến bạn thêm áp lực và nhìn đời với
một tâm thế của người bế tắc thôi. Việc đầu tiên bạn cần làm khi gặp vấn đề là khoan vội, cứ
bình tĩnh. Việc thứ hai bạn cần thay đổi suy nghĩ “Việc này khó lắm sao mà làm được!” bằng

“Có cách nào để làm nó nhỉ?”. Cuối cùng là bắt tay vào làm thôi.

KHẨU QUYẾT 2 – CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC MÌNH LÀM

Tinh thần trách nhiệm là một ‘khẩu quyết’ quan trọng để bạn trở thành một người mà ai cũng
muốn làm việc cùng. Trách nhiệm ở đây là việc bạn hoàn thành công việc mình được giao
mà không làm ảnh hưởng tới người khác. Bạn cũng biết đấy, đi làm thì không một mình một
cõi được. Bạn làm việc với đồng đội, với sếp và cứ thử đặt mình ở vị trí họ, chắc hẳn bạn cũng
không muốn làm việc với người có “nguy cơ” trì hoãn công việc đâu. Vậy có cách nào giúp
bạn tập thói quen có trách nhiệm trong công việc không? Có đấy bạn ạ. Khi nhận một nhiệm
vụ, bạn phải biết deadline trước khi làm và có kỹ năng sắp xếp công việc sẽ rất hữu ích cho
việc hoàn thành đúng deadline đấy.

KHẨU QUYẾT 3 – LUÔN TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CỦA SẾP

Sếp là người đưa quyết định cuối cùng. Dù đó là quyết định đúng hay sai thì họ chịu một áp
lực không nhỏ từ vị trí đó. Với trọng trách đó, thì việc bạn tôn trọng quyết định của họ chắc
chắn là “khẩu quyết” quan trọng. Bạn có thể ghi nhớ 2 cách này khi gặp chuyện tâm ý không

tương thông với sếp. Một là phản hồi riêng – chia sẻ gần gũi luôn là cách tiếp cận dễ dàng
hơn. Nếu đã làm cách này nhưng không hiệu quả thì cứ thuận theo ý sếp và làm thật tốt nhiệm
vụ của mình nhé. Mọi chuyện đều được quy ra kết quả mà.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 22

KHẨU QUYẾT 4 – KẾT QUẢ NÓI LÊN TẤT CẢ

Kết quả là thước đo cho những nỗ lực và quyết tâm bạn bỏ vào công việc. Thế nên rất đúng
khi bạn sắm sẵn cho mình một tinh thần làm việc hướng đến kết quả cuối cùng. Bạn có thể
ba hoa về sự cống hiến của bạn, nhưng bạn nghĩ người ta có quan tâm không nếu đó là một
kết quả tệ? Sự thật trần trụi là bạn chỉ có tiếng nói khi bạn tạo ra kết quả tốt. Hơn nữa, kết quả
là thứ giúp bạn tự tin hơn để đặt lên bàn deal lương. Vậy nên, đừng mang những cảm xúc
“việc này khó, dễ, nặng hay nhẹ” khi nhận một nhiệm vụ. Mà hãy hít một hơi thật sâu rồi tập
trung mày mò các giải pháp đạt kết quả tốt đi.

KHẨU QUYẾT 5 – KHÔNG LÀM HỜI HỢT

Luôn dồn 100% sức lực cho nhiệm vụ mình hứa sẽ làm rất quan trọng. Vì sao ư? Vì cái tư
tưởng hời hợt cướp mất rất nhiều cơ hội của bạn. Mất tập trung sẽ là yếu điểm lớn khiến bạn
làm việc không tốt đó. Dốc sức 100% thì bạn sẽ có được sự chú ý từ sếp. Chứ hời hợt thì làm
gì cũng dở dang, không được cảm tình đâu. Thế làm sao để không hời hợt được nhỉ? Bạn có

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 23

thể phân chia công việc theo từng khoảng thời gian và thử thách bản thân một chút bằng
thần chú “hết thời gian này mình nhất định xong task”.

KHẨU QUYẾT 6 – PHÙ HỢP HƠN ĐÚNG.

Mọi đề xuất trong công việc chỉ có phù hợp hay không phù hợp, chứ không có đúng sai. Có
những lúc bạn thấy đề xuất của mình bị bỏ qua khi bạn vắt kiệt não để làm ra nó. Bạn nghĩ
đời sao bất công, bạn đúng còn cả thế giới đều sai. Thực ra bạn ơi, không có gì đúng hay sai
100% đâu. Để đề xuất được chọn còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện công ty nữa. Cũng
như chuyện chọn người yêu thôi, không có chuyện đúng sai chỉ có phù hợp hay không phù
hợp. Thế nên thay vì ôm hận, bạn hạ cái tôi xuống, giữ bình tĩnh và im lặng hành động đi.

KHẨU QUYẾT 7 – LÀM VIỆC VƯỢT KỲ VỌNG

Vượt kỳ vọng là cách nhanh nhất để bạn ghi điểm với sếp. Vì sao chuyện ghi điểm lại quan
trọng vậy? Cứ thử nhìn xung quanh xem, phần lớn mọi người đều dừng lại ở việc bảo gì làm
nấy mà hiếm khi vượt lên yêu cầu công việc. Thực ra việc đó không sai, nhưng nếu bạn mong
muốn bước lên mức cao hơn trong nghề, tại sao không thử nỗ lực nhiều hơn? AIM tin rằng

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 24

nếu bạn kiên trì hơn bạn sẽ ghi điểm được trong mắt sếp thôi. Lợi ích từ việc làm vượt kỳ vọng
đã đủ thuyết phục bạn chưa? Nếu có, nó hoàn toàn xứng đáng là một khẩu quyết cho bạn
khắc cốt ghi tâm khi đi làm.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 25

YÊU DIGITAL MARKETING THÌ BẮT ĐẦU THẾ NÀO, BƯỚC TIẾP RA SAO?

Nếu lỡ thích digital marketing rồi mà thấy ‘mênh mang’ quá chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng

ngại bỏ ra 5 phút ‘nghiền ngẫm’ bài viết dưới đây để tìm ra định hướng phát triển phù hợp nhé!

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ, LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG CHƯA?

Đã yêu thì phải phải tìm hiểu, trước khi ‘lăn xả’ vào nghề bạn phải có cái nhìn đúng ‘digital

marketing’ đã. Vậy digital marketing là gì? Qua quan sát trong các khóa digital tại AIM, đa

phần ‘lính mới’ thường chỉ giới hạn digital với các hoạt động quảng cáo online như Facebook,

Google… Tuy nhiên digital marketing lại là một khái niệm rộng hơn: “Digital marketing là
những hoạt động marketing thực hiện trên nền tảng digital như điện thoại, máy tính, tablet,
thậm chí cả digital OOH bất kể chúng có kết nối internet hay không”

Dễ hiểu hơn, digital marketing chia làm 2 nửa thế giới: online marketing và non-online
marketing. Trong khuôn khổ bài viết này, AIM sẽ đi sâu hơn về online marketing – mảng được
nhiều marketer trẻ quan tâm nhất. Tuy nhiên, đừng vì thế mà xem nhẹ một nửa thế giới còn
lại nhé. Không nắm vững khái niệm, bạn dễ bị ‘bắt bẻ’ khi phỏng vấn lắm nha!

ĐẾN VỚI DIGITAL MARKETING THÌ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Có 3 giai đoạn chính mà newbie sẽ phải cân nhắc khi ‘đặt chân’ vào thế giới digital:

▪️ Chọn đúng ‘công cụ’ để bắt đầu

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 26

▪️ Trả lời được câu hỏi ‘đi dọc hay rẽ ngang’

▪️ Tìm được định hướng dài hạn về câu chuyện ‘chiến lược’ hay ‘thực thi’

Cụ thể ra sao, cùng tham khảo nhé:

Giai đoạn 1: Làm quen với 1 ‘công cụ’ quảng cáo

Nếu bạn là dân ‘ngoại đạo’, lý tưởng nhất vẫn nên bắt đầu với những kiến thức nền tảng về
digital như 7 platform chính và đặc điểm của chúng, các khái niệm về paid-owned-earned
media, những chỉ số media phải thuộc nằm lòng… Chăm chỉ follow những nguồn tin cậy như
Brands Vietnam, UAN, AIM Academy, bạn sẽ tìm được khá nhiều tài liệu hữu ích.

Tuy nhiên, bởi đặc thù công việc thiên về thực thi, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc làm
quen với 1 trong 3 kênh quảng cáo thông dụng dưới đây trước rồi từ từ hệ thống lại kiến thức
bài bản sau:

▪️ Social Marketing hay thường được biết tới với hình thức quảng cáo trên các trang xã hội
như Facebook, Instagram. Đây cũng là kênh đang được ‘ưu ái’ nhất trong thời gian gần bởi
tính hiệu quả trong việc xác định đối tượng qua sở thích, hành vi. Tự học về Facebook thì cơ
bản không khó, bạn có thể tìm hiểu ‘miễn phí’ tại Facebook Blueprint. Tuy nhiên để hệ thống
một cách bài bản và ứng dụng được nhanh, một khóa học thực hành về Facebook Ads với sự
chỉ dẫn từ chuyên gia sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy!

▪️ Search Marketing là hình thức quảng cáo và tối ưu thứ hạng website dựa trên từ khóa tìm
kiếm (SEM & SEO). Do tiếp cận đối tượng mục tiêu dựa trên hành vi tìm kiếm nên SEM thường

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 27

có tỷ lệ ‘chuyển đổi’ khá cao, thích hợp cho các loại hình kinh doanh online. Tự học về Google
Ad Search, bạn có thể tìm hiểu xài thử Primer và chăm chỉ làm các bài test trên Google
Analytics IQ Exam, Google Adwords IQ Exam để biết trình độ mình ở đâu. Tham gia các hội
thảo về Google Digital 4.0 cũng là nơi để bạn giải đáp những thắc mắc từ chuyên gia trong
nghề. Ngoài ra, một khóa học thực chiến với chuyên gia và trainer tại Google như khóa Google
Ads All In One tại AIM cũng là cách giúp bạn bật lên nhanh chóng.

▪️ Display Advertising hay quảng cáo thông qua Google Display Network (GDN) hay publisher
như kênh14, vnexpress, video channel… Là xu hướng đang phát triển tại Việt Nam nhưng quá

phân mảnh bởi nhiều Ad Network như GDN, Admicro, Eclick, Adtima… muốn gia nhập lĩnh vực

này, bạn có thể thức sức với GDN trước cho ‘nhạy số’. Các hệ thống còn lại, bạn nên nghịch
thử khi đã làm cho client lớn hoặc agency.

Ngoài ra bạn cũng có thể bắt đầu sự nghiệp từ email marketing, mobile marketing nhưng tùy
đặc thù từng doanh nghiệp mà vai trò của ‘công cụ’ này ít được ứng dụng hơn.

Giai đoạn 2: Đi dọc hay rẽ ngang


Khi đã thông thạo với 1 công cụ như Facebook hay Google, đây cũng là lúc bạn phải quyết
định nên phát triển chuyên sâu về kênh này hay mở rộng ra những kênh khác.

Đi dọc, bạn sẽ phát triển theo hướng chuyên gia. Có thể, bạn chỉ mất 10 ngày để làm quen với
những chức năng căn bản của Facebook nhưng để phát triển sâu hơn, nhanh cũng phải mất
2-3 năm không ngừng thực chiến và thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phát triển
theo hướng này, Agency thường là môi trường lý tưởng để bắt đầu bởi sự đa dạng về ngành
nghề lại không thiếu dự án cho bạn thử sức. Đầu quân cho những kênh thương mại điện tử

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 28

cũng là một lựa chọn bởi Google, Facebook thường ưu tiên client lớn thử nghiệm trước các
tính năng mới. Và trong thế giới digital marketing, càng nhạy bén với những thay đổi về thuật
toán, bạn càng có lợi. Cứ lấy Google Shopping làm ví dụ đi, xu hướng mới rộ lên gần đây còn
chưa ai dám dạy nhưng nếu từng làm tại các kênh E-commerce thì ai cũng thành chuyên gia
hết rồi!

Phát triển theo chiều ngang thì sao nhỉ? Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo rất hiếm khi
bạn chỉ chạy một kênh. Phát triển theo chiều ngang sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về ưu điểm
và đặc thù từng kênh để phối hợp một cách tốt nhất. Đi theo hướng này bạn sẽ thiên hơn về
tối ưu chi phí – hiệu quả cho toàn chiến dịch thay vì chỉ tập trung trên 1 kênh duy nhất. Đây
cũng là bước đệm cho những ai hướng tới vị trí digital planner với những công việc chú trọng
về chiến lược. Môi trường lý tưởng để bạn phát triển những ‘kỹ năng’ liên quan nên là
performance agency hoặc media agency quốc tế để được trang bị những framework bài bản
và hệ thống hơn.

Vậy đi dọc hay đi ngang? Câu trả lời là tùy ở bạn nhưng trong những năm ‘đầu đời’, một trong
những cách phát triển lý tưởng để là mô hình chữ T: Hãy có kiến thức căn bản với tất cả các
kênh và lựa chọn một vài kênh ‘mũi nhọn’ để chuyên sâu như ví dụ dưới đây từ Moz.

Giai đoạn 3: Xác định phương hướng sự nghiệp


Ở giai đoạn này bạn cần có cái nhìn dài hạn hơn về định hướng phát triển: chuyên về thực thi
hay nghiêng về chiến lược? Nếu chuyên về thực thi và tối ưu hiệu quả bạn có thể tiếp tục với

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 29

những vai trò như Optimization Manager tại agency; freelancer cho các công ty startup, SMEs
hoặc tự mở agency riêng theo hướng performance. Ngược lại nếu bạn lựa chọn phát triển
theo con đường ‘chiến lược’ thì bên cạnh những kỹ năng digital bạn cần phải hệ thống lại kiến
thức bài bản về marketing. Chỉ khi hiểu được những vấn đề hay đặc thù doanh nghiệp, bạn
mới lên được những chiến lược phù hợp và tối ưu nhất dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Đọc đến đây bạn đã tìm được hướng đi cho mình chưa? Nếu chưa, đừng ngại liên hệ với AIM
để được tư vấn kỹ hơn nhé!

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 30

KHÓA HỌC HANDS-ON MARKETING


Nếu vẫn chưa tự tin về kiến thức hay kinh nghiệm thực chiến về ngành, bạn hãy tham gia khóa học
HANDS-ON MARKETING tại AIM Academy.

▪️ 12 buổi học với nền tảng kiến thức chuẩn mực và thực tế nhất về marketing được đúc kết
từ những ứng dụng thành công bởi các tập đoàn trong và ngoài nước tại Việt Nam.

▪️ Thiết kế đặc biệt phù hợp cho mọi đối tượng quan tâm đến marketing từ sinh viên, đến nhân
sự trái ngành, chuyên viên tại client và agency.

▪️ Buổi hướng dẫn (Mentoring) định hướng nghề nghiệp và gỡ rối những khó khăn trong nghề
hoặc những thắc mắc khi ứng dụng marketing trong thực tế.

Xem thông tin chi tiết và đăng ký tại đây.

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 31

GIỚI THIỆU AIM ACADEMY


Được thành lập từ năm 2011, AIM Academy là đơn vị đào tạo hàng đầu về Marketing &
Communication với sứ mệnh nâng tầm chuẩn mực của ngành thông qua đào tạo kỹ năng, tổ
chức cuộc thi & giải thưởng.

Hiện AIM Academy đang có 18 môn học đa dạng phân ngành, từ cơ bản đến nâng cao, từ
client-side đến agency-side, từ hoạch định đến thực chiến.

LIÊN HỆ
146 Bis Nguyen Van Thu St., Dist. 1, HCMC

Tel: +84 93 1333 150

Email: contact@aimacademy.vn

Website: https://aimacademy.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/AIMACADEMY.VN/

AIM’S EBOOK – NHẢY VÀO NGÀNH MARKETING, NHẢY SAO CHO “TRÚNG”?

You might also like