You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn: QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên: Phan Ngọc Anh


Mã lớp học phần: 22C1MAN50200128
Họ và Tên – MSSV: Vưu Tấn Lộc – 31211022571

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 Tháng 10 năm 2022

pg. 1
Đề: "Trong các nội dung mà anh/chị đã học trong môn Quản trị học, anh/chị
thích nội dung nào nhất, hãy phân tích nội dung đó và ứng dụng vào một
doanh nghiệp cụ thể trên thị trường."

Bài làm

Quản trị học là một trong những chuyên ngành cung cấp những kiến thức cơ bản
về quản lý tổ chức. Nó là một môn khoa học nghiên cứu các quy tắc, luật lệ và
phương pháp quản lý, sau đó được thực hành và áp dụng vào thực tế để đưa ra các
giải pháp cho các vấn đề quản lý trong tổ chức. Và trong số các nội dung được học
ở lớp thì phần Hoạch định và thiết lập mục tiêu là phần mà em cảm thấy ấn
tượng nhất.

Phần I: Cơ sở lý thuyết
1. Tổng quan về thiết lập mục tiêu và hoạch định
 Các cấp độ của kế hoạch và mục tiêu: Bắt đầu bằng việc tuyên bố sứ
mệnh để khẳng định mục đích tồn tại của tổ chức

_ Nhà quản trị cấp cao thiết lập các mục tiêu/kế hoạch chiến lược
_ Nhà quản trị cấp trung thiết lập các mục tiêu/kế hoạch chiến thuật
_ Nhà quản trị cấp thấp thiết lập các mục tiêu/kế hoạch hoạt động

 Quy trình hoạch định của tổ chức


a) Phát triển kế hoạch
_ Xác định tầm nhìn, sứ mệnh
_ Xác định mục tiêu & KH chiến lược

b) Chuyển hóa kế hoạch


_ Xác định các mục tiêu & KH chiến thuật
_ Phát triển sơ đồ liên kết các loại mục tiêu
_ Phát triển các KH tình huống & kịch bản
_ Xác định đội thu thập thông tin tình báo

c) Xây dựng các KH hoạt động


_ Xác định các mục tiêu& KH hoạt động
_ Lựa chọn công cụ đo lường và kết quả
_ Thiết lập các mục tiêu hợp lý & có tính tham vọng
_ Hoạch định khủng hoảng

pg. 2
d) Triển khai kế hoạch
_Quản trị theo mục tiêu
_ Bảng đo lường kết quả
_ Các kế hoạch đơn dụng
_ Phân cấp trách nhiệm

e) Giám sát và học tập


_ Xem xét hoạt động hoạch định
_ Xem xét hoạt động điều chỉnh

2. Thiết lập mục tiêu trong các tổ chức

 Sứ mệnh của tổ chức


_ Là những giá trị, khát vọng, lý do tồn tại của tổ chức
_ Là nền tảng cho việc phát triển các mục tiêu và kế hoạch

 Các mục tiêu và kế hoạch


_ Mục tiêu chiến lược: Là một tuyên bố dứt khoát về việc tổ chức muốn đạt
được điều gì trong tương lai. Gắn với tổ chức ở góc độ tổng thể chứ không
gắn với đơn vị hay bộ phận trực thuộc. Kế hoạch chiến lược: các hoạt động
của tổ chức và hoạt động phân bổ nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục
tiêu chiến lược
_ Mục tiêu chiến thuật: là các kết quả mà các đơn vị và bộ phận trực thuộc
trong công ty cần đạt để giúp tổ chức hoàn thành mục tiêu chiến lược. Kế
hoạch chiến thuật: phác họa để hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch chiến
lược chủ yếu và hoàn thành một phần của chiến lược công ty
_ Kế hoạch của hoạt động điều hành: Là những hành động hướng vào việc
hoàn thành mục tiêu hoạt động vàhỗ trợ cho các kế hoạch chiến thuật

 Sử dụng sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu

pg. 3
3. Hoạch định hoạt động điều hành
 Tiêu chuẩn của các mục tiêu có hiệu quả

 Quản trị theo mục tiêu (MBO)


 Thiết lập các mục tiêu
 Phát triển các kế hoạch hành động
pg. 4
 Xem xét lại tiến trình
 Đánh giá tổng thể thực hiện

 Các kế hoạch đa dụng và đơn dụng


_ Kế hoạch đơn dụng: Kế hoạch chỉ sử dụng một lần chỉ ra những hoạt động
để đạt mục tiêu không có tính lặp lại.
_ Kế hoạch đa dụng: Kế hoạch được sử dụng nhiều lần chỉ ra những hoạt
động để đạt được mụctiêu lặp đi lặp lại

4. Lợi ích và giới hạn của việc hoạch định

a) Lợi ích
 Các kế hoạch và mục tiêu là nguồn lực tạo nên sự cam kết và động viên
 Các mục tiêu và kế hoạch sẽ hướng dẫn sự phân bố nguồn lực
 Các mục tiêu và kế hoạch sẽ hướng dẫn hành động
 Các mục tiêu và kế hoạch sẽ thiết lập một chuẩn mực cho việc thực hiện

b) Giới hạn
 Các mục tiêu và kế hoạch có thể tạo nên một cảm nhận sai lầm về sự
chắc chắn
 Các mục tiêu và kế hoạch có thể gây nên sự cứng nhắc trong một môi
trường đầy biến động
 Các mục tiêu và kế hoạch không tạo điều kiện cho những cách thức sáng
tạo và tư duy trực giác

5. Hoạch định trong môi trường bất ổn


 Hoạch định tình huống
 Hoạch định kịch bản
 Hoạch định khủng hoảng

6. Các cách tiếp cận sáng tạo khi hoạch định


 Thiết lập các mục tiêu có tính mở rộng để đạt sự tuyệt hảo
 Sử dụng các bảng đo lường thực hiện hoạt động
 Triển khai các đội thu thập thông tin kinh doanh

Phần II: Phân tích doanh nghiệp Samsung

1. Tổng quan về doanh nghiệp

pg. 5
Điện tử là một lĩnh vực rất cạnh tranh, phát triển nhanh, đòi hỏi chi tiêu lớn
cho R&D. Samsung là một trong những công ty mang tính biểu tượng, nổi tiếng
và mạnh mẽ nhất của ngành. Công ty khổng lồ về công nghệ của Hàn Quốc này
được thành lập vào năm 1969. Công ty sản xuất điện thoại di động, ti vi và các
mặt hàng gia dụng khác, cùng các thiết bị khác. Với chuyên môn sâu rộng,
nhiều loại sản phẩm và sự phát triển không ngừng, Samsung có thể được gọi là
nhà tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh điện tử Samsung tuân theo một triết
lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ cao cấp góp phần tạo nên một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn.
 Tầm nhìn: Samsung mong muốn trở thành một trong những công ty kinh
doanh có đạo đức nhất trên thế giới. Bởi vậy họ liên tục đào tạo nhân
viên và vận hành hệ thống giám sát. Đồng thời, họ thực hành quản lý
doanh nghiệp minh bạch và công bằng.

 Sứ mệnh: Hỗ trợ mọi người phát huy hết khả năng của mình (Trên cơ sở
nguồn nhân lực và công nghệ), tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất và
đóng góp cho xã hội

 Mục tiêu: Samsung hướng đến mục tiệu phát triển các công nghệ tối ưu
và những quy trình hiệu quả nhằm tạo ra thị trường mới, làm phong phú
cuộc sống con người, và không ngừng giúp Samsung trở thành một nhà
doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trên thị trường

Giới thiệu về các sản phẩm của Samsung: Samsung Electronics không ngừng
sáng tạo lại tương lai. Samsung tham gia rất nhiều vào các thiết bị điện tử, tự
khẳng định mình là người tiên phong trong ngành công nghiệp này. Các sản
phẩm của Samsung có thể được phân loại là:
 Những cái điện thoại.
 TV & Rạp hát tại nhà.
 Thiết bị.
 Gói bếp.
 Âm thanh, Đồng hồ & Phụ kiện.
 Máy tính bảng & Máy tính.
 Màn hình, Bộ nhớ & Lưu trữ.
Như chúng ta thấy, Samsung có một danh mục sản phẩm rất lớn và đa dạng.
Hơn 50 cơ sở sản xuất ở các khu vực khác nhau, cũng như hơn 30 cơ sở R&D
và khoảng sáu trung tâm thiết kế, tất cả đều là một phần của tổ chức. Samsung
có một loạt các mặt hàng có thể thu hút mọi người thuộc mọi sở thích, mức tài

pg. 6
chính và sở thích. Hàng hóa của công ty được chú ý bởi chất lượng cao và tuổi
thọ cao. Đồng thời, hàng hóa của Samsung không chỉ phản ánh mà còn xác định
xu hướng thị trường hiện tại. Samsung nổi tiếng với việc sao chép đối thủ cạnh
tranh chính của mình, thiết kế sản phẩm, chức năng và cách tiếp thị của Apple.
Một số sản phẩm của Samsung, chẳng hạn như cảm biến hình ảnh di động, có
tỷ lệ doanh thu kém vào thời điểm hiện tại. Mặt khác, những sản phẩm này
được tạo ra với kỳ vọng tăng doanh số bán hàng trong tương lai.

2. Phân tích công tác hoạch định của Samsung để đạt được mục tiêu

Đầu tiên công ty xác định cho mình một sứ mạng và mục tiêu cần đạt tới đó là
mở rộng thị phần, dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm lẫn đẳng cấp,
thương hiệu. Đó là mục tiêu dài hạn của công ty, còn mục tiêu trước mắt và cũng là
một trong những khó khăn mà công ty phải sớm đương đầu đó là làm sao để thuyết
phục người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của công ty, khi mà hàng điện tử Nhật
Bản đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Thứ hai, để đạt được mục tiêu đề ra công ty đã nghiên cứu thị trường Việt Nam -
một thị trường đầy tiềm năng cho những sản phẩm công nghệ, từ đó Samsung
quyết định đề ra chiến lược đưa vào Việt Nam những sản phẩm mới phù hợp với
thị hiếu người Việt Nam làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của họ - khẳng định cá
tính, phong cách, đẳng cấp, cũng như tìm kiếm cảm giác thuận tiện, gần gũi, quen
thuộc cũng như xây dựng các kế hoạch marketing để thu hút sự chú ý của người
tiêu dùng
Thứ ba, để làm được điều đó thì Samsung đã lên kế hoạch cụ thể:
Sau khi nghiên cứu thì thấy rằng thị trường VN hầu là một thị trường năng động
với dân số trẻ, luôn sẵn sang đón nhận những trào lưu công nghệ mới nên Samsung
đã phát hành những mẫu điện thoại bắt mắt như Galaxy Z Flip để làm mới thị
trường cũng như thu hút tầng lớp GenZ với vẻ ngoài cao cấp sang trọng cùng với
màn hình gập vô cùng thú vị lại phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng
Ví dụ như về việc marketing thì sẽ có bộ phận riêng về mảng marketing để đề ra
những biện pháp cũng như chiến lược xúc tiến bán hàng hợp lý và hiệu quả cao
như chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Youtube: sitcom “Thứ hai không hại
được ai” ra đời bắt theo xu hướng Web Drama đang nổi trong giới trẻ. Còn về
chương trình khuyến mãi thì có thể kể đến như Chương trình “Học thật chill với
deal sinh viên” là chương trình độc quyền dành cho sinh viên Việt Nam với việc
sẽ được giảm giá lên tới 50% áp dụng khi mua hàng cho tất cả các sản phẩm
Thứ tư, sau khi đã thực hiện các kế hoạch thì công ty cần phải xem xét và đánh
giá lại các hoạt động của mình và với Samsung thì đây là hoạch định lâu dài với
tầm nhìn chiến lược giúp công ty định được phương hướng phát triển.

pg. 7
Với việc cho ra đời sản phẩm màn hình gập đã đưa Samsung lên vị trí dẫn đầu điện
thoại màn hình gập vào năm 2021, đây là một chiến lược vô cùng hợp lí của
Samsung vì đã thành công trong việc đưa sản phẩm đến tay của nhiều người tiêu
dùng Việt Nam

Sau gần 2 tháng kể từ khi phát sóng tập đầu tiên, sitcom “Thứ Hai không hại được
ai” đã nhận được sự ủng hộ của giới trẻ, với lượt view mỗi tập dao động từ 2 triệu
đến hơn 6 triệu Và chiến dịch này đã đưa được hệ sinh thái Galaxy, đặc biệt là
smartphone đến gần hơn nữa đến đại chúng đồng thời khuyến khích người xem
thường xuyên quay trở lại theo dõi các nội dung của thương hiệu cũng như giúp
Samsung ngày càng củng cố hình ảnh là một thương hiệu luôn tiên phong về đổi
mới trong công nghệ

pg. 8
Nhờ vào những chiến lược đó mà Trong năm 2021, bốn nhà máy lớn của Tập đoàn
Samsung tại Việt Nam đạt tổng doanh thu xấp xỉ 70,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với
cùng kỳ năm ngoái.

Phần III: Kết luận

Qua đây chúng ta đã biết được Hoạch định và thiết lập mục tiêu là gì, bao gồm
những gì và nó sẽ giúp cho chúng ta xác định các mục tiêu, các kế hoạch của
doanh nghiệp từ đó có thể giúp đưa ra các chiến lược nhằm thực hiện các kế hoạch
một cách thành công. Và thông qua công tác hoạch định của Samsung sẽ cho ta
thấy được một cách rõ ràng nhất cách làm Hoạch định và thiết lập mục tiêu để có
thể ứng dụng vào doanh nghiệp của mình và cũng như giúp chúng ta trở thành
những nhà quản trị tiềm năng của thế hệ sau này

pg. 9
pg. 10

You might also like