You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH

CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Lập kế hoạch là gì? Vì sao lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và không
thể thiếu trong các tổ chức?
Bg:
-Lập kế hoạch được hiểu là việc lựa chọn một phương án hành động
tương lai cho tổ chức và cho từng bộ phận của tổ chức, là quá trình xác
định các mục tiêu, và phương án tốt nhất để đạt được mục tiêu đó
-Lí do lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và không thể thiếu trong các
tổ chức:
* Ứng phó với những tình huống bất định và thay đổi thích nghi với sự
thay đổi * Phối hợp các hoạt động và nỗ lực các bộ phận của tổ chức lại
với nhau để hoàn thành mục tiêu
+ Nền tảng cho việc phối hợp các hoạt động của tổ chức
+ Giúp cho việc phân chia rõ ràng về công việc và trách nhiệm của
từng cá nhân và nhóm để điều hành hoạt động chung
* Tập trung nỗ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính
* Giúp cho các nhà quản lý kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động

2. Mức độ quan trọng của lập kế hoạch sẽ có xu hướng tăng lên hay giảm
đi trong tương lai? Hãy giải thích.
Bg:
Với vai trò to lớn của lập kế hoạch & bản chất của lập kế hoạch là:
+ Nhằm hoàn thành các mục đích và mục tiêu đã đặt ra thông qua sự
hợp tác chặt chẽ giữa mọi thành viên trong tổ chức.
+ Là khâu đầu tiên của quá trình quản lý. Do vậy, nếu lập kế hoạch
không tốt thì kết quả không thực hiện được hoặc thực hiện với hiệu quả
không cao.
 Mức độ quan trọng của lập kế hoạch sẽ có xu hướng sẽ tăng
3. Trình bày những nội dung chính của sơ đồ tháp kế hoạch.
Bg:
• Kế hoạch chiến lược:
1. Mục đích và nhiệm vụ
a. Mục đích của tổ chức là lý do để tồn tại, là động cơ hoạt động dài
hạn thể hiện bản chất của tổ chức trong khuôn khổ quy định pháp
luật và thông lệ của thị trường
b. Từ mục đích sẽ hình thành các nhiệm vụ + mục tiêu cụ thể
c. Các mục đích bao hàm sự biến đổi: tương lai sẽ khác nhiều hoặc ít
so với hiện tại, môi trường của doanh nghiệp cũng luôn biến động
2. Các mục tiêu
a. Mục tiêu là điểm kết thúc của một hành động đã được ấn định trong
1 khoảng thời gian.
b. Mục tiêu là kế hoạch ngắn hạn có tính chất cụ thể, có thể đo lường
và lượng hóa được kết quả.
c. Các bộ phận trong tổ chức cũng có thể có mục tiêu riêng => Cần có
sự kết hợp giữa mục tiêu chung và các mục tiêu bộ phận
d. Mục tiêu của tổ chức thường biến động qua quá trình phát triển của
nó: từ đơn giản đến phức tạp theo biểu đồ phù hợp với chu kỳ sống
của doanh nghiệp

3. Các chiến lược


a. Chiến lược của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng
quát nhằm hướng đến việc thực hiện các mục tiêu cụ thể. Bao
gồm:
i. Mục tiêu cơ bản của tổ chức
ii. Đường lối tổng quát, chủ trương mà DN sẽ thực thi trong 1
thời gian đủ dài
iii. Nguồn lực và tiềm năng được sử dụng để đạt mục tiêu đó
iv. Chính sách điều hành việc thu hút và sử dụng các nguồn
lực, các tiềm năng cần thiết để đạt mục tiêu của DN
v. Kiểm tra, đánh giá
b. Chiến lược mang tính dài hạn
c. Tầm quan trọng: định hướng cho các kế hoạch một cách thống
nhất, là khuôn mẫu cho kế hoạch và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh
của quản lý.

• Kế hoạch tác nghiệp


1. Các chính sách: chủ yếu và thứ yếu
a. Là tổng thể các biện pháp được sử dụng để tác động đến đối
tượng có liên quan trong thời gian đủ dài nhằm thực hiện các mục
tiêu chiến lược của mình.
b. Hướng dẫn cách suy nghĩ và hành động trong DN nhằm đạt mục
tiêu chiến lược đã đề ra.
c. Là những đường lối chỉ đạo tổng quát để làm quyết định
2. Các quy tắc và thủ tục
a. Giải thích việc được làm hay không được làm một cách cụ thể, cần
thiết, không cho phép bất cứ bộ phận nào trong tổ chức được hành
động theo ý riêng.
b. Gắn liền với các thủ tục theo nghĩa chúng hướng dẫn hành động
mà không ấn định trình tự thời gian.
c. Mục đích nhằm hạn chế việc mọi người sử dụng quyền hạn để làm
theo ý riêng của mình
d. Thủ tục là các kế hoạch thiết lập phương pháp điều hành các hoạt
động trong tương lai của tổ chức.
e. Bao gồm chuỗi các hoạt động cần thiết được ấn định theo trình tự
thời gian ( thủ tục đặt hàn, thủ tục thanh toán…)
f. Tồn tại ở tất cả các bộ phận của DN mà nhờ đó những hoạt động
hàng ngày ở các bộ phận và toàn bộ DN diễn ra theo những cách
thức có lợi nhất nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất.
3. Các chương trình: chính yếu, thứ yếu, và phụ trợ
a. Là tổ hợp các mục tiêu, chính sách, thủ tục, quy tắc, công việc phải
thực hiện và trình tự các bước tiên hành công việc nhằm hướng
đến việc thực hiện 1 mục tiêu nhất định nào đó cho DN.
b. Trong chương trình, quản lý thiết lập trình tự các hoạt động cần
thiết để đạt mục tiêu, quy định sự ưu tiên cho các hoạt động
c. Việc thành lập các chương trình làm thuận lợi cho sự phối hợp của
nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và chúng còn được
dùng làm cơ sở cho việc kiểm tra có hiệu lực.
4. Các ngân quỹ: các chương trình đã được cấp tiền hoặc xếp thứ tự ưu tiên
về tiền
a. Là biểu mẫu về các nguồn tài chính được phân bổ cho những hoạt
động đã định, trong khoảng thời gian đã cho.
b. Là nhân tố quan trọng của chương trình và là công cụ hữu hiệu để
kiểm soát.

4. Kế hoạch trong tổ chức nói chung có thể được phân loại như thế nào dựa
vào thời gian thực hiện, phạm vi ảnh hưởng tới tổ chức và mức độ sử
dụng?
Bg
• Phân loại theo phạm vi hoạt động
✓ Kế hoạch chiến lược
✓ Kế hoạch tác nghiệp
• Phân loại theo thời gian
✓ Kế hoạch dài hạn
✓ Kế hoạch trung hạn
✓ Kế hoạch ngắn hạn
• Phân loại theo mức độ cụ thể
✓ Kế hoạch cụ thể
✓ Kế hoạch định hướng

5. Việc lập kế hoạch thường được thực hiện dựa vào những căn cứ nào?
• Xác định hệ thống các mục tiêu
• Hoạch định các chính sách lớn, quan trọng
• Xây dựng chương trình hành động
• Làm rõ những gì sẵn có và những gì còn thiếu => ngân quỹ hóa
• Dự kiến trước khó khăn, trở ngại và dự phòng biện pháp khắc phục, các
nguồn lực và trách nhiệm quản lý
• Xác lập các biện pháp kiểm tra hành chính

6. Lập kế hoạch thường được hiện theo những bước nào? Hãy giải thích những
việc cần làm trong từng bước.
a. Nhận thức cơ hội
+ Phải nhận thức được DN đang đứng trước những cơ hội nào về sản
xuất, kinh doanh nói chung.
+ Mỗi thời điểm, DN có thể đứng trước nhiều cơ hội khác nhau.
+ Do bị hạn chế về nguồn lực => chỉ có thể theo đuổi để biến một vài cơ
hội thành hiện thực.
b. Xác định mục tiêu
+ Các mục tiêu kế hoạch chỉ ra điểm kết thúc quá trình thực hiện kế hoạch
=> DN sẽ đi đến đâu?
+ Tùy theo từng trình độ phát triển mà có những chỉ tiêu đặc trưng tương
ứng.
+ Lưu ý: cần có sự phù hợp giữa mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể,
giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn
c. Xem xét các tiền đề cơ bản
Các tiền đề lập kế hoạch chính là các dự báo về nhu cầu thị trường, môi
trường doanh nghiệp, đánh giá về trình độ hiện tại của DN, năng lực sản
xuất, tiền vốn, các khoản dự trữ về vật tư…
d. Xây dựng các phương án
+ Dựa trên mục tiêu và điều kiện tiền đề để xây dựng các phương án.
+ Lưu ý rằng để đạt được mục tiêu thì DN có thể đi theo nhiều con đường
khác nhau, mỗi con đường đòi hỏi những khoản chi phí khác nhau và đem
lại những khoản thu nhập khác nhau cho DN nên có nhiều phương án để
lực chọn.
e. Đánh giá phương án
+ Sau khi đưa ra các phương án, ta phải tìm cách đưa ra các tiêu chuẩn
đánh giá dựa vào mục tiêu và điều kiện tiền đề
+ Đánh giá định tính và định lượng
f. Lựa chọn phương án
+ Là thời điểm quyết định đòi hỏi người quản lý phải đưa ra quyết định
của mình dựa vào kết quả đánh giá phương án.
+ Chọn phương án tối ưu theo tiêu chuẩn đề ra cho từng trường hợp: Lợi
nhuận là lớn nhất hoặc thu hồi vốn nhanh
g. Xây dựng kế hoạch phụ trợ
h. Ngân quỹ hoá
o Lượng hóa sang dạng ngân quỹ
o Ngân quỹ chính là đảm bảo vật chất có các KH đã đưa ra được thực
hiện có kết quả
o Việc thành lập ngân quỹ là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho các tài
khoản cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu, KH đề ra ( nhà quản lý
phân phối các tài khoản mà DN có)
o Ngân quỹ hóa KH là một công cụ quan trọng trong kiểm soát quản lý
7. Lập kế hoạch trong doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận có thể có những
điểm gì khác biệt?
Bg
Doanh nghiệp Phi lợi nhuận
- Mang lại lợi nhuận cho doanh - Mang lại lợi ích cho cộng đồng
nghiệp - Lan toả tinh thần tới mọi người
- Phát triển thương hiệu

8. Em lập những loại kế hoạch nào trong cuộc sống cá nhân? Hãy mô tả những
kế
hoạch này (a) kế hoạch chiến lược hay chiến thuật, (2) ngắn hạn hay dài
hạn, và (c) cụ thể hay định hướng.
Bg
Kế hoạch thi đại học : chiến thuật , ngắn hạn, cụ thể.
Kế hoạch học tập: chiến lước, dài hạn, định hướng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN LMS:
Tuần 4: THEO BẠN TAI SAO chiến lược marketing của COCA COLA với chiến
dịch "Share a Coke” (tạm dịch) Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè" in tên cá nhân
trên vỏ sản phẩm đạt được thành công ?
• Bg:
Coca-Cola tạo ra một chiến dịch để chứng minh nhãn hàng lâu đời của mình
vẫn thích ứng tốt với thời đại hiện nay và khuyến khích người dùng tương tác
hơn với thương hiệu Coca-Cola cả trên thế giới trực tuyến lẫn ngoài đời thực.
Để rồi vào mùa hè năm 2011, một chiến dịch lớn đã ra đời với cái tên: “Share
a Coke” – “Cùng chia sẻ Coca”.khi chiến dịch bắt đầu khởi động, nó đã tạo nên
một cơn “chấn động” mạnh, làm sôi sục cả nước Úc vào thời điểm đó. 4 lý do
chính khiến “Share a Coke” đạt được thành công vang dội là:
- Khách hàng được khuyến khích tự tạo nội dung cho mình trên mạng xã hội:
Đối với những bạn trẻ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, Coca-Cola cũng
giới thiệu ứng dụng tạo lon trên mạng xã hội Facebook. Mọi người có thể ghép
ảnh đại diện cùng với tên gọi hoặc đặc điểm cá tính riêng của bạn bè. Sau khi
tạo xong, chỉ cần nhấn chia sẻ và tag tên người mình muốn trao Coca-Cola là
đã có thể kết nối với bạn bè ở khắp mọi nơi. 500 cặp lon Coca-Cola (có in tên
riêng và tính cách khác nhau) sẽ được trao cho những người chơi may mắn.
Người tiêu dùng cảm thấy cuộc sống của họ là trung tâm của câu chuyện, thay
vì cảm thấy như họ chỉ là công cụ trong cỗ máy quảng cáo của công ty. Người
dùng mạng đã chia sẻ hơn 500.000 bức ảnh kèm hashtag #ShareaCoke chỉ
trong năm đầu tiên. Cùng năm đó, Coca-Cola đã thu hút được khoảng 25 triệu
người theo dõi Facebook mới.
- Sử dụng chiến lược “cá nhân hóa người dùng” để kết nối mọi người lại với
nhau: Đối với thế hệ Y (những người sinh năm 1981 – 1996 ), việc thể hiện
bản thân không chỉ là sở thích nhất thời mà đây còn là cách để họ bộc lộ con
người thật của mình. Khi giao tiếp, cách tốt nhất để bắt đầu cuộc nói chuyện là
gọi tên của nhau. Mặt khác, tâm lý giới trẻ đó là “chủ nghĩa cá nhân” thích thể
hiện bản thân. Mọi người đều muốn nhìn thấy tên mình trên quảng cáo đại
chúng, đều muốn nhìn thấy ảnh mình trên báo. Tất nhiên, không phải ai cũng
có thể có tên trên 250 chai Coca-Cola được. Do đó, hãng đã tạo ra một tour du
lịch xuyên quốc gia với hơn 500 điểm đến để mời người hâm mộ tùy chỉnh tên
theo sở thích trên 2 chai Coca-Cola dành tặng cho từng khách hàng (một chai
Coca cho chính họ và chai thứ hai cho một người đặc biệt). Công ty cũng cung
cấp các tùy chọn in sẵn thay thế với các biệt danh như “Bestie”, “Ngôi sao”
hoặc “BFF”, cho những khách hàng có tên lạ.
- Sức hút khó cưỡng, khiến người tiêu dùng phải “hành động”: “Khẩu hiệu
“Share a Coke” vốn dĩ là lời kêu gọi hành động mua thêm sản phẩm. Dễ nghe
và dễ nhớ, tạo động lực cho khách hàng mua sản phẩm và chia sẻ cùng
người khác.
- Chiến dịch không chỉ dừng ở việc “khắc tên”: “Chiến dịch “Share a Coke” đã
không ngừng mở rộng. Năm 2015, công ty đã tăng số lượng tên được in trên
chai từ 250 lên 1.000. Ngoài ra, Coca-Cola cũng mở một cửa hàng thương
mại điện tử, nơi người tiêu dùng có thể đặt mua những chai coca có in tên
mình trên đó. Sau đó, lời bài hát được thêm vào bao bì của chai để người hâm
mộ có thể chia sẻ âm nhạc cùng với tên. Vào năm 2017, công ty đã thêm một
tính năng cho phép người tiêu dùng nghe một tiếng leng keng ngắn đi kèm với
tên của họ.Vào năm 2018, Coca-Cola đã biến các nhãn tên mang tính biểu
tượng của họ thành các nhãn dán có thể tháo rời để dán vào quần áo, điện
thoại di động, sổ tay và các vật dụng khác.”
Tuần 5: Tại sao khi một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng muốn mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm thì cần nghiên cứu cả các đặc điểm văn hóa của thị
trường đó?
• Bg:
Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội,
cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết
cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn.
Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độ
phức tạp của tình huống mua sắm. Người làm Marketing phải có những kế hoạch
khác nhau cho bốn kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Hành vi mua sắm
phức tạp, hành vi mua sắm đảm bảo ưng ý, hành vi mua sắm thông thường và
hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng. Bốn kiểu hành vi này đều dựa trên cơ sở
mức độ tham gia cao hay thấp của người tiêu dùng vào chuyện mua sắm và có
nhiều hay ít những điểm khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu.
Những người làm Marketing phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở
thích và các hành vi lựa chọn và mua sắm của những khách hàng mục tiêu. Việc
nghiên cứu như vậy sẽ cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, tính năng
của sản phẩm, xác định giá cả, các kênh, nội dung thông tin và những yếu tố khác
trong Marketing mix.

You might also like