You are on page 1of 12

1. Trình bày khái niệm, phân loại dự án và các đặc trưng cơ bản của dự án.

Vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý dự án

- Khái niệm:
+ Dự án liên quan đến việc bỏ vốn xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình để phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng trong thời hạn nhất định
+ Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ
duy nhất

- Phân loại:
+ Cấp độ dự án + Chủ đầu tư (nhà nước, cá thể)
+ Quy mô và tính chất đầu tư + Đối tượng đầu tư (vd:tài chính)
+ Nguồn vốn + Thời hạn (ngắn, trung, dài hạn)
+ Khu vực
- Đặc trưng cơ bản:
+ Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng
+ Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
+ Dự án liên quan đến nhiều bên
+ Sản phẩm của một dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo
+ Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực
+ Dự án luôn có tính bất định và rủi ro

- Vai trò các chủ thể tham gia quản lý dự án:


+ Chủ đầu tư: Có vai trò vô cùng quan trọng, là người cấp vốn hoặc được ủy quyền
cấp vốn cho dự án. CĐT phải có năng lực quản lý, tổ chức tư vấn và quản lý công
trình. CĐT là người giám sát sát công trình liên tục về phần thiết kế, kỹ thuật và tiêu
chuẩn thi công.

+ Nhà tư vấn: Dựa vào kinh nghiệm, kiến thức để đưa ra lời tư vấn cụ thể cho NĐT.
Bằng kiến thức của họ thì giúp CĐT có khả năng tiết kiệm vốn đầu tư. Với dự án lớn
thì nhà tư vấn thay mặt cho CĐT tác động với các bên trong dự án, buộc họ phải làm
tròn trách nhiệm theo hợp đồng. NTV có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện
dự án cho tới khi hoàn thiện. Cần phải chọn NTV có năng lực, trình độ cao, kinh
nghiệm và trải nghiệm để đóng góp vào dự án.

+ Nhà thầu. Tiến hành tổ chức thi công dựa trên hợp đồng đã ký, chịu trách nhiệm
toàn diện về quá trình theo đúng thiết kế, dự án, tiến độ và chịu sự giám sát của CĐT
và NTV đại diện cho CĐT. Phải thiết lập hệ thống quản lý tốt sao cho hoạt động xây
dựng luôn ở trạng thái được quản lý và kiểm soát toàn diện, chặt chẽ
2. Các loại nguồn lực trong dự án? Phân tích những nguyên tắc chính trong
quản lý loại nguồn lực đó. (chương 6)

- Nguồn lực trong dự án:


+ Nguồn lực có thể thu hồi: vd nhân lực, máy móc, thiết bị…
+ Nguồn lực không thể thu hồi: vd vật liệu, tiền vốn đã dùng…
+ Nguồn lực có thể thay thế:
+ Nguồn lực vô hình

- Phân tích nguyên tắc chính trong quản lý nguồn lực:


+ Con người là quan trọng nhất trong dự án nên cần quản lý con người (nhân lực).
Quản lý con người gồm quản lý chính người lãnh đạo, nhân viên trong đơn vị, khách
hàng, nhà cung cấp và người đi làm thuê.

+ Đề đạt mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược, người lãnh đạo cần liên kết
chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh. Vd: cần biết
rõ khi nào và tại sao phải tuyển dụng nhân viên…

+ Người lãnh đạo có trách nhiệm không ngừng trong việc truyền đạt mục tiêu kinh
doanh cho tất cả những nhân viên trong đơn vị. Người lãnh đạo phải tạo ra điều kiện
để cán bộ chuyên môn và nhân viên làm việc vì những mục tiêu này bằng cách xây
dựng những quy tắc làm việc, hệ thống lương thưởng, phương pháp đánh giá hiệu quả
làm việc và biện pháp khen thưởng cùng với kỷ luật
3. Quản lý dự án là gì? Những nội dung chủ yếu của quản lý dự án? Phân
biệt quản lý dự án và quản lý quá trình sản xuất liên tục
- Khái niệm quản lý dự án:
+ Quá trình lập kế hoạch
+ Điều phối thời gian, nguồn lực
+ Giám sát QT phát triển
 Dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt yêu
cầu kỹ thuật và chất lượng bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất.

- Nội dung chủ yếu:


+ Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xác định công việc cần hoàn thành, nguồn lực
cần thiết để thực hiện, lập kế hoạch hành động cụ thể.
+ Điều phối thực hiện dự án: Phân phối nguồn lực (tiền, vốn, lao động), điều phối và
quản lý thời gian
+ Giám sát: Theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành và giải
quyết vấn đề liên quan, báo cáo hiện trạng.

- Điểm khác nhau quá trình sản xuất liên tục và dự án


4. Ngân sách là gì? Ý nghĩa của ngân sách? Trình bày phương pháp dự toán
ngân sách và ưu, nhược điểm.

- Khái niệm ngân sách:


+ Phản ánh các khoản thu và chi theo kế hoạch
+ Phân bổ theo khoản mục trong một khoảng thời gian xác định trong thời kỳ của
dự án

- Ý nghĩa ngân sách:


+ Xác định khoản chi và các nguồn lực phân phối cho các bộ phận và hình thành
một khuôn khổ về các rang buộc với các hoạt động của bộ phận đó.
+ Là thước đo chuẩn để đo lường kết quả hoạt động các bộ phận và các nhà quản
lý trong tổ chức

- Các phương pháp dự toán ngân sách


PHƯƠNG PHÁP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỪ TRÊN XUỐNG
PHƯƠNG PHÁP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỪ DƯỚI LÊN

PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP:


+ Trước tiên, cấp quản lý cao nhất xây dựng khung ngân sách cho mỗi năm tài chính.
+ Sau đó, các nhà quản lý cấp trên yêu cầu cấp dưới lập ngân sách cho đơn vị, bộ
phận do họ phụ trách.
+ Tiếp tục, người đứng đầu bộ phận lại chuyển yêu cầu dự toán xuống các tổ nhóm
+ Quá trình tổng hợp ngân sách được bắt đầu từ cấp thấp nhất lên trên cấp cao hơn
 Tổng hợp thành bản ngân sách của cả tổ chức (bản ngân sách này do cấp quản lý
cao nhất soát và nếu cần thì có thể sửa đổi)
+ Dựa bản ngân sách được phê duyệt sơ bộ thì nhà quản lý chức năng và quản lý dự
án điều chỉnh bản ngân sách tương ứng của mình.
 Quá trình có thể thực hiện một số lần cho đến khi đạt được các ngân sách cả 3 cấp
ngắn, trung và dài hạn
5. Cơ cấu tổ chức dự án là gì? Trình bày nguyên tắc chung xây dựng cơ cấu
tổ chức quản lý dự án
- Cơ cấu tổ chức quản lý thông thường là tổng hợp các bộ phận (các đơn vị và cá nhân)
khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có những nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau
nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động của dự án và đưa dự án đến mục tiêu đã định
- Các nguyên tắc chung:
+ Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức dự án với hệ thống các mối quan hệ của các thành
viên dự án.
+ Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với nội dung dự án.
+ Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với yêu cầu của môi trường bên ngoài.

- Ví dụ cơ cấu tổ chức theo chức năng: một công ty có thể có 1 phòng công nghệ
thông tin, 1 phòng marketing và 1 phòng tài chính, ...

Mỗi bộ phận đều có một người quản lý hoặc giám đốc chịu trách nhiệm trả lời
cho một giám đốc điều hành có chức cao hơn và chịu trách nhiệm quản lý nhiều bộ phận
khác nhau. Ví dụ, một giám đốc marketing có trách nhiệm báo cáo công việc với một phó
giám đốc - người quản lý 3 bộ phận marketing, công nghệ thông tin và tài chính.

Ưu điểm:

Các nhân viên được phân thành nhóm dựa trên kỹ năng và trách nhiệm của mình, do đó
họ có thể dồn hết sức để thực hiện vai trò của bộ phận của họ.

Nhược điểm:

Vì đã được phân nhiệm vụ theo từng phòng, ban nên thiếu đi sự giao tiếp giữa các bộ
phận, với hầu hết các vấn đề và các cuộc tranh luận cấp quản lý đều diễn ra riêng lẻ trong
từng bộ phận. Ví dụ, bộ phận A và bộ phận B cùng làm chung 1 dự án, nhưng kỳ vọng và
cách làm chi tiết cho từng công việc cụ thể là khác nhau, điều này sẽ dẫn đến các vấn đề
trong tương lai.
6. Thế nào là một kế hoạch dự án và ý nghĩa của nó? Mục đích và nội dung
công tác lập kế hoạch dự án
- Khái niệm:
+ Là tổ chức dự án theo một trình tự lô-gic
+ Xác định công việc cần làm, nguồn lực thực hiện
+ Thời gian làm những công việc đó
 Hoàn thành tốt mục tiêu của dự án

- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở tuyển dụng, điều phối nhân lực, cơ sở để giao quyền cho cán bộ quản
lý dự án
+ Là cơ sở để lập ngân sách và kiểm tra tài chính dự án
+ Điều phối và quản lý các công việc của dự án
+ Giấy quản lý rủi ro của dự án
+ Tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát
+ Tránh tình trạng không khả thi của công việc có thể gây lãng phí nguồn lực và
những hiện tượng tiêu cực

- Mục đích, Nội dung công tác lập kế hoạch:


1. Xác định các giai đoạn chính thực hiện dự án, phân tích chúng thành các bộ
phận nhỏ hơn và có thể quản lý đc
2. Xác định các công việc, hình thành danh sách các công việc cụ thể đảm bảo
đạt mục tiêu dự án
3. Lập dự toán, tính toán giá trị của các nguồn lực cần thiết ñể hoàn thành các
công việc của dự án
4. Xác định trình tự các công việc, xác định mối liên hệ công nghệ giữa chúng và
các hạn chế;
5. Xác định độ dài thời gian của các công việc, nhu cầu nhân lực và các nhu cầu
khác ñể thực hiện từng việc;
6. Tính toán thời gian biểu, phân tích mối liên hệ công nghệ trong thực hiện các
công việc và yêu cầu ñối với các nguồn lực;
7. Lập kế hoạch nguồn lực, xác định những nguồn lực nào (con người, MMTB,
nguyên vật liệu...) cần thiết và cần bao nhiêu ñể thực hiện các công việc của
dự án. Xác định thời hạn công việc có thể thực hiện trong sự giới hạn các
nguồn lực;
8. Lập ngân sách, gắn chi phí dự toán cho từng hoạt động;
9. Tổng hợp và viết thuyết minh kế hoạch dự án
7. Trình bày mục đích xây dựng tiến độ và trình tự lập và quản lý tiến độ
bằng sơ đồ mạng

- Mục đích
+ Để quản lý thời gian của công việc, cho biết ngày đầu và ngày cuối của mỗi
công việc
+ Làm cơ sở quản lý, kiểm soát tiến độ, điều phối nhân lực
+ Xác định những công việc chủ chốt.

- Trình tự lập tiến độ bằng sơ đồ mạng


+ B1. Xác định các công việc và môi liên hệ giữa chúng
+ B2. Lập sơ đồ mạng sơ bộ
+ B3. Hoàn thiện sơ đồ mạng
+ B4. Tính sơ đồ mạng
+ B5. Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ
+ B6. Tối ưu hóa sơ đồ mạng

- Quản lý tiến độ bằng sơ đồ mạng


+ Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện
dự án
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng “phiếu công việc”
+ Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất
+ Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo
8. Khái niệm về chất lượng, quản lý chất lượng? Đặc điểm chất lượng?
Phân biệt kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất
lượng. Tại sao phải đảm bảo chất lượng.

- Khái niệm chất lượng:


+ Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có

- KN quản lý chất lượng:


+ Là các hoạt động có phối hợp của một tổ chức nhằm định hướng và kiểm soát
về chất lượng

- Kiểm tra chất lượng (kiểm tra sản phẩm):


+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở cuối dây chuyền sản xuất để phát hiện, giữ lại
sản phẩm không đạt yêu cầu
+ Đảm bảo chỉ những sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật mới được xuất xưởng với
dấu kiểm tra chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng:
+ Hoạt động theo dõi 1 quá trình, loại trừ những nguyên nhân làm hoạt động sai
trong mọi giai đoạn của vòng chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế

- Đảm bảo chất lượng:


+ Là tạo sự tin tưởng đầy đủ rằng một tổ chức sẽ luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của
chất lượng thông qua tiến hành các hoạt động theo kế hoạch

- Tại sao phải đảm bảo chất lượng:


+ Tạo long tin với khách hang
+ Đảm bảo chất lượng mới đảm bảo đầu ra sản phẩm
9. Nêu các loại sơ đồ thể hiện tiến độ và ưu nhược điểm của chúng.

Ưu điểm Nhược điểm

Sơ đồ + Dùng cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ + Không thể hiện được các dự án phức
ngang điều chỉnh, bổ sung… tạp, không thấy rõ mối quan hệ logic
của các công việc trong dự án

Sơ đồ + Diễn tả tiến trình công việc theo + Chỉ là mô hình tĩnh, không thể hiện
xiên thười gian và thể hiện được mối liên hết những vấn đề đã đặt ra (nhất là khi
quan giữa các công việc trong không giải quyết những bài toán tối ưu, như rút
gian ngắn thời gian xây dựng, không tính
được thời hạn xây dựng theo pp thường)

Sơ đồ + Mô hình toán học động


mạng + Thể hiện toàn bộ dự án một cách + Mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
thống nhất, chặt chẽ
+ Thấy rõ vị trí của từng công việc đối
với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa jobs
10.Khái niệm bất định, rủi ro và thiệt hại. Phân tích mối quan hệ giữa chúng
và cho vd

- Bất định: là sự không đầy đủ và chính xác của thông tin về các điều kiện thực hiện
dự án, trong đó có các vấn đề liên quan đến chi phí và kết quả dự án (phản ánh tình
huống trong đó không tính được xác suất xuất hiện của sự kiện)
- Rủi ro: Là tổng hợp yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống không thuận lợi liên quan
đến bất định, có thể đo lường bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định của dự án và
gây nên mất mát, thiệt hại
- Thiệt hại: Sự mất mát xuất hiện
- Mối liên hệ

You might also like