You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI QUẢN TRỊ DỰ ÁN NÂNG CAO

CÂU 1. PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN


 Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác
định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó.
- Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để
quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi
phí và chất lượng.
 Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
- Nghĩa là dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết
thúc.
 Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận.
- Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên: chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu,
các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý Nhà nước ...
- Tuỳ theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư màsự tham gia của các thành phần trên
cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án yêu cầu sự phối
hợp thực hiện nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau các nhà quản lý
dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận khác.
 Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
- Khác với quá trình sản xuất, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính
khác biệt ở một khía cạnh nào đó.
- Tuy nhiên, một quá trình sản xuất liên tục cũng có thể được thực hiện theo dự án: dự án phục
vụ một đơn đặt hàng đặc biệt, dự án nâng cao chất lượng sản phẩm...
- Có thể nói, sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng
chuyên môn với những nhiệm vụ không lặp lại.
 Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực.
- Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống
(một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia...) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể
là tiền vốn, nhân lực, thiết bị...
 Dự án luôn có tính bất định và rủi ro.
- Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng
cách khá lớn về thời gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các
nguồn lực. Hai vấn đề trên là nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án

CÂU 2: ĐIỀU LỆ DỰ ÁN LÀ GÌ? PHÂN TÍCH MỘT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT
ĐIỀU LỆ DỰ ÁN MÀ BẠN BIẾT?
ĐIỀU LỆ DỰ ÁN LÀ GÌ?
Điều lệ dự án:
- Là một văn bản chính thức công nhận một dự án và khẳng định sự chấp thuận của khách hàng,
hoặc ban quản trị cấp cao đối với dự án đó.
- Giải thích điều mà khách hàng mong muốn đạt được từ dự án.
- Xác định điểm bắt đầu và kết thúc dự án.
- Thiết lập nên những yếu tố quan trọng đối với thành công của dự án.
Điều lệ dự án thường bao gồm các ý sau:
- Mục đích của dự án.
- Tuyên bố phạm vi dự án thể hiện mục tiêu, thời gian, và chi phí.
- Miêu tả sản phẩm cuối cùng.
- Tuyên bố quyền sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động dự án của người quản lý dự án.
- Các lịch trình, ngân sách và các kế hoạch dự án.
PHÂN TÍCH MỘT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT ĐIỀU LỆ DỰ ÁN MÀ BẠN BIẾT?
Mục tiêu của dự án Quán cơm Hạnh phúc HOÀN BỬU
Mục tiêu chủ yếu:
- Chi phí vốn ban đầu bỏ ra ở mức thấp nhất khoảng 2 tỉ đồng/năm để thực hiện công tác chuẩn
bị và triển khai dự án. Chi phí này dự kiến có thể nâng lên đến 2,2 tỉ đồng/năm để mở rộng kinh
doanh nêu dự án đạt được hiệu quả như mong đợi và tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian tới.
- Dự án dự kiến triển khai trong vòng 6 tháng từ 01/2022 – 6/2022 bao gồm cả thời gian chuẩn bị
mặt bằng đến công tác mở cửa và đi vào hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng dự án có 3 khu chính (khu vực để xe, lầu 1 và lầu 2) tổng diện tích là 600m2.
- Đáp ứng nhu cầu ăn cơm ở ngoài cho khách hàng đồng thời đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
- Mang lại cảm giác an toàn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của quán.
- Làm cơ sở cho việc phát triển ngành nhà hàng và các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho doanh
nghiệp (cơm văn phòng, cơm phục vụ cho công nhân).
- Tạo ra vị thế cao trong ngành so với đối thủ hiện tại.
Mục tiêu thứ yếu:
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
- Cam kết đạt an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm.
- Xử lý an toàn các chất thải không làm ô nhiễm môi trường.
- Ổn định nguồn nhập nguyên vật liệu, tạo quan hệ bền vững với nhà cung ứng.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng đồ uống.
Mục tiêu của dự án Cà Phê Sách THÚY HUỲNH
Mục tiêu chủ yếu:
- Được nhiều doanh nhân, sinh viên, học sinh biết đến quán.
- Là nơi lui tới thường xuyên và được đánh giá cao của những ai cần thư giãn, thích đọc sách.
- Mở thêm những sản phẩm ăn uống trong thực đơn để đa dạng hơn nữa trong sự chọn lựa của
khách hàng.
- Giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và chi phí bỏ ra thấp nhất.
- Mở rộng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có chính sách ưu đãi với nhân viên.
- Xây dựng quán Cà Phê Sách phục vụ cho đối tượng chính là học sinh, sinh viên và những đối
tượng có nhu cầu:
+ Đọc sách
+ Cần không gian yên tĩnh để học tập, làm việc.
+ Cần không gian để thảo luận, học nhóm.
- Diện tích: 1 trệt, 2 lầu, 4x15m2.
- Địa điểm: Khu vực Đại học Quốc Gia – Thủ Đức.
- Thời gian thực hiện: 6 tháng từ 01/11/2022 – 30/4/2023.
- Vốn đầu tư: 3,2 tỉ đồng.
Mục tiêu thứ yếu:
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
- Ổn định nguồn nhập nguyên vật liệu, tạo quan hệ bền vững với nhà cung ứng.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các loại sách, ngày càng cải thiện hơn chất lượng
đồ ăn thức uống.
- Trong 3 năm tới lượng khách hàng chiến 1% lượng khách toàn thành phố.
- Xây dựng chi nhánh thứ 2 trong năm thứ 3 và đạt được 5 chi nhánh trên toàn thành phố sau 4
năm hoạt động.
- Thu được doanh thu năm đầu tiên là 20% so với vốn bỏ ra.
Mục tiêu của dự án kinh doanh bia Craft và Cooktail bar QUỐC THÁI
Các mục tiêu chủ yếu:
- Chi phí vốn ban đầu bỏ ra ở mức thấp nhất khoảng 2,2 tỉ đồng/năm để thực hiện công tác chuẩn
bị và triển khai dự án. Chi phí này dự kiến có thể nâng lên đến 2,4 tỉ đồng/năm để mở rộng kinh
doanh nêu dự án đạt được hiệu quả như mong đợi và tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian tới.
- Dự án dự kiến triển khai trong vòng 6 tháng từ 01/2022 – 6/2022 bao gồm cả thời gian chuẩn bị
mặt bằng đến công tác mở cửa và đi vào hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng dự án có 3 khu chính, tổng diện tích là 600m2 bao gồm:
+ Lầu Rooftop – 250m2: view ngoài trời, màu chủ đạo vàng, trang trí cây xanh, kết hợp các buổi
nhạc acoustic nhẹ nhàng hay các buổi hài độc thoại từ đó tạo không gian lãng mạn, yên bình cho
khách hàng.
+ Lầu Pub – 250m2: không gian hộp đêm sang trọng theo phong cách Châu Âu, màu chủ đạo đỏ
nâu, tường cách âm cao cấp, sân khấu lớn, bàn DJ, quầy Bartender đẹp. Tạo không gian sôi
động, náo nhiệt.
+ Khu vực để xe – 100m2: có mái che nắng mưa, bằng phẳng để cho khách hàng dễ dàng đi lại
an toàn.
Mục tiêu thứ cấp:
- Đào tạo nhân viên.
- Xâm nhập thị trường, trở thành cái tên thương hiệu trong top các quán bar tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Ổn định nguồn nhập nguyên vật liệu, tạo quan hệ bền vững với nhà cung ứng.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng đồ uống.

CÂU 3. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN


Những nguyên tắc lập tiến độ
- Bắt đầu lập tiến độ/ kế hoạch trước khi bắt đầu công việc.
Sẽ thực sự khó khăn khi thực hiện một dự án mà không được lập kế hoạch từ trước bởi
những người liên quan sẽ không nắm bắt được vai trò nhiệm vụ của mình cũng như những mục
tiêu cần đạt được khi hoàn thiện dự án. Nhà quản lý dự án cần phải biết được mình sẽ làm gì và
làm như thế nào, có như vậy thì mỗi dự án mới được thành công.
 Dựa vào bản kế hoạch dự án, doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát tiến độ thực hiện
dự án và có sự phân bổ thời gian hợp lý trong từng giai đoạn.
 Giúp nắm bắt được tình hình nhân sự để có những điều phối nhân lực đúng đắn, làm việc
hiệu quả, đúng người đúng việc.
 Khi lập kế hoạch dự án, chúng ta sẽ biết được mức kinh phí dự trù để lên dự toán về ngân
sách và kiểm tra được nguồn tài chính của dự án.
Đơn vị thực thi sẽ nắm được các mục tiêu đã hoạch định cụ thể của dự án để đảm bảo đạt

được mục tiêu đề ra. Đồng thời việc lên kế hoạch cho mỗi dự án trước khi thực hiện sẽ hạn chế
được nhiều vấn đề rủi ro.
- Phối hợp với những người tham gia dự án vào quá trình lập kế hoạch và tiến độ.
Để thực hiện một dự án là cả một quá trình gồm nhiều giai đoạn và đòi hỏi sự tham gia của
rất nhiều con người, phòng ban, tổ chức. Do đó, phối hợp với những người tham gia dự án còn
giúp tăng tính chủ động và liên kết giữa các thành viên với nhau, người lập kế hoạch cần có sự
sắp xếp để những cá nhân/bộ phận/đơn vị tiếp nhận từng giai đoạn của kế hoạch liên quan với
nhau có sự kết nối, chuyển tiếp công việc.
Làm tốt được việc này sẽ giúp cho công việc được diễn ra trôi chảy, không bị bỏ ngỏ, gián
đoạn mỗi khi kết thúc một giai đoạn, giúp dự án/công trình được diễn ra liên tục và đảm bảo
hoàn thành đúng tiến độ như kế hoạch.
Dự án có được triển khai đúng hướng hay không phụ thuộc trực tiếp vào sự phối hợp với
những người tham gia dự án vào quy trình thiết lập tiến độ dự án. Chính vì vậy, đối với mỗi
nhiệm vụ, nên lên kế hoạch chi tiết từng bước thực hiện, thời gian hoàn thành, các yếu tố cần
thiết phụ giúp cho nhiệm vụ như nguồn lực, người quản lý nhiệm vụ.
Trong quá trình thiết lập tiến độ dự án, nên cân nhắc xin ý kiến, lời khuyên từ các thành
viên có liên quan vì họ là người trực tiếp triển khai dự án, có cái nhìn sâu sắc nhất cách thức thực
hiện và biết được điểm mạnh của mình là gì để nhận giải quyết các nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Chú trọng đến các mặt của dự án: quy mô, chất lượng, thời gian và chi phí.
●Quy mô: là yếu tố quan trọng để xác định phạm vi của dự án. Việc đưa ra một quy mô rõ
ràng sẽ giúp định hướng các hoạt động của dự án, kiểm soát tiến độ và ổn định chi phí.
●Chất lượng: là yếu tố để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đáp ứng yêu cầu
của khách hàng hoặc người dùng. Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra niềm tin, sự hài lòng
của khách hàng và thành công của dự án.
●Thời gian: là yếu tố thể hiện rằng dự án hoàn thành đúng thời hạn. Việc quản lý thời gian
hiệu quả giúp công việc được hoàn thành đúng tiến độ.
●Chi phí: là yếu tố đảm bảo dự án hoàn thành đúng ngân sách. Quản lý chi phí hiệu quả
giúp tài nguyên dự án được sử dụng tối ưu và tránh tình trạng vượt chi phí của dự án…
- Tiến độ phải linh động
Trong quá trình thực hiện dự án luôn chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố. Chính
vì vậy, việc đi chệch hướng và có nhiều vấn đề này sinh là điều không thể tránh khỏi. Nên tiến
độ dự án cần phải linh hoạt để có thể phù hợp với mọi tình huống có thể sẽ xảy ra, sự linh hoạt
trong tiến độ dự án còn giúp con người, đặc biệt là người quản lý dự án có thể điều chỉnh đường
đi của dự án không quá phụ thuộc vào kế hoạch tùy thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố trong
quá trình thực hiện dự án. Tất nhiên, đi đúng đường, đúng kế hoạch là điều cần thiết, nhưng
trong một số trường hợp cụ thể, cần phải chủ động để tìm cách giải quyết kịp thời.
- Phải biết rằng tiến độ là kế hoạch thực hiện nên không thể nào chính xác một cách
hoàn hảo.
Trong thực tế, tiến độ dự án có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Các nhà quản
lý dự án cần phải có nhận thức về điều này và sẵn sàng thích nghi với các thay đổi trong tiến độ
dự án để đảm bảo sự thành công của dự án.
Việc quản lý tiến độ dự án không chỉ đơn thuần là việc theo dõi các công việc đã hoàn
thành mà còn phải đánh giá và đưa ra các phương án giải quyết khi tiến độ dự án không đạt được
những mục tiêu ban đầu. Nói cách khác, tiến độ dự án chỉ là một kế hoạch ban đầu và việc quản
lý tiến độ dự án là quá trình không ngừng cải tiến với thực tế.
- Tiến độ phải đơn giản, bỏ những chi tiết không phù hợp.
Tiến độ dự án cần phải đơn giản và chỉ chứa những thông tin quan trọng và cần thiết nhất
để quản lý dự án hiệu quả. Những chi tiết không cần thiết hoặc không phù hợp với mục tiêu và
cấu trúc dự án chỉ làm cho tiến độ dự án trở nên rắc rối và gây khó khăn cho việc quản lý và theo
dõi.
Vì vậy, quản lý dự án cần phải đưa ra quyết định cẩn trọng về việc bổ sung và loại bỏ
thông tin không cần thiết trong tiến độ dự án, đồng thời theo dõi và đánh giá các thay đổi trong
quá trình thực hiện dự án để điều chỉnh tiến độ phù hợp.
- Tiến độ phải được phổ biến đến các bên tham gia.
Trình bày bản kế hoạch dự án trong cuộc họp với các bên liên quan một cách chi tiết, dễ
hiểu về nội dung, các bước thực hiện kế hoạch, giải pháp nhằm thỏa mãn sự mong đợi của các
bên liên quan. Cuộc họp đó nên mang tính chất thảo luận, những thành viên khác nêu câu hỏi,
đánh giá để phản biện hoặc cân nhắc chỉnh sửa kế hoạch quản lý dự án được hoàn chỉnh hơn.
Trong nội dung báo cáo trình bày dự án, cần làm rõ các con số cụ thể để mọi người nắm
bắt thông tin một cách chính xác những gì họ yêu cầu, kết quả sẽ thu được sau khi triển khai và
vai trò của từng người trong quy trình triển khai dự án.
Sau khi hoàn thành các bước trên, phải diễn giải các kế hoạch và đề cập đến kỳ vọng của
các bên liên quan đến những thành viên trong nhóm dự án. Một điều cần lưu ý là không nên quá
chủ quan, độc đoán khi trình bày bản kế hoạch mà hãy cùng mọi người thảo luận cởi mở những
vấn đề chưa được thống nhất.

CÂU 4. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN
LỰC
Kế hoạch quản lý nguồn lực
Kế hoạch quản lý nguồn lực cung cấp hướng dẫn nhằm xác định việc phân loại,
phân công, quản lý và sa thải nguồn lực.

Kế hoạch nguồn lực bao gồm:


Định dạng các nguồn lực: trong KH nguồn lực, định dạng các nguồn lực là việc
xác định và phân loại các nguồn lực cần thiết cho dự án. Các nguồn lực này có thể bao
gồm: Nhân sự, vật phẩm, tài chính, thiết bị, công nghệ, thông tin…
Cách thức để đạt được các nguồn lực: Cách để đạt được nguồn lực trong KH
nguồn lực có thể là mua sắm, thuê, tuyển dụng, nâng cao năng lực của nhân viên hiện có,
đối tác hợp tác… trong quá trình đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng.
Vai trò, trách nhiệm, năng lực, và quyền lực: Vai trò, trách nhiệm, năng lực và
quyền lực là các yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn lực dự án. Vai trò của mỗi thành
viên trong dự án cần được xác định rõ ràng, phân công công việc 1 cách rõ ràng để đảm
bảo sự phối hợp và hoàn thành dự án đúng tiến độ. Trách nhiệm của từng thành viên phải
được xác định để đảm bảo tính chủ động trong công việc.
Sơ đồ tổ chức của dự án: là biểu đồ minh họa vai trò và mối quan hệ giữa các
thành viên trong dự án. Biểu đồ này cung cấp thông tin về cấu trúc quan hệ giữa các
nhóm và cá nhân, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên trong dự án.
Quản lý nguồn lực dự án: Quản lý nguồn lực dự án là quá trình cân nhắc và phân
bổ các nguồn lực cho dự án 1 cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nguồn lực bao gồm các
công việc như xác định nhu cầu nguồn lực, phân bổ nguồn lực, giám sát tiến độ và sửa
đổi kế hoạch khi cần thiết.
Đào tạo, phát triển đội dự án: Yếu tố quan trọng trong kế hoạch nguồn lực, đảm
bảo các thành viên có đủ năng lực và kiến thức. Cần được xác định trước để đảm bảo các
thành viên đều nhận được kháo đào tạo và hỗ trợ cần thiết để phát triển kỹ năng và nâng
cao hiệu suất làm việc. Thích nghi với các thay đổi công nghệ, phương pháp và quy trình
của dự án
Kiểm soát nguồn lực, kế hoạch khen thưởng: Đảm bảo nguồn lực dự án được
sử dụng đúng cách và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu dự án. Kế hoạch khen thưởng
cũng là một phần của kiểm soát nguồn lực, bao gồm các giải thưởng và đánh giá hiệu
suất để tạo động lực cho thành viên. Kế hoạch khen thưởng cần được xác định trước, có
có tính cụ thể để đảm bảo các thành viên trong đội dự án sẽ nhận được đầy đủ công bằng
và làm việc với tinh thần hứng khởi.
CÂU 5. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ GIAO
TIẾP/ TRUYỀN THÔNG.

Kế hoạch quản lý truyền thông


Các yêu cầu truyền thông của các bên liên quan: là phần quan trọng trong kế hoạch,
đảm bảo các yêu cầu của các bên truyền thông liên quan được đáp ứng đầy đủ và hiệu
quả.
Các thông tin giao tiếp: ngôn ngữ, định dạng, nội dung, mức độ chi tiết. Các thông tin
giao tiếp cần được xác định cụ thể để chắc chắn thông điệp được truyền tải đầy đủ và
chính xác. Cần xác định các loại thông điệp nào sẽ được gửi đến từng bên liên quan và
các phương tiện truyền thông nào sẽ được sử dụng để gửi thông tin.
Ý do phân phối thông tin: Kế hoạch cần xác định các mục đích và lý do của việc phân
phối thông tin như giới thiệu sản phẩm, tạo thương hiệu, quảng bá thương hiệu. Đảm bảo
thông điệp được truyền tải một cách rõ ràng và mục đích đạt được.
Thời gian và tần suất phân phối thông tin và tiếp nhận phản hồi: Đảm bảo các bên
liên quan đều được cập nhật thông tin và có thể đóng góp ý kiến của mình, xác định thời
gian phân phối phù hợp cũng tránh việc quá tải thông tin cho bên nhận.
Người phụ trách truyền thông: Cần chỉ định người phụ trách truyền thông đảm bảo
việc truyền thông được quản lý và triển khai 1 cách hiệu quả. Người phụ trách cần đầy đủ
kiến thức và kỹ năng liên quan đến truyền thông và đảm bảo tính liên tục trong việc cập
nhật các kênh truyền thông mới nhất.
Người phụ trách công bố các thông tin mật: Người phụ trách công bố các thông tin
mật là người có trách nhiệm quản lý, kiểm soát và phân phối các thông tin nhạy cảm của
tổ chức. Vị trí này thường được giao cho một người có kinh nghiệm và đào tạo chuyên
sâu về an ninh thông tin. Nhiệm vụ của người này là đảm bảo rằng chỉ những người được
ủy quyền mới có thể truy cập vào các thông tin mật.
Người hoặc nhóm nhận thông tin: Người hoặc nhóm nhận thông tin là những người
được phép truy cập và sử dụng các thông tin từ người phụ trách công bố. Họ có trách
nhiệm đảm bảo rằng các thông tin được xử lý đúng cách và không được tiết lộ cho những
người không được ủy quyền.
Phương pháp/ công nghệ truyền thông: Phương pháp/ công nghệ truyền thông là các
công cụ và kỹ thuật được sử dụng để truyền tải thông tin từ người phụ trách đến người
hoặc nhóm nhận thông tin. Các công nghệ này có thể bao gồm email, ứng dụng chat,
video hội nghị trực tuyến, hay các công cụ lưu trữ trực tuyến như Google Drive hay
Dropbox. Sử dụng phương pháp/ công nghệ truyền thông chính xác và an toàn là đặc biệt
quan trọng trong quản lý thông tin nhạy cảm của tổ chức.

CÂU 6. TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ

- Đầu vào:
+ Kế hoạch quản lý dự án
+ Tiến độ dự án
+ Dữ liệu hiệu suất công việc
+ Lịch dự án
+ Dữ liệu lịch trình
+ Tài sản quy trình tổ chức
- Công cụ & Kỹ thuật:
+ Đánh giá hiệu suất
+ Phần mềm quản lý dự án
+ Kỹ thuật tối ưu hóa tài nguyên
+ Kỹ thuật lập mô hình
+ Khách hàng tiềm năng và độ trễ
+ Lên lịch nén
+ Công cụ lập lịch biểu
- Kết quả:
+ Thông tin hiệu quả công việc
+ Dự báo lịch trình
+ Thay đổi yêu cầu
+ Cập nhật kế hoạch quản lý dự án
+ Cập nhật tài liệu dự án
Cập nhật mô hình tiến độ yêu cầu phải biết hiệu suất thực tế cho đến nay. Bất kỳ thay đổi nào đối
với đường cơ sở của lịch trình chỉ có thể được phê duyệt thông qua quy trình Kiểm soát Thay đổi
Tích hợp. Kiểm soát tiến độ như một thành phần của quy trình thực hiện Kiểm soát Thay đổi
Tích hợp, có liên quan đến:
 Xác định tình trạng tiến độ của dự án: Để kiểm soát tiến độ dự án, ta cần xác định
được tình trạng hiện tại của dự án. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc theo
dõi và đánh giá các chỉ số tiến độ đã thiết lập trước đó.
 Xác định các yếu tố dẫn đến việc thay đổi tiến độ: Các yếu tố này có thể bao gồm: thay
đổi yêu cầu của khách hàng, sự thay đổi trong phạm vi hoặc các rủi ro không mong
muốn. Quản lý các yếu tố này là rất quan trọng để đảm bảo rằng tiến độ của dự án được
duy trì và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
 Xem xét lại việc dự trữ thời gian cần thiết: Trong quá trình kiểm soát tiến độ, ta cần
xem xét lại các dự trữ thời gian đã thiết lập trước đó để đảm bảo rằng chúng vẫn còn đủ
và có thể được sử dụng khi cần thiết.
 Xác định việc cần thiết phải thay đổi tiến độ: Nếu xác định được rằng tiến độ của dự
án đang bị đe dọa hoặc không đạt được, ta cần xác định các biện pháp cần thiết để điều
chỉnh tiến độ. Điều này có thể bao gồm việc tăng ca, đẩy nhanh tiến độ, hoặc thay đổi kế
hoạch để đảm bảo rằng mục tiêu của dự án vẫn được đáp ứng.
 Quản lý các thay đổi khi chúng thật sự xảy ra: Khi đã xác định được các thay đổi cần
thiết để điều chỉnh tiến độ, ta cần quản lý các thay đổi này một cách chính xác và hiệu
quả. Điều này bao gồm việc kiểm soát và theo dõi các thay đổi, đánh giá tác động của
chúng lên tiến độ và đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết được thực hiện đúng thời điểm
và đúng cách thức.

CÂU 7. TRÌNH BÀY MỤC TIÊU KIỂM TOÁN THỰC HIỆN CAM KẾT CHẤT LƯỢNG
CỦA DỰ ÁN.
Kiểm toán là một quy trình độc lập có trình tự được dùng để xác định các hoạt động của dự án có
tuân thủ các hướng dẫn, quy trình, và chính sách của công ty hay không. Kiểm toán chất lượng
thường được thực hiện bởi một nhóm bên ngoài dự án.
Kiểm toán chất lượng có các mục tiêu sau:

 Xác định các mặt tốt đã được thực hiện: Mục tiêu này giúp xác định các hoạt động đã
được thực hiện thành công và đưa ra các phương án tiếp cận tốt để giải quyết các vấn đề.
 Xác định các điểm không tuân thủ, các khe hở, và các vấn đề nảy sinh: Mục tiêu này
giúp phát hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án, từ đó đưa ra các giải pháp để
khắc phục và cải thiện chất lượng dự án
 Chia sẻ các bài học kinh nghiệm đã được thực hiện ở các dự án tương tự: Mục tiêu
này giúp đánh giá các bài học kinh nghiệm từ các dự án tương tự và chia sẻ những kiến
thức đã học được, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án.
 Đề xuất các hỗ trợ cần thiết để cải tiến quy trình thực hiện nhằm nâng cao năng
suất: Mục tiêu này giúp đề xuất các cải tiến cho quy trình thực hiện dự án để nâng cao
năng suất và giảm thiểu thời gian thực hiện.
 Nhấn mạnh các vấn đề rút ra bài học kinh nghiệm: Mục tiêu này giúp tập trung vào
những vấn đề quan trọng để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, từ
đó cải thiện quy trình thực hiện của dự án trong tương lai.
Tóm lại, mục tiêu của kiểm toán cam kết chất lượng dự án là đảm bảo rằng dự án được thực hiện
đúng theo các tiêu chuẩn và quy định, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đã được cam kết trong tài
liệu cam kết chất lượng dự án và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng dự án.

You might also like