You are on page 1of 4

Theo nhiều bạn chia sẻ, trách nhiệm của một chuyên viên phân tích

nghiệp vụ và người quản lý dự án có thể chồng chéo lên nhau, gây ra


sự bối rối trong quá trình tuyển dụng.
Để làm rõ vấn đề này, mình xin chia sẻ một chút về vai trò của người quản lý
dự án( PM ) và chuyên viên phân tích nghiệp vụ ( BA ) cũng như giải
thích cách hợp tác của họ giúp một dự án thành công.

1. Sự khác biệt giữa người quản lý dự án( PM ) và chuyên viên


phân tích nghiệp vụ ( BA ) là gì?
Bây giờ, các bạn hãy cùng mình xem xét kỹ các nhiệm vụ mà các
chuyên viên phân tích nghiệp vụ và người quản lý dự án thường làm.
Khi bạn thuê một nhóm các nhà phát triển, chuyên viên phân tích
nghiệp vụ thường là người đầu tiên phác thảo sản phẩm cuối cùng trông sẽ như
thế nào. Do đó, mình sẽ bắt đầu chia sẻ về BA trước.

1. Mục tiêu chính của chuyên viên phân tích nghiệp vụ là hiểu nhu
cầu và xác định các vấn đề mà công ty của bạn phải đối mặt. Bạn càng
hợp tác chặt chẽ với BA ngay từ giai đoạn đầu tiên của vòng đời dự án,
thì các yêu cầu càng được xây dựng chính xác hơn. Ngoài ra, việc thu
thập yêu cầu chính xác cho phép dự án của bạn tránh hàng đống công
việc lặp lại ở các giai đoạn sau của dự án; suy cho cùng, giúp dự án tránh
việc gia tăng chi phí tổng thể.

Điều quan trọng nhất, BA nên lập kế hoạch phương pháp tiếp cận để thu thập,
phân tích, xác minh yêu cầu và tài liệu bổ sung. Theo chi tiết cụ thể của dự án,
kế hoạch có thể bao gồm các hoạt động khác nhau, các yêu cầu về nguồn lực
cũng như ước tính khối lượng công việc cần thiết. Bước tiếp theo là lấy ra các
yêu cầu từ khách hàng, quản lý các tài liệu yêu cầu, đánh giá, ưu tiên hoặc xác
thực các hoạt động, v.v. Các tình huống có thể thay đổi trong quá trình phát
triển dự án và nhiệm vụ của chuyên viên phân tích nghiệp vụ là theo dõi và
quản lý tất cả những thay đổi ấy.

2. Trách nhiệm chính của người quản lý dự án là đảm bảo rằng dự án


sẽ được giao đúng thời hạn và đúng ngân sách. Với mục đích này, người
quản lý dự án sẽ lập một kế hoạch bao gồm: phạm vi dự án, mục tiêu, sự
kiện quan trọng, thời hạn, rủi ro có thể xảy ra, v.v. Trong toàn bộ vòng
đời của dự án, tất cả các hoạt động phải được giám sát liên tục bởi người
quản lý dự án. Điều cần thiết khi làm người quản lý dự án là phải
thường xuyên liên lạc với khách hàng để báo cáo tiến độ của dự án và
thông báo các vấn đề phát sinh. Giống như một BA, người quản lý dự
án phải đảm bảo các kỳ vọng của khách hàng.
Như đã nói, đôi khi người quản lý dự án và chuyên viên phân tích nghiệp
vụ có thể thực hiện cùng một nhóm nhiệm vụ trong suốt vòng đời của dự án.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm tắt những trách nhiệm đặc trưng của người
quản lý dự án và chuyên viên phân tích nghiệp vụ như sau:
- Thông thường, một chuyên viên phân tích nghiệp vụ tập trung vào
dữ liệu tài chính và các hoạt động quản trị để đảm bảo hiệu quả tổng thể
của quy trình làm việc. Giảm chi phí trong một bộ phận và giúp khách
hàng giải quyết các vấn đề hiện có bằng cách cung cấp một sản phẩm
phần mềm đáp ứng kỳ vọng của họ.
- Mặt khác, người quản lý dự án liên tục theo dõi trạng thái của dự án
để đảm bảo rằng một nhiệm vụ cụ thể được giao cho một nhóm cụ thể sẽ
được hoàn thành đúng thời hạn. Nhiệm vụ là giữ cho tốc độ làm việc theo
kịp kế hoạch ban đầu. Đồng thời giải quyết kịp thời các vấn đề chưa được
dự báo trước để đáp ứng thời hạn deadlines mà không ảnh hưởng đến
chất lượng tổng thể của sản phẩm cuối cùng.

2. Sự khác biệt giữa người sở hữu sản phẩm ( PO ) và chuyên


viên phân tích nghiệp vụ ( BA ) là gì?

Trước tiên, hãy cùng mình tìm hiểu vai trò của Chủ sở hữu sản phẩm
(PO). PO chịu trách nhiệm quản lý các công việc như sau:

● Đảm bảo Product Backlog( danh sách chứa tất cả những thứ cần cho sản
phẩm) được hiển thị minh bạch và rõ ràng để cả nhóm biết sẽ làm việc gì
tiếp theo
● Đảm bảo nhóm hiểu các mục trong Product Backlog
● Thể hiện rõ ràng các hạng mục Product Backlog
● Sắp xếp thứ tự các items trong Product Backlog để đạt được mục tiêu và
kết quả tốt nhất
● Tối ưu hóa giá trị công việc mà nhóm thực hiện
Ngoài công việc tập trung vào Product Backlog, PO thường là người giao
tiếp chính với các bên liên quan khác của doanh nghiệp. Họ giúp nhóm tiếp cận
với các chuyên gia kinh doanh để có thông tin chi tiết về các chủ đề mà họ có
thể không biết. Họ cũng đóng vai trò như một người tìm kiếm các cơ hội đầu tư
bằng cách trình bày dự án kinh doanh để có thêm kinh phí.
Nói một cách đơn giản, PO là tiếng nói của khách hàng, còn chuyên viên
phân tích nghiệp vụ giống như đại diện của nhóm phát triển dự án hơn.
Nhưng mình xin tiết lộ nho nhỏ với các bạn: sự phân chia giữa hai vai trò này
hoàn toàn là đen và trắng.
PO thường hướng đến kinh doanh và khách hàng hơn, trong khi BA thường
mang tính chiến thuật và tập trung vào dự án. Nhưng với sự đào tạo và kỹ năng
của một BA điển hình, họ cũng đủ điều kiện để đảm nhận một số nhiệm vụ của
PO như: quản lý tồn đọng, chia nhỏ các việc lớn thành các việc hơn, lập mô
hình quy trình công việc và dữ liệu, xác định các quy tắc kinh doanh, giải quyết
các yêu cầu phi chức năng. Vì lý do đó, hai vai trò này thường chồng chéo lên
nhau.

You might also like