You are on page 1of 3

K4

1. Tại sao chọn dự án? Các vấn đề xem xét khi lựa chọn dự án là gì?
 Việc lựa chọn được thực hiện trong giai đoạn lập dự án. Đây là việc làm quan trọng bởi nó
có thể mang lại hiệu quả cao trong điều kiện các nguồn lực hạn chế.
 Cần xem xét một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng
tới tính khả thi, tính hiệu quả của dự án để từ đó có quyết định lựa chọn đúng dự án.
K7
1. Hãy trình bày các bước trong quy trình quản trị rủi ro của dự án. Lấy ví dụ minh
hoạ cho mỗi bước trong quy trình.
Bước 1: Lập kế hoạch quản trị rủi ro dự án
 Là một bước đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định sự thành công của những bước còn lại
trong quá trình quản trị rủi ro
 Đề ra các ngưỡng chấp nhận rủi ro của các bên liên quan, kinh phí và thời gian cho việc
quản trị rủi ro, định hướng các hành động quản trị rủi ro
Ví dụ: Trước khi ký kết một thực hiện một dự án BLĐ công ty sẽ họp nhóm các cá nhân, phòng
ban liên quan để lập ra một danh sách các rủi ro theo như danh mục .
Bước 2: Xác định rủi ro dự án
 Nhằm nhận định rủi ro, tìm hiểu các nguy cơ tiềm ẩn
 Liệt kê một danh mục các loại rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án qua đó có thể QT
Bước 3: Phân tích định tính rủi ro
 Đánh giá khả năng xuất hiện rủi ro cũng như mức độ tác động đến mục tiêu của dự án
 Đánh giá mang tính mô tả, căn cứ vào kinh nghiệm, khả năng của các chuyên gia và các nhà
quản trị
Bước 4: Phân tích định lượng rủi ro
 Tính toán xác suất xuất hiện rủi ro và mức độ tác động của nó tới mục tiêu dự án bằng các
con số cụ thể
 Phân tích định lượng rủi ro là căn cứ khoa học và chính xác hơn so với phân tích định tính.
 Phương pháp phân tích độ nhạy, xác suất, cây quyết định, mô hình Monte Carlo.
Bước 5: Lập kế hoạch đối phó
 Quá trình lựa chọn và đề xuất các hoạt động nhằm tận dụng cơ hội và giảm bớt hiểm họa
của rủi ro đối với dự án.
 Căn cứ vào danh mục rủi ro (bước 2) và mức độ nghiêm trọng của rủi ro (bước 3 & 4)
Vd “Nếu rủi ro đó trở thành sự thật, chúng ta sẽ làm gì?” Đề xuất chiến lược né tránh, giảm thiểu
và chia sẻ một số loại rủi ro nhất định.
Bước 6: Kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
 Quá trình duy trì việc kiểm soát rủi ro đã được xác định, phân tích lại các rủi ro đã xảy ra,
điều tiết các hành động trong kế hoạch dự phòng
 Trong trường hợp rủi ro xảy ra mà thực tế không nằm trong danh mục rủi ro đã được xác
định từ trước hoặc khác biệt so với phân tích ban đầu thì cần đánh giá lại các rủi ro đó để
đưa ra các biện pháp đối phó với rủi ro.
Ví dụ, một thời hạn bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của một thầu phụ A đến ngày 7/2/2019 hết hạn
trong khi chưa thực hiện khấu trừ hết trong các đợt thanh toán. Thì kế hoạch ứng phó là yêu cầu
thầu phụ A gia hạn thời hạn bảo lãnh tạm ứng đó. Nếu thời gian để thực hiện việc gia hạn của
ngân hàng là 1 tuần thì Điểm kích hoạt ở đây là ngày 1/2/2019
K10
1. Cơ cấu phân chia công việc (WBS)? Nêu trình tự lập WBS ( T.Hằng )
Cơ cấu phân chia công việc (WBS) là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các
nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể. Cần phải xác định, liệt kê và lập bản giải thích cho
từng công việc cần thực hiện của dự án.
Trình tự lập WBS:
 Phân tích công việc
 Lập danh mục và mã hóa các công việc
 Xác định thời gian, nguồn lực cho mỗi công việc
 Xác lập ma trận trách nhiệm
2. Trình bày ngắn gọn ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức dạng ma trận
* Ưu điểm:
 Sử dụng tối đa và phân phối hợp lý nguồn lực của đơn vị.
 Cùng lúc thực hiện nhiều công trình khác nhau.
* Nhược diểm:
 Có sự chồng chéo và va chạm về quyền lực của các chủ nhiệm dự án với trưởng các bộ phận.
 Kế hoạch điều phối phải thật chặt chẽ.
K11
1. Cho biết các bên liên quan đến dự án ?
Các thành phần liên quan, gồm:
 Chủ đầu tư.
 Nhà thầu: Đơn vị xây dựng công trình, lắp đặt trang thiết bị
 Các nhà tư vấn: Chuyên môn về khảo sát, thiết kế, lập dự toán, giám sát CT, nghiệm thu
chất lượng CT
 Chính phủ và lãnh đạo ở địa phương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính,
Ngân hàng Nhà nước
 Các nhà tài trợ: Ngân hàng, định chế tài chính, đối tác liên doanh
 Dân chúng tại địa phương thực hiện dự án
 Người thụ hưởng từ kết quả của dự án.
 Khách hàng: Đưa ra các yêu cầu về thời gian, chất lượng, chi phí
 Các bên cung ứng: có trách nhiệm cung ứng các loại vật tư, thiết bị, máy móc hoặc nhà cung
cấp trong các hợp đồng thầu chính, thầu phụ của dự án
2. Cho biết các công việc trong phương pháp cơ cấu dùng để giải quyết xung đột ?
 Giải thích rõ yêu cầu đối với công việc
 Tạo sự phối hợp và liên kết các hoạt động của các cá nhân ở những bộ phận khác nhau.
 Xác lập mục tiêu chung cho cả đội ngũ/tổ chức
 Áp dụng hệ thống thưởng/phạt
K12
1. Cho biết các PP lập ngân sách dự án. Tại sao dùng dự toán ngân sách kết hợp ?
 Dự toán ngân sách từ trên xuống
 Dự toán ngân sách từ dưới lên
 Dự toán ngân sách kết hợp
=> Dùng dự toán ngân sách kết hợp để giảm thiểu sự khác biệt giữa dự toán ngân sách từ trên
xuống và dự toán ngân sách từ dưới lên
2. Trình bày ngắn gọn các tố chất cần thiết của giám đốc dự án ?
 Có kiến thức chuyên môn, kết thức tổng hợp và kiến thức về quản lý
 Có năng lực lãnh đạo, ngoại giao và ra quyết định
 Có tính cách cởi mở, giỏi giao tiếp, phẩm chất đạo đức tốt

You might also like