You are on page 1of 67

QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN XÂY DỰNG

CHƯƠNG 2:
1 LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO,
NHẬN DẠNG RỦI RO
1.LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

2
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

§ Lập kế hoạch quản lý rủi ro là quá trình xác định làm thế nào
để tiến hành các hoạt động quản lý rủi ro đối với một dự án.
Lập kế hoạch cẩn thận và rõ ràng làm tăng xác suất thành
công cho những bước quản lý rủi ro còn lại.

- Lập kế hoạch quản lý rủi ro là quan trọng để đảm bảo sự


phù hợp giữa mức độ, loại, và tầm nhìn của mỗi rủi ro với
tầm quan trọng của chúng.
3
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

- Kế hoạch QLRR cung cấp các nguồn tài nguyên và thời gian
cho các hoạt động quản lý rủi ro, và để thiết lập một thỏa
thuận cơ sở cho việc đánh giá rủi ro.

- Kế hoạch quản lý rủi ro nên bắt đầu và hoàn thành sớm


trong quá trình lập kế hoạch dự án.

4
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

5
6
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT):


1. Phạm vi dự án
2. Kế hoạch quản lý chi phí
3. Kế hoạch quản lý tiến độ
4. Kế hoạch quản lý thông tin
5. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp (cơ cấu, chức
năng, năng lực, kinh nghiệm,…)
6. Quy trình tổ chức của ban QLDA (cơ cấu, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm,…)

7
I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT) (tt):

2. Kế hoạch quản lý chi phí:


Quá trình quản lý chi phí gồm:
§ Dự toán chi phí cho dự án
§ Kế hoạch ngân sách
§ Kiểm soát chi phí

Để xác định cơ cấu chi phí dự án, những tình huống phát sinh về chi
phí, chi phí dự phòng, và ngân sách cho quản lý rủi ro.

8
I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT) (tt):

3. Kế hoạch quản lý tiến độ:


Quá trình quản lý tiến độ gồm:
§ Xác định và sắp xếp các công việc
§ Dự trù thời gian và nguồn lực cho các công việc
§ Triển khai thực hiện và kiểm soát tiến độ

Những tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra trong suốt quá trình
thực hiện DA (ảnh hưởng tới công tác nào, thời điểm nào,…)

9
I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT) (tt):
4. Kế hoạch quản lý thông tin:
Thông tin của một dự án thông thường gồm 5 nhóm:
• Nhóm 1: Tài liệu chung bao quát về dự án (mục đích, nội dung, đầu ra,
hoạt động, kinh phí, thời gian,..), các tài liệu khác (các hướng điều hành, lịch
làm việc,…)
• Nhóm 2: tài liệu hợp tác với các bên liên đới (các văn bản ký kết, hợp
đồng, nôi dung các cuộc họp,…)
• Nhóm 3: tài liệu về hoạt động dự án (kế hoạch triển khai các hoạt động,
các hoạt động đã và đang triển khai, kết quả mua sắm, chi tiêu tài chính,…)
• Nhóm 4: các dữ liệu thu thập trong quá trình triển khai DA (các tài liệu
về đấu thầu, giám sát, thanh quyết toán,…)
• Nhóm 5: Hệ thống các báo cáo (báo cáo tiến độ, báo cáo giám sát, …)
10
I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT) (tt):

4. Kế hoạch quản lý thông tin:

Kế hoạch quản lý thông tin giúp:

ØXác định những sự tương tác của các bên tham gia trong mỗi giai
đoạn của quá trình thực hiện dự án.
Ø Khi có rủi ro xảy ra vào các thời điểm khác nhau của dự án: Những
ai sẽ chia sẻ thông tin và thực hiện đối phó với rủi ro

11
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO
II. KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ:
Lập kế hoạch cuộc họp và phân tích:
Nhóm thực hiện dự án lập kế hoạch tổ chức các cuộc họp để phát
triển kế hoạch quản lý rủi ro.
Thành viên cuộc họp:
- Thành viên nhóm thực hiện dự án
- Người tham gia: là bất kỳ ai trong tổ chức với trách nhiệm để quản lý rủi
ro và thực hiện kế hoạch đối phó.

12
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO
II. KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ (tt):
Lập kế hoạch cuộc họp và phân tích:
Trong những cuộc họp này cần:

ØLập kế hoạch chi tiết cho các hành động quản lý rủi ro
ØYếu tố chi phí và tiến độ thực hiện quản lý rủi ro được phát triển tương ứng
trong ngân sách và tiến độ chung của dự án.

ØDự phòng cho những tình huống bất ngờ (tài chính, thời gian, nguồn lực,…)

ØPhân công trách nhiệm


ØThiết kế mẫu chung cho các loại rủi ro

ØĐịnh nghĩa các thuật ngữ như: mức độ rủi ro, xác suất, sự ảnh hưởng mục tiêu
dự án, ma trận xác suất - ảnh hưởng,… 13
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

• III- ĐẦU RA CỦA KẾ HOẠCH QLRR (OUTPUT):


• Phương pháp luận: phương pháp, công cụ, nguồn dữ liệu để nhận
dạng, phân tích, đối phó, kiểm soát rủi ro.
• Phân định vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý rủi ro đối với mỗi
hoạt động cụ thể của kế hoạch QLRR
• Ngân quỹ, thời gian cho công tác QLRR
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH QLRR

1. Sơ bộ nhận dạng các rủi ro chính với DA:

§ Là quá trình nhận ra được tất cả rủi ro có nguy cơ xảy ra trong dự án


mà có thể đối phó và có thể dùng lý lẽ để giải thích được.

§ Yêu cầu mỗi người cung cấp danh sách cụ thể về các vấn đề trong
phạm vi chịu trách nhiệm của mình.

§ Tổ dự án xem xét từng yếu tố nguy cơ rồi đưa ra một danh sách tổng
hợp về các rủi ro với dự án.

15
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH QLRR (1):

1. Sơ bộ nhận dạng tất cả các rủi ro với DA (tt):


Sử dụng cơ sở dữ liệu rủi ro nội bộ, điều tra bên ngoài, phán
đoán chuyên gia và cơ cấu phân chia công việc WBS. Những
mục tiêu chính bao gồm:

• Tiến độ

• Chi phí

• Yêu cầu kỹ thuật

• Sức khỏe và an toàn


16
Ví dụ WBS

WBS như là một “cơ cấu của


vấn đề” để tìm ra các hiểm
họa cụ thể.
17
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH QLRR (1):
2. Cách đánh giá mức độ của rủi ro:
§ Là cách đánh giá về mức độ dự án sẽ chịu rủi ro là bao nhiêu nếu
như vấn đề rủi ro xảy ra.
§ Với mỗi vấn đề rủi ro, mức độ rủi ro được mô tả bằng các thuật ngữ
có liên quan và có định lượng
§ Đề xuất các kỹ thuật hoặc bằng kinh nghiệm để dự đoán khả năng
xảy ra và mức độ ảnh hưởng của mỗi vấn đề rủi ro.
§ Thu thập các dữ liệu có liên quan & các phân tích cơ bản có thể
cung cấp hướng đánh giá mức độ rủi ro

18
19
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH QLRR (1):
3. Xác định kế hoạch đối phó bất trắc và các điều kiện tiến hành/kết
thúc:
§ Xác định những việc cần phải làm để giảm ảnh hưởng của rủi ro.
§ Đồng thời cũng phải xác định các điều kiện bắt đầu/kết thúc một hoạt
động đối phó rủi ro.
4. Tổ chức quản lý rủi ro và xác định trách nhiệm:
§ Là quá trình xác định việc tổ chức giải quyết rủi ro và chịu trách nhiệm đối
với việc giải quyết rủi ro.
§ Chỉ ra các đơn vị thực hiện giải quyết rủi ro và trách nhiệm liên đới với
từng cá nhân
Kế hoạch quản lý rủi ro là một kế hoạch giúp các thành viên trong tổ dự
án có nhận thức chung rõ ràng về cách giải quyết rủi ro và vai trò
của họ trong kế hoạch này.
20
TIỂU LUẬN NHÓM (phần 1)
Với thông tin về dự án thực tế đã thu thập, các nhóm trình bày các nội dung
sau:
1. Giới thiệu dự án và chủ đầu tư DA:
1.1. Giới thiệu chung DA (tên, vị trí, các bên tham gia, tổng mức đầu tư, thành
phần tổng mức đầu tư, nguồn vốn,…)
1.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu
1.3 Điều kiện tự nhiên
1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5 Giới thiệu chủ đầu tư DA (cơ cấu tổ chức, năng lực, kinh nghiệm,..)

2. Lập kế hoạch quản lý rủi ro DA:


2.1. Các nguồn lực QLRR: Ngân sách, thời gian, tổ quản lý rủi ro,…
2.2 Các phương pháp, công cụ sử dụng (làm sau khi kết thúc môn học)
2.3 Phân tích và đưa ra nhận định chung về mức độ rủi ro cuả DA
21
2. NHẬN DẠNG RỦI RO

22
NHẬN DẠNG RỦI RO

§ Nhận dạng rủi ro (hay xác định rủi ro) là quá trình tìm hiểu, chỉ ra các
nguy cơ tiềm ẩn nào có thể tác động đến hoạt động của dự án và lập
những tài liệu về đặc điểm của chúng.

§ Mục đích của bước này là để tạo ra một danh sách toàn diện các rủi
ro dựa trên những sự kiện có thể tạo ra, tăng cường, ngăn chặn, làm
suy giảm, tăng tốc, hoặc trì hoãn việc đạt được các mục tiêu.

§ Xác định toàn diện là rất quan trọng, bởi vì một loại rủi ro không được
xác định ở giai đoạn này sẽ không được đưa vào phân tích về sau.
23
NHẬN DẠNG RỦI RO

§ Người tham gia bao gồm: nhà quản lý dự án, thành viên nhóm thực
hiện dự án, nhóm quản lý rủi ro (nếu có), khách hàng, các chuyên gia
chuyên ngành từ bên ngoài, người dùng cuối, người quản trị dự án
khác, và chuyên gia quản lý rủi ro. Ngoài ra tất cả nhân viên dự án nên
được khuyến khích nhận biết rủi ro.

24
NHẬN DẠNG RỦI RO
Nhận dạng rủi ro là quá trình lặp vì nguy cơ mới có thể tiến triển hoặc
được biết đến theo tiến độ dự án trong suốt qua vòng đời của nó.

§ Lần xác định thứ nhất do một phần tổ dự án hoặc tổ quản lý rủi ro thực
hiện.

§ Lần thứ hai do toàn bộ tổ dự án và các đối tượng có liên quan.

§ Và để phân tích mang tính khách quan, những người không liên quan
có thể tham gia trong lần xác định cuối cùng.

25
25

NHẬN DẠNG RỦI


RO

NHẬN ĐỊNH
THỨC RỦI DẠNG RỦI
RO RO
1. Nhận thức rủi ro

• Căn cứ vào các tài liệu của dự án (nhiệm vụ, mục tiêu của chủ đầu tư,
nhà tài trợ và các bên có liên quan, Hợp đồng dự án, cơ cấu phân tích
công việc, kế hoạch các nguồn lực,…). Ban quản lý dự án tự đánh
giá: có hay chăng dự án mà họ đang quản lý sẽ đối diện với các rủi
ro.
Nếu có thì dự án của bạn sẽ có thể gặp rủi ro và bạn nên nhanh chóng
thực hiện bước kế tiếp.
• Kinh nghiệm và trực giác là chìa khóa của bước này
• Phát triển RBS (Risk Breakdown Structure) để nhận dạng nguồn của
rủi ro
Ví dụ RBS

28
Tiêu thức phân loại nguồn rủi ro bao gồm:

• Rủi ro theo đối tượng như rủi ro về mặt kỹ thuật, chất lượng, rủi
ro ảnh hưởng đến chi phí…
• Rủi ro liên quan đến QLDA như phân bổ nguồn lực và thời gian
không phù hợp, khả năng lập kế hoạch kém,
• Rủi ro liên quan đến yếu tố tổ chức như mục tiêu chi phí, thời
gian, phạm vi của dự án mâu thuẫn nhau; thiếu việc sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên các dự án, nguồn tài chính thiếu hoặc bị gián
đoạn,…
• Rủi ro bên ngoài như thay đổi các chính sách và pháp lý, nguồn
nhân lực thay đổi, rủi ro của quốc gia, điều kiện thời tiết thay đổi.

29
2. Định dạng rủi ro:

Ban quản lý dự án căn cứ vào:


• Kinh nghiệm QLDA
• Tính chất dự án
• Môi trường xung quanh dự án
• Các bên tham gia dự án
• Quy định của địa phương
• …
è Xác định các rủi ro mà dự án có thể phải gánh chịu

30
Bảng mô tả chi tiết rủi ro (Theo Antonio Borghesi & Barbara Gaudenni)

31
32
CÔNG CỤ ĐỊNH DẠNG RỦI RO

2. CÁC KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU 3. DANH MỤC RỦI RO


( Information gathering techniques) (Checklist analysis)

2.1 KỸ THUẬT TẬP KÍCH NÃO 4. PHÂN TÍCH MÔ PHỎNG


(Brainstorming) (Assumptions analysis)

ĐỊNH 5. SƠ ĐỒ ISHIKAWA
2.2 KỸ THUẬT DELPHI
DẠNG RỦI (SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ)
(Delphi technique) RO (Diagramming Techniques)

6. PHÂN TÍCH SWOT


(Swot analysis)
2.3 PHỎNG VẤN
(Interviewing)
7. Ý KIẾN CHUYÊN GIA
(Expert judgment)
33
KỸ THUẬT TẬP KÍCH NÃO (BRAINSTORMING)
§ Được phát triển năm 1939 bởi Alex Osborn (1969)
§ Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn đề, các
ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất
phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng
đủ càng tốt. Chúng có thể rất rộng, rất sâu và không giới hạn bởi
các khiá cạnh nhỏ nhặt nhất cuả vấn đề.
§ Vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn)
khác nhau. Sau cùng các ý kiến được phân nhóm và đánh giá.
§ Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. Số
lượng người tham gia nhiều sẽ giúp tìm ra lời giải nhanh hơn và
toàn diện hơn.
34
KỸ THUẬT DELPHI

§ Là phương pháp để tổng hợp quan điểm của chuyên gia.


Kỹ thuật Delphi có tính vô danh và tính phản hồi.
§ Mỗi chuyên gia sẽ đưa ra dự báo tốt nhất của họ, dự báo sẽ được
tổng hợp thông qua bảng câu hỏi (chứ không phải là meeting).
Mỗi phản hồi cá nhân sẽ được giấu tên đi. Kết quả từ bảng câu
hỏi sẽ được lập thành bảng và gửi lại cho các chuyên gia. Các
chuyên gia sẽ được yêu cầu điều chỉnh câu trả lời của họ nếu dự
báo của họ ở 25% thấp nhất hay 25% cao nhất so với mức dự
báo tổng hợp.
§ Dự báo một lần nữa sẽ được tổng hợp, gửi về các chuyên gia và
quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được một khoảng dự báo
dao động nhỏ sau một số bước vừa phải. 35
DANH MỤC RỦI RO (CHECKLISTS)
Danh mục những yếu tố cần nhận dạng rủi ro có thể được
phát triển dựa trên lịch sử thông tin và kiến thức đã được tích luỹ từ
những dự án tương tự trước đây và từ nguồn thông tin khác. Cấp
thấp nhất của RBS cũng có thể được dùng làm danh mục rủi
ro.
Bảng liệt kê những mục cần kiểm tra có thể nhanh và đơn
giản, nhưng khó có thể thấu đáo. Nhóm QLRR nên đảm bảo tìm
hiểu những vấn đề không xuất hiện trên bảng liệt kê này.
Bảng liệt kê những mục cần kiểm tra nên được xem xét lại
trong suốt quá trình thực hiện dự án, kết hợp bài học kinh nghiệm
mới và cải thiện nó để dùng trong dự án tương lai.
36
DANH MỤC RỦI RO (tt)

Xây dựng danh mục (checklists) các yếu tố cần nhận dạng
rủi ro đối với dự án có thể từ:
§ Các công trình khoa học đã công bố
§ Các sách về QLDA và quản lý rủi ro
§ Cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro của công ty QLDA
§ Hỏi ý kiến chuyên gia

37
DANH MỤC RỦI RO (tt)
Các yếu tố được sử dụng để phát triển danh mục rủi ro
(checklists) có thể khác nhau, phụ thuộc vào nền tảng cơ bản
có thể là:
§ Nguồn của rủi ro
§ Kết quả của rủi ro (tổn thất doanh thu, gián đoạn kinh doanh,…)
§ Bản chất của rủi ro (loại rủi ro)
§ Loại hoạt động của công ty (hoạt động mua sắm, hoạt động sản
xuất, hoạt động phân phối, chuỗi cung ứng, hoạt động tài chính,….)
§ ….
38
37 SƠ ĐỒ ISHIKAWA (SƠ ĐỒ NHÂN QUẢ, HAY SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ)

39
VÍ DỤ SƠ ĐỒ ISHIKAWA
xác định và thể hiện rủi ro trong chi phí xây dựng

Nhân công Điều kiện làm việc Vật liệu An ninh

Ốm đau Đình công


Tổn thất lưu kho
Kiến thức Tai nạn LĐ Thất thoát
Lạm phát
Thời tiết Khen thưởng
Không đạt được
mục tiêu về chi phí
Máy sẵn có Máy đi thuê Thiết kế không đầy đủ

Bảo dưỡng Thiết kế không phù hợp

Máy móc Thay đổi thiết kế

40
39
PHÂN TÍCH MÔ PHỎNG

Từng dự án được xác định và phát triển dựa trên tập hợp
các giả thuyết, kịch bản, hoặc giả định. Phân tích mô phỏng tìm
hiểu giá trị của những giả định khi chúng áp dụng cho dự án.
Phương pháp này xác định rủi ro đến với dự án từ sự thiếu chính
xác, bất ổn, sự mâu thuẫn, hoặc tình trạng thiếu của giả định.

41
40 PHÂN TÍCH SWOT
Kỹ thuật này kiểm tra dự án từ ma trận SWOT (thế mạnh, điểm
yếu, cơ hội, và đe doạ) để xác định các rủi ro từ nội tại dự án.
q Kỹ thuật bắt đầu với việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
dự án hoặc lớn hơn là tổ chức của doanh nghiệp đầu tư. Những yếu tố
này thường được xác định bằng kỹ thuật tập kích não.
q Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, sau đó nhận
biết cơ hội nào cho dự án phát sinh từ thế mạnh tổ chức, và đe
doạ nào phát sinh từ điểm yếu tổ chức.
q Phân tích SWOT cũng kiểm tra mức độ mà thế mạnh tổ chức bù đắp
đe doạ và mức độ cơ hội có thể phục vụ để khắc phục điểm yếu.
42
VD: PHÂN TÍCH SWOT DỰ ÁN XÂY DỰNG – KHAI THÁC (BO): B3.3 TR.63
43
VD: PHÂN TÍCH SWOT DỰ ÁN XÂY DỰNG – KHAI THÁC (BO): B3.3 TR.63
44
Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Rủi ro có thể nhận biết trực tiếp từ các chuyên gia với kinh nghiệm
có liên quan của dự án hoặc khu vực kinh doanh tương tự. Chuyên gia
nên được nhận dạng bởi nhà quản lý dự án và được mời để xem xét tất cả
khía cạnh dự án sau đó đề nghị đưa ra rủi ro có thể xảy ra. Khuynh hướng
của chuyên gia nên tính đến trong quá trình này.

Bước 1: Phỏng vấn các nhân vật chủ chốt của các bên tham
gia dự án và các chuyên gia có nghiên cứu về rủi ro để tìm ra các
rủi ro tiềm năng mà dự án có thể đối diện
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát đại trà

45
KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN DẠNG RỦI RO
1. Danh sách nhận biết rủi ro:
Những rủi ro được nhận ra, được mô tả chi tiết, hợp lý. Cấu trúc rủi ro đơn
giản có thể được áp dụng, ví dụ như: Sự kiện có thể xảy ra (gây ra) Ảnh
hưởng, hoặc Nguyên nhân, Sự kiện có thể xảy ra (dẫn đến) Ảnh hưởng.
Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa của những rủi ro có thể được mô tả rành rọt
hơn. Đây là điều kiện cơ bản có thể để nhận ra một hoặc nhiều rủi ro.
Chúng nên được ghi lại và sử dụng trong các dự án tương lai.
2. Danh sách hồi đáp tiềm năng:
Những cách đối phó với rủi ro đôi khi được nhận biết trong quy trình nhận
dạng rủi ro, chúng có thể hữu ích là dữ liệu đầu vào cho kế hoạch đối phó
rủi ro.
46
CÁC LOẠI RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG

1. THEO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO:


a) Rủi ro kinh tế & tài chính
b) Rủi ro môi trường & chính sách
c) Rủi ro trong thiết kế - thi công
d) Rủi ro vật lý – khách quan

2. THEO NGUỒN GÂY RỦI RO:


a) Rủi ro từ bản thân dự án
b) Rủi ro từ bên ngoài

3. XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA:


a) Rủi ro xét trên góc độ chủ đầu tư
b) Rủi ro xét trên góc độ nhà thầu
c) Rủi ro trên góc độ TVTK, TVGS
47
CÁC LOẠI RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG

4. THEO CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN


a) Rủi ro trong chuẩn bị dự án
b) Rủi ro trong thực hiện dự án
c) Rủi ro trong kết thúc dự án

5. THEO TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO:


a) Rủi ro liên quan đến chi phí dự án
b) Rủi ro liên quan đến chất lượng công trình
c) Rủi ro liên quan đến tiến độ dự án

48
RỦI RO TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN
XÂY DỰNG GIAO THÔNG
1. Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án:

Rủi ro phát sinh do các nguyên nhân:


- Phân tích môi trường của DA thiếu chính xác, xác định công việc & tiêu
chuẩn về công nghệ, kỹ thuật, nguồn lực, thời gian & kết quả dự kiến
không chính xác.
- Huy động nguồn lực không phù hợp: kinh phí, công nghệ không phù
hợp ảnh hưởng đến tiến độ hoặc gây lãng phí.

49
RỦI RO TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN
XÂY DỰNG GIAO THÔNG
2. Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án:
Rủi ro phát sinh do các nguyên nhân:
- Ách tắc vốn: vốn tài trợ từ nước ngoài không thường xuyên và kịp thời. Vốn
trong nước bị cắt giảm khi nền kinh tế gặp khó khăn
- Vấn đề giải phóng mặt bằng
- Ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên: tới tiến độ xây dựng, chất lượng công
trình, hư hỏng máy móc thiết bị
- Sai sót trong khảo sát thiết kế, thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình thi
công
- Trình độ quản lý kém và tiêu cực
- Lãng phí và thất thoát: trong việc xác định giá vật tư, thiết bị, lập dự toán,…
50
RỦI RO TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN
XÂY DỰNG GIAO THÔNG

3. Rủi ro trong giai đoạn kết thúc dự án đưa CT vào khai thác:

Rủi ro phát sinh do các nguyên nhân:


- Quản lý công tác thu phí không chặt chẽ -> không hiệu quả
- Vi phạm quy định tải trọng của các phương tiện
- Công tác duy tu, bảo dưỡng không được chú trọng
- Các hành động phá hoại công trình

51
49 CÁC RỦI RO XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA

52
CÁC RỦI RO XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA

1. Rủi ro với chủ đầu tư:


- Giải phóng mặt bằng chậm, thiếu chi phí đền bù

- Điều kiện địa chất có những điểm không lường trước

- Các nguồn thông tin kém hiệu quả

- Biến động lãi suất, tỷ giá

- Lạm phát, tăng thuế suất

- Thiếu các nguồn chi trả

- ….
53
CÁC RỦI RO XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA
2. Rủi ro với nhà thầu thi công:
- Thời tiết không thuận lợi

- Tai nạn lao động

- Giá vật liệu tăng, thất thoát vật tư, chất lượng vật liệu kém

- Thiết kế có sai sót

- Đình công, dịch bệnh

- Phá đi làm lại

- ….
54
CÁC RỦI RO XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA
3. Rủi ro của tư vấn thiết kế:
- Sự đa dạng của các hình thức sở hữu -> không nhất quán về chất
lượng thiết kế

- Sự đa dạng các công cụ thiết kế (các tiêu chuẩn, phần mềm,…) -> sự
nhầm lẫn, sử dụng không đồng bộ

- Năng lực của đội ngũ thiết kế không đồng đều, việc lập dự toán còn
nhiều bất cập

- Công tác quản lý chất lượng thiết kế chưa đồng bộ

55
CÁC RỦI RO XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CÁC BÊN THAM GIA
4. Rủi ro của tư vấn giám sát:

- Trình độ tư vấn giám sát thiết kế hạn chế -> nhiều sai sót -> ảnh hưởng
chất lượng công trình, thất thoát vốn, chậm tiến độ

- Sự đa dạng của các tiêu chuẩn XD, các công nghệ thi công-> sự nhầm
lẫn, sử dụng không nhất quán trong chỉ đạo thi công và thẩm định chất
lượng công trình.

56
CÁC RỦI RO THEO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO
1. Rủi ro kinh tế & tài chính:
§ Lạm phát

§ Khả năng của quỹ tài chính

§ Tỷ suất dao động

§ Vỡ nợ tài chính

§ Không trả nợ đúng hạn

57
CÁC RỦI RO THEO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO

2. Rủi ro môi trường và chính sách:


§ Những thay đổi luật và lệ

§ Những yêu cầu cho sự chấp thuận

§ Luật và yêu cầu

§ Những quy định về an toàn và chống ô nhiễm

58
CÁC RỦI RO THEO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO
3. Rủi ro trong thiết kế và thi công:
§ Khối lượng thiết kế không hoàn chỉnh
§ Thiết kế khiếm khuyết
§ Lỗi và bỏ sót
§ Tiêu chí thiết kế không tương thích
§ Đình công
§ Năng suất lao động
§ Những điều kiện công trường khác nhau
§ Thay đổi thiết kế
§ Hư hỏng thiết bị 59
CÁC RỦI RO THEO TÍNH CHẤT CỦA RỦI RO
4. Rủi ro vật lý, khách quan:
§ Hư hỏng kết cấu, thiết bị
§ Tai nạn lao động
§ Cháy
§ Trộm cắp
§ Lụt lội, sạt lở đất, mái dốc
§ Hự hỏng do bão, lốc
§ Động đất

60
(Nguồn: Antonio Borghesi 61
& Barbara Gauden)
Ví dụ Rủi ro chất lượng
Một nhà phát triển đã thuê một công ty xây dựng xây một tòa nhà 10
tầng với hình học và bê tông tường phức tạp, với lỗ hình lục giác phân bố
không đều, tạo thành một mô hình tinh xảo, và kèm theo một cấu trúc thủy tinh
để phù hợp các văn phòng.
Các nhà thầu đã hoàn thành công trình trong thời gian và dưới ngân
sách, nhưng nhiều chi tiết trong các khớp nối của kết cấu bê tông làm ảnh
hưởng đến vẻ đẹp của tòa nhà.
Thật không may, điều này không có trong các điều khoản của hợp
đồng và do đó đây không được coi là một nguy cơ khi lên kế hoạch. Lẽ ra điều
này nên được xem xét, bởi vì rủi ro này có khả năng xảy ra cao, đặc biệt là
trong khoảng thời gian rất ngắn cho phép.
Đương nhiên, các nhà thầu phải khắc phục tình hình bằng cách đánh
bóng bê tông và làm đầy không gian giữa các tấm bê tông, nhưng nó cũng làm
chậm trễ thời gian khai trương tòa nhà.

62
Ví dụ Rủi ro Thời gian
Một nhà thầu đã được trao một hợp đồng do Đoàn Kỹ sư xây dựng một
con đê dọc theo sông Mississippi trong 150 ngày; công việc phải được thực hiện
bằng cách sử dụng xà lan mà cần một độ sâu nhất định của nước, được điều khiển
bởi ổ khóa và các con đê ngăn nước.
Các nhà thầu đã cung cấp ghi chép lịch sử của các độ sâu của dòng sông
trong khu vực, trong đó cho thấy mức độ của nó giảm xuống dưới mực nước thấp
trong thời gian nhất định. Ngay sau khi các nhà thầu bắt đầu làm việc, Đoàn Kỹ sư
giảm mức độ của dòng sông bên dưới mực nước thấp. Do đó, các nhà thầu đã phải
ngừng hoạt động trong 69 ngày.
Hội Kỹ sư cấp một phần mở rộng thời gian nhưng từ chối trả tiền cho chi
phí gia tăng. Tòa án phán quyết rằng các nhà thầu không có quyền để tăng chi phí,
bởi vì các thông tin có sẵn tại thời điểm đấu thầu chỉ ra rằng có thể xảy ra trường
hợp nước nông. Do đó, rất rõ ràng để nhận ra mối đe dọa và rủi ro tương ứng,
nhưng điều này đã KHÔNG được xem xét. 63
Ví dụ Rủi ro…
Asselin và Cahalan (2000) đề cập đến một trường hợp phải đi đến Tòa án,
trong đó một hợp đồng xây đường hầm cho hệ thống thoát nước. Đất được dự đoán
có thể bị ô nhiễm. Do đó, một điều khoản đã được thêm vào cho các nhà thầu để
xem xét ngăn chặn các chất gây ô nhiễm. Trong thời gian xây dựng, các nhà thầu
tìm thấy Creosote độc bị rò rỉ vào đường hầm, gây ra sự ngừng việc. Các nhà thầu
tuyên bố thêm chi phí, nhưng chủ đầu tưtừ chối, với lập luận rằng nhà thầu phải
đảm nhận rủi ro.
Tuy nhiên, Toà án phán quyết rằng các nhà thầu không thể dự đoán trước
tình trạng này và chấp thuận yêu cầu bồi thường của NT.
Rõ ràng, các nhà thầu không thể lường trước được sự xuất hiện của
creosote độc hại, tuy nhiên, họ đã giả định một rủi ro, từ đó, xem xét khả năng sẽ
làm việc với đất bị ô nhiễm. NT đã nên làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và
nhìn cho ra nguy cơ tiềm ẩn.
64
Ví dụ Rủi ro Pháp lý
Nếu một doanh nghiệp quyết định xây dựng một tòa nhà
22 tầng tại nơi tối đa cho phép 15 tầng. Chắc chắn UBND thành
phố này sẽ cấm nó, trừ phi DN đề xuất một khoản bồi thường.
Điều này làm tăng chi phí dự án và sẽ ảnh hưởng đến việc phân
tích tài chính và kinh tế của DA. Do đó,
Nếu DN vẫn tiếp tục với kế hoạch của mình, có một rủi ro
là City Hall sẽ ngừng công trình hoặc thậm chí phá hủy nó nếu đề
xuất bồi thường không được chấp thuận.

65
Ví dụ Rủi ro điều kiện tự nhiên
Ví dụ này đề cập đến con đập Vajont ở phía Bắc nước Ý - lớn
nhất ở châu Âu, được hoàn thành năm 1963.
Khi vừa mới hoàn thành đã phải chịu một thảm họa. Trong khi
các hồ chứa đang được lấp đầy, sự thiếu ổn định trong những ngọn núi bao
quanh hồ dẫn đến sự sụp đổ của một số lượng lớn các tảng đá vào hồ chứa.
Làm chết hàng ngàn người cả phía trên và phía dưới đập.
Trong quá trình xây dựng đã cho thấy các triệu chứng về sự thiếu
ổn định của một trong những ngọn núi tạo nên hồ nước, nhưng không được
xem xét hoặc có thể bị coi là không quan trọng.
Đây rõ ràng là một ví dụ cho thấy một mối đe dọa đã được phát
hiện với một xác suất cao và với sự chắc chắn rằng sự tác động sẽ là thảm
họa. Và thật không may, nó đã xảy ra.

66
TIỂU LUẬN NHÓM (phần 2)
Xác định toàn bộ các rủi ro có thể xảy ra với dự án nghiên
cứu của nhóm.

Yêu cầu cụ thể:


- Có thể hệ thống các yếu tố rủi ro theo các giai đoạn DA hoặc
theo bản chất rủi ro,...
- Chỉ rõ nguồn gốc, nguyên nhân của mỗi rủi ro gắn liền với Dự án
nghiên cứu
- Mỗi yếu tố rủi ro phải cụ thể và chỉ gồm 1 nội dung

BẢNG RỦI RO NÀY SẼ LÀ CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI


KHẢO SÁT Ở PHẦN SAU.

67

You might also like