You are on page 1of 28

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------------------------------

BÁO CÁO NHÓM

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MS PROJECT TRONG QUẢN


LÝ DỰ ÁN
Nhóm thực hiện

Nguyễn Thị Bích Giang 050608200313

Nguyễn Phương Anh 050608200236

Lê Minh Thư

Nguyễn Ngọc Phương Trâm

Nguyễn Công Thái


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ và tên)


LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm dự án và quy trình quản lý dự án
1.1.1. Khái niệm dự án
Dự án có thể được hiểu là hệ thống các công việc được xác định rõ mục tiêu, nguồn lự
c cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc. Nói cách khác, dự án là một quá trình hoạt động đã x
ác định rõ mục tiêu cần phải đạt được trong những ràng buộc nhất định về thời gian và nguồn
lực để đạt mục tiêu đó.
1.1.2. Quy trình quản lý dự án
Quy trình quản lý dự án là quá trình thực hiện các bước nhằm đưa dự án đến mục tiêu đã đặt r
a.

Thiết lập dự án
Khởi tạo dự án có hai hoạt động chính:

 Xây dựng bản tuyên bố dự án: Nội dung của bản tuyên bố dự án sẽ thể hiện tổng quát:
Mục tiêu dự án, các yếu tố tác động, quyền hạn, vai trò – trách nhiệm những vị trí
quan trọng và các rủi ro…

 Xác định những người liên quan: Bao gồm việc nắm rõ vai trò và thu thập thông tin
những người sẽ làm việc và hỗ trợ dự án.
Lập kế hoạch dự án

Đây là một trong các giai đoạn quan trọng nhất của vòng đời dự án. Vì vậy, xác định
và tạo ra một kế hoạch chi tiết với các công việc, lịch trình, nguồn lực, ngân sách và cá
c mục tiêu cụ thể. Lập kế hoạch cũng bao gồm xác định rủi ro, đánh giá và phân bổ tài
nguyên một cách hợp lý.
Để xây dựng bản kế hoạch cụ thể, toàn diện phải dựa trên các : yêu cầu của
khách hàng, thời gian, chi phí, chất lượng, nhân sự, truyền thông, rủi ro, đấu thầu, tích
hợp… Trong đó 4 yếu tố cần có của bản kế hoạch dự án :
 Có sự tham gia của đầy đủ các bên (Bought-in)
 Thể hiện chính thức bằng văn bản tất cả 9 phương diện trên (Formal)
 Được phê duyệt bởi hội đồng xét duyệt kế hoạch (Approval)

Tính khả thi (Realistic).


Thực thi dự án

Xây dựng đội ngũ dự án, phân công nhiệm vụ và cung cấp nguồn lực cho từng c
ông việc. Điều phối và điều chỉnh công việc đảm bảo tiến độ và chất lượng dựa trên kế
hoạch đã đề ra. Quản lý tài nguyên và giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện.
Kiểm soát dự án

Đánh giá tiến độ dự án, so sánh với kế hoạch và xác định bất kỳ sai lệch nào việ
c này bao gồm theo dõi, đánh giá, báo cáo tiến trình dự án và chất lượng công việc cũn
g như quản lý thay đổi dự án và xử lý rủi ro . Vì thế giải pháp đồng thời kết hợp công cụ ki
ểm soát tự động vào hoạt động quản lý giúp việc theo dõi, giám sát dự án nhanh nhạy hơn, chí
nh xác hơn, tiết kiệm hơn.

Kết thúc dự án
Muốn kết luận một dự án đã kết thúc hay chưa phải dựa vào những mục tiêu dự án đã
đạt được hay chưa và kèm theo đó là lệnh kết thúc do yêu cầu khách hàng, từ lãnh đạo dự án,
bên có thẩm quyền quyết định. Bên cạnh những công tác giải phóng nguồn lực, thống kê lại tà
i chính hay bàn giao sản phẩm, đóng hợp đồng, nhà quản lý cùng đội của mình cần đánh giá l
ại công tác triển khai dự án, . Những kết quả chấp nhận được ở từng giai đoạn là tiền đề cho g
iai đoạn tiếp theo, thể hiện hiệu suất và tạo nên vòng đời dự án.

Sau khi đã kết luận được dự án tiếp cận được giai đoạn đóng thì cũng cần phải có nhữ
ng bước sau đây để có thể hoàn thành được một dự án hiệu quả nhất có thể:

 Đánh giá hiệu quả dự án: đánh giá tổng quan và đánh giá chi tiết hiệu quả từng công
việc, hạng mục của dự án.

 Phân tích hoạt động của các thành viên trong nhóm: tinh thần, năng lực, chuyên môn
của từng thành viên đáp ứng được yêu cầu của dự án hay không, những nhân sự này
cần điều chỉnh như thế nào ở các dự án tiếp theo.
 Phân tích dự án: xác định những thành tựu đã đạt được, rút kinh nghiệm từ những thất
bại của dự án để có thể tránh tái diễn ở những dự án kế tiếp.
 Quyết toán: tất toán ngân sách dự án.

1.2. Phần mềm quản lý dự án


1.2.1. Phần mềm quản lý dự án
Trello

Trello là phần mềm quản lý dự án phổ biến tại nhiều nước, có bản sử dụng miễn phí trọn đời c
ho người dùng. Đồng nghĩa với đó, người dùng bị giới hạn tính năng so với bản tính phí. Tag
tên người dùng hay tag tên công việc để dễ dàng theo dõi và quản lý. Đầy đủ phiên bản mobil
e, PC, Laptop hay tablet cho người dùng có thể quản lý dự án mọi lúc mọi nơi.

Asana
Asana là phần mềm quản lý dự án cơ bản giúp theo dõi dự án, công việc, t
hời gian, nguồn lực, tất cả chỉ với một giao diện đơn giản. Bạn có thể xem
tổng quan hoặc chi tiết dự án, hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua
bảng Kanban hoặc To-do-list... Asana là một phần mềm đáp ứng khá đầy đ
ủ nhu cầu của một nhà quản lý muốn kiểm soát khối lượng công việc đồ sộ của công ty.
Wrike
Wrike cũng là một giải pháp quản lý dự án với nhiều tính n
ăng cao cấp và khả năng tích hợp mạnh mẽ, giúp thay thế e
mail và hầu hết công cụ làm việc khác. Theo đánh giá của
Business News Daily, phiên bản miễn phí của Wrike cũng
là lựa chọn hàng đầu cho những team nhỏ hoặc các start-up không có nhiều kinh phí.

1.2.2. Phần mềm quản lý dự án có bản quyền


Basecamp

Basecamp là một công cụ quản lý dự án trực tuyến đơn giản và rất phổ biến. Đây là phầ
n mềm giúp bạn quản lý dự án từ xa hiệu quả, giao và nhận việc cho các thành viên trong dự á
n tức thời, chính xác.
Một số tính năng mà Basecamp cung cấp bao gồm:

 Bảng tin: giúp đưa những thông báo, ý tưởng mới, cập nhật tiến độ… ngay trên giao
diện hiển thị để nắm bắt thông tin nhanh nhất.
 Tạo List công việc cần hoàn thành, được chỉ định hay những công việc/dự án tới hạn.
 Lên lịch trình công việc theo mức độ quan trọng của các đầu việc.
 Tạo group chat để trao đổi công việc…
Jira Software
Jira Software là một hệ thống quản lý công việc và dự án phổ biến được
phát triển bởi Atlassian. Jira cung cấp các tính năng giúp bạn có thể dễ
dàng tùy chỉnh quy trình làm việc, giao tiếp nhóm và quản lý rủi ro. Nó
cũng tích hợp tốt với các công cụ phát triển phần mềm như Agile và Scr
um.
Microsoft Project

MS Project của Microsoft (MS) là một chương trình có khả năng rất lớn, được ứng dụng trong
hầu hết các lĩnh vực khác nhau .MS Project là chương trình được tổ chức dưới dạng bảng và c
ác biểu đồ quan sát. Cho phép người dùng cập nhật, lập các bảng báo cáo một cách dễ dàng tr
ong bất cứ thời diểm nào của một dự án. Bên cạnh đó MS Project còn cho phép làm việc cùng
lúc với nhiều dự án, độc lập hoặc liên quan với nhau. Một điều quan trọng nữa là nó cung cấp
khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, như thay đổi thời gia
n thực hiện công tác nào đó, thay đổi điều kiện ràng buộc công tác, phân bố lại tài nguyên...

Các yêu cầu cơ bản cho máy tính và phần mềm hỗ trợ:

 Môi trường hoạt động: Microsoft 9x/Me/2000/XP.


 Cấu hình máy tính: Chỉ cần đáp ứng được yêu cầu theo hệ điều hành trên.
 Có thể cài đặt MS Project độc lập, không cần kèm theo bất cứ chương trình nào.
CHƯƠNG 2. CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN MICR
OSOFT PROJECT 2016
2.1. Giới thiệu tổng quan
Microsoft Project (viết tắt là MSP) là phần mềm quản lý dự án được phát triển và cung
cấp bản quyền. Đây là phần mềm được phát triển để hỗ trợ quản lý dự án trong việc phát triển
các kế hoạch, phân công nguồn lực cho dự án, quản lý ngân sách, theo dõi tiến độ quá trình
hoạt động và số lượng công việc, xác định các công việc cụ thể, sắp xếp thứ tự các công việc,
ước tính nguồn lực cho hoạt động, ước tính thời lượng hoạt động.
MSP tạo ra ngân sách dựa trên việc phân công công việc và tỷ lệ tài nguyên của dự án.
Phân bố nguồn lực và chi phí cho các công tác. Quản lý dự án theo tiến độ và chi phí bằng
phương pháp Earned Value Method. Cộng tác và chia sẻ dữ liệu với những thành viên trong
nhóm để tăng năng suất làm việc.
MSP hỗ trợ các mẫu tích hợp sẵn và các công cụ lên lịch quen thuộc sẽ giúp nhà quản
lý dự án và người dùng luôn làm việc hiệu quả. Việc tích hợp chặt chẽ với Power BI mang
đến các bản phân tích nâng cao để hỗ trợ đưa ra quyết định tốt hơn. Với tính năng quản lý tác
vụ và thời gian được đơn giản hóa, các nhóm có thể nhập các cập nhật từ mọi nơi, đem lại khả
năng giám sát điều hành cao hơn.
2.2. Giao diện phần mềm

Microsoft Project có thể được khởi động bằng 2 cách:

 Cách 1: Ở menu Start → All Programs → Microsoft Office 2016→ Project 2016.
 Cách 2: Mở trực tiếp một tập tin có đuôi mở rộng là *.mpp.
Khi thực hiện khởi động Project, màng hình khởi động của MSP sẽ xuất hiện. Ở đây,
chúng ta có thể nhanh chóng mở các tập tin Project nào đó gần đây, hay có thể tự tạo mới một
dự án dựa trên những mẫu sẵn có.
Giao diện Microsoft Office Fluent (thanh Ribbon). Với Ribbon, bạn có thể truy cập
đến các tab trên cửa sổ chương trình một cách dễ dàng.

Màn hình giao diện chính gồm:

 Hệ thống các Menu chính.


 Các cửa sổ tùy chọn trên thanh công cụ dọc.
 Các biểu tượng và phím tắt trên thanh công cụ ngang.
 Để đến Backstage, click vào File trên giao diện Microsoft Project.
 Save, Save As, Open và Close là các chức năng chuẩn trong Office.
 Info là nơi để bạn truy cập đến các tập tin dự án.
 Recent hiển thị các tập tin Project bạn sử dụng gần đây nhất.
 New cho phép bạn tạo một dự án mới dựa trên các mẫu có sẵn.
 Print được sử dụng cho phép bạn có thể in một dự án.
 Help cho phép bạn xem các trợ giúp, hướng dẫn trực tuyến về cài đặt Project
hoặc các thông tin về bản quyền sản phẩm Microsoft Project.
 Options cho phép bạn thiết lập cho chương trình Microsoft Project.
 Trong giao diện cửa sổ làm việc của Project bao gồm các thành phần chính
sau:
 Quick Access Toolbar (thanh công cụ truy cập nhanh): đây là một khu vực tùy
chọn của giao diện Project mà bạn có thể thêm các lệnh thường xuyên sử dụng.

 Tab và Ribbon: dùng để thay thế cho các trình đơn thả xuống (drop menu) và các
thanh công cụ truyền thống. Mỗi Tabs sẽ liên quan đến một loại hình hoạt động trong
Project. Ribbon (dải) là khu vực chứa đựng các lệnh mà bạn sẽ sử dụng để thực thi các
hành động trong Project.

 Nhóm lệnh là tập hợp các lệnh có liên quan tới nhau. Mỗi tab sẽ được chia thành
nhiều nhóm lệnh.

 Lệnh là các tính năng cụ thể để thực thi hành động trong Project. Mỗi tab chứa đựng
một số lệnh.

 View là khung hình xuất hiện trong cửa sổ làm việc của Project, có thể hiển thị một
khung hình đơn hoặc nhiều khung hình khác nhau trong cửa sổ làm việc.

 Phím tắt View sẽ cho phép bạn nhanh chóng chuyển đổi giữa một số khung hình nhìn
thường xuyên được sử dụng trong Project.

 Thanh trượt Zoom là dùng để thay đổi phạm vi quan sát của khung nhìn vào giao
diện của Project.

 Thanh trạng thái sẽ hiển thị một số chi tiết quan trọng chẳng hạn như chế độ tiến độ
của nhiệm vụ mới và xem bộ lọc nào đang được áp dụng cho khung hiện tại.
 Shortcut menu và Mini toolbar có thể được truy cập thông qua việc click chuột phải
bất kỳ vào một mục dữ liệu nào đó mà bạn thấy trong khung hình.
2.3. Một số thao tác cơ bản
2.3.1. Tạo mới dự án
Để tạo một kế hoạch làm việc đầu tiên là tạo ra một file dữ liệu mới, cũng như thiết
lập thời gian tiến hành kế hoạch và các thông tin chung về dự án.
Để tạo một dự án từ mẫu:
Bước 1: Mở Project (nếu bạn đang làm việc trong một dự án khác thì hãy chọn một tệp mới)
Bước 2: Chọn một mẫu trong File (có thể tìm kiếm mẫu trực tuyến) hoặc tạo một dự án trống
để tạo dự án từ đầu.
Bước 3: Sau đó chọn các tùy chọn bạn muốn, rồi chọn Tạo.

2.3.2. Thiết lập thông tin dự án


Thiết lập thông tin dự án là một bước quan trọng, cần được thực hiện trước khi bắt đầu
lập các giai đoạn cho dự án.
Dưới đây là 2 phần thiết lập cơ bản cho thông tin dự án chúng ta phải thực hiện:
Thiết lập thông tin chung của dự án: File → Info → Project Information → Advanced
Properties.
Nhập tên dự án, người quản lý, công việc,...
Thiết lập đơn vị thời gian cho dự án: File → Options → Schedule.

 Week start on: chọn ngày bắt đầu 1 tuần mới cho dự án.
 Fiscal year starts in: chọn năm tài chính (tài khóa) bắt đầu bằng tháng nào của năm.
Thông thường là tháng 1 dương lịch.
 Default start time/end time: chọn thời điểm bắt đầu/ kết thúc ngày làm việc. Hình
minh họa là làm từ 8h sáng đến 5h chiều.
 Xác định số giờ làm việc trong ngày (Hours per day), số giờ làm việc trong tuần
(Hours per week), số ngày làm việc trong tháng (Days per month).
 Xác định kiểu đơn vị tài nguyên là thập phân (Decimal) hay % (Percentage) trong
Show assignment unit as a.
 Mặc định cách tạo ra các công việc mới trong New tasks created là tự động (Auto
schedule) hay thủ công (Manual schedule). Nên chọn Auto để quen thuộc với các
phiên bản MP trước.
 Lựa chọn thời điểm tính tiến độ của dự án theo ngày bắt đầu (Project start date) hay
ngày hiện tại (Current date) trong Auto schedule tasks scheduled on.
 Lựa chọn đơn vị thời gian trong dự án trong Duration is entered in (thông thường
chọn là ngày) và đơn vị công việc trong dự án trong Work is entered in (thông
thường chọn là giờ công).
 Chọn định dạng công việc trong Default task type (Chọn Fix Duration – đây là lựa
chọn phổ biến ở Việt Nam).
 Bỏ chọn New task are effort – driven.
 Bỏ chọn Auto link inserted or moved tasks.
 Bỏ chọn Task will always honor their constraint dates. Chọn chế độ On trong
Calculator project after each edit để dự án luôn được tính toán lại ngay khi có sự
thay đổi.
 Bỏ chọn Update task status updates resource status (trong giai đoạn lập kế hoạch,
chúng ta đang lập dữ liệu ban đầu, chưa kiểm soát đo lường tiến trình hay cập nhật thì
nên loại bỏ đặc điểm này).
 Lựa chọn chi phí cố phí được tính phân bổ (Prorated), ngay khi bắt đầu công việc
(Start) hay khi kết thúc công việc (Finish) trong Default fixed cost accrual.
 Thiết lập thời gian dự án: Project → Project Information. Tại Start date (và
Finish date), nhập ngày bắt đầu (và kết thúc) của dự án hoặc click vào biểu tượng mũi
tên để hiển thị lịch và chọn ngày. Chọn ngày hiện hành trong Current date mặc định
lấy bằng ngày của máy tính, có thể chọn bằng ngày khác. Chọn loại lịch áp dụng cho
dự án trong Calendar.
2.3.3. Tạo lịch
Một dự án luôn tồn tại những lượng công việc phải thực hiện khác nhau nên cần phải
tạo lập một định dạng lịch trình làm việc riêng để phù hợp với dự án của bạn. Theo đó, lịch
làm việc được sử dụng trong Microsoft Project 2016 được thiết lập về lịch trình làm việc cũng
như thời gian cho các tác vụ của dự án một các mặc định. MSP đã thiết lập 8 giờ mỗi ngày,
tuần làm việc 5 ngày. Vì thế chúng ta có thể thay đổi mặc định này thành những định dạng
phù hợp hơn với các giai đoạn công việc cần thực hiện.

 Trên tab Project chọn Change Working Time.


 Vào Options … để thiết lập lại lịch cho dự án bao gồm thời gian bắt đầu làm việc,
thời gian kết thúc, số giờ làm việc.
 Vào tab Exception nhập thông tin Name, Start, Finish sau đó nhấn Details… để lựa
chọn ngoại lệ cho ngày đó, ngày đó có phải là ngày làm việc hay không? Thời gian
làm việc thế nào?
 Vào tab Work weeks chọn Details chọn các ngày sẽ làm việc của 1 tuần trong dự án
(ví dụ này làm cả thứ 7 và chủ nhật) sau đó chọn Set day(s) to these specific working
times rồi khai báo thời gian làm việc của buổi sáng và chiều (From..to).

2.3.4. Tạo danh sách công việc


2.3.4.1. Lập danh sách các tác vụ của dự án
Để quản lý hiệu quả một dự án, bước đầu ta cần tạo lập danh sách các nhiệm vụ. Từ đ
ó, có thể xác định được tất cả các nhiệm vụ cần thiết và có một cái nhìn tổng quát nhất về dự á
n.
Bước 1: Vào task chọn Grantt Chart
Bước 2: Tại giao diện Project, ta tiến hành nhập trực thông tin của danh sách công việc bao
gồm tên công việc (Task Name), thời lượng (Duration), Ngày bắt đầu (Start), Ngày kết thúc
(Finish), …

Hoặc có thể nhập từ hộp thoại Task Information: Task → View Task Information →
General, hoặc nhấp đúp chuột vào công tác.
Percent complete: % công tác đã hoàn thành. Cập nhật tiến độ thực tế công tác.
Priority: mức độ ưu tiên công tác.

2.3.4.2. Phân cấp công việc


Các nhiệm vụ con (subtasks) nằm bên trong các nhiệm vụ lớn. Sau khi đã xây dựng
danh sách các tác vụ từ trên xuống dưới, ta tiến hành tạo các nhiệm vụ con như sau:
Bước 1: Chọn các nhiệm vụ con của một nhiệm vụ (có thể là một hoặc hơn 1 nhiệm vụ là con
của nhiệm vụ khác) bằng cách bôi đen các nhiệm vụ đó.
Bước 2: Trong Menu Task nhấn Indent Task để báo rằng đây là một nhiệm vụ con.
2.3.4.3. Thiết lập deadline
Bước 1: Kích đúp vào nhiệm vụ cần thiết lập để mở hộp thoại Task Information.
Bước 2: Chọn tab Advanced vào phần Deadline chọn ngày là hạn cuối cùng.

2.3.4.4. Nhập các ghi chú nhiệm vụ (Task note)


Bước 1: Chọn task cần chèn ghi chú, nhấn chuột phải chọn Note
Bước 2: Sau khi hiển thị hộp thoại, ghi lại những ghi chú cần thiết. Nhấn Ok để lưu ghi chú v
à kết thúc, nhấn cancel để hủy thao tác.
2.3.4.5. Thiết lập kiểu công việc
Task → Task Information → Advanced → Task Type.
Fixed Duration: Cố định khoảng.
Fixed Units: Cố định đơn vị.
Fixed Work: Cố định giờ làm việc.

2.3.4.6. Ràng buộc công việc


Task → Task Information → Advanced → Constrain type.
 As Soon as Possible: Công việc không bị ràng buộc.
 As Late as Possible: Công việc này phải bị trì hoãn càng lâu càng tốt.
 Finish No Earlier Than: Công việc phải kết thúc sau ngày tháng chỉ định.
 Finish No Later Than: Công việc phải kết thúc sớm hơn ngày tháng chỉ định.
 Must Finish On: Công việc phải kết thúc chính xác vào ngày tháng chỉ định.
 Must Start On: Công việc phải bắt đầu chính xác vào ngày tháng chỉ định.
 Star No Earlier Than: Công việc phải bắt đầu muộn hơn ngày tháng chỉ định.
 Start No Later Than: Công việc phải bắt đầu trước ngày tháng chỉ định.
2.3.5. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc

Các quan hệ của công việc Mô tả Ví dụ


Công việc B (công việc phụ thuộc) khô Công việc viết một chương của cuốn sác
Finish – to – Start
ng thể bắt đầu khi công việc A chưa kế h phải được hoàn thành trước khi thực hi
(FS)
t thúc. ện công việc.
Công việc B (công việc phụ thuộc) khô
Start – to – Start Đặt giấy và cơ sở in liên quan chặt chẽ
ng thể bắt đầu khi công việc A chưa bắ
(SS) với nhau vì nó đồng thời xảy ra.
t đầu.
Công việc B (công việc phụ thuộc) chư Các công việc yêu cầu phải có thiết bị
Finish – to – Finish
a thể kết thúc khi công việc A chưa kết phải kết thúc khi thời hạn thuê các thiết
(FF)
thúc. bị cũng kết thúc.
Công việc B (công việc phụ thuộc) chư Ngày bắt đầu in cuốn sách cũng là ngày
Start – to – Finish
a thể kết thúc khi công việc A chưa bắt đánh dấu các công việc về biên tập đã
(SF)
đầu. kết thúc

2.3.6. Tài nguyên dự án


Các kiểu nguồn lực (tài nguyên):

 Resource Name: Nhập tên tài nguyên.


 Type: Kiểu.
 Material Label: Nhãn vật liệu.
 Group: Nhóm.
 Max. Units: Số đơn vị tài nguyên tố đa tính cho 1 ngày.
 Std.Rate: Giá chuẩn.
 Ovr.Rate: Giá ngoài giờ.
 Cost/Use: Phí sử dụng tính cho 1 tài nguyên.
 Accue: Phương pháp tính giá.
 Base Calendar: Lịch cơ sở.
 Code: Mã tài nguyên.

Cách thiết lập tài nguyên cho dự án


Bước 1: Tại giao diện Project, trên thanh Tab, chọn View → chọn Resource Sheet.
Bước 2: Tiến hành nhập liệu tài nguyên cho các công việc.

2.3.7. Phân bổ tài nguyên cho các công việc


Cách 1: Phân bổ tài nguyên theo cách nhập liệu thủ công
Bước 1: Tại giao diện Project, trên thanh Tabs, ta chọn View → Gantt Chart.
Bước 2: Tại cột Resource Name, ta chọn tài nguyên sẽ phụ trách cho các công việc có trong
dự án.

Cách 2: Tạo danh sách tài nguyên cho các công việc:
Bước 1: Trên thanh Tabs chọn Task → Information → Resource, giao diện Resource của
cửa sổ Task Information hiện ra.
Bước 2: Tiến hành phân bổ tài nguyên cho các công việc của dự án.
2.3.8. Lịch trình cho dự án
Bước 1: Trên thanh Tabs chọn Project → chọn Change Working Time.
Bước 2: Chọn Create New Calendar, sau đó đặt tên cho lịch tại mục Name, rồi nhấn OK để tạ
o lịch trình mới cho dự án.

Bước 3: Thiết lập thông tin cho lịch ở các mụ


c Exceptions (các ngày nghỉ, lễ, Tết,…) và W
ork Weeks (các ngày làm việc trong một tuầ
n).
Bước 4: Nhấn OK để hoàn tất.
2.3.9. Tìm đường Gantt cho dự án
Đường găng của dự án (Critical Task) là đường xuyên mạng đi từ thời điểm khởi công
dự án (sự kiện khởi công dự án) tới thời điểm kết thúc dự án (sự kiện hoàn thành dự án) có
chiều dài trên trục thời gian (tức là tổng thời thời lượng thực hiện của các công việc thuộc
đường này) lớn nhất, qua các công việc (công tác) có dự trữ toàn phần bằng 0 gọi là các công
việc găng (critical task).
Trên thanh Tabs, chọn Format → chọn Gantt Chart Style.

2.3.10. Cập nhật tiến độ dự án


Trên thanh công cụ, chọn Task → chọn Information → chọn General → điều chỉnh
Percent Complete → chọn OK để hoàn tất thao tác.
2.3.11. Cân đối tài nguyên
Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn Resource → chọn Leveling Options.
Bước 2: Sau khi giao diện Leveling Options hiện ra.

Trong đó:

 Leveling calculation
 Manual: Cho phép can thiệp vào quá trình cân đối tài nguyên
 Automatic: Tự động cân bằng tài nguyên trong quá trình gán tài nguyên cho công
việc.
 Look for overallocations on a basic: Tìm kíếm tài nguyên quá tải theo các chỉ tiêu:
thời gian (phút, giây, giờ,..).
 Clear leveling values before leveling: Xoá các giá trị đã cân đối trước khi thực hiện
cân đối lại tài nguyên.
 Leveling range for ... : Phạm vi cân đối tài nguyên.
 Resolvings overallocations: Các giải pháp cho những tài nguyên quá tải

2.3.12. Lập và in báo cáo


Lập báo cáo
Ứng dụng MS Project giúp chúng ta có thể lập báo cáo dự án theo tiêu chuẩn và yêu cầu cụ
thể của mình. Một số định dạng báo cáo như sau:

 Báo cáo dạng đồ thị (Visual Reports).


 Báo cáo cơ bản dạng bảng số liệu (Reports).
 Báo cáo so sánh các phương án khác nhau của dự án (Compare Projects).

In báo cáo
Chọn mục File → Print sau đó chọn các tiêu chí phù hợp với yêu cầu khi in.
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PROJECT ĐỂ THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÍ DỰ
ÁN ECOGREENSTRAW - ỐNG HÚT BỀN VỮNG TỪ BÃ MÍA KHÔ
3.1. Khởi động dự án
3.1.1. Giới thiệu tổng quan dự án
Ống hút bã mía là loại ống hút được sản xuất bằng chất liệu bã mía trên dây chuyền
công nghệ xơ thực vật plastic Đài Loan. Sản phẩm này thuộc loại ống hút dùng 1 lần. Trên
thực tế, sản phẩm ống hút không chỉ được làm 100% bã mía mà còn có thêm xơ tre và bã
cafe. Chúng kết hợp với nhau để tạo nên độ bền, cứng cho sản phẩm. Ống hút bã mía trong
mấy năm gần đây được sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

Tên dự án (Project Title): Dự án ECOGREENSTRAW - ỐNG HÚT BỀN VỮNG


TỪ BÃ MÍA
Ngày bắt đầu (Project Star Date):.../8/2023
Ngày kết thúc (Project Finish Date): …/2/2023
Vốn đầu tư: 2.000.000.000 VNĐ (Hai tỷ đồng)
Quản lý dự án (Project Manager):
Name: Nguyễn Thị Bích Giang (Leader)
Phone:
Mục tiêu dự án (Project Objectives):
Sản xuất sản phẩm được làm từ chất liệu bã mía có khả năng tự phân hủy 100% tron
g điều kiện môi trường tự nhiên, ống hút bằng bã mía sau khi phân hủy có khả năng tạo ra d
ưỡng chất giúp cây trồng phát triển tươi tốt. Đặc biệt, theo nghiên cứu của dự án, quá trình
này không sinh ra các chất vô cơ hay hạt vi nhựa. Đảm bảo thân thiện với môi trường và an
toàn cho sức khỏe của người dùng.
Ống hút bằng bã mía không chứa chất PP hay chất BPA. Đảm bảo an toàn vệ sinh th
ực phẩm cho người dùng. Sản phẩm không chứa phụ gia tăng cường phân rã độc hại như: R
everte, P-life, EPI, D2W, OXO-Bogdegradable.
Giúp nhóm có thêm kinh nghiệm, áp dụng các lý thuyết kinh doanh vào thực tế và đ
ánh giá tiềm năng thực tiễn.

You might also like