You are on page 1of 3

Không phải cứ ở vị trí lãnh đạo thì sẽ luôn luôn có những quyết định đúng đắn, các quyết

định do nhà quản trị, người lãnh đạo đưa ra vẫn có lúc không đạt được hiệu quả có thể là
do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Nguyên nhân chủ quan là do chưa
có phương pháp giải quyết vấn đề đúng đắn, rõ ràng mà chỉ đưa ra những giải pháp theo
cảm tính, cảm xúc cá nhân, theo kinh nghiệm từng trải của bản thân và dựa dẫn những
kinh nghiệm từ quá khứ vì vậy khi đối diện với những vấn đề mang tính phức tạp nó sẽ
không giải quyết được. Những nhà lãnh đạo là người dễ cảm tính, không làm chủ được
cảm xúc sẽ dễ có những quyết định sai lầm. Sau đây là những ví dụ minh chứng:
Ví dụ như một đồng nghiệp trong công ty bị đau đầu vì bị deadline dí đầy đầu dẫn đến
tình trạng đầu quay cuồng, chóng mặt, ù tai nhưng theo kinh nghiệm của bản thân mỗi
khi đau đầu thì sẽ uống thuốc Paracetamal để giảm đau đầu và mình đưa thuốc cho đồng
nghiệp với mong muốn giúp giảm đau đầu. Thì dù người đồng nghiệp ấy có uống hết vỉ
thuốc cũng sẽ không hết nhức đầu được vì thực chất nguyên nhân bị đau đầu là do áp lực,
căng thẳng từ những bài deadline làm cho tinh thần bị stress. Thế nên không phải lúc nào
lấy những kinh nghiệm của bản thân đưa ra những phương pháp thì sẽ giải quyết được
vấn đề.
Ví dụ như nhà quản trị chỉ bổ nhiệm và ưu ái đối với những người là đồng hương trong
khi những người thực sự có năng lực xứng đáng với chức vụ đó lại không được thăng
chức.
Nguyên nhân thứ hai là do không có sự quyết đoán trong giải quyết vấn đề, thường trong
mọi vấn đề ta thường đặt những việc cấp bách, quan trọng, lớn lao lên hàng đầu nhằm
hạn chế rủi ro nhưng không vì vậy mà đánh giá thấp những vấn đề nhỏ, ít quan trọng dẫn
đến trì hoãn việc giải quyết chúng, công việc chồng chéo, nếu có cũng chỉ giải quyết một
cách hời hợt không chú trọng kết quả thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh mất sự
thành công. Thành công cũng phải đi từ những cái nhỏ nhặt mới gặt hái được những điều
to lớn, phải biết nhìn nhận, xem xét và đánh giá mọi vấn đề thật kỹ lưỡng, với những vấn
đề nhỏ, đơn giản, cá nhân thì phải có giải pháp ngay lập tức nhưng phải đúng trọng tâm
vấn đề, còn đối với những vấn đề phức tạp thì cần sắp xếp nhiều thời gian hơn để suy
ngẫm, phân tích và đưa những hướng giải quyết tốt nhất. Không được chủ quan mà giải
quyết vấn đề một cách vội vàng không suy xét, đừng để khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng
thì mới gấp rút tìm cách giải quyết và phải tránh tư tưởng phiến diện phải có cái nhìn toàn
diện để đánh giá đúng đắn vấn đề từ đó có những biện pháp nâng cao nhận thức giải
quyết vấn đề nhanh chóng hơn mà vẫn hiệu quả.

Do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề còn kém,
hiểu sai vấn đề, bỏ qua những vấn đề chủ yếu, lâu dài và xác định vấn đề chưa đúng từ dó
đưa ra những giải pháp sai lệch dẫn đến quyết định sai cũng là yếu tố tác động gây ra kết
quả không tốt, xấu hơn nữa sẽ tạo nhiều các vấn đề phát sinh khác làm tốn thêm thời gian
và nguồn lực để giải quyết vấn đề ấy. Mà muốn giải quyết được vấn đề đầu tiên là phải
xác định chính xác và hiểu đúng vấn đề, hiểu được trọng tâm trọng vấn đề, trang bị đầy
đủ kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn dề và ra quyết định đóng vai trò cực kì quan trọng,
không chỉ trong công việc mà trong cuộc sống đời thường ta cũng cần phải có những kĩ
năng này để áp dụng đưa ra những phương án xử lý vấn đề đạt hiệu quả nhất.

Không có mục tiêu rõ ràng sẽ khiến cho người nhà quản trị không thể đưa ra quyết định
đúng đắn trong công việc. Học phải đi đôi với thực hành, muốn thành công thì phải xác
định được mục tiêu rồi từ những mục tiêu đó sẽ thúc đẩy niềm tin, tạo động lực phấn đấu
để gặt hái được thành công, giúp định hướng đúng đắn, dẫn đường cho những quyết định
sáng suốt. Nhà lãnh đạo sẽ không thể phân tích được những rủi ro, trắc trở nếu không xác
định được mục tiêu và sẽ không đưa ra được quyết định nếu không có cái gì soi đường
dẫn lối cho cái quyết định ấy. Và khi đã có mục tiêu rõ ràng

Không phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý cho cấp dưới, việc này sẽ làm cho nhân viên
không nắm rõ được nhiệm vụ cũng như chức năng công việc của mình nên làm việc sẽ
không mang lại hiệu quả cao. Và đương nhiên sẽ không có nhân viên nào muốn làm việc
với một người lãnh đạo không có chuyên môn, không biết phân chia công việc đồng đều
cho từng thành viên, làm cho công việc trở nên chán nản, không muốn nỗ lực cố gắng
dẫn đến trì hoãn công việc, không phát triển được bản thân. Ví dụ như với những người
không có năng lực, thiếu trách nhiệm nhưng lại được giao những việc quan trọng đòi hỏi
sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc thì chắc chắn kết quả đem lại sẽ bằng không, thậm
chí sẽ còn gây thêm rắc rối, tốn thời gian cho những người khác; còn đối với người thực
sự có năng lực, có trách nhiệm trong công việc mà chỉ được làm những việc đơn giản, lặp
đi lăp lại một cách nhàm chán, không có sự thăng tiến trong công việc dẫn đến không còn
tinh trách nhiệm đối với việc làm của mình dần dần họ sẽ chán, sẽ tìm một môi trường
làm việc lành mạnh hơn và công ty sẽ mất đi nhân tài. Vì vậy phải mới biết sắp xếp
những công việc phù hợp với từng năng lực của mỗi nhân viên, với những người mới
chưa có kinh nghiệm làm việc thì cần giao những công việc từ nhỏ đến lớn, những người
đã làm lâu năm đã dày dặn, từng trải rồi thì phải được bổ nhiệm những công việc quan
trọng hơn để giúp tránh được sai sót và đạt hiệu quả tốt nhất.

Không tin tưởng vào chính bản thân mình cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Niềm tin
có ảnh hưởng rất lớn đến tính kiên định, nhà lãnh đạo sẽ không đưa ra hướng giải quyết
đúng nếu cứ nghi ngờ bản thân, làm cho năng suất công việc không đạt hiệu quả cao, sẽ
không có kết quả nếu người lãnh đạo không có sự kiên định và quả quyết.

Cố chấp sống mãi trong quá khứ là những người chỉ sử dụng những hướng giải quyết đã
từng có hiệu quả trong quá khứ, bảo thử không muốn tìm hiểu, tiếp cận thông tin mới dù
cho những cách giải quyết mới sẽ giúp giải quyết vấn đề được tốt hơn. Nếu cứ giữ quan
điểm đó thì trong thời điểm hiện tại sẽ không giải quyết được vấn đề, những quyết định
đưa ra cũng trở nên lạc hậu, không phù hợp đó cũng là một trong những nguyên nhân khi
đã ra quyết định những vẫn có kết quả thất bại.

You might also like