You are on page 1of 2

(chào thầy và lớp)

Sau khi Vũ Hoàng đã nói về các mô hình giải quyết vấn đề và Mai Anh đã nói về
các trở ngại thì tiếp đến mình sẽ nói về các rào cản trong quá trình tiếp cận thông
tin và các rào cản trong tư duy trong khi giải quyết vấn đề mà ta có thể sẽ gặp
phải.
Về rào cản trong quá trình tiếp cận thông tin thì thường sẽ là sự bảo thủ, cứng
đầu hay tự cao. Ta chỉ nhìn vào 1 vấn đề một cách phiến diện mà không nhìn bao
quát. Với tư duy này thì thường mình sẽ luôn có một cái quan điểm hay giả định
nào đó trước cả khi mà giải quyết vấn đề . Vd: lúc học toán cao cấp thì thầy dạy
bài mà mình đã học trước rồi nên mình quyết định ngồi chơi luôn, trong đầu nghĩ
là “uiss dăm ba cái này tối qua mới học, dễ” thì đây là một sai lầm bởi vì nếu mà
mình nghe giảng thêm lần 2 lần 3 thì có thể sẽ tìm ra được một hướng giải bài tập
nhanh hơn và hiệu quả hơn hoặc là đơn giản là nghe thêm sẽ hiểu sâu hơn và lâu
hơn so với chỉ nghe 1 lần. Hoặc là trong môn vĩ mô, thầy giao bài tập cho lớp làm
xong cái mình nghĩ là “thôi mình không học được môn này” xong cái bỏ đó luôn,
không làm cũng không hỏi bài gì ai. Đây là một lối suy nghĩ rất là nguy hiểm bởi vì
nếu mà mình làm, dù có làm sai đi chăng nữa thì ít ra mình cũng có cái để rút kinh
nghiệm và mình học được một ít kiến thức, nếu mà không làm thì tất nhiên là
không có một cái gì hết. Thêm nữa là về việc nghiên cứu hay tìm kiếm thông tin,
đôi lúc ta chỉ tìm kiếm hoặc chú trọng vào các nguồn thông tin quen thuộc hay là
ủng hộ quan điểm của mình. Đối với chuyên ngành kĩ thuật phần mềm mà lớp
mình đang học thì sự chính xác là vô cùng cần thiết bởi vì trong những dòng code
của mình thiếu một dấu cách hay một dấu chấm phẩy là dính bug, cũng như trong
các bài báo cáo mà đưa ra thông tin một cách phiến diện hoặc sai xót là một điều
không thể chấp nhận được. VD: mình quen tìm kiếm thông tin của bên trang web
A vì mình cảm thấy trang này uy tín. Tuy nhiên, bài mà mình đang trích dẫn từ
trang web A thì lại được cho là có sai xót cho nên việc nghiên cứu từ nhiều nguồn
khác nhau và so sánh, chắt lọc và đối chiếu các bài đó với nhau rất là cần thiết.
Tiếp đến là rào cản về cảm xúc. Rào cản này xuất hiện khi mà các cảm xúc sợ hãi,
lo lắng hay là tức giận ảnh hưởng tới quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả. Các cảm xúc này có thể gây ra sự mất tập trung, thiếu tự tin hay
làm cho ta thiên vị một cái gì đó. Khi đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống, việc
cân bằng giữa lí trí và cảm xúc là vô cùng cần thiết bởi vì khi đó ta mới có thể giải
quyết vấn đề một cách tối ưu nhất mà vẫn hợp tình hợp lí. VD: Trong một cuộc
họp với các đồng nghiệp của mình về một dự án sắp tới, có một số người mà mình
ghét và một số người là bạn của mình. Mình chỉ nghe và ghi nhận các ý kiến của
bạn mình còn khi mà các đồng nghiệp mình ghét lên tiếng thì mình ngồi đó ngó lơ,
mặc kệ mặc dù các ý kiến đó rất là hay. Thì ở đây mình đã để cảm xúc của mình lấn
vào công việc thì nó sẽ thể hiện lên sự thiếu chuyên nghiệp của mình. Hay là trong
một cuộc họp với cấp trên về dự án trên, mình thấy có nhiều người tai to mặt lớn
quá nên cái mình vừa sợ vừa lo, không dám nói lên phương hướng giải quyết mà
mình đã nghiên cứu từ rất là lâu và mình biết chắc chắn nó hiệu quả thì sẽ không
ai biết được cái năng lực của mình. Cái kĩ năng chuyên ngành của mình nó chỉ
bằng với lại khả năng giao tiếp của mình.

You might also like