You are on page 1of 8

Save The World From Boring Training 1

Contents
TRANH BIỆN LÀ GÌ....................................................................................3

TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI TRANH BIỆN......................................................4

TRANH BIỆN PHÙ HỢP KHI NÀO..............................................................5

YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA TRANH BIỆN.................................................6

NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐIỀU PHỐI TRANH BIỆN...............................................7

NGUYÊN TẮC VIẾT CÂU MỆNH ĐỀ...........................................................8

Save The World From Boring Training 2


TRANH BIỆN LÀ GÌ
 Trong bối cảnh lớp học, tranh biện có thể được định nghĩa là một
cuộc tranh luận có cấu trúc, trong đó hai hoặc nhiều đội trình bày
các luận điểm và lập luận cho một chủ đề hoặc vấn đề cụ thể. Mục
đích của tranh biện là trình bày và bảo vệ một quan điểm cụ thể,
thuyết phục khán giả hoặc các giám khảo.

 Các phiên tranh biện thường tuân theo một cấu trúc cụ thể, với
các quy tắc và hướng dẫn rõ ràng, bao gồm thời gian giới hạn cụ
thể cho mỗi người phát biểu và một người điều phối toàn bộ quá
trình tranh biện. Hai đội lần lượt trình bày luận điểm của mình,
thường bắt đầu với một tuyên bố mở đầu, tiếp đó là bài bác các
luận điểm của đội khác và kết thúc với một tuyên bố kết thúc.

 Tranh biện có thể là một công cụ mạnh mẽ để thay đổi quan điểm
của người tham gia bằng cách tạo ra cơ hội để họ tiếp xúc với các
ý tưởng và quan điểm khác nhau, khuyến khích tư duy phản biện
và thúc đẩy động lực khám phá các vấn đề phức tạp.

Save The World From Boring Training 3


TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI TRANH
BIỆN
 Tạo sự chú ý và giới thiệu mục đích của hoạt động
 Mời người tình nguyện, chia nhóm
 Phân vai “đồng tình” và “phản đối” và “khán giả”
 Giới thiệu câu mệnh đề (statement)
 Cho phép nhóm thảo luận để chuẩn bị
 Hướng dẫn vai trò của khán giả
o Lắng nghe và thể hiện sự khích lệ trong quá trình quan sát
o Ghi nhận các lập luận từ cả 2 phía.
 Điều phối phiên tranh biện
 Kết thúc và mời khán giả bình chọn kết quả
 Thu hoạch
 Đúc kết

Save The World From Boring Training 4


TRANH BIỆN PHÙ HỢP KHI NÀO
Tranh biện phù hợp khi Giảng Viên muốn đưa ra một góc nhìn ngược
lại với góc nhìn đang có của người tham gia, từ đó thu hút họ vào chủ
đề chính muốn truyền đạt. Ví dụ: Trong một chương trình đào tạo kỹ
năng thiết kế hoạt động cho một nhóm đang quen thuộc với việc thuyết
giảng/trình bày, tụi mình thực hiện một phiên tranh biện ngay khi lớp
học bắt đầu với mệnh đề: “Thuyết giảng là một phương pháp không
hiệu quả” và để người tham gia thể hiện sự đồng tình và phản đối quan
điểm này. Từ các lập luận đưa ra trong phiên tranh biện, tụi mình chỉ ra
ưu – nhược điểm của phương pháp thuyết giảng và đưa ra các gợi ý để
họ có thể kết hợp thuyết giảng với các phương pháp khác để làm buổi
học của mình trở nên hiệu quả hơn.

Tranh biện phù hợp với các chủ đề thuộc về quan điểm/góc nhìn,
không phù hợp với các chủ đề mang tính đúng/sai hiển nhiên. Ví dụ:
không thể đưa ra mệnh đề “1+1=2” và đề nghị người tham gia tranh
luận trên mệnh đề này, vì chẳng có gì để tranh luận cả, đây là một sự
thật được mọi người chấp nhận. Nhưng một quan điểm như: “Xe buýt
là nguyên nhân chính gây ra kẹt xe tại các đô thị lớn”, thì sẽ có rất nhiều
tranh luận đưa ra ở đây, bất kể bạn ở phía đồng tình hay phản đối.

Save The World From Boring Training 5


YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA
TRANH BIỆN
 Sử dụng tranh biện đúng mục đích
 Thiết lập không khí phù hợp
 Câu mệnh đề (statement) phù hợp
 Thu hoạch đúng cách.

Save The World From Boring Training 6


NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐIỀU PHỐI
TRANH BIỆN
 Nếu phần tranh biện tạo ra cảm xúc mạnh, nên thu hoạch cảm xúc
ngay sau phiên tranh biện để giúp mọi người được chia sẻ cảm
xúc của mình và qua đó đưa họ ra khỏi bối cảnh tranh luận để
chuyển sang phần thu hoạch.
 Cần lưu ý về kỹ năng nền của người tham gia, đặc biệt là trong
cách họ giao tiếp, vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng
của phiên tranh biện, và rộng hơn là sự thành công của phiên
tranh biện.
 Thiết lập rõ mục đích và không khí nghiêm túc cho phần tranh
biện ngay từ đầu, điều này bao gồm việc loại bỏ sự ảnh hưởng của
những cá nhân đặc biệt.
 Nhấn mạnh những nguyên tắc về tôn trọng góc nhìn, không công
kích cá nhân, tuân theo tiến trình, đảm bảo thời gian.
 Phần thu hoạch sau phiên tranh biện giúp người tham gia đưa ra
những kết luận về tình huống, điều kiện, cách hiểu nào là phù hợp
từ những lập luận đưa ra của cả hai phía đồng tình/phản đối, để
từ đó dẫn sang bài học chính.

Save The World From Boring Training 7


NGUYÊN TẮC VIẾT CÂU MỆNH
ĐỀ
 Là một câu tuyên bố, có tính khẳng định rõ ràng.
 Câu mệnh đề có thể được “cực đoan hoá” để tạo sự quan tâm.
 Câu mệnh đề có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
 Câu mệnh đề nên thiết kế theo hướng tư duy mà phần lớn người
tham gia sẽ đồng tình.
 Phải đảm bảo rằng cả hai hướng đồng tình / phản đối đều có khả
năng đưa ra luận điểm mà không bị đuối lý.

Save The World From Boring Training 8

You might also like