You are on page 1of 2

DẠNG 3: DISCUSSION ESSAY

I. TỔNG QUAN VỀ DẠNG BÀI


Dạng bài “discussion” là dạng bài rất phổ biến, chỉ ít phổ biến hơn dạng bài
Argumentative Essay (agree or disagree). Yêu cầu của dạng bài này là người viết
phải viết về cả hai mặt của một vấn đề, (discuss both views) rồi sau đó đưa ra ý
kiến cá nhân.

LƯU Ý:

Khi giải quyết những bài viết thuộc dạng đề “discussion”, chúng ta cần luôn nhớ
hai điểm. Điểm đầu tiên rằng mỗi mặt của vấn đề phải được bàn tới với độ dài như
nhau, không vì thiên về mặt nào mà viết dài hơn về mặt đó và ngược lại. Điều thứ
hai cần nhớ rằng chúng ta không cần thiết phải đưa ra viết một đoạn riêng để đưa
ra ý kiến của bản thân mà chỉ cần nói rõ ý kiến đó trong phần mở và kết bài là bản
thân đồng ý với kiến nào.

II. DÀN BÀI CHUNG

Dàn bài của một bài Disscussion Essay vẫn được chia làm 3 phần và 4 đoạn như
những bài viết Task 2 thông thường khác.

1. Mở bài (2 câu, 30-50 từ):

- Câu thứ nhất dùng để giới thiệu về chủ đề chính của bài viết. Chúng ta có
thể mở đầu bằng “People have different views about …” (Mọi người thường có
cách nhìn khác nhau về vấn đề gì đó) để nói về vấn đề một cách tổng quát nhất.
Đây là cách đơn giản nhất để đưa ra vấn đề.

- Ở câu thứ hai, chúng ta sẽ nhắc đến cả hai mặt của vấn đề và đưa ra ý
kiến của bản thân. Phần này chúng ta nên đưa rõ ra luôn rằng chúng ta đồng ý với
ý kiến nào. Đây sẽ phần sẽ rất quan trọng để xác định được sắp xếp ý ở phần thân
bài.

2. Thân bài (2 đoạn, mỗi đoạn 5-6 câu):


Đoạn 1:

Bàn về ý kiến mà chúng ta KHÔNG ĐỒNG Ý trước. Lý do chúng ta đưa ra ý kiến


không đồng thuận trước để bài viết trở nên khách quan hơn. Nếu viết ý kiến chúng
ta đồng ý trước thì sẽ dễ bị tập trung quá nhiều vào phần này và khi đưa ra ý kiến
sau sẽ trở nên sơ sài hơn và làm cho bố cục bài viết không cân bằng và mang tính
chủ quan quá nhiều.

Ở phần này chúng ta đưa ra những điểm tốt và nổi bật của ý kiến này, không cần
thiết phải đưa ra những điểm không tốt, điểm xấu ngay để đảm bảo tính khách
quan. Ta có thể đưa ra 2-3 điểm đúng của ý kiến này để giải thích tại sao nhiều
người lại nhìn nhận vấn đề theo hướng này.

Đoạn 2:

Đây là đoạn nói về mặt mà chúng ta ĐỒNG Ý. Mở đầu đoạn nên sử dụng những
từ nối mang tính đối lập như “On the other hand”, hoặc “In contrast”,
“However”, “Although/Despite/In spite of” để nêu lên rằng cho dù những điểm
đúng của ý kiến đầu tiên, thì ý kiến thứ hai vẫn đúng đắn hơn.

Sau đó chúng ta bắt đầu viết về những điểm mạnh của ý kiến ta đồng ý. Những
điểm mạnh này có thể được so sánh một cách trực tiếp với ý kiến không đồng ý ở
trên theo dạng:

Nếu đi theo ý kiến 2 thì có A, còn nếu đi theo ý kiến 1 thì không có A (với A

là một lợi thế hoặc điểm mạnh chủ chốt)

3. Kết bài (1-2 câu):

Tổng hợp và khẳng định lại rằng bản thân đồng ý với ý kiến nào trong 2 ý kiến
đã cho.

You might also like