You are on page 1of 7

Phương pháp brainstorming idea for IELTS Writing Task 2

- Perspective Change - Thay đổi điểm nhìn


Vậy phương pháp Perspective Change là gì?

Nói đơn giản thì đây là phương pháp suy nghĩ một ý kiến, một quan điểm hay một chủ đề từ
nhiều điểm nhìn khác nhau nhằm có được các cách nhìn mới cho cùng 1 vấn đề.

Ví dụ, cho một vấn đề sau:

Computer games can have many detrimental effects on children. (Trò chơi điện tử gây nhiều ảnh
hưởng xấu lên trẻ em.)

Thay vì việc brainstorm các ý không theo một quy luật gì, người học có thể đưa mình vào từng
góc nhìn để xem xét vấn đề trên.

Cụ thể, với đề bài này, người học có thể nhìn từ 3 góc độ khác nhau để brainstorm ý tưởng:
Health (Sức khỏe), Society (Xã hội) và Education (Học tập)

Sử dụng phương pháp Copywork trong việc học IELTS


Writing
Bước 1: Lựa chọn bài đọc
Để áp dụng phương pháp này vào việc học IELTS Writing thì ta lựa chọn bài để copy là các bài
mẫu Writing, có thể được tìm thấy trên website của ZIM hoặc từ các tài liệu do ZIM phát hành.
Để biến copywork thành thói quen hằng ngày thì người học cũng cần chuẩn bị sẵn nguồn bài đọc
dồi dào.

Bước 2: Đọc bài và ghi chú từ vựng

Người học cần dành thời gian đọc hiểu bài mẫu, tra cứu và ghi chú từ mới trước khi chép. Điều
này sẽ khiến người đọc thông hiểu hoàn toàn trước và trong khi chép, từ đó hiểu được cách chia
đoạn, hành văn và cấu trúc câu của bài viết gốc.

Bước 3: Copy và kiểm tra lại.

Sau khi đã hiểu bài viết, người học bắt đầu chép lại bài viết. Khi chép xong cần kiểm tra lại xem
mình có sai sót chỗ nào hay không.

Người học còn có thể điều chỉnh lại các bước như sau (dựa theo phương pháp của chính
Benjamin Franklin)

 Bước 1: Lựa chọn bài đọc


 Bước 2: Đọc bài và ghi chú từ vựng
 Bước 3: Từ bài đọc, tạo ra các từ khoá chính cho mỗi câu.
 Bước 4: Đợi một vài ngày để quên hoàn toàn bài đọc.
 Bước 5: Dựa vào các từ khoá và viết lại bài.
 Bước 6: Đối chiếu với bản gốc và sửa lỗi nếu có.

Không đơn thuần là nhìn bài mẫu và chép lại nữa, phương pháp điều chỉnh này khó hơn so với
phương pháp copywork tiêu chuẩn rất nhiều. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đem lại sự tiến bộ nhiều hơn
và nhanh hơn cho người học, phù hợp với các bạn có trình độ trên trung cấp (upper-intermediate)
trở lên.

Kết hợp Tư duy phân kì và Tư duy hội tụ trong IELTS


Wrting Task 2
Các bước áp dụng cụ thể
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài

Câu hỏi “Yêu cầu của đề bài là gì?’’ là một câu hỏi chuẩn mực, không đòi hỏi tính sáng tạo. Như
vậy, ở bước này thí sinh cần sử dụng Tư duy hội tụ, cụ thể là căn cứ vào những dữ liệu, thông tin
được cung cấp trong đề để trả xác định yêu cầu của đề bài.

Bước 2: Suy nghĩ ý tưởng để trả lời câu hỏi của đề bài

Trước hết, chúng ta quan sát các dạng câu hỏi của đề bài IELTS Writing Task 2:

 What is your opinion?/To what extent do you agree or disagree?


 Discuss both views and give your opinion.
 What do you think are the causes and solutions to this problem?

Ta thấy rằng những câu hỏi trong đề bài IELTS Writing Task 2 đều yêu cầu thí sinh đưa ra ý
kiến cá nhân, như vậy đây là các câu hỏi mở, có nhiều đáp án và không có một đáp án cụ thể nào
được coi là chính xác. Vậy ở bước này, loại hình tư duy thí sinh cần sử dụng chính là Tư duy
phân kì, nhằm tạo ra số lượng ý tưởng khác nhau nhiều nhất có thể để trả lời cho các câu hỏi của
đề bài.

Bước 3 & Bước 4: Đánh giá và chọn lọc ý tưởng

Sau khi hoàn thành bước 2, thí sinh đã có một loạt những ý tưởng, song vì ở bước 2, các ý tưởng
được nảy ra một cách tự do và nhấn mạnh số lượng thay vì chất lượng, nên khả năng cao sẽ có
nhiều ý tưởng không phù hợp. Do đó, nhiệm vụ của thí sinh ở hai bước tiếp thu này là đánh giá
các ý tưởng nảy ra ở bước 2, sau đó chọn lọc các ý tưởng phù hợp để viết vào bài. Việc đánh giá
và chắt lọc ý tưởng như vậy không đòi hỏi tính sáng tạo, mà yêu cầu khả năng phân tích logic.
Như vậy, loại hình tư duy cần sử dụng ở bước này chính là Tư duy hội tụ.

Một trong số các kĩ thuật đơn giản và hiệu quả nhằm kích thích Tư duy hội tụ để đánh giá và
chọn lọc ý tưởng chính là sử dụng Ma trận đánh giá (Evaluation Matrice). Đây là phương pháp
đánh giá các ý tưởng dựa trên một số tiêu chí. Các bước áp dụng phương pháp này như sau:

Bước 1: Lập danh sách các tiêu chí đánh giá.

Bước 2: Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chí:

 Tiêu chí bắt buộc (xét đầu tiên): Nếu ý tưởng thỏa mãn tiêu chí bắt buộc, ta sẽ xét tiếp
các tiêu chí nên có. Song nếu ý tưởng không thỏa mãn một trong số các tiêu chí bắt buộc,
ta sẽ loại ngay lập tức.
 Tiêu chí nên có (xét sau tiêu chí bắt buộc): Các ý tưởng không nhất thiết phải thỏa mãn
các tiêu chí nên có, tuy nhiên ý tưởng nào càng thỏa mãn nhiều tiêu chí nên có thì càng
có khả năng được lựa chọn cao.

Bước 3: Lập ma trận đánh giá các ý tưởng dựa trên các tiêu chí và sau đó đưa ra kết luận về việc
chọn lọc các tiêu chí dựa trên việc đánh giá.

Một trong số những kĩ thuật phổ biến nhằm kích thích Tư duy phân kì để nghĩ ra nhiều ý tưởng
khác nhau chính là kết hợp Động não (Brainstorming) & Lập sơ đồ tư duy (Mind-mapping).

Ứng dụng chiến lược proofreading hiệu quả trong IELTS


Writing
Một số yếu tố tạo nên độ hiệu quả của proofreading được Madraso (1993) nêu ra như sau:

 Hiểu rõ trình tự proofreading hiệu quả


 Kỹ năng quản lý thời gian để proofreading hiệu quả
 Dành ra đủ thời gian để chỉnh sửa lại bài viết sau khi proofreading

Lập list lỗi sai trước khi proofreading


Trước khi proofreading, người học nên lập một danh sách các lỗi mà mình hay hoặc dễ mắc phải
khi viết để đối chiếu trong khi proofreading. Purdue Online Writing Lab đã gợi ý một số lỗi phổ
biến khi viết dưới đây.
a. Spelling (chính tả)
Người học nên đưa bút chậm dãi dưới từng câu để kiểm tra kỹ từng từ. Có thể chú ý đến:

Các từ có sự kết hợp chữ cái gần giống nhau.

Ví dụ: Cặp chữ cái “ei” và “ie”

1. Recieve (sai) -> Receive (đúng)


2. Beleive (sai) -> Believe (đúng)

Các từ đồng âm

Ví dụ:

1. Their – there
2. To – too – two
b. Left-out and doubled words (thiếu từ và lặp từ)
Người học nên đọc từ dưới lên trên để gạch ra những từ bị thiếu hoặc lặp.

Ví dụ: 55 percent went to school in 1995, and 45 percent went to school in 1996.

Lỗi sai:

1. Thiếu danh từ chính sau lượng từ: 55 percent of something/somebody


2. Lặp lại động từ và trạng từ: went to schools

Sửa: 55 percent of children went to schools in 1995, and the figure for the year 1996 was 45
percent.

c. Sentence Fragments (câu thiếu thành phần)


Lỗi câu thiếu thành phần dẫn đến một câu không hoàn chỉnh. Thành phần trong câu có thể là một
chủ ngữ, động từ hoặc một mệnh đề.

Ví dụ 1: Ate a bowl of noodles.

1. Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ


2. Sửa: I ate a bowl of noodles.

Ví dụ 2: Because I stayed at home yesterday.

1. Lỗi sai: Thiếu mệnh đề chính trong câu phức


2. Sửa: I did not know about the crime because I stayed at home yesterday.
d. Run-on sentence (câu thừa thành phần)
Người học nên để ý đến các mệnh đề phụ trong câu và kiểm tra xem nếu các mệnh đề đó đã được
ngăn cách nhau bởi dấu câu và liên từ. Nếu các mệnh đề phụ không ngăn cách nhau bằng dấu
câu hoặc liên từ, câu sẽ bị tính lỗi thừa mệnh đề.

Ví dụ: I love to do yoga I would spend 30 minutes every day for yoga if I had the time.

1. Lỗi sai: giữa 2 mệnh đề chính và phục không có liên từ và dấu câu
2. Sửa: Because I love to do yoga, I would spend 30 minutes every day for yoga if I had the
time.

Đọc thêm: Cách sửa lỗi Run-ons trong Tiếng Anh

e. Comma Splices (lỗi dùng dấu phẩy)

Để phát hiện ra những lỗi về dấu phẩy, người học nên nắm rõ quy tắc viết câu phức và câu ghép.
Người học có thể tìm hiểu thêm ở bài viết

Ví dụ: I will give you a gift, if you pass the exam.

1. Lỗi sai: khi mệnh đề điều kiện đứng sau mệnh đề chính thì không cần dấu phẩy.
2. Sửa: I will give you a gift if you pass the exam.
f. Subject-Verb Agreement (Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ)

Người học nên gạch chân chủ ngữ và động từ của chủ ngữ đó trong câu để kiểm tra sự hòa hợp
giữa hai thành phần đó. Quy tắc của sự hòa hợp là danh từ số nhiều đi với động từ chi dạng số
nhiều, và danh từ số ít đi với động từ chia ở dạng số ít.

Ví dụ: A lot of information were given to students.

1. Lỗi sai: information không đếm được nên không dùng với động từ số nhiều “were”
2. Sửa: A lot of information was given to students.
g. Parallelism (lỗi song song)
Người học mắc lỗi này khi trong một dãy liệt kê, các thành phần không cùng dạng với nhau.
Người học nên chú ý đến những từ, cụm từ hoặc mệnh đề được liệt kê trong bài và kiểm tra xem
những thành phần đó đã được viết ở cùng một dạng hay chưa.

Ví dụ: Being a good friend involves listening, to be considerate, and we have fun.

1. Lỗi sai: ba thành phần liệt kề listening, to be considerate, and we have fun không dùng
một dạng Ving.
2. Sửa: Being a good friend involves listening, being considerate, and having fun.
h. Pronoun reference/agreement (sử dụng đại từ đúng và đồng nhất)
Người học cần gạch ra những đại từ sử dụng trong bài, kiểm tra xem đã có đủ danh từ trước đại
từ hay chưa, nếu chưa người học có thể thêm danh từ hoặc chuyển đại từ thành danh từ. Sau đó,
người học cần kiểm tra danh từ và đại từ có hòa hợp với nhau hay không (số ít, số nhiều và ngôi)

Ví dụ: A serial killer had been wanter for 3 months, and they was caught by the police yesterday.

1. Lỗi sai: they không thay thế cho a serial killer được do một là danh từ số nhiều và một là
danh từ số ít.
2. Sửa: A serial killer had been wanter for 3 months, and he/she was caught by the police
yesterday.

You might also like