You are on page 1of 11

Study Plan

Mầm

1.Chương trình học


Cambridge Primary Checkpoint
Chứng chỉ này được thiết kế để đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh trong
ba môn học chính: Tiếng Anh, Toán học và Khoa học.

Cấu trúc bài thi Cambridge Primary Checkpoint

Mỗi môn thi được thi trong khoảng thời gian 45-60 phút.

Tiếng Anh: Trong phần thi tiếng Anh, các thí sinh sẽ được đánh giá về kỹ năng
đọc, viết, nghe, nói, kỹ năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp Tiếng Anh. Chi tiết các
dạng câu hỏi trong phần thi tiếng Anh bài thi Cambridge sẽ bao gồm các phần
như sau:

Reading and Use of English (Kỹ năng Đọc và Sử dụng tiếng Anh): bao gồm
các dạng bài tập như đọc hiểu, tìm từ đồng nghĩa, chọn từ thích hợp để điền
vào câu và các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp.
Writing (Kỹ năng Viết): Phần thi này yêu cầu học sinh viết một đoạn văn
ngắn, đảm bảo các yêu cầu về cấu trúc câu, ngữ pháp và từ vựng và khả năng
viết chính tả môn tiếng Anh.
Listening (Kỹ năng Nghe): Phần thi Listening yêu cầu học sinh lắng nghe,
hiểu nội dung của các bài nghe, sau đó trả lời các câu hỏi liên quan đến bài
nghe.
Speaking (Kỹ năng Nói): Phần thi Speaking đánh giá khả năng giao tiếp trôi
chảy, sử dụng từ vựng và ngữ pháp của học sinh bằng cách trả lời các câu hỏi
của giáo viên chấm thi.

Các kiến thức và kỹ năng được sử dụng trong môn tiếng Anh của Cambridge
Checkpoint:

Hiểu và biết cách áp dụng các cụm động từ, danh từ, tính từ, trạng từ chính
xác trong câu
Vốn từ vựng phong phú cho các chủ đề như thể thao, gia đình, bạn bè và giải
trí…
Nghe và suy luận, hiểu ngụ ý trong các bài nói về các chủ đề quen thuộc
Nghe hiểu các thông tin chi tiết
Suy luận và hiểu quan điểm, thái độ, hàm ý
Nhận ra chi tiết/thông tin được diễn đạt khác
Viết/trả lời một bức thư cá nhân ngắn gọn, đơn giản để cảm ơn, xin lỗi, hỏi
thăm, báo tin, đồng ý hoặc từ chối lời mời
Viết một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo đề tài gợi ý

Toán học: Bài thi Toán học đánh giá các kỹ năng tính toán, áp dụng và giải quyết
vấn đề toán học cơ bản của học sinh, đánh giá kỹ năng giải toán và tư duy logic
của học sinh sau khi hoàn thiện chương trình Cambridge Primary.

Phần thi Toán học chứng chỉ Cambridge Primary Checkpoint sẽ bao gồm các
bài tập đa dạng về các chủ đề toán học cơ bản, như đại số, hình học, số học, đồ
thị, đo lường và xác suất.

Khoa học: Bài thi Khoa học chứng chỉ Cambridge Primary Checkpoint đánh giá
sự hiểu biết và khả năng áp dụng kiến thức khoa học của học sinh theo tiêu
chuẩn quốc tế. Bài thi giúp đánh giá kỹ năng tư duy logic, khả năng quan sát,
phân tích và giải quyết các vấn đề khoa học của học sinh, đồng thời giúp học sinh
có hiểu biết rõ hơn về thế giới khoa học xung quanh.

Bài thi bao gồm 2 phần chính:

Phần thi lý thuyết: Học sinh được yêu cầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên
quan đến kiến thức về khoa học, bao gồm các chủ đề như vật lý, sinh học, địa
lý, kỹ thuật và công nghệ – những chủ đề môn học các em đã được học trong
hệ chương trình Cambridge Primary.

Các câu hỏi trong môn Khoa học trong Cambridge Checkpoint gồm tổ hợp 3 môn
Vật lý, Hóa học và Sinh học. Bài thi gồm 2 phần (papers) kéo dài trong 45 phút
đối với Primary Checkpoint. Trong đó, Vật lý sẽ là kiến thức về lực và chuyển
động, ánh sáng, điện và từ tính, âm thanh, Trái Đất. Hóa học là những câu hỏi về
vật chất, sự thay đổi của vật chất, trạng thái của vật chất. Nội dung thi của môn
SInh học về thực vật, động vật, cơ thể con người.

Phần thi thực hành: Học sinh sẽ được yêu cầu thực hiện các thí nghiệm đơn
giản hoặc giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể. Phần thi này kiểm tra mức
độ vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế của học sinh.

Thang điểm đánh giá


Excellent ( 5.0 - 6.0)

Very good (4.0 -5.0),

Good ( 3.0 - 4.0)

OK (2.0 -3.0),

Poor ( 1.0 2.0)

Very poor ( 0 - 1.0)

2. Xây dựng mục tiêu


1. Kiến thức trên lớp nắm chắc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập

2. Phương pháp tiếp cận môn học tốt để ham thích việc học TA

3. Em được hướng dẫn để có trách nhiệm, chủ động với việc học tập của
bản thân.
Định hướng mục tiêu: Hãy xác định bạn đang muốn gì,. Khi xác định mục tiêu
hãy cân nhắc đến tính khả thi và thực tế đồng thời có thời gian thực hiện.
Tuân theo từng quy tắc của S, M, A, R, T đồng thời bám sát mục tiêu.
Viết ra giấy: Cách tạo động lực hiệu quả chính là viết những gì bạn muốn đạt
được ra giấy. Cách viết mục tiêu nghiên cứu theo SMART là viết theo thứ tự
ưu tiên, từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Hãy dán ở bất cứ đâu mà bạn có
thể nhìn thấy. Điều này thôi thúc bạn thực hiện.
Xây dựng kế hoạch thực hiện: Hãy chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn
thực hiện và phương pháp thực hiện chúng. Bạn nên xây dựng kế hoạch theo
ngày/tuần/tháng/quý.

Đây là phần trọng tâm của S.M.A.R.T., đảm bảo rằng mục tiêu của bạn được rõ ràng và
có khả năng thực hiện.

S - Specific:

Mục tiêu được viết rõ ràng chưa? Có nhầm lẫn gì không?


Ai sẽ là người hoàn thành mục tiêu? Có nhận được hỗ trợ từ cá nhân khác không?

M - Measurable:

Phương thức bạn dử dụng có trả lời được cho các câu hỏi như thế nào, cần bao
nhiêu và mất bao lâu?

A - Achievable:

Bạn có được nhận sự hỗ trợ nào để hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn không?
Bạn có đủ phương tiện để thực hiện kế hoạch không?
Kết quả mong đợi có thực tế hay không?

R - Relevant:

Mục tiêu này có tạo nên sự khác biệt cho sự nghiệp của bạn?
Cuộc sống của bạn có được cải thiện?
Tác động tới công việc kinh doanh ra sao?

T - Time-bound:

Thời gian thực hiện mục tiêu đã rõ ràng và cụ thể chưa?

Liệt kê các vấn đề tiềm ẩn hay gặp rắc rối trong quá trình thực hiện.
Câu hỏi
Goal setting
1. What am I good at ?
2. What am I bad at ?
3. What I will improve ?
4. How will I make these improvement ?
5. If my plan doesn't work, what will I ?
6. Am I confident enough?
7. Am I the type to give up easily?
8. What are the possible problems that can disrupt the learning process?
9. What do you think are three keys to success in meeting your goals?
10. What's your favorite activity to do outside of class?
11. What's your greatest strength?
12. What talents or special abilities do you have?
13. What is a big dream or goal you have for the future?
14. How do you problem solve when working with others?
15. What's one mistake you made in class today? What could you do to improve
next time?
16. How much effort did you put into learning today?
17. How do you respond to constructive feedback?
18. What's one change you have made recently to become a better learner?
3. Bảng check-list ( đo lường)
Các mẫu tham khảo :
4. Kế hoạch và thời gian học
Kế hoạch tuần :
Kế hoạch tháng:

You might also like