You are on page 1of 14

Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ

rõ điều kiện cầ thiết để lập kế hoạch cụ thể ( trong bước 7)


Thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng, đặc biệt là trong
lĩnh vực kế toán với những thay đổi liên tục về luật thuế, quy định tài chính và
công nghệ tiên tiến. Trong bối cảnh đó, việc .Lập kế hoạch phát triển nghề
nghiệp mang đến cho bạn những lợi ích thiết thực như: Thứ nhất, định
hướng rõ ràng: Giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, phù hợp với
năng lực và sở thích bản thân, tránh tình trạng "mò mẫm" hay "lãng phí" thời
gian vào những con đường không phù hợp. Thứ hai, nắm bắt cơ hội: Khi có
kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng nhận diện và nắm bắt những cơ hội phát triển
trong ngành kế toán, như vị trí mới, dự án mới hay chương trình đào tạo
chuyên sâu, giúp bạn luôn sẵn sàng và chủ động trước những thay đổi của thị
trường lao động.Thứ ba, tạo dựng nền tảng vững chắc: Kế hoạch giúp bạn
trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của ngành nghề, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu
dài và thành công trong tương lai.Thứ tư, tăng cường sự tự tin: Khi có kế
hoạch và thực hiện hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của bản
thân, sẵn sàng đối mặt với những thử thách và khó khăn trong nghề nghiệp. Và
cuối cùng, tiết kiệm thời gian và công sức: Kế hoạch giúp bạn sắp xếp công
việc khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và công sức cho những việc
không quan trọng, tập trung vào những mục tiêu đã đề ra và đạt được hiệu quả
cao nhất.
Dưới đây chính là 7 bước để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù
hợp và các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể
Bước 1. Đánh giá bản thân
- Một trong những bước quan trọng nhất để chọn đúng ngành nghề
đó chính là chúng ta cần hiểu rõ bản thân mình. Hiểu được điểm mạnh điểm
yếu của bản thân, đâu là cái mà mình giỏi và đâu là cái mình muốn. Từ đó
đánh giá xem mình có phù hợp với một ngành nghề nào đó hay không. Nếu
chúng ta chỉ chọn ngành học theo xu hướng hoặc chọn theo ý của người khác
thì rất có thể sau một thời gian chúng ta sẽ hối hận vì đã chọn sai ngành.
1.1 Về sở thích
Chúng ta sẽ liệt kê ra những sở thích của bản thân chẳng hạn như thích
học toán, thích những thứ có liên quan tới các con số, thích làm việc với máy
tính, tìm hiểu tin tức về kinh tế,... thì chúng ta có thể cân nhắc học ngành kế
toán, kiểm toán, kinh tế, tài chính...
- Còn nếu bạn là một người thích đi du lịch, thích trải nghiệm,
thích tìm hiểu về văn hóa các nước trên thế giới, bạn có thể chọn ngành du
lịch, ngôn ngữ, hay ngoại giao...
1.2 Về tính cách
- Bạn có thể xem tính cách của mình là người thế nào để chọn
ngành nghề phù hợp: Tự nhận xét bản thân là người hướng nội hay hướng
ngoại, thích những công việc giao tiếp nhiều hay những công việc cần có
không gian riêng tư. Bạn thích ngồi một chỗ hay đi lại nhiều. Có tính cách cởi
mở hòa đồng hay dè dặn hơn một chút. Bạn thích làm việc ở một môi trường
năng động sáng tạo hay tập trung nghiên cứu,... Những điều này sẽ giúp bạn
biết được đâu là nghề bạn muốn làm.
- Chẳng hạn như ngành kế toán kiểm toán yêu cầu bạn phải là
người có tính cẩn thận tỉ mỉ vì chỉ cần sai một con số là bạn sẽ phải chịu hậu
quả rất nặng nề. Ngoài ra, kế toán là nghề nghiệp liên quan tới các con số, phải
thực hiện tính toán rất nhiều. Vì vậy, nếu các bạn không yêu thích và học tốt
môn toán cũng như các môn học có liên quan tới toán thì quả thực vô cùng khó
để có thể trở thành một Kế toán giỏi.
- Nếu chưa hiểu rõ về bản thân, thì bạn có thể lên mạng làm những
bài test trắc nghiệm tính cách, hoặc hỏi ý kiến nhận xét từ những người xung
quanh về bản thân.
1.3 Về kỹ năng
- Để theo đuổi bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần trang bị
cho mình những kỹ năng cần thiết, luôn luôn ham học hỏi, không ngại khó
khăn, thử thách. Trước tiên là kỹ năng mềm, hay chúng ta thường gọi là kỹ
năng sống, nó cần trau dồi hàng ngày, không chỉ học ở trong trường mà còn ở
gia đình và bên ngoài xã hội. Điển hình như kỹ năng giao tiếp, có thể tự tin
thuyết trình trước đám đông, thích nghi tốt với môi trường, chăm chỉ, năng
động, chuyên nghiệp, biết lắng nghe, quan sát, có trách nhiệm với công việc,
biết sắp xếp quản lý thời gian bản thân. Sau đó là kỹ năng cứng, kỹ năng
chuyên môn. Những kỹ năng này thường được đào tạo bài bản ở các trường đại
học, học viện. Bạn cần phải nghiêm túc và chăm chỉ trong quá trình học để có
thể tiếp thu nhiều nhất những kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề của bạn
sau này. Bạn còn có thể đi thực tập tại các công ty để trau dồi thêm kỹ năng
của mình.
- Về ngành kế toán kiểm toán yêu cầu bạn cần có những kỹ năng
như sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng word, excel,... khả năng tư
duy logic, biết quản lý thời gian, có kỹ năng giao tiếp tốt, trung thực và trách
nhiệm, có ngoại ngữ là lợi thế...
1.4 Về điểm mạnh điểm yếu
- Xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân, chẳng hạn điểm
mạnh là bản thân có khả năng giao tiếp tốt, chăm chỉ, chịu khó, cầu tiến, nhạy
cảm với những con số. Còn điểm yếu là tiếng anh còn chưa tốt cần cải thiện
thêm. Từ đó bạn có thể cân nhắc để chọn ngành nghề sao cho phù hợp.

Bước 2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp:


- Sau khi đã lựa chọn được ngành nghề mà chúng ta muốn theo
học, tiếp đến ta cần lập ra những mục tiêu để phát triển nghề nghiệp. Dựa theo
quy tắc SMART, vạch ra một cách cụ thể những gì mà bản thân muốn đạt được
trong những năm tiếp theo:
 Specific (Cụ thể): Muốn đạt được gì?
 Measurable (Đo lường được): Con số cụ thể là gì?
 Achievable (Có thể thực hiện được): Có khả thi hay không?
 Realistic (Thực tế): Phù hợp với tình hình cụ thể hay không?
 Timebound (Thời hạn rõ ràng): Thời gian hoàn thành là khi nào?

Tiêu Mục tiêu ngắn Mục tiêu dài


chí hạn hạn
( trong 2 năm đầu ( trong cả 4
Đại học) năm Đại học và sau khi
ra trường)
Cu Hoàn thành tốt 2 năm đầu đại
thể chương trình học trên lớp, học: hoàn thành tốt các
học IELTS, học kỹ năng môn học, đạt được
tin học và tham gia một IELTS 6.5
câu lạc bộ ở trường. Năm 3 và 4:
Học chuyên ngành ra
trường đúng hạn có
chứng chỉ IELTS và
chứng chỉ MOS, đi thực
tập tại các công ty, tiếp
tục nâng cao trình độ
tiếng anh.
Sau khi ra
trường: có việc làm tại
một doanh nghiệp lớn,
có nhiều cơ hội thăng
tiến, lương ổn định, có
nhiều mối quan hệ
trong công việc, học hỏi
thêm nhiều kinh
nghiệm từ công việc
đang làm.

Đo GPA mỗi kì từ 2 năm đầu đại


lường được 3.2 trở lên. Một tuần học học: Học trên trường
2 đến 3 buổi IELTS ở theo thời khóa biểu,
trung tâm, thời gian còn dành 2 đến 3 buổi học
lại học bài ở nhà, và tham IELTS, tham gia câu
gia sinh hoạt câu lạc bộ lạc bộ.
2 năm cuối đại
học: Sáng học trên
trường, đăng kí học lớp
ôn thi chứng chỉ MOS,
dành 1-2 tiếng mỗi
ngày trau dồi tiếng anh,
nghiên cứu sách, tài
liệu về ngành học. Năm
tư đi thực tập và chuẩn
bị khóa luận tốt nghiệp.
Sau khi ra
trường: Kiếm việc đúng
với chuyên ngành, củng
cố kinh nghiệm, mức
lương ổn định.

Có Hoàn thành môn Năm thứ nhất,


thể đạt được học trên trường với nhiều khối lượng kiến thức
điểm A, B. Đến cuối năm chưa nhiều, dành thời
2 đạt 6.5 IELTS gian trải nghiệm, mở
rộng mối quan hệ, học
các kỹ năng tin học,
tiếng anh.
Năm thứ hai,
thi chứng chỉ tiếng anh
IELTS. Trau dồi những
kỹ năng còn thiếu sót
của bản thân.
Năm thứ ba,
học tốt môn chuyên
ngành, hoàn thành
chứng chỉ MOS.
Năm thứ tư,
làm bài khóa luận tốt
nghiệp và tìm kiếm
công việc sau khi ra
trường. Tốt nghiệp
đúng hạn, đi thực tập.
Thực Nếu IELTS < 6.5
tế tiếp tục ôn tập để thi lại. Trình độ tiếng
Ngoài ra trau dồi các kỹ anh hoặc chuyên môn
năng khác như học chứng vẫn chưa giỏi thì tiếp
chỉ MOS, tham gia tích tục trau dồi thêm, luôn
cực các hoạt động của cố gắng rèn luyện
trường lớp. những kỹ năng mềm

Thời Đến cuối năm 2 Hoàn thành


hạn rõ ràng đạt được 6.5 IELTS, hoàn chương trình học trong
thành các môn học của 4 năm, ra trường đúng
từng kỳ không để nợ môn. hạn, có chứng chỉ
MOS, IELTS trước khi
ra trường. Có việc làm
ổn định sau khi ra
trường, có thể thăng
tiến trong công việc.

Bước 3. Nghiên cứu thị trường lao động và xu hướng của ngành:
3.1. Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của nước ta hiện nay
 Có thể nói, công việc kế toán có tính ổn định cao bởi đây là vị trí
luôn cần thiết đối với sự vận hành và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Sau vài năm kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn cũng là điều khá
dễ dàng.
 Theo thống kê về số liệu tìm kiếm việc làm ngành kế toán tăng
22% (năm 2019). Ngang bằng những ngành nghề hot như công nghệ thông tin,
marketing,… Công việc này cũng chiếm vị trí thứ 13 trong danh sách những
công việc tốt nhất năm 2021 (Tờ US News & World Report)
 Ngành kế toán dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm
tới, nguyên nhân là do Việt Nam là nước đang phát triển kinh tế mạnh mẽ
trong khu vực, dẫn đến nhu cầu cần có nhiều kế toán, kiểm toán để quản lý hồ
sơ tài chính. Vấn đề toàn cầu hóa cũng sẽ tác động đến nhu cầu về kế toán
trong tương lai. 17% là con số tăng trưởng được dự đoán của kế toán.
 Mặc dù nhiều công việc kế toán được tự động hóa bởi trí tuệ
nhân tạo, tuy nhiên các chuyên gia kế toán đầu ngành khẳng định: “Công nghệ
đơn giản là không thể – và sẽ không bao giờ có thể tự giải quyết các vấn đề của
khách hàng mà kế toán viên giải quyết”.
3.2. Cơ hội thăng tiến
 Lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán có thể được hình dung
qua sơ đồ dưới đây:

Kế toán Thực hiện các công việc cơ bản như nhập dữ liệu, kiểm
viên tra bảng cân đối kế toán, lập báo cáo tài chính và các
nhiệm vụ khác liên quan đến kế toán.

Tổng hợp, phân tích và báo cáo tài chính cho toàn bộ
Kế toán doanh nghiệp, quản lý và hướng dẫn các nhân viên kế
tổng hợp toán viên.

Kế toán Quản lý các bộ phận kế toán, đưa ra quyết định


trưởng chiến lược về tài chính cho doanh nghiệp.

3.3. Mức lương


Mức lương của ngành kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh
nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, vị trí công việc, quy mô doanh nghiệp,
v.v. Theo Vietnamworks, mức lương trung bình của ngành kế toán hiện nay
dao động từ 6 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra mức lương cho kế toán
viên am hiểu IFRS là 25.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng.
Bước 4 : Xây Dựng Mối Quan Hệ và Kết Nối
Trong hành trình phát triển nghề nghiệp của một nhà kế toán, việc xây
dựng mối quan hệ và kết nối là một yếu tố không thể thiếu. Mạng lưới quan hệ
chặt chẽ có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho sự nghiệp và sự phát triển cá
nhân. Đối với những ai đang bắt đầu hoặc muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp kế
toán, việc hiểu và thực hiện bước này một cách hiệu quả là rất quan trọng.
4.1 Mở Rộng Mạng Lưới Quan Hệ Khi Đang Học:
Trong thời gian còn là sinh viên, hãy tận dụng các cơ hội gặp gỡ và
kết nối với các giảng viên, sinh viên khác và các diễn giả khách mời tại các sự
kiện, hội thảo hoặc workshop liên quan đến kế toán. Hoặc tham gia vào các
câu lạc bộ và tổ chức sinh viên liên quan đến kế toán hoặc tài chính để gặp gỡ
và làm quen với những người có cùng đam mê và mục tiêu nghề nghiệp
4.2 Mở Rộng Mạng Lưới Quan Hệ Sau Khi Ra Trường
Sau khi ra trường, hãy kích hoạt và mở rộng mạng lưới quan hệ của
bạn bằng cách tham gia vào các hội nhóm chuyên môn như Hiệp Hội Kế Toán,
Hội Kế Toán Công Chứng. Bởi nó không chỉ giúp bạn tiếp cận với thông tin
mới nhất và xu hướng trong lĩnh vực kế toán mà còn là một cách tốt để bắt
đầu xây dựng mối quan hệ. Các hội nhóm này thường cung cấp cơ hội gặp gỡ
các chuyên gia trong lĩnh vực và là một môi trường để trao đổi kiến thức, kinh
nghiệm và ý kiến . Đồng thời, kết nối với các cựu sinh viên, đồng nghiệp và
giảng viên qua các mạng xã hội chuyên ngành như LinkedIn cũng là một cách
hiệu quả để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội. Hơn thế nữa, bằng
cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giá trị với người khác, bạn có thể xây
dựng một cộng đồng hỗ trợ và tạo ra các cơ hội hợp tác và phát triển chung.
Điều quan trọng là duy trì và phát triển các mối quan hệ của bạn thông qua
việc duy trì liên lạc thường xuyên và tham gia vào các hoạt động gặp gỡ, họp
mặt
4.3 Tận Dụng Cơ Hội Thực Tế và Tương Tác Trực Tiếp:

Tham gia vào các chương trình thực tập, dự án nghiên cứu hoặc các dự
án tình nguyện liên quan đến lĩnh vực kế toán để xây dựng mối quan hệ với các
doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng. Nó giúp tạo ra một thái độ làm việc tích
cực, năng nổ cũng như cơ hội học hỏi và chia sẻ kiến thức. Bên cạnh đó cần
tận dụng các cơ hội tương tác trực tiếp với các chuyên gia, mentor và doanh
nhân thành công trong lĩnh vực kế toán thông qua việc tham gia vào các buổi
nói chuyện, hội thảo và sự kiện networking. Việc tìm kiếm và xây dựng mối
quan hệ với các mentor và chuyên gia có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ, tư
vấn và hướng dẫn từ những kinh nghiệm thực tế của họ. Hãy tận dụng các cơ
hội gặp gỡ, học hỏi và kết nối với những người đã thành công trong lĩnh vực
này để nâng cao kỹ năng và hiểu biết của bạn.
Mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo dựng cầu nối, không chỉ là việc kết
nối với những người thành công trong ngành, mà còn là hành trình khám phá
bản thân, xây dựng kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Mỗi cuộc gặp gỡ, mỗi
mối quan hệ mới mở ra một cánh cửa mới, mang lại cảm xúc hứng khởi và sự
hạnh phúc khi thấy mình ngày càng tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán. Từ
mỗi trải nghiệm này, bạn sẽ học được cách tạo dựng mối quan hệ có ý nghĩa
và làm thế nào để giữ gìn và phát triển chúng theo thời gian.
Bước 5: Trau dồi kiến thức và kỹ năng – Nâng tầm bản thân
5.1. Trình độ học vấn và kiến thức nền tảng
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, ta cần phải không ngừng
học hỏi và tích lũy kiến thức đặc biệt là đối với các môn chuyên ngành như
Nguyên lí kế toán, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị,... Những kiến thức, kinh
nghiệm đó sẽ là hành trang quý báu cho ta trong tương lai. Đồng thời trong quá
trình học tập, ta nên dành thời gian cho các công việc mang tính liên quan tới
kế toán để có nền tảng tìm hiểu về mô hình thực tế doanh nghiệp và mở rộng
các mối quan hệ.
5.2. Kỹ năng chuyên môn
- Thấy hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế tài chính trong
ngành.
- Ghi nhớ quy định về kế toán kiểm toán trong việc thực hiện nhiệm vụ
của nghề.
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp: Công việc chính của một kế toán
viên là thu thập các chứng từ, hóa đơn nhằm ghi sổ báo cáo thu chi. Những
công việc này yêu cầu khả năng quan sát, phân tích, đánh giá và nắm bắt tốt
các vấn đề để đưa ra các hạch toán chính xác nhất.
- Linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề hoặc các sự cố phát sinh.
- Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính
kế toán thuế và công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự
nghiệp.
- Lập được báo cáo của kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh
nghiệp
5.3. Các kỹ năng khác
Ngoài những kỹ năng chuyên môn thì chúng ta nên trang bị một số kỹ
năng mềm khác như rèn luyện ngoại ngữ và khả năng sử dụng công cụ tin học
văn phòng bao gồm các chương trình máy tính văn phòng cơ bản như Excel,
Word, Powerpoint hay các phần mềm kế toán khác một cách thành thạo. Kế
toán là ngành nghề yêu cầu đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, chính xác,
đồng thời cần có khả năng quản lý tổ chức sắp xếp công việc hợp lý, khoa học
và chịu được áp lực cao trong công việc.
Bước 6: Mở rộng mạng lưới quan hệ

6.1 Thường Xuyên Theo Dõi Tiến Độ Thực Hiện Kế Hoạch:


Một trong những yếu tố chính để đạt được sự thành công trong nghề
nghiệp kế toán là khả năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả. Đặt ra các
mục tiêu cụ thể và thường xuyên theo dõi tiến độ của bạn đối với những mục
tiêu đó là bước quan trọng đầu tiên. Sử dụng các công cụ như bảng Excel hoặc
ứng dụng quản lý thời gian để ghi lại tiến trình và đảm bảo rằng bạn đang tiến
triển theo hướng đúng đắn. Điều này giúp bạn duy trì tinh thần làm việc và
tăng cường sự tự tin trong công việc.
6.2 Đánh Giá Kết Quả Đạt Được:
Đánh giá kết quả của công việc bạn đã hoàn thành là một phần không
thể thiếu. Bằng cách so sánh kết quả với các mục tiêu đã đề ra, bạn có thể xác
định được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về
những gì bạn đã làm tốt và những điểm cần cải thiện, từ đó điều chỉnh kế
hoạch và hướng đi trong tương lai để đạt được hiệu suất cao nhất.
6.3 Điều Chỉnh Kế Hoạch Khi Cần Thiết:
Cuối cùng, việc điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết là bước quan trọng
để đảm bảo rằng bạn đang tiến triển theo hướng đúng đắn và phù hợp với mục
tiêu của mình. Dựa trên đánh giá của bạn về tiến trình, bạn cần sẵn sàng thay
đổi phương thức làm việc, thiết lập lại kế hoạch hoặc thậm chí điều chỉnh lại
các mục tiêu nếu cần thiết. Điều này giúp bạn duy trì linh hoạt và thích ứng tốt
hơn với các thay đổi và thách thức trong quá trình phát triển sự nghiệp. Đồng
thời, việc điều chỉnh kế hoạch cũng đảm bảo rằng bạn không bị rơi vào tình
trạng mất phương hướng hoặc bị thụ động trong quá trình làm việc
Trong quá trình theo dõi và đánh giá sự tiến bộ, bạn sẽ nhận ra rằng đó
không chỉ là việc kiểm soát tiến độ công việc, mà còn là quá trình tự thấu hiểu
và tự phát triển. Mỗi đánh giá, mỗi điều chỉnh kế hoạch đều là một bài học quý
giá về sự tự kiểm soát, sự linh hoạt và sự kiên nhẫn. Ghi chép lại những cảm
xúc, trải nghiệm và bài học từ mỗi bước di chuyển trong sự nghiệp là cách bản
thân bạn tự động viên và học hỏi từ bản thân, từ những thất bại và thành công
của mình. Điều này giúp bạn không chỉ tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán
mà còn trở thành một người tự tin và tự chủ trong cuộc sống.
Bước 7. Vạch ra chiến lược- lập kế hoạch hành động.
Việc vạch ra chiến lược và lập kế hoạch hành động về cơ bản là vẽ ra
một bức tranh toàn cảnh về lộ trình để có thể đạt được mục tiêu trở thành một
nhà kế toán trước khi bắt đầu thực hiện nó. Khả năng lập kế hoạch xuất sắc cho
phép mỗi cá nhân, doanh nghiệp nhìn về phía trước, tập trung vào các mục tiêu
và đưa ra những quyết định cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.
7.1. Vạch ra các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sau khi chúng ta đã xác định được mục tiêu cụ thể thì việc tiếp theo
cần làm chính là liệt kê các bước cần làm tiếp theo như liệt kê chi tiết những kĩ
năng, kiến thức cần có để trở thành một nhà kế toán.
Việc thực hiện các bước cụ thể đã đề ra có thể đem lại cho ta những lợi
ích như:
- Xác định được những công việc cần làm để hoàn thành mục tiêu
- Biết được thứ tự ưu tiên giữa các công việc cần thực hiện
- Công việc được sắp xếp một cách khoa học
- Giúp phân tích các nhiệm vụ cần thực hiện, ước tính thời gian cần
thiết, đồng thời xác định nguồn lực liên quan nhằm hoàn thành công việc đó. Điều
này giúp theo dõi tiến độ công việc cũng như đánh giá mức độ hoàn thành so với kế
hoạch ban đầu.
- Tận dụng hiệu quả nguồn lực
7.2. Lên danh sách các nguồn lực cần thiết( tài chính, thời gian, sự hỗ
trợ) và phương pháp học tập hiệu quả.
Việc lên danh sách các nguồn lực cần thiết hay áp dụng những phương
pháp học tập hiệu quả luôn đưa chúng ta tới thành công bằng con đường ngắn
và nhanh nhất. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta đều phải học chứ không riêng gì
những bạn học sinh hay sinh viên đại học mới cần phải học. Chính vì vậy để có
được phương pháp học tập hiệu quả chúng ta cần phải lên kế hoạch, đặt ra mục
tiêu và phấn đấu thực hiện chúng. Một số phương pháp như: đặt mục tiêu phấn
đấu cụ thể, rõ ràng; quản lý và tận dụng vốn thời gian vốn có; chắt lọc những
thông tin chính;….
7.3. Lên kế hoạch quản lí thời gian, tài chính hợp lý để hỗ trợ cho việc
phát triển.
- Đặt ra các mục tiêu cụ thể,ưu tiên có thể đạt được là điều cần thiết để
quản lý thời gian hiệu quả.
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản lý thời gian như: Phương pháp
Pomodoro; chặn thời gian; Ma trận Eisenhower.
- Đặt kỳ vọng thực tế là chìa khóa để quản lý thời gian hiệu quả.
- Quản lý tài chính là một thành phần quan trọng của quản lý thời gian
nói chung. Bước đầu là tạo ngân sách và theo dõi chi phí hàng tháng của bạn.Điều
này có thể giúp bạn tìm cơ hội tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu không cần thiết; bước
tiếp theo là tự động hóa tài chính bản thân giúp ta tiết kiệm thời gian và giảm bớt
gánh nặng tinh thần trong việc quản lý tiền bạc của mình.
7.4. Những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể.
Đối với một nhà kế toán thì các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể là :
- Cần có năng lực sáng tạo: việc tư duy logic, sáng tạo sẽ giúp chúng ta
vượt qua những khuôn phép cũ, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một
cách nhanh chóng và tốt đẹp.
- Để có thể phát triển trong công việc thì chúng ta cần phát triển năng
lực bản thân, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn đến ngành nghề như rèn
luyện khả; năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học và kĩ năng ngoại
ngữ; ;hiểu rõ về nguyên lý kế toán ; kế toán tài chính, các nghiệp vụ kế toán phát
sinh;…
- Ngoài ra chúng ta cần có một nguồn vốn tài chính để đầu tư và phát
triển bản thân.
- Chúng ta cũng cần có sự kiên trì trong quá trình lập kế hoạch để phát
triển nghề nghiệp. Chỉ có sự quyết tâm và kiên trì mới có thể giúp ta vượt qua khó
khăn và đạt được đến thành công.

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan đề án được tiến hành công khai, minh bạch
dựa trên các đề án, nghiên cứu khoa học thực tiễn của các nước trên thế giới và
Việt Nam; tâm huyết, sức lực của toàn nhóm và sự hướng dẫn của giảng viên
Nguyễn Thanh Nhã Các tài liệu phục vụ cho đề án được nhóm chúng em tìm
hiểu và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có
bất kì sự gian lận nào, nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Bộ môn, Khoa và Nhà trường.
LỜI CẢM ƠN
Dự án này được thực hiện bởi nhóm ? gồm 8 thành viên lớp
K26KTA thuộc khoa Kế toán – Kiểm toán tại Học viện Ngân Hàng:
- Vũ Thị Thu Thảo
- Trần Thị Minh Thư
- Đặng Thanh Thúy
- Hán Ngọc Thoa
- Trương Thị Thu Thuỷ
- Nguyễn Hà Khánh Linh
- Hoàng Thị Duy Khánh
- Sa Trần Minh Thương
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn
thầy Nguyễn Thanh Nhã đã nhận xét cũng như hỗ trợ kiến thức về lý thuyết
cho chúng em để hoàn thành dự án này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô của bộ môn Nguyên lý kế toán
đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội được tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
dự án này.
Cuối cùng, mặc dù nhóm chúng em đã có cố gắng kiểm tra thật kỹ các
thông tin cũng như định dạng văn bản, nhưng chắc chắn sẽ có sai sót mà nhóm
chưa thể khắc phục. Vì vậy, sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn là nguồn
thông tin quý giá cho chúng em để hoàn thành các dự án sau.

Tài liệu tham khảo

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ky-nang-lap-ke-hoach#y-
nghia-cua-ky-nang-lap-ke-hoach/
https://fem.tlu.edu.vn/sinh-vien/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua-10-buoc-
de-thanh-669/
https://choq.fm/vie/%E2%96%B7-lap-ke-hoach-quan-ly-thoi-gian-cho-
cuoc-song-va-tien-bac-cua-ban/
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ky-nang-lap-ke-hoach#y-nghia-cua-
ky-nang-lap-ke-hoach/
https://fem.tlu.edu.vn/sinh-vien/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua-10-
buoc-de-thanh-669/
https://choq.fm/vie/%E2%96%B7-lap-ke-hoach-quan-ly-thoi-gian-cho-
cuoc-song-va-tien-bac-cua-ban/
https://quanlykho.vn/kien-thuc-ky-nang-chuyen-mon/
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/nguyen
-ly-ke-toan/atc01a05-nhom-09-word-bai-tap-khoi-nghiep/80554744
https://vinatrain.edu.vn/thuc-trang-nganh-ke-toan-va-co-hoi-viec-lam-
trong-tuong-lai/
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-tai-chinh/nguyen-ly-
ke-toan/nlkt-nguyen-ly-ke-toan-len-ke-hoach-nghe-nghiep-cho-ban-than-7-
buoc/34355238/
https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/xay-dung-ke-hoach-
tuong-lai-bi-quyet-de-dat-duoc-thanh-cong/
Sách tham khảo: John C. Maxwell (Alpha Books, 2015)- Lập kế
hoạch phát triển bản thân

You might also like