You are on page 1of 8

NGHIÊN CỨU NGHỀ NGHIỆP

NGUYỄN THỤY QUỲNH TRÂM

 Phỏng vấn
1. Bạn có dự định gì về nghề nghiệp trong tương lai?
 Mình muốn làm nhân viên tư vấn tuyển sinh và làm trong phòng tư vấn tuyển sinh
2. Ưu điểm và khuyến điểm của bạn là gì?
 Ưu điểm của mình là: Dễ nói chuyện, hoà đồng, tự tin
 Nhược điểm: Hay đi trễ, dễ xao lãng, lung lay
3. Bạn mong muốn môi trường làm việc như thế nào?
 Mình muốn làm ở phòng tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học tư thục
4. Mức lương mong muốn ước chừng là khoảng bao nhiêu?
 Mình nghĩ là sinh viên mới ra trường thì mình sẽ cố gắng đạt mức lương 8 triệu/tháng
5. Tại sao bạn muốn làm công việc ấy?

- Vì công việc này đựơc định hướng sẵn từ khi mình chọn ngành học và mình cảm thấy nó có
hướng phát triển phù hợp với bản thân và thị trường tương lai.

 Nghề nghiệp mong muốn sau khi tốt nghiệp: nhân viên tư vấn tuyển sinh
 Nhân viên tư vấn tuyển sinh làm gì?
Là người giữ vai trò kết nối giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Một nhân viên tư vấn
tuyển sinh là nòng cốt để đảm bảo tính chính xác cũng như cụ thể trong quá trình tìm
hiểu về và lựa chọn một ngôi trường học tập cho học sinh, sinh viên. ( Glints, 6/2022)
Công việc này đặc biệt cần thiết ở các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục chính quy có nhu cầu
tuyển sinh học viên, sinh viên theo học
 Mô tả công việc:
 Nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu xã hội
Đối tượng khách hàng của những nhân viên tư vấn trong bộ phận tuyển sinh phần lớn là
hướng đến học sinh và phụ huynh, những người có nhu cầu được học tập và đào tạo ở các
cơ sở giáo dục chính quy, có giấy phép giáo dục và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên
hoàn thành chương trình giáo dục. Vì vậy người nhân viên tư vấn tuyển sinh cần hiểu rõ
và bắt kịp các xu hướng của xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, biết cách nắm bắt
tâm lý của khách hàng nhằm tư vấn một cách tốt nhất, giúp cho khách hàng có những lựa
chọn sáng suốt trong việc học tập cũng như lựa chọn nghề nghiệp sau khi tôt nghiệp.
 Tư vấn cho khách hàng thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến
Nhân viên tư vấn tiếp đón khách hàng tại cơ sở tuyển sinh, giải đáp thắc mắc, tư vấn và
đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất, giúp cho khách hàng có nhũng cái nhìn cụ thể nhất
về lựa chọn của mình.
Nhân viên cũng có nhiệm vụ tìm kiếm thêm khách hàng có nhu cầu cho cơ sở đào tạo. Có
thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua dữ liệu có sẵn được cung cấp, trao đổi qua
hình thức gọi điện hoặc nhắn tin, giới thiệu cho khách hàng những thông tin về cơ sở đào
tạo của mình, cho khách hàng thêm thông tin tổng quát về hệ thống giáo dục tại cơ sở.
 Giới thiệu các khóa học tại cơ sở
Trong quá trình trao đổi với khách hàng, nhân viên nên giới thiệu thêm các khóa học về
kĩ năng mềm, ngôn ngữ,… có tại cơ sở, các hoạt động giúp ích cho việc học của học
viên.
 Quản lý hồ sơ học viên
Nhân viên thu thập thông tin của học viên đăng kí, tạo hồ sơ và quản lý thông tin chặt
chẽ, kín đáo, tránh làm lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài làm ảnh hưởng người học.
Việc quản lý hồ sơ học viên giúp nhân viên dễ dàng liên hệ khi có việc cần và thuận tiện
trao đổi với phụ huynh về tình trạng học tập của người học tại cơ sở.
 Tham gia tổ chức hoạt động tuyển sinh
Để có thể tiếp cận với nhu cầu của người học, nhân viên tư vấn tuyển sinh nên tham gia
hoặc tổ chức các hoạt động tuyển sinh ngoài xã hội để có cơ hội lắng nghe, tiếp thu thêm
ý kiến hoặc mong muốn của người học, từ đó điều chỉnh để hoàn thiện hơn công tác
tuyển sinh của cơ sở.
 Báo cáo về tình hình tuyển sinh và kết quả đào tạo
Nhân viên có nhiệm vụ thống kê, lập bảng báo cáo về: số lượng học sinh đăng ký vào cơ
sở đào tạo, số lượng học sinh tốt nghiệp, số lượng sinh viên sau khi ra trường tìm được
việc làm, số sinh viên học tiếp lên cao học,... để thể hiện chất lượng đào tạo cũng như là
cơ sở để học sinh, phụ huynh tin tưởng vào cơ sở đào tạo. Ngoài ra, nhờ vào bảng báo
cáo về tình hình học tập, ban lãnh đạo của cơ sở có thể đưa ra chiến lược và mục tiêu hoạt
động phù hợp cho cơ sở đó.
 Yêu cầu về bằng cấp:
Tùy vào mỗi môi trường và lĩnh vực kinh doanh, mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng
cho từng bộ phận nhân sự.
+ Từ 22 tuổi trở lên
+ Tốt nghiệp cao đẳng/ đại học trở lên
+ Có bằng cấp về các lĩnh vực liên quan đến giáo dục
+ Có thể đòi hỏi về chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài
 Yêu cầu về kỹ năng:
1. Kỹ năng lắng nghe, giao tiếp bằng lời nói và văn bản, tương tác khéo léo, tinh tế.
2. Yêu thích môi trường giáo dục.
3. Hiểu về các chương trình đào tạo, quy trình tuyển sinh.
4. Kỹ năng lập kế hoạch.
5. Kỹ năng kết nối, xây dựng mối quan hệ.
6. Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc khách hàng, thuyết phục.
7. Khả năng đa nhiệm và làm việc có tổ chức, sắp xếp khoa học, hợp lý.
( Joboko, 03/2022 )
8. Kỹ năng làm việc nhóm
9. Kỹ năng tư duy, sáng tạo

II. Phân tích và nhận xét về sự phù hợp nghề nghiệp đó với bạn của mình
Dựa vào purposechart nhóm chúng em đưa ra phân tích và nhận xét như sau

1/ Về ‘’đam mê”

-Sau cuộc phỏng vấn chúng em nhận thấy bạn ấy chưa chuẩn bị nhận ra được

với nghề nghiệp mà bản thân đã lựa chọn vì chưa chuẩn bị nhiều kiến thức, kĩ

năng cho công việc ấy.

-Bạn ấy đã xác định được nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp nhưng ngay lúc này khi

ngồi trên ghế giảng đường đại học lại không xác định phương hướng đi để chinh

phục nhà tuyển dụng để làm vị trí ấy.

2/ Sứ mệnh
-Bạn mong muốn giúp các bạn học sinh ngày từ khi ngồi trên ghế nhà trường có
thể định hướng được nguyện vọng, đam mê của các bạn.
-Bạn định hướng trường đại học cho học sinh phù hợp với năng lực, thực lực và
khả năng tài chính của gia đình.
3/ Về “chuyên môn”
- Bạn có kĩ năng giao tiếp tốt,biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu.
-Bạn là một người hoạt bát,linh hoạt trong mọi tình huống.
-Bạn có chất giọng thu hút người nghe,kiên trì, có tính nhẫn nại.
-Bạn có vốn tiếng anh sẵn và đang theo học khóa Ielts để lấy chứng chỉ quốc tế.
-Bạn có biết một ít về tin học văn phòng.

4/Về “sự nghiệp


 Hiện nay nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tư vấn tuyển sinh tại các trung
tâm, trường THPT, đại học... tăng cao, đây là cơ hội cho bạn muốn theo
đuổi ngành nghề này.
 Mức lương khởi điểm dao động 8 - 10 triệu đồng/tháng
 môi trường làm việc năng động, tiếp xúc với nhiều đối tượng khác hàng
khác nhau.

III. Lời khuyên hoặc biện pháp để bạn đạt được công việc ấy:

- Bạn có nhược điểm hay đi trễ cần khắc phục nhược điểm đó để làm việc hiệu quả hơn.

- Bạn dễ xao lãng, dễ lung lay bởi quan điểm của người khác,bạn cần giữ vững lập trường của
bản thân để tập trung vào công việc một cách tốt nhất.

- Bạn cần hiểu rõ tâm lý học sinh để có thể tư vấn và đưa ra lời khuyên một cách phù hợp nhất
đối với từng đối tượng học sinh.

Từ Diễm Quỳnh

 Phỏng vấn
1. Bạn có dự định gì về nghề nghiệp trong tương lai?
- Mình muốn làm thanh tra sở giáo dục.
1. Ưu điểm và khuyến điểm của bạn là gì?
- Ưu điểm của mình là: mình hướng ngoại và dễ giao tiếp với mọi người, có
tinh thần trách nhiệm cao và biết lắng nghe chia sẻ của người khác, hoạt
bát, hoạt ngôn, có khả năng gắn kết mọi người lại, có khả năng quan sát và
xử lý tình huống.
- Nhược điểm: hay đưa ta quyết định vội vàng, hay e dè với ý kiến của
mình, rụt rè, không dám đứng lên phản biện.
2. Bạn mong muốn môi trường làm việc như thế nào?
- Mình muốn làm trong môi trường nhà nước vì công ty nhà nước làm việc
theo giờ hành chính, được hưởng nhiều chế độ, chính sách.
3. Mức lương mong muốn ước chừng là khoảng bao nhiêu?
- Mình nghĩ là sinh viên mới ra trường thì mình sẽ cố gắng đạt mức lương
khoảng 10 triệu/tháng

4. Bạn đã chuẩn bị gì cho công việc ấy?

- Học tập tốt cố gắng trau dồi kiến thức, hiện đang theo học tiếng anh ở trung tâm để lấy
chứng chỉ quốc tế phục vụ cho công việc sau này.

- Mình đang cải thiện kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng giao tiếp.

 Mục đích của thanh tra giáo dục


- “ Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ
quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo
dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.” – Trích trong điều 5, mục 1, chương 2, Nghị định 42/2013/NĐ-
CP
 Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra Bộ giáo dục
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18
Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:
a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ
trưởng;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục;
c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau
đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp
chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục;
d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. Trong hoạt động thanh tra:
a) Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12,
13, 14, 15, 16 của Nghị định này;
b) Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra giáo dục.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
( Trích trong điều 6, mục 1, chương 2, Nghị định 42/2013/NĐ-CP)

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ


1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra
thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc bộ;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ
thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ
báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ
trưởng quyết định thành lập;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy
tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần
thiết.
3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ
giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

II. Phân tích và nhận xét về sự phù hợp nghề nghiệp đó với bạn của mình
Dựa vào purposechart nhóm chúng em đưa ra phân tích và nhận xét như sau

1/ Về ‘’đam mê”

- Bạn đã xác định được nghề nghiệp cho mình khi mới là sinh viên năm
nhất.
- Bạn đã và đang trang bị những kiến thức kỹ năng cho công việc mà bạn đã
chọn.
- Bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc.

2/ Sứ mệnh

3/ Chuyên môn

- Bạn đang trau dồi vốn tiếng anh và tin học văn phòng.
- Bạn đang từng ngày trau dồi rèn luyện kiến thức về lĩnh vực giáo dục.
- Bạn biết lập kế hoạch cho công việc.
- Bạn có khả năng quan sát, nhạy bén trong công việc.

4/ sự nghiệp

- Bạn có mong muốn giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng trong
lĩnh vực giáo dục.
- Bạn muốn kiểm định chất lượng, đưa ra những vấn đề bất cập trong trường học để
mang lại môi trường học tập tốt nhất có thể cho học sinh.

III. Lời khuyên hoặc biện pháp để bạn đạt được công việc ấy

-Công việc này cần sự am hiểu về pháp luật nên bạn cần phải học thêm về nghiệp vụ về
luật để đáp ứng công việc.

-Bạn là người hay đưa ra quyết định vội vàng, hay dễ nghiêng theo quan điểm của người
khác mà công việc này cần có sự chính xác cao nên cần phải khắc phục ở điểm này.

-Bạn cần tập thêm khả năng phân tích, tổng hợp để đánh giá các cấp trường học.

You might also like