You are on page 1of 22

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

*****
1. Kĩ thuật Động não - Công não (Brainstorming)
Động não - Công não là một kĩ thuật dạy học nhằm huy động ý tưởng của HS về một chủ
đề, trong đó, các thành viên được cổ vũ tham gia đóng góp ý kiến mà không hạn chế các ý
tưởng.
a) Quy tắc thực hiện
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng các thành viên;
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
b) Cách tiến hành
Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,
không đánh giá, nhận xét. Mục tiêu là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Bước 4: Đánh giá.
• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ. Chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể ứng
dụng trực tiếp; Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; Không có khả năng
ứng dụng.
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn.
• Rút ra kết luận để dẫn nhập vào vấn đề bài học.
c) Ứng dụng:
• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
• Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
d) Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, không tốn kém;
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
- Thu thập được nhiều ý kiến trên cơ sở huy động tối đa trí tuệ của tập thể.
- Phát triển các năng lực bao gồm: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp
và hợp tác.
* Hạn chế:
- Có thể đi lạc đề, tản mạn;
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
- Có thể có một số HS “quá tích cực”, số còn lại thụ động.
Kĩ thuật động não-công não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kĩ
thuật khác dựa trên kĩ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kĩ thuật động não.
Ví dụ:
* Động não viết:
Động não viết là một hình thức biến thể của động não. Trong động não viết thì những ý
tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng
cách viết trên giấy về một chủ đề. Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau
bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng
tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó,
trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một
bài viết chung.
Ưu điểm
 Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;
 Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những
suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện
bình thường bằng miệng;
 Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ
đặc biệt kỹ.
* Động não không công khai
Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên
viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm
mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển. (Mỗi HS sẽ có tờ giấy riêng, viết
ra ý tưởng của mình. Hết time làm việc cá nhân, nhóm sẽ thảo luận để thống nhất ý kiến).
 Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh
hưởng bởi các ý kiến khác.
 Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý
kiến riêng
e) Ví dụ minh hoạ: Tổ chức hoạt động 1. Xác định vấn đề học tập - Chủ đề 9: Các yếu
tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng)
- Mục tiêu: Giúp HS xác định vấn đề học tập là các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Nội dung: Tìm cách để đốt được 1 bếp than trong thời gian nhanh nhất với các vật dụng
do GV cung cấp: 1 khúc gỗ, 1 bật lửa và 1 kg than gỗ.
- Sản phẩm: cách đốt bếp than nhanh nhất.
- Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Nhập đề, nêu ý tưởng
+ GV nêu yêu cầu động não: “Trong vòng 3 phút, các nhóm hãy tìm cách đốt được 1 bếp
than trong thời gian nhanh nhất với các vật dụng sau: 1 khúc gỗ, 1 bật lửa và 1kg than”.
+ GV dùng hình ảnh minh họa.
 Bước 2: Huy động ý tưởng
+ Trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến
tiếp nối nhau;
+ Kết thúc việc đưa ra ý kiến. Lựa chọn sơ bộ các ý tưởng, chẳng hạn theo khả năng ứng
dụng:
 Có thể ứng dụng trực tiếp;
 Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;
 Không có khả năng ứng dụng.
+ Gộp các câu trả lời có ý tưởng tương đồng.
+ Bỏ đi những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
 Bước 3: Kết thúc động não
+ Kết thúc hoạt động động não, GV chọn ngẫu nhiên một vài nhóm lên báo cáo.
+ GV cũng có thể gọi HS đứng tại chỗ phát biểu ý kiến và GV viết các ý kiến lên
bảng để đánh giá chung.
 Bước 4: Đánh giá, kết luận
+ GV nhận xét và đánh giá cách thức tiến hành đốt bếp than của các nhóm.
+ GV chốt lại vấn đề và vào bài: “Có nhiều cách để làm than cháy nhanh, tức là
chúng ta có thể điều khiển tốc độ của phản ứng cháy theo ý muốn bằng cách tác động
vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Vậy các yếu tố nào gây ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng và ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua chủ đề Các yếu
tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”.
2. Kĩ thuật tia chớp
Kĩ thuật tia chớp, hay còn gọi là kĩ thuật phỏng vấn nhanh, được sử dụng nhằm huy động
sự tham gia tích cực của các thành viên trong lớp, có thể dung mở đầu bài dạy hoặc thu thập
nhanh thông tin từ phía HS một cách hiệu quả và cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí
học tập trong lớp học.
a) Cách thức tiến hành
- GV đặt câu hỏi:
 Câu hỏi hấp dẫn, ngắn gọn, gây được sự chú ý.
 GV hỏi nhanh từng người.
 Có thể dùng dụng cụ giả làm micro đưa đến trước từng người khi hỏi (tương tự
cách phòng vấn của phóng viên) để tạo tương tác.
- HS trả lời:
 Câu trả lời nhanh, ngắn gọn, không cần giải thích.
 Nếu người được hỏi chưa có câu trả lời, hãy bỏ qua và chuyển sang hỏi người
khác.
 Nên hỏi khoảng 15 – 20 HS mỗi lần áp dụng phương pháp này để huy động cao
nhất sự tham gia của các thành viên.
- Tổng kết nhanh và định hướng:
 GV đưa ra tổng kết một cách ngắn gọn.
 Kết nối thông tin được tổng kết vào bài học hoặc dùng thông tin để đánh giá mức
độ nắm kiến thức của HS.
b) Ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm:
+ Thời gian thực hiện ngắn, thu thập thông tin nhanh.
+ Lượng thông tin thu được nhiều, đa dạng đối tượng.
+ Tạo sự hứng thú cho HS, cải thiện không khí lớp học.
- Hạn chế:
+ Không thể thực hiện nhiều lần trong một buổi học vì sẽ gây nhàm chán.
+ Vì câu trả lời không cần giải thích nên khó đánh giá được mức độ hiểu vấn đề của HS
(chỉ đánh giá được bề nổi của thông tin, có thể do bạn kế bên mớm lời, có thể thông tin chỉ
dừng ở mức độ biết, chứ HS chưa hiểu bản chất của thông tin).
c) Một số lưu ý khi thực hiện
- Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào và không phụ thuộc số lượng thành viên trong
lớp.
- Người được hỏi chỉ nói ngắn gọn 1 - 2 câu về ý kiến của mình. Lần lượt từng người
thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề GV đặt ra.
- GV có thể thực hiện kĩ thuật này để mở đầu bài mới, ôn lại bài cũ, củng cố kiến thức
sau khi học xong một nội dung.
- GV chỉ tổ chức thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
f) Ví dụ minh họa: Tổ chức hoạt động 3. Luyện tập - Chủ đề 1: Các thành phần của
nguyên tử bằng kĩ thuật tia chớp.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về chủ đề Các thành phần của nguyên tử.
- Nội dung: Trả lời nhanh các câu hỏi củng cố của GV dưới hình thức phỏng vấn nhanh.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi:
1. Nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt nào?
2. Hãy cho biết kí hiệu của các loại hạt có trong nguyên tử.
3. Trong nguyên tử, loại hạt nào không mang điện?
4. Electron mang điện tích gì?
5. Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở đâu?
6. Hạt nhân được cấu tạo từ các loại hạt nào?
7. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích gì?
8. Điện tích của hạt nhân nguyên tử do loại hạt nào gây ra?
9. Kích thước hạt nhân so với kích thước nguyên tử như thế nào?
10. Khối lượng của nguyên tử được tính như thế nào?
11. Vì sao khi tính khối lượng tương đối của nguyên tử có thể bỏ qua khối lượng
các electron?
12. Có thể kết luận gì về điện tích của nguyên tử? Vì sao?
+ GV đến vị trí của HS để đặt câu hỏi. Nếu HS được hỏi chưa có câu trả lời thì GV bỏ
qua và chuyển sang hỏi HS khác cho đến khi các câu hỏi được trả lời hết.
+ HS được hỏi trả lời nhanh, ngắn gọn, không cần giải thích.
+ Tổng kết nhanh và định hướng:
 GV đưa ra tổng kết ngắn gọn về kết quả của hoạt động.
 Kết nối thông tin được tổng kết để đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS.
3. Kĩ thuật XYZ
a) Khái niệm
Kĩ thuật XYZ là kỹ thuật chia nhóm để thảo luận nhanh nhằm phát huy tính tích cực
của mỗi thành viên trong nhóm. Trong đó, mỗi nhóm sẽ có X thành viên, mỗi thành viên
phải đưa ra Y ý kiến trong Z phút.

b) Mục tiêu
- Phát huy tính tích cực của HS trong thảo luận nhóm.
- Ý nghĩa của “XYZ”: X là số HS trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi HS cần đưa ra, Z là phút
dành cho mỗi HS.
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi trở thành các biến thể của kỹ thuật.
c) Các bước tiến hành
d) Ưu điểm – hạn chế
 Ưu điểm:
- Nhiệm vụ học tập có yêu cầu cụ thể về số lượng sản phẩm và thời gian hoạt động nên
buộc các thành viên đều phải làm việc.
- Tạo bầu không khí hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm.
- Có tác dụng tích cực, khởi động trí não.
 Hạn chế:
- Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh
giá ý kiến.
- Người viết sau có thể tham khảo ý kiến của người viết trước, làm giảm tính sáng tạo và
tích cực của kĩ thuật.
e) Kỹ thuật 635 (X = 6, Y = 3, Z = 5)
- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách
giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại
vòng khác.
- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.

f) Ví dụ minh họa: Tổ chức hoạt động 4. Vận dụng - Chủ đề 9: Các yếu tố ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng bằng kĩ thuật 635
- Mục tiêu: Giúp HS xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của một số
quá trình trong thực tiễn.
- Nội dung: Tìm các ví dụ thực tiễn, trong đó có ảnh hưởng của một trong các yếu tố: nồng
độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
+ Yêu cầu: Dựa trên vốn hiểu biết cá nhân và quan sát thực tiễn, hãy nêu 3 ví dụ trong
đó có ảnh hưởng của một trong các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích
tiếp xúc đến tốc độ phản ứng trong thời gian 5 phút.
+ Hình thức hoạt động: Nhóm 6 HS, mỗi HS tìm 3 ví dụ.
+ Thời gian hoạt động: 5 phút.
+ Hình thức trình bày: đại diện nhóm trình bày trước lớp.
4. Kĩ thuật sàng lọc
Kĩ thuật này có thể sử dụng trong ôn tập bài cũ, chốt nội dung kiến thức mới, đánh giá sự
tiếp thu kiến thức người học sau một nội dung/bài học/chủ đề dựa trên việc phân loại, bình
luận, giải thích làm rõ vấn đề của người học.
a) Cách thực hiện
 Bước 1. Nêu chủ đề
- Chủ đề sàng lọc phải được thể hiện lên bảng để HS dễ dàng quan sát và suy nghĩ về vấn
đề nêu ra
- Chủ đề được chọn phải rõ ràng, phù hợp nội dung bài học và vừa sức với HS.
- Nêu rõ tiêu chí sàng lọc: Đúng – Sai, Nên – Không nên, Thuận lợi – Khó khăn, Ưu điểm
– Nhược điểm, …
 Bước 2. Nêu phiếu sàng lọc
- GV chuẩn bị nội dung cần sàng lọc và viết lên các phiếu (khổ A4). Các phiếu chứa đựng
cả hai loại nội dung đối lập nhau để HS thực hiện sàng lọc. Ví dụ: Tiêu chí sàng lọc là Nên
– Không nên, hay Thuận lợi – Khó khăn thì các phiếu sàng lọc đều phải chứa đầy đủ cả 2
loại nội dung.
- GV lần lượt đọc to thông tin trên từng phiếu rồi ghim lên bảng (ghim lẫn lộn, đan xen
giữa hai loại nội dung). Chủ đề và tiêu chí sàng lọc thường nằm ở một nửa bảng, các phiếu
chưa được sàng lọc nằm ở nửa bảng còn lại để HS có thể thực hiện ghim vào vị trí đúng sau
khi sàng lọc xong.
Ví dụ:
+ Chủ đề sàng lọc: Phân biệt nguyên tố theo cấu hình electron.
+ Tiêu chí sàng lọc: nguyên tố loại s và nguyên tố loại p.
+ Nội dung sàng lọc: cấu hình electron của các nguyên tử (phải có cả loại s và loại
p).
 Bước 3. Dành thời gian cho người học suy nghĩ
- GV cần dành một khoảng thời gian nhất định cho HS suy nghĩ và chuẩn bị về kiến thức
trước khi đưa ra quan điểm của mình.
- HS cần quan sát các nội dung trên phiếu sàng lọc, suy nghĩ và đưa ra quyết định xem
nên lựa chọn và sắp xếp thế nào cho đúng với các tiêu chí mà chủ đề sàng lọc đã nêu.
 Bước 4. Sàng lọc phiếu
- GV mời người học lên bảng chọn nội dung được ghi trên các phiếu để đưa về vị trí thích
hợp đúng theo tiêu chí sàng lọc.
- Nếu lớp đông HS:
+ GV có thể giơ từng phiếu trước lớp và hỏi cả lớp xem nên đặt phiếu này ở vị trí nào.
GV sẽ đặt phiếu ở vị trí được đa số HS đề nghị.
+ GV cũng có thể chia lớp thành nhiều nhóm rồi phát cho mỗi nhóm một số phiếu để
HS thảo luận rồi cử đại diện lên bảng ghim vào vị trí mà nhóm cho là đúng.
 Bước 5. Giải thích, thảo luận các nội dung trên phiếu
- Đây là bước đặc thù của kĩ thuật sàng lọc. HS không chỉ sắp xếp các phiếu vào vị trí
thích hợp mà còn được tiếp tục trao đổi, thảo luận với các bạn về các nội dung trên phiếu
dưới sự dẫn dắt, điều hành của GV. HS phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích, bình
luận, chứng minh nhằm làm rõ sự lựa chọn của mình.
- GV cũng tham gia thảo luận. GV có thể yêu cầu HS giải thích ngắn gọn về lựa chọn của
mình, sau đó chốt lại vấn đề và khẳng định tính đúng/sai của kết quả do HS sàng lọc.
- GV khuyến khích, động viên các thành viên trong lớp cùng tham gia trao đổi.
- GV điều chỉnh các phương án đã được lựa chọn theo đáp án đúng.
 Bước 6. Tổng kết
- Đưa ra kết luận cuối cùng, chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ.
- Củng cố kiến thức và dẫn dắt vào nội dung tiếp theo.
b) Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
+ Thu hút HS vào bài giảng. HS vừa quan sát, vừa động não, vừa được trình bày, giải
thích quan điểm của mình và phản biện quan điểm của người khác.
+ Các nội dung nêu ra được khai thác sâu và làm rõ.
+ HS nhớ bài nhanh và lâu hơn.
+ GV dễ dàng nắm được trình độ và năng lực của người học.
* Hạn chế:
+ Mất nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị các phiếu sàng lọc, giấy màu các
loại, bút dạ, bảng ghim, băng dính…
+ Có thể khó quản lí về trật tự trong lúc HS hoạt động.
c) Một số lưu ý khi thực hiện
- Áp dụng cho mọi loại hình lớp.
- Chủ đề và tiêu chí sàng lọc phải rõ ràng, chính xác.
- Các nội dung, thông tin đưa ra không quá dễ hoặc quá khó, đảm bảo tính chính xác
và khoa học, phù hợp với chủ đề và tiêu chí sàng lọc.
- Chữ viết trên phiếu phải to, rõ, dễ đọc (nên là chữ thường, cùng cỡ để dễ đọc, dễ
nhận biết).
- Có thể viết trực tiếp các nội dung sàng lọc lên bảng.
- Có thể áp dụng để mở đầu bài dạy, giảng một nội dung, chốt kiến thức hoặc kết thúc
bài dạy.
d) Ví dụ minh họa: Tổ chức hoạt động 3. Luyện tập - Chủ đề 4: Cấu tạo của bảng tuần
hoàn các nguyên tố hoá học bằng kĩ thuật sàng lọc.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện phân loại nguyên tố.
- Nội dung: Phân biệt loại nguyên tố theo tính chất hóa học (kim loại, phi kim, khí hiếm)
dựa vào cấu hình electron của nguyên tử.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
+ GV nêu chủ đề sàng lọc: Phân biệt loại nguyên tố theo tính chất hóa học dựa vào cấu hình
electron nguyên tử.
+ Nội dung sàng lọc: Các cấu hình electron sau đây:
1s1 1s22s22p63s1 1s22s22p63s2 1s22s2
1s22s22p6 1s2 1s22s1 1s22s22p63s23p64s2
1s22s22p2 1s22s22p5 1s22s22p63s23p1 1s22s22p63s23p6
1s22s22p63s23p3 1s22s22p63s23p4 1s22s22p6 1s22s22p63s23p5

+ GV kẻ bảng sàng lọc lên bảng lớp. HS thảo luận nhóm và viết kết quả ra giấy nháp. Sau
đó, các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng thực hiện sàng lọc.

5. Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (THINK, PAIR, SHARE)


Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm
1981. Đây là hoạt động làm việc theo nhóm đôi, qua đó phát triển năng lực tư duy của từng
cá nhân trong giải quyết vấn đề.

 Dụng cụ: Không cần thiết sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vì chủ yếu phát triển kỹ năng nghe
và nói của học sinh
a) Các bước thực hiện
 Bước 1: GV giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở và dành thời gian để HS yên lặng suy
nghĩ câu trả lời của mình.
 Bước 2: HS thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại.
 Bước 3: Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc chia sẻ với cả lớp.

 Lưu ý: Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích để học sinh chia sẻ được ý tưởng mà mình
đã nhận được chứ không chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.
b) Ưu điểm – Hạn chế
 Ưu điểm:
- HS biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm để phát triển được những câu trả lời tốt.
- Tất cả HS tích cực tham gia suy nghĩ về vấn đề học tập.
- Tăng cường khả năng giao tiếp và năng lực tư duy của từng cá nhân.
- Giúp HS suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề học tập và cho phép học hỏi lẫn nhau.
- HS chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận được, thay vì chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.
- Không cần thiết sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.
 Hạn chế:
- GV không thể bao quát hết hoạt động của cả lớp nên HS dễ dàng trao đổi những nội dung
không liên quan đến bài học.
- Bước 3 dễ bị thực hiện qua loa, hình thức, chưa đạt chất lượng.
c) Lưu ý khi thực hiện
- Vấn đề học tập cần được trình bày rõ ràng để HS xác định đúng hướng giải quyết vấn đề.
- GV cần quy định thời gian cụ thể cho từng bước tiến hành của kĩ thuật. GV cần tạo điều
kiện để HS có đủ thời gian suy nghĩ và phát triển câu trả lời cá nhân, cũng như chia sẻ và
lắng nghe ý tưởng của các bạn.
- GV cần bao quát hoạt động của cả lớp vì HS dễ dàng trao đổi những nội dung không liên
quan đến bài học khi thực hiện bước “share”.
- Có thể kết hợp với các PPDH và KTDH khác để tăng hiệu quả dạy học tích cực.
d) Ví dụ minh họa: Tổ chức hoạt động 2.1. Thực hành thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - Chủ đề 9 bằng kĩ thuật Think – Pair - Share
- Mục tiêu: Dự đoán được hiện tượng thí nghiệm.
- Nội dung: HS dự đoán tốc độ phản ứng giữa muối NaHCO3 và dung dịch CH3COOH với
nồng độ lần lượt là 0,5M; 1M và 2M.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành.
- Tổ chức thực hiện:
+ Bước 1:
GV giới thiệu vấn đề: Cho thí nghiệm được bố trí như sau:
 Cân 2 gam NaHCO3 cho vào 3 bong bóng cùng loại (khác màu).
 Cho vào 3 erlen lần lượt 50 ml dung dịch CH3COOH từng nồng độ: 0,5M; 1M và
2M.
 Cố định erlen, lấy miệng bong bóng trùm kín miệng bình. Lưu ý: Tránh để NaHCO3
rơi vào dung dịch axit trong bình.
Hãy dự đoán tốc độ phản ứng của 3 thí nghiệm và điền vào bảng sau:

+ Bước 2:
- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập để điền dự đoán hiện tượng trong thời gian 2 phút.
- Sau thời gian hoạt động cá nhân, 2 HS ngồi gần nhau lập thành một nhóm đôi và chia sẻ,
thảo luận cùng nhau về các hiện tượng mà mình đã dự đoán trong 2 phút.
+ Bước 3:
- Mỗi nhóm đôi bắt đầu chia sẻ tiếp với các nhóm đôi khác hoặc chia sẻ trước lớp về kết quả
thảo luận của nhóm mình (nhóm đôi - chứ không chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân).
- GV lắng nghe, đánh giá và rút ra kết luận chung, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm
chứng dự đoán của HS.
6. Kĩ thuật KWL và KWLH
Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó
bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên
quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những
câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.
K W L

Liệt kê những điều em đã Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em đã


biết về… muốn biết thêm về… học được về…

Xuất phát từ biểu đồ KWL, tác giả Ogle /ấu gâu/ bổ sung thêm cột H ở sau cùng, với
nội dung khuyến khích học sinh định hướng nghiên cứu. Sau khi học sinh đã hoàn tất nội
dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp
để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.
a. Cách tiến hành
 Bước 1: GV phát cho mỗi HS/mỗi nhóm HS 1 bảng KWL và kẻ 1 bảng KWL trên bảng
lớp (ở 1 góc bảng).
 Bước 2: Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của chủ đề học tập, GV yêu cầu HS
điền những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng. GV khuyến khích HS suy
nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu về vấn đề, chủ đề dưới dạng các câu hỏi.
Kết thúc bước 2, GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động và thống kê vào bảng KWL cho
GV tạo trên bảng lớp. Có thể một số câu hỏi ở cột W mà HS đưa ra xa rời chủ đề bài học,
GV có thể bỏ ra (hoặc thông báo rằng nó ko thuộc chủ đề này/ tìm hiểu ở chủ đề nào khác/
tìm hiểu ở lớp trên…).
Từ các câu hỏi ở cột W, GV dẫn dắt vào bài học. Ví dụ: “Để giải quyết các câu hỏi do các
con đã đặt ra mà cô vừa tổng hợp được, thì thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ
đề:……….”
 Bước 3: Nghiên cứu bài học.
 Bước 4: Sau quá trình nghiên cứu bài học, GV yêu cầu HS tự điền câu trả lời cho
những câu hỏi đã viết vào cột W ở bước 2, điền vào cột L những điều vừa học được.
b. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực tự chủ và tự học.
- Tạo hứng thú học tập cho HS, phù hợp với nhu cầu nhận thức thực tế của HS để góp phần
phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên của năng lực khoa học tự nhiên.
- Giúp GV đánh giá và HS tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập
kế tiếp.
* Hạn chế:
HS có thể gặp khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết một cách rõ ràng và
chính xác.
c. Một số lưu ý khi sử dụng
- Cần lưu trữ cẩn thận bảng KWL vì sau khi hoàn thành cột K và cột W, có thể phải mất thêm
một khoảng thời gian mới có thể thực hiện tiếp các cột còn lại (cột L và cột H).
- GV có thể thêm cột H vào bảng nhằm khuyến khích HS ghi lại những dự định tiếp tục tìm
hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề, chủ đề vừa học.
 Tại cột K:
+ GV đề nghị HS động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề.
Cả GV và HS cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K.
+ Để khởi động, GV cần chuẩn bị các câu hỏi giúp HS động não.
+ Tổ chức cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi nhận. Khuyến khích HS giải
thích. Điều này rất quan trọng, vì đôi khi những điều HS nêu ra có thể là mơ hồ hoặc
không bình thường.
 Tại cột W:
+ GV đặt những câu hỏi gợi mở nhằm khơi gợi nhu cầu tìm tòi của HS.
Một số câu hỏi gợi ý:
 Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi học chủ đề này?
 Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì lên quan đến ý tưởng này (một trong các ý
tưởng nêu ở cột K) không?
+ Cả GV và HS cùng ghi nhận các câu hỏi về chủ đề vào cột W. Nếu HS trả lời bằng
một câu phát biểu bình thường, hãy biến thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.
+ GV cũng có thể chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để bổ sung vào cột W nhằm hướng HS
tập trung vào trọng tâm bài học. Tuy nhiên, không được thêm quá nhiều câu hỏi của GV.
Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của HS.
 Tại cột L:
+ GV yêu cầu HS tự điền câu trả lời mà các em tìm được qua bài học vào cột L. HS
có thể điền vào cột L trong khi học hoặc sau khi đã học xong.
+ Ngoài việc bổ sung câu trả lời, GV nên khuyến khích HS ghi thêm vào cột L những
điều các em cảm thấy thích thú (có thể đánh dấu sao để phân biệt những điều này với câu
trả lời cho các câu hỏi ở cột W).
+ Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được trả lời hoàn chỉnh sau khi HS học
xong chủ đề. Vì vậy, GV nên khuyến khích HS nghiên cứu thêm từ các tài liệu khác để
trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài học chưa thể giải quyết.
+ Tổ chức thảo luận những thông tin được HS ghi nhận ở cột L nhằm giúp HS khắc
sâu kiến thức.

K W L H

Liệt kê những điều Liệt kê những điều Các em sẽ tiếp tục


Liệt kê những điều em muốn biết thêm em đã học tìm hiểu như
em đã biết về… về… được về… thế nào?

d. Ví dụ minh hoạ: Tổ chức hoạt động 1. Mở đầu - Chủ đề 8. Phản ứng oxi hóa – khử
bằng kĩ thuật KWL.
- Mục tiêu: Huy động kiến thức nền của HS về chủ đề “Phản ứng oxi hóa – khử” và xác
định mong muốn tìm hiểu của HS đối với chủ đề học tập.
- Nội dung: Điền thông tin vào bảng hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện: (Mẫu)
(Cột K là các kiến thức HS đã được học ở cấp THCS)

7. Kĩ thuật khăn trải bàn


Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá
nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn.

a. Cách tiến hành


- Bước 1: HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờgiấy khổ
lớn.
- Bước 2: HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung
quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.
- Bước 3: Mỗi thành viên phụ trách vị trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi thành viên làm
việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian
quy định.
- Bước 4: Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất
câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm của “khăn trải
bàn”.
b. Tác dụng tích cực
- Kích thích sự tham gia hoạt động của HS.
- Tăng cường tính độc lập và tinh thần trách nhiệm của HS.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau của HS.
c. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong
quá trình học tập theo nhóm.
- Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
- Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm.
* Hạn chế:
- Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông…) khi tổ
chức hoạt động.
- Đòi hỏi thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.
d. Lưu ý khi thực hiện
- Mỗi HS đều phải đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề thảo luận.
- Nếu số HS quá đông, GV có thể phát cho mỗi HS một mảnh giấy nhỏ để viết ý kiến. Kết
thúc hoạt động, HS dán các mảnh giấy viết ý kiến của mình xung quanh “khăn trải bàn”
chung.
- Những ý kiến thống nhất viết vào giữa “khăn trải bàn. Ý kiến riêng có quyền bảo lưu ở
phần xung quanh “khăn trải bàn”.
e. Ví dụ minh hoạ: Tổ chức hạt động 2.2. Thực hành viết công thức Lewis của một số
hợp chất đơn giản - Chủ đề 7 bằng kĩ thuật khăn trải bàn
- Mục tiêu: Viết được công thức Lewis của một số hợp chất đơn giản.
- Nội dung: Viết công thức Lewis của các chất sau: Cl2, NH3, CH4, PH3.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 4 HS) và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A1
đã chia sẵn các phần xung quanh và phần trung tâm.
+ HS ngồi vào vị trí tương ứng đã được phân chia và tiến hành làm việc cá nhân. Mỗi
HS viết công thức Lewis của một chất vào ô cá nhân.
+ Sau đó, nhóm tiến hành thảo luận để thống nhất câu trả lời chung và viết vào phần
trung tâm của “khăn trải bàn”.
+ Hình thức trình bày: Nhóm báo cáo sản phẩm.
8. Kĩ thuật các mảnh ghép
a) Khái niệm
Kĩ thuật các mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó HS sẽ
hoàn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng:
+ Đầu tiên, HS hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi
cá nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao.
+ Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại
vấn đề đã tìm hiểu để cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.
b) Cách tiến hành
 Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Mỗi nhóm HS được
phát phiếu có màu riêng biệt.
- Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên đều trở thành “chuyên
gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm
ở vòng 2.
 Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
- Hình thành nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm có tối thiểu một thành viên đến từ mỗi
nhóm chuyên gia chia sẻ đầy đủ với nhau (Có thể nhiều hơn 1, nhằm hỗ trợ nhau trong quá
trình trình bày lại kết quả học động ở nhóm chuyên gia)
- Sau khi tất cả các thành viên chia sẻ, các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương
án giải quyết nhiệm vụ phức hợp tiếp theo của vòng mảnh ghép.

Hình 2.2. Minh hoạ sự sắp xếp HS hoạt động trong kĩ thuật “các mảnh ghép”

c) Ưu điểm và hạn chế


*Ưu điểm:
- Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trò cá nhân
trong quá trình hợp tác.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tá cho mỗi HS thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh
ghép.
- Tạo cơ hội cho HS hiểu sâu một vấn đề. HS không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải
chia sẻ cho người khác.
* Hạn chế:
- Thời gian hoạt động dài khi tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập với 2 nhóm khác
nhau trong hai vòng.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ phức hợp phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của nhóm chuyên gia
và khả năng trình bày của mỗi cá nhân.
d) Một số lưu ý khi thực hiện
- Nội dung nghiên cứu của nhóm chuyên gia cần đảm bảo tính độc lập trong một chủ đề
lớn, không hoặc ít mối quan hệ tuyến tính.
- Có thể sử dụng này cho hoạt động ôn tập, luyện tập, khi mỗi nhóm chuyên gia phụ trách
hệ thống hoá hoặc tìm hiểu sâu về một chủ đề, sau đó chia sẻ lại với nhóm mảnh ghép.
- Nếu áp dụng nghiên cứu kiến thức mới, cần chọn nội dung lớn, trong đó bao gồm nhiều
nội dung nhỏ không quan hệ logic tuyến tính với nhau.
e) Ví dụ minh hoạ: Tổ chức hoạt động 2.1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo nguyên tử -
Chủ đề 1 bằng kĩ thuật các mảnh ghép
- Mục tiêu: Giúp HS xác định được thành phần cấu tạo của nguyên tử.
- Nội dung:
+ HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong các phiếu học tập.
+ HS thảo luận nhóm và xác định các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử và đặc điểm về điện
tích, khối lượng mỗi loại hạt.
- Sản phẩm: Các phiếu học tập đã được hoàn thành.
- Tổ chức thực hiện:
 Vòng 1: Nhóm chuyên gia
* Nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Xem video thí nghiệm tìm ra electron của Thomson và hoàn thành phiếu học
tập số 1.
+ Nhóm 3,4: Xem video thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử của Rutherford và hoàn
thành phiếu học tập số 2.
+ Nhóm 5,6: Xem video thí nghiệm tìm ra hạt nơtron của Chadwick và hoàn thành phiếu học
tập số 3.
 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
* Nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt các thành phần cấu tạo của nguyên tử.
9. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm hay giản đồ ý) là một hình thức trình
bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ
khoá, hình ảnh… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung
hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ
đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính.

a. Cách tiến hành


- Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan:
+ Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: bút lông với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn, keo dính...
+ Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như
iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind… Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng trực
tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it) …
+ Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng (icon) để có thể khai
thác chủ động và hiệu quả.
- Vẽ sơ đồ tư duy:
+ Bước 1: Nhận nhiệm vụ từ GV. HS viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh
phản ánh chủ đề.
+ Bước 2: Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng chữ in
hoa. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi
nhớ.
+ Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
+ Bước 4: Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.

Trong dạy học, có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong nhiều tình huống khác nhau.
- GV chuẩn bị sơ đồ tư duy, tổ chức cho HS tìm hiểu bài giảng theo trình tự các nhánh nội
dung trong sơ đồ tư duy do GV thiết kế. GV cũng có thể yêu cầu HS hoàn thành các nội
dung còn khuyết hoặc triển khai thêm dựa trên sơ đồ tư duy do GV cung cấp.
- GV yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề; trình bày kết quả
thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình bày tổng quan một chủ đề; thu thập sắp
xếp ý tưởng; ghi chú bài học...
b. Ứng dụng của sơ đồ tư duy
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề.
- Trình bày tổng quan về một nội dung học tập.
- Chuẩn bị ý tưởng cho bài thuyết trình/ bài báo cáo.
- Thu thập, sắp xếp ý tưởng.
- Ghi chép khi nghe bài giảng.
c. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và
sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic.
- Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung.
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.
- Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá vàhình ảnh.
- HS có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt,
ghi nhớ tiêu điểm.
* Hạn chế:
Phải chuẩn bị một số phương tiện dạy học phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, phần
mềm…
d. Ví dụ minh hoạ: Thiết kế sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức cơ bản của chủ đề 1. Các
thành phần của nguyên tử.
- Mục tiêu: Tổng kết kiến thức cơ bản về thành phần của nguyên tử.
- Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức cơ bản về thành phần của nguyên tử trên
giấy A0.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy do HS thiết kế.
- Tổ chức thực hiện:
+ Chuẩn bị: Giấy A0, bút màu (≥ 5 màu), keo dính/nam châm.
+ GV gợi ý bố cục trình bày sơ đồ tư duy:
 Chủ đề trung tâm (“NGUYÊN TỬ”).
 Các nhánh chính:
(1) Cấu tạo.
(2) Kích thước.
(3) Khối lượng.
 Các nhánh phụ:
(1): Vỏ, hạt nhân (thành phần, kí hiệu, điện tích, khối lượng các hạt)
(2): Kích thước nguyên tử, kích thước hạt nhân.
(3): Cách tính, đơn vị
+ GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và thực hiện thiết kế sơ đồ tư
duy theo yêu cầu của GV trong thời gian 1 tuần.
+ GV công bố tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí Thang điểm
Chính xác về mặt khoa học, đầy đủ theo chủ đề 30
Nội dung Cấu trúc nội dung logic, sáng tạo 20
Có sưu tầm nhiều hình ảnh họa 10
Hình thức Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng, hợp lí 20
Màu sắc hài hòa, đúng quy định của sơ đồ tư
15
duy
Chữ viết đẹp, cỡ chữ và size chữ phù hợp quy
15
định của sơ đồ tư duy
TỔNG CỘNG 100

10. Kĩ thuật phòng tranh


Kĩ thuật phòng tranh là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả cao trong
tổ chức các hoạt động học cho HS, giúp phát huy tính tích cực, chủ động tham gia và hợp tác
của HS. Kỹ thuật này cũng có tính linh hoạt cao. GV có thể sử dụng kĩ thuật này cho hoạt
động cá nhân, hoạt động cặp hoặc hoạt động nhóm.
a) Cách thực hiện
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý
tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như
một triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. Tuy
nhiên, trên thực tế, đa số GV đều tiến hành bước cuối cùng dưới dạng nhận xét và chữa các
lỗi phổ biến của các sản phẩm.
b) Khó khăn
- GV thường chia lớp thành 4 đến 5 nhóm (tương đương 8 đến 10 HS/ nhóm). Điều này dẫn
tới số lượng sản phẩm / tranh không đủ để tiến hành tổ chức “triển lãm tranh”.
- Khi HS đi xem “triển lãm”, có nhiều HS đứng xem cùng một sản phẩm/ tranh, do đó, HS
gặp nhiều khó khăn trong việc đọc kỹ và chữa lỗi cho các bạn khác. Nhiều HS không có vị
trí đứng do không gian hạn chế của lớp học.
- Số lượng HS xem ở các sản phẩm / tranh quá chênh lệch nhau. Có sản phẩm/ tranh thì thu
hút nhiều HS đến xem cùng lúc, có sản phẩm / tranh thì thu hút được rất ít HS. Do đó, việc
nhận xét các sản phẩm / tranh chưa có sự đồng đều.
c) Một số lưu ý khi thực hiện
- Kĩ thuật phòng tranh phù hợp với những nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay
những chủ đề tạo cho HS nhiều ý tưởng để sáng tạo. Đối với những chủ đề khó, phức tạp và
cần nhiều thời gian nghiên cứu, GV không nên sử dụng kĩ thuật này vì sẽ gây khó khăn cho
HS trong quá trình nhận xét và đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong khoảng thời gian
ngắn.
- GV cần chú ý điều chỉnh cách kê bàn ghế để tạo không gian rộng nhất có thể cho HS tham
gia triển lãm. Một trong những cách phổ biến và hiệu quả là yêu cầu HS dồn bàn ghế vào
giữa lớp học để có không gian xung quanh lớp để di chuyển trong khi đi triển lãm.
- GV nên chia nhóm nhỏ gồm 4 – 5 HS. Điều này giúp tăng số lượng sản phẩm số sản phẩm
và HS có nhiều sự lựa chọn hơn khi xem “triển lãm”. Số lượng HS tập trung xem một tranh
trong cùng một lúc không quá đông, phù hợp với không gian lớp học.
- Cần chú ý việc quản lý và điều tiết “cuộc triển lãm”. GV nên quy định về số lượng tranh
tối thiểu mà mỗi HS cần phải xem và nhận xét. Đồng thời, GV cũng cần phát cho mỗi HS
một tờ phiếu nhận xét tranh. Điều này giúp HS tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ của các HS khác trong lớp và cũng sẽ tự học được kiến thức qua quá trình đánh
giá, nhận xét.
- Khi áp dụng kĩ thuật, GV nên tham gia nhận xét và chữa bài cho các nhóm cùng HS trong
lúc xem triển lãm. Điều này giúp GV tiết kiệm thời gian và giúp HS sẽ có cơ hội học và
chỉnh sửa các lỗi sai ngay tại chỗ.
d) Ví dụ minh họa: Tổ chức HS trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chủ
đề 2: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng kĩ thuật phòng tranh.
* Tổ chức thực hiện:
+ Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã thiết kế trên tường xung quanh lớp học. GV cùng HS
kê lại bàn ghế để tạo không gian thoải mãi, đủ để HS có thể di chuyển dễ dàng.
+ Các nhóm tiến hành tham quan “triển lãm” các thiết kế sơ đồ tư duy. Mỗi nhóm cử 1
thành viên đứng tại vị trí tranh của nhóm mình để thuyết minh. Các thành viên còn lại tự do
di chuyển đến các tranh khác để “xem triễn lãm”, tham khảo sản phẩm của các nhóm khác và
thu thập ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm.
+ GV phát phiếu nhận xét và quy định số tranh tối thiểu mỗi nhóm phải nhận xét là 4
tranh trong thời gian 10 phút.
+ GV tham gia nhận xét và chữa bài cho các nhóm cùng HS trong lúc xem triển lãm để
tận dụng tối đa thời gian hoạt động.
BẢNG NHẬN XÉT TRANH

You might also like