You are on page 1of 2

ACTIVE RECALL

Đây là một phương pháp chủ động gơi nhắc kiến thức tương đối đơn giản, có thể áp dụng với
mọi trình độ người học. Cách thức tiến hành như sau:

Bước 1: Người học đọc lại học liệu và phần ghi chép của bản thân để nắm được nội dung của
phần kiến thức cần ghi nhớ.

Bước 2: Trong quá trình đọc, người học tự đặt câu hỏi cho bản thân và tổng hợp các câu hỏi đó.

Lưu ý: Người học cần ghi lại các câu hỏi ở một tài liệu riêng, tránh ghi chép trực tiếp vào học
liệu bởi người đọc có thể dễ dàng xem lại để được gợi ý về câu trả lời. Vì vậy, nỗ lực chủ động
nhớ lại thông tin sẽ giảm sút.

Cách tự đặt câu hỏi:

- Bắt đầu bằng các câu hỏi đơn giản mang tính nhận biết kiến thức, bám sát vào học liệu như:
nêu định nghĩa, công thức, vai trò, điều kiện ứng dụng, ...

- Sau đó, người học có thể nâng mức độ khó bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức,
lấy ví dụ, so sánh, phân biệt kiến thức đã học.

- Nếu không thể tự mình nghĩ ra câu hỏi, người học có thể tìm kiếm trên mạng Internet các câu
hỏi liên quan tới chủ điểm kiếm thức đang ôn tập.

Bước 3: Không sử dụng bất cứ tài liệu tham khảo hay công cụ hỗ trợ nào, người học trả lời các
câu hỏi đã đặt trong bước 2. Người học có thể ghi lại đáp án của mình, nghĩ trong đầu hoặc nói
thành tiếng để tiết kiệm thời gian.

Bước 4: Kiểm tra đáp án của mình bằng cách đọc lại học liệu.

Lưu ý: Với mỗi câu trả lời sai, phân vân hoặc không thể trả lời, người học nên đánh dấu vào câu
hỏi tương ứng để lần tiếp theo luyện tập chú trọng hơn vào các câu đó. Bằng cách chỉ học lại các
phần kiến thức mình chưa nắm vững thay vì đi qua tất cả nội dung đã học, người học có thể tiết
kiệm được thời gian.

Dưới đây là một ví dụ ứng dụng phương pháp này vào việc học một cấu trúc ngữ pháp mới câu
điều kiện. Người học có thể đặt câu hỏi như sau:

Các câu hỏi cơ bản yêu cầu nhận biết

 Có bao nhiêu loại câu điều kiện?


 Mỗi loại câu điều kiện diễn đạt ý nghĩa gì?
 Cấu trúc của mỗi loại câu điều kiện như thế nào?
Các câu hỏi nâng cao yêu cầu vận dụng

 Câu điều kiện loại 3 và loại hôn hợp khác nhau như thế nào?
 Lấy ví dụ về câu điều kiện loại 2?
 Để diễn tả ý ABC, cần sử dụng câu điều kiện loại nào?

You might also like