You are on page 1of 2

Câu 1. Hãy khái quát các cấp độ đọc?

 Cấp độ đầu tiên là đọc sơ cấp hay đọc sơ đẳng, đọc cơ bản, đọc khởi
đầu.Cấp độ đọc này thường được dạy cho học sinh tiểu học.
 Cấp độ đọc thứ hai được gọi là đọc kiểm soát. Đặc trưng của cấp độ
này là sự nhấn mạnh đặc biệt đến thời gian. Khi đọc ở cấp độ này,
người đọc được phân bổ một lượng thời gian nhất định để hoàn tất
một lượng bài đọc được giao.
 Cấp độ đọc thứ ba được gọi là đọc phân tích.Đọc phân tích là đọc kỹ
lưỡng, đọc toàn bộ hay đọc hiệu quả.Đọc phân tích là hình thức đọc
tốt nhất và hoàn chỉnh nhất có thể đạt được trong một thời gian không
xác định.
 Cấp độ bốn, cũng là cấp độ cao nhất của việc đọc, được gọi là đọc
đồng chủ đề.Khi đọc đồng chủ đề, độc giả đọc nhiều sách chứ không
chỉ một cuốn và tìm mối liên quan giữa các cuốn sách đó cũng như
mối liên quan đến chủ đề mà chúng cùng đề cập.
Câu 2. Tóm tắt các phương pháp đọc SQ3R, POWER, PRESP?
* Phương pháp đọc SQ3R
S - Survey: Khảo sát trước khi đọc
Người đọc có thể đọc lướt, tức là đọc và nắm khái lược tài liệu
Q - Question: Đặt câu hỏi
Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi về những thông tin mà ta mong
nhận được từ văn bản, những thông tin đặc biệt hấp dẫn và có giá trị nhất
đối với ta.
R - Read: Đọc
Đọc chính xác, đọc hoàn thiện với các mục tiêu đã được đặt ra
R - Recite/Recall: Kể lại, gợi nhớ
Bước này giúp người đọc tập trung hơn và học được nhiều hơn trong khi
đọc. Tại bước này, người đọc cần trình bày, báo cáo lại những điều đã
đọc. Sau đó, hãy thử trả lời những câu hỏi, ôn tập, khắc sâu những điều
quan trọng và hoàn thiện văn bản một cách tự lực.
R - Review: Xem lại
Sau khi đọc hết một phần hoặc một chương hoặc một tài liệu, người đọc
cần xem lại phần đó nhằm nắm chắc những thông tin quan trọng, nhằm
đạt được mục tiêu của việc đọc.
* Phương pháp Power
Prepare: Chuẩn bị, sửa soạn
Chuẩn bị, tìm hiểu trước tài liệu có liên quan
Organize: Tổ chức
Biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình của mình một cách có mục đích và hệ
thống.
Work: Làm việc
Phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp phù hợp
Evaluate: Đánh giá
Phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình
tạo ra
Rethink: Suy nghĩ lại
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện,
phương pháp và kết quả của mình.
* Phương pháp PRESP
Preview the Chapter: Xem qua chương
Read Chunk A: Đọc Phần A
Examples: Xử lý ví dụ
Summarize: Lập tóm
Problems: Giải bài tập tắt
Câu 3. Trình bày cách vẽ sơ đồ tư duy?
Bước 1: Viết chủ đề chính vào giữa tờ giấy. Có thể vẽ hình ảnh bao
quanh để giúp chủ đề nổi bật và khắc sâu vào não bộ.
Bước 2: Từ chủ đề, tiếp tục vẽ thêm các nhánh lớn, từ các nhánh lớn lại
vẽ tiếp nhánh phụ, phân nhánh của nhánh phụ... Nhánh càng gần chủ đề
thì càng tô đậm hơn. Hãy dùng màu sắc vì màu sắc giúp não chúng ta
phân biệt và ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Bước 3: Trên mỗi nhánh, ghi thông tin một cách vắn tắt nhất (từ khóa
hoặc câu đơn). Tránh dùng những từ ngữ, câu cú dài dòng vì vừa rối mắt
vừa ít có giá trị ghi nhớ.

You might also like