You are on page 1of 4

Cách tiến hành phương pháp bàn tay nặn bột

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu câu hỏi vấn đề


- Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu
đối với học sinh, gắn với thực tiễn cuộc sống và nhằm
lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề
- Tình huống càng xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn
nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Câu hỏi nêu vấn đề
cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn
nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên
cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh
khám phá lĩnh hội kiến thức.
- Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có
tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn
đề( tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể)
Bước 2: Hình thành câu hỏi cho học sinh
+ Bộc lộ biểu tượng ban đầu là pha quan trọng, đặc trưng
nhất của phương pháp bàn tay nặn bột
+ Có thế yêu cầu học sinh bộc lộ biểu tượng dưới nhiều
hình thức khác nhau:
. Nói
. Viết
.Vẽ
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực
nghiệm
* Nêu giả thuyết ( Đề xuất câu hỏi)
+ Đây là bước khó khăn nhất PP BTNB
+ Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến
kiến thức trọng tâm của bài học
*Thiết kế phương án thực nghiệm
+ Tùy theo kiến thức hay vấn đề đặt ra mà HS có thể đề
xuất các phương án thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu khác
nhau.
+ GV cần ghi bảng các ý kiến đề xuất của HS và lưu ý rèn
ngôn ngữ diễn đạt cho học sinh.
 Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực
nghiệm tìm tòi- nghiên cứu , GV nêu nhận xét chung
và quyết định phương án đối với các dụng cụ đã
chuẩn bị sẵn

Bước 4:Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu


+ Từ các đề xuất HS, GV nhận xét và lựa chọn thí nghiệm
để học sinh tiến hành. Một số trường hợp không thể tiến
hành thí nghiệm có thể cho trẻ làm mô hình, hoặc cho học
sinh quan sát vật thật trước, sua đó cho quan sát tranh vẽ
+ Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ mục đích và yêu
cầu thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích
của thí nghiện cb tiến hành
+ Ccas thí nghiệm lần lượt tương ứng với nội dung kiến
thức. Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong , GV nên dừng
lại để rút ra kết luận( tìm thấy cấu trả lời cho các câu hỏi
tương ứng). GV lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí
nghiệm , cách bố trí và thực hiện thí nghiệm, kết quả, kết
quả luận sau thí nghiệm vào vở thí nghiệm.
VD như các thí nghiệm phải ghi số liệu thời gian, lặp lại
thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Bước 5: Kết luận và hợp thực hóa kiến thức
- Từ các kết luận đưa ra của HS, GV có nhiệm vụ
chính xác hóa lại kiến thức.
- GV khắc sâu cho kiến thức HS bằng cách cho HS đối
chiếu với quan niệm ban đầu trước khi học kiến thức.
Như vậy, từ những quan niệm sai lệch, hoặc chưa đầy
đủ ban đầu , sau quá trình thực nghiệm, chính HS tự
phát hiện ra những sai lệch và tự sữa chữa, thay đổi
một cách chủ động.

You might also like