You are on page 1of 155

BÀI 1: MỞ ĐẦU

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập
môn KHTN.
 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
 Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo
 Làm được báo cáo, thuyết trình
 Sử dụng được một số dụng cụ đo.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và
kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các
thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong
nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng
trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ
năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng
tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng
được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang
điện).
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn
phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách
hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.
- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.
2. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở
đầu bài học)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức ,
kĩ năng đã học vào trong cuộc sống
- giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ
năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ
đo.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc trước phần giới mở bài .
c) Sản phẩm:
- Kiến thức thực tế của HS
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Cho HS đọc phần mở bài .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV..
- Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội
dung bài mới.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS ghi tựa bài vào vở
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh lắng nghe:
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


a) Mục tiêu:
- Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực
hiện đủ 5 bước.
b) Nội dung:
- Thiết lập được 5 bước khi tìm hiểu tự nhiên.
- Ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên khi nghiên cứu về sự sinh
trưởng của thực vật.
- Chú ý khi hướng dẫn HS ở bước 4 thực hiện kế hoạch. Khi giả thiết sai thì
quay lại bước 2: xây dựng giả thuyết mới. Nếu giả thuyết đúng thì đưa ra kết luận.
- Tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN: như quan sát, phân tích, liên kết,
đo đạc, dự báo, báo cáo và thuyết trình.
- Tìm hiểu 1 vài dụng cụ đo như máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện
số dùng cổng quang điện.
c) Sản phẩm:
- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
- HS nắm được một số kĩ năng học tập môn KHTN
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I.Phương pháp tìm hiểu tự


- Từ việc quan sát sơ đồ các bước phương nhiên
pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng - phương pháp tìm hiểu tự nhiên
là cách thức tìm hiểu các sự vật,
dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm
hiện tượng trong tự nhiên và đời
hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống sống được thực hiện qua các
giới thiệu trong SGK. GV yêu cầu HS nêu được bước: (1) quan sát và đặt câu hỏi
một số ví dụ minh hoạ và trả lời hoàn chỉnh cho nghiên cứu, (2) hình thành giả
thuyết, (3) lập kế hoạch kiểm tra
các câu hỏi luyện tập.
giả thuyết, (4) thực hiện kế
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, yêu hoạch và (5) kết luận
cầu mỏi nhóm quan sát sơ đồ các bước phương
pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK (hoặc dùng
máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm
HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết nội
dung từng bước có trong sơ đồ và các tình huống
minh hoạ đưa ra trong SGK, giúp các nhóm hoàn
thành nhiệm vụ luyện tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành quan sát 5 bước về phương pháp
tìm hiểu tự nhiên.
- Chia nhóm theo yêu cầu của GV: phân tích và
tìm hiểu từng bước trong sơ đồ và cho ví dụ minh
họa trong từng bước.
- Lưu ý các bước trong tiến trình tìm hiểu tự
nhiên: khi giả thuyết sai thì ta quay lại hình thành
giả thuyết mới.
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- HS: tất cả các nhóm đều thảo luận và chuẩn bị
sẵn sàng nội dung cần trình bày khi được GV gọi.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung: phương pháp
tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước:
quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành
giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, thực
hiện kế hoạch và kết luận.

Hoạt động 2.2: Kĩ năng học tập môn KHTN

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Kĩ năng học tập môn KHTN
- Cho quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin - Để học tốt môn KHTN,
trong SGK, HS cần nêu được một số kĩ năng học chúng ta cần thực hiện và rèn
tập môn Khoa học tự nhiên. luyện một số kĩ năng: quan sát,
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu phân loại, liên kết, đo, dự báo,
cầu các nhóm quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các viết báo cáo, thuyết trình
thông tin trong SGK tìm hiểu các kĩ năng học tập
môn KHTN để thuyết trình phần hiểu của mình
về từng kĩ năng thông qua phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả
lời câu hỏi trong phần luyện tập
- Sau khi biết được các kĩ nàng tìm hiểu cơ bản,
GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo
và thuyết trình. Cho HS viết báo cáo và thuyết
trình tại lớp để các bạn góp ý và nhận xét. GV
Chỉ ra cho HS thấy sự thành công của việc tìm
hiểu tự nhiên bảng cách thuyết phục người nghe
qua bài báo cáo và thuyết trình.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các kĩ năng
học tập môn KHTN.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.
- Lựa chọn một đề tài để viết báo cáo và thuyết
trình trình theo yêu cầu của GV
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Hoàn thành và kiểm tra phiếu học tập của các
nhóm
- Đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi
của nhóm khác và GV
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về các kĩ năng
học tập môn KHTN
- Nhận xét phần thuyết trình và rút ra kết luận
làm sao để bài thuyết trình của mình thuyết phục
được người nghe và sinh động.

Hoạt động 2.3: Một số dụng cụ đo

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Một số dụng cụ đo


- GV cho hs đọc thông tin và quan sát Hình 1.3 - Dao động kí là thiết bị có
trong SGK để HS nhận biết được vai trò và ứng thể hiển thị đồ thị của tín hiệu
dụng của một số dụng cụ đo. Qua đó, HS sẽ biết điện theo thời gian (giúp chúng
cách sử dụng một số dụng cụ đo phục vụ việc học ta biết được dạng đồ thị của tín
tập ở môn KHTN lớp 7.. hiệu theo thời gian)
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu - Đồng hồ đo thời gian hiện
cầu các nhóm quan sát Hình 1.3, 1.4 ở SGK về số dùng cổng quang điện có thể
hoạt động và cấu tạo của máy dao động kí. tự động đo thời gian.
- GV cho HS quan sát hình 1.5 đồng hồ đo thời
gian hiện số và hình 1.6 cổng quang điện. Sau đó
đặt ra các câu hỏi liên quan về cấu tạo và hoạt
động của dụng cụ để HS trả lời.
- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả
lời câu hỏi trong phần luyện tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu về máy dao
động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng
quang điện
- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- Trả lời theo yêu cầu của GV.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về một số dụng
cụ đo.

3. Hoạt động 3: Cũng cố - luyện tập


a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS làm được các bài tập GV giao .
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS làm được bài tập và hoàn thành tốt sơ đồ tư duy .
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 13
- Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư
duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Hoàn thành bài tập
- Viết được sơ đồ tư duy
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- làm bài tập vào vở và kiểm tra lẫn nhau
- GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý
kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư
duy trên bảng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Cho HS viết 1 bài báo cáo với nội dung tùy ý.
c) Sản phẩm:
- bài báo cáo của HS
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Yêu cầu mỗi HS viết 1 bài báo cáo nọp cho
GV sau 1 tuần .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm bài báo cáo của các HS
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên
lớp và nộp sản phẩm vào tuần sau.

PHIẾU HỌC TẬP


Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
Bước 1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau
H1. Nêu tên một số kĩ năng học tập môn KHTN?
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
H2. Hãy nêu sự khác biệt về các kĩ năng trên?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

Bước 2: HS trao đổi trong nhóm 4 và


Trong kĩ năng thuyết trình, các em cần làm gì để bài thuyết trình của mình trở nên
sinh động và hấp dẫn.?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi

được trong khoảng thời gian tương ứng.


- Tốc độ = quãng đường vật đi / thời gian đi quãng đường đó.

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các
hoạt động trong bài học này đặc biệt nhân mạnh đến khả năng tư duy độc lập của
HS.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách xác định tốc độ qua
quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ
trong những tình huống nhất định.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được
một só đơn vị tốc độ thường dùng.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập
được công thức tính tốc độ trong chuyến động.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những
tình huống nhất định.
3. Phẩm chất:
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
3. Giáo viên:
- Bài giảng điện tử; tranh ảnh các hình 8.1, bảng 8.2, 8.2/SGK.
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.
4. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là ý nghĩa tốc độ? Công
thức tính tốc độ, đơn vị tốc độ)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu ý nghĩa tốc độ,
công thức tính tốc độ và đơn vị tốc độ. Tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu
bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi:
“Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh
nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?"

c) Sản phẩm: HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:
- Tính thời gian chạy ít nhất.
- Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh các học sinh đang thi chạy
- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trả lời
phiếu học tập câu hỏi: “Có những cách nào để xác
định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong
một cuộc thi chạy?" trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn
thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất
chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa tốc độ
a) Mục tiêu: Từ bảng 8.1 SGK ( Phiếu học tập 2) học sinh đi đến kết luận rằng
muốn xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, thì phải so sánh quãng đường
vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ.
b) Nội dung:
GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 2 theo nhóm

c) Sản phẩm:
- HS dựa vào thời gian chạy của bốn HS trên cùng một quãng đường để xếp
hạng thứ tự cột 3 như sau:
HS Thứ tự xếp hạng
A 2
B 1
c 3
D 4
- HS dựa vào thứ tự xếp hạng để tìm cách tính quãng đường chạy được
trong 1 s của mỗi HS và hoàn thành cột 4 như sau:
HS Quãng đường chạy trong 1 s (m)
A 6,0
B 6,3
c 5,5
D 5,2
- Sau khi HS hoàn thành bảng 8.1, GV dẫn dắt học sinh đến khái niệm:
Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Tốc độ:
- GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, xác 1) Tìm hiểu về ý nghĩa tốc độ:
định chuyển động của HS nào là nhanh, HS nào - Tốc độ là đại lượng cho biết
chậm dựa vào thông tin bảng 8.1/ SGK mức độ nhanh hay chậm của
*Thực hiện nhiệm vụ học tập chuyển động.
HS thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và
ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 2.
- So sánh thời gian chạy trên cùng quãng
đường 60 m của mỗi HS, HS nào có khoảng thời
gian ngắn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất.
- So sánh quãng đường chạy được trong
cùng khoảng thời gian 1 s của mỗi HS, HS nào
có quãng đường lớn nhất là HS đó chuyển động
nhanh nhất.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu sau:
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian
chuyển động (1)... hơn thì chuyển động đó nhanh
hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nêu
quãng đường chuyển động (2)... hơn thì chuyển
động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được
trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó
nhanh hơn.
- Dự kiến trả lời: (1) nhỏ; (2) lớn; (3) lớn.
- GV nhận xét và chốt nội dung: Tốc độ là đại
lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của
chuyển động.

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu công thức tính tốc độ


a) Mục tiêu: Tìm hiểu và áp dụng được công thức tính tốc độ
b) Nội dung: Để tính tốc độ, ta cần:
- Xác định quãng đường vật đi được.
- Xác định thời gian vật đi hết quãng đường đó.

- Tốc độ =
c) Sản phẩm:
HS đưa ra được công thức :

d) Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2) Tìm hiểu công thức tính tốc
- GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập độ:
3: tính tốc độ của người đi xe đạp hình 8.1. - Tốc độ chuyển động của một
- GV thông báo: Nếu kí hiệu tốc độ là , vật được xác định bằng chiều dài
quãng đường vật đi là và thời gian đi quãng quãng đường vật đi được trong
một đơn vị thời gian.
đường là thì công thức tính tốc độ sẽ là gì?
- Công thức:
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện phiếu học tập 3 theo nhóm.
- HS thực hiện câu trả lời theo cặp đôi đưa ra
công thức tính tốc độ.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tốc độ chuyển động của một vật được xác
định bằng chiều dài quãng đường vật đi được
trong một đơn vị thời gian.
Công thức:

Hoạt động 2.3. Đơn vị tốc độ:


a) Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
b) Nội dung:
- Hs đọc thông tin SGK kết hợp với sự tư duy để đưa ra được một số đơn vị
tốc độ thường dùng như m/s, km/h....
- Thực hiện đổi các đơn vị tốc độ
c) Sản phẩm:
- HS nêu được đơn vị tốc độ chính thức ở nước ta là m/s và km/h. Ngoài
ra còn có các đơn vị khác m/ min, cm/s ….
- HS biết cách biến đổi các đơn vị với nhau
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Đơn vị tốc độ:
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK để - Trong hệ đơn vị đo lường chính
biết được các đơn vị tốc độ thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là
- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập 4: Đổi mét trên giây (m/s) và kilômét
tốc độ của các phương tiện giao thông trong bảng trên giờ (km/h).
8.2 ra đơn vị m/s - Ngoài ra, tốc độ còn có thể đo
*Thực hiện nhiệm vụ học tập bằng các đơn vị khác như: mét
- HS thực hiện đọc thông tin SGK tìm hiểu về trên phút (m/min), xentimét trên
đơn vị tốc độ. giây (cm/s), milimét trên giây
- HS thực hiện phiếu học tập 4 theo nhóm. (mm/s), …
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta,
đơn vị tốc độ là mét trên giây (m/s) và kilômét
trên giờ (km/h).

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Áp dụng kiến thức đã học trả lời: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người
ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời
gian
để ca nô đi được quãng đường 15 km
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân: Vì sao ngoài
đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn
vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ
không đổi 30 km/h. Tính thời gian
để ca nô đi được quãng đường 15 km
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên vào vở ghi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá
nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học
b) Nội dung:

- Áp dụng công thức vào bài tập cụ thể


BT1. Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút.
Tính tốc độ của đoàn tàu.
BT2. Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20
phút,
sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30
phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động
là bao nhiêu?
c) Sản phẩm:

- HS áp dụng được công thức để giải được bài tập 1 và 2


BT1. Cho biết Giải:
s = 30 km Tốc độ của đoàn tàu là:
t = 45 min = 0,75 h
(km/h)
Đáp số: 40 km/h
BT2. Cho biết Giải:
54 km/h Quãng đường đầu ô tô đã đi là:

20 min = h . = 54. = 18 (km)

60 km/h Quãng đường kế tiếp ô tô đã đi là:

30 min =0,5 h . = 60. 0,5 = 30 ( km)

S=? Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút


là:
S = S1+ S2 = 18 + 30 = 48 (km)
Đáp số : S = 48 km
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu mỗi 1, 3, 5 thực hiện giải bài
tập 1, nhóm 2,4,6 thực hiện giải bài tập 2 trong
thời gian 7 phút
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản
phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét đánh giá

IV. PHỤ LỤC:


PHIẾU HỌC TẬP 1
Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
“Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh
nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?"

……………………………………………………………
…………………………………………………………....
……………………………………………………………
……………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 2


Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
Tên các thành viên:
………………………………………………………………………
Các em hãy hoàn thành bảng 8.1

PHIẾU HỌC TẬP 3


Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……

Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp Hình 8.1
…………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 4


Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
HÃY ĐỔI TỐC ĐỘ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG BẢNG
8.2 RA ĐƠN VỊ m/s
BÀI 9: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng.
– Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi
(hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công
của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng
đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đồ thị quãng
đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.
2.2.Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đồ thị quãng đường – thời gian.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian
cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được
quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân.Có
niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
- Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề sáng tạo. Dựa vào mục tiêu của bài học
và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học
phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS
trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên
quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, hình 9.1 phóng to, Bảng 9.1, Bảng 9.2, máy tính, hiệu ứng
canô chuyển động...
2.Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Sách giáo khoa, sách bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài
học.
b) Nội dung: tìm cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ví dụ như vẽ đường đi....
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: ở bài trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về tốc độ,
tốc độ và đơn vị đo của tốc độ, tốc độ chính là đại lượng cho biết
sự nhanh hay chậm của chuyển động và được tính bằng quãng
đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu cách để mô tả chuyển động của một vật nào
đó 1 cách đơn giản nhất.
- Vậy theo em trong thực tế đời sống hằng ngày ví dụ muốn mô
tả chuyển động của ô tô đi từ đà lạt đến Thành phố Hồ chí Minh
thì người ta làm thế nào ?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ: nêu tên các cách như dựa vào bản đồ,
định vị GPS...
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS hoạt động nhóm kể tên các cách mô tả chuyển động của mô
tô.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để xác định
quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà
không cần dùng công thức s = v.t ta làm ntn? Như vậy để mô tả
chuyển động của một vật ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường -
thời gian.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Vẽ đồ thị quãng đường thời
gian
Hoạt động 2.1: Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian
a) Mục tiêu: : Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động
thẳng với tốc độ không đổi, GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi
của quãng đường theo thời gian.
b) Nội dung:
- Hs Tiến hành phân tích bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một canô
c) Sản phẩm:
Học sinh xác định được thời gian để ca nô đi được quãng đường nào đó khi biết
được tốc độ, Hoặc xác định được vị trí sắp đến của cano khi biết tốc độ và thời gian
dự kiến...
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.Lập bảng
- GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, sau ghi số liệu
đó giới thiệu bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một quãng
ca nô. đường –
thời gian
- GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện
nhóm theo yêu cầu viết trên phiếu.
1. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a)Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.
a)Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.
b) Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến
bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi yêu cầu của Gv
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày,
các nhóm khác bổ sung (nếu có).
a)Từ 6 h đến 8 h là 2,0 h.

a)Tốc độ: h = 30 km/h.


b) Từ 8 h đến 9 h, ca nô đi thêm quãng đường 30 km. Vậy
ca nô đi được đoạn đường tổng cộng 90 km tức là cách bến 90
km.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động , các vị trí của
vật ở các thời điểm khác nhau, vạch ra trong không gian một
đường thẳng hay đường cong liên tục nào đó ta gọi là quỹ đạo
chuyển động. Vậy quỹ đạo chuyển động chính là đường tạo bởi
tập hợp tất cả các vị trí của vật trong không gian, trong suốt quá
trình chuyển động.
Vậy là từ cái bảng số liệu này thì chúng ta có thể khai thác được
các thông tin về thời gian chuyển động của vật, quãng đường
chuyển động của vật và có thể đưa ra được dự đoán vị trí của vật
trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định nào
đó. Như vậy nãy giờ chúng ta đã cùng nhau mô tả chuyển động
bằng cách lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian

Hoạt động 2.2: Vẽ đồ thị quãng đường thời gian


a) Mục tiêu: vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
b) Nội dung: nắm được cách mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được và thời
gian đi hết quãng đường đó.
c) Sản phẩm:
vẽ được đồ thị quãng đường thời gian:

- Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và
thời gian.
- Ý nghĩa của đồ thị quãng đường thời gian: Giúp ta đọc nhanh quãng đường đi được
của vật chuyển động theo thời gian mà không cần tính toán đồng thời dự đoán quãng
đường vật đi được theo thời gian.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Vẽ đồ
- GV : Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm O như hình 9.1 thị quãng
gọi là 2 trục tọa độ đường thời
Trục nằm ngang Ot biễu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp. gian
Trên hình 9.1 mỗi độ chia tương ứng với 0,5h.
Trục thẳng đứng Os biễu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ
thích hợp. Trên hình mỗi độ chia tương ứng với 15km.
Xác định các điểm có giá trị S và t tương ứng trong bảng 9.1
_ Điểm gốc O xác định nơi xuất phát của ca nô có s = 0h, t =
0km
Hãy xác định các điểm còn lại.
Điểm A(t = 0,5h; s= 15km)
Điểm B(t = 1h; s= 30km)
Điểm C(t = 1,5h; s= 45km)
Điểm D(t = 2h; s= 60km).
Sau khi các em xác định các điểm A, B, C, D các em nối các
điểm A,B,C,D là các em được đồ thị biễu diễn quãng đường và
thời gian.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: thực hiện theo hướng dẫn của Gv: xác định các điểm
A,B,C,D trên đồ thị

*Báo cáo kết quả và thảo luận


GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác
bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về cách vẽ đồ thị

Hoạt động 2.3: Vận dụng đồ thị quãng đường – Thời gian
a) Mục tiêu:
- Từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi
(Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)
b) Nội dung:
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi theo
các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các bước tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay
thời gian chuyển động của vật) từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước
c)Sản phẩm:
Đáp án Phiếu học tập:
Câu 1:
a. Cách tìm quãng đường s của ca nô đi được sau khoảng thời gian t=1h kể từ
lúc xuất phát:
- Chọn điểm ứng với t=1h trên trục Ot. Vẽ đường thẳng song song với Os,
đường thẳng này cắt đồ thị tại B
- Từ B, vẽ đường thẳng song song với Ot, cắt Os tại giá trị s=30km, đó là
quãng đường cần tìm
b. Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60km:
- Chọn điểm ứng với s=60km trên Os. Từ điểm này vẽ đường thẳng song
song với Ot, cắt đồ thị tại C
- Từ C, vẽ đường thẳng song song với Os, cắt Ot tại giá trị t=2h

c. Tốc độ của ca nô.


Câu 2: Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có
ưu điểm gì?
- Có cái nhìn trực quan và nhanh chóng về chuyển động của vật so với bảng dữ
liệu
- Tính toán, dự báo về quãng đường, thời gian, có thể đánh giá, so sánh tốc độ
chuyển động của các vật khác nhau mà không cần tính toán
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
**Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3.Vận dụng
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập: đồ thị quãng
- HS quan sát đồ thị hình 9.3, thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu đường –
của GV, hoàn thành phiếu học tập Thời gian
- HS trình bày kết quả của nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước, các nhóm còn lại
theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm. Rút ra kết
luận về các bước tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay
thời gian chuyển động của vật) từ đồ thị quãng đường, thời gian
cho trước

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Lập được bảng ghi các giá trị quãng đường, thời gian và vẽ được đồ thị quãng
đường – thời gian mô tả chuyển động của một vật
- Tìm được quãng đường hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật từ đồ thị
b) Nội dung:
Từ thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp
trong hình:

Quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp


a/ Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này.
b/ Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên.
c) Sản phẩm:
a/ Bảng giá trị:
Thời gian (s) 0 2 4 6 8 10
Quãng đường (m) 0 10 20 30 40 50
b/ Đổ thị quãng đường - thời gian:

d)Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân
theo yêu cầu viết trên phiếu (mục 1) trong thời gian 5 phút.
- Các mục còn lại trong phiếu học tập HS có thể hoàn thành để
luyện tập thêm ở nhà hoặc tại lớp trong các tiết bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV: Hoàn thành mục 1
trong phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn cho các HS còn gặp khó
khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.
- Mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày
sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lạinội dung trọng tâm của bài.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
Mô tả được trạng thái của vật chuyển động từ đồ thị quãng đường – thời gian.
b) Nội dung:
- Đặt câu hỏi thực tế yêu cầu HS trả lời.
1. Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm
ngang?
2. Cách mô tả chuyển động bằng đồ thị có ưu điểm gì?
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
1. Nếu vật đứng yên, không chuyển động thì đồ thị là đường thẳng nằm ngang.
2. Có cái nhìn khách quan và nhanh chóng về chuyển động của vật so với bảng dữ
liệu
- HS có thể đánh giá, so sánh tốc độ của các vật khác nhau chuyển động mà không
cần tính toán.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ thực hiện cá nhân trong
thời gian 3 phút.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn cho các HS còn gặp khó
khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Mỗi HS trình bày 1 nội dung
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lạnội dung trọng tâm của bài và yêu cầu HS hoàn
thành các nhiệm vụ còn lại trong phiếu học tập.
Nhắc nhở học sinh học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới
bài mới.

Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm:………………….
Thời điểm(h) 6 7 8 9
Thời gian 0 1 2 3
chuyển động
t(h)
Quãng 0 15 30 45
đường s (km)

1. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km?
.....................................................................................................................
b. Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km?
.....................................................................................................................
c. Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho
biết tốc độ của ca nô không đổi?
.....................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP 2


Họ và tên: ......................................................Lớp:...........
Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm O như hình 9.1 gọi là 2 trục tọa độ
Trục nằm ngang Ot biễu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình 9.1
mỗi độ chia tương ứng với 0,5h.
Trục thẳng đứng Os biễu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp. Trên
hình mỗi độ chia tương ứng với 15km.
Xác định các điểm có giá trị S và t tương ứng trong bảng 9.1
_ Điểm gốc O xác định nơi xuất phát của ca nô có s = 0h, t = 0km
Hãy xác định các điểm còn lại.
Điểm A(t = 0,5h; s= 15km)
Điểm B(t = 1h; s= 30km)
Điểm C(t = 1,5h; s= 45km)
Điểm D(t = 2h; s= 60km).
Sau khi các em xác định các điểm A, B, C, D các em nối các điểm A,B,C,D là
các em được đồ thị biễu diễn quãng đường và thời gian.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Từ thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp
trong hình:

Quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp


a/ Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người
này.
b/ Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên.
a/ Bảng giá trị:
Thời gian (s) 0
Quãng đường (m) 0
BÀI 10: ĐO TỐC ĐỘ
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang
điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV,
đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước
lớp.
- Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thực hành trong bài học
và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách đo tốc độ trong phòng
thực hành, để xuất được dụng cụ đo và phương án đo cho kết quả chính xác nhất
cho mỗi tình huống được nêu.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được rằng muón đo tóc độ chuyển động
của một vật, ta phải đo quãng đường vật đã đi và thời gian vật đi hết quãng
đường đó. Biết sử dụng thước, đổng hổ bấm giây.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành đo chính xác tòc độ đi đều bước của một
người. Hiểu được cách hoạt động của cổng quang điện.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết sử dụng đổng hổ đo thời gian hiện
số dùng cổng quang điện để đo tóc độ chuyển động. Giải thích được cách chọn
dụng cụ đo, phương án đo tốc độ trong từng tình huống được nêu.
3. Phẩm chất:
- Say mê, hứng thú với hoạt động thực hành.
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cần cù, cẩn thận trong hoạt động thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Đồng hồ bấm giây, Tấm ván phẳng (dài khoảng 50 - 60 cm), thước, bút đánh
dấu.
- Hai cổng quang điện kết nối với đồng hồ đo thời gian hiện số, các dây dẫn,
xe đồ chơi nhỏ có gắn tấm cản quang, quả nặng, ròng rọc (gắn cố định ở mép bàn),
sợi dây nối xe với quả nặng.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập: HS quan sát chuyển động
của xe đạp trên đường đi).
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh nêu lên được các phương pháp dùng để tính toán tốc độ xe
đạp.
b) Nội dung:
- GV cho HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường đi và yêu cầu HS
nêu các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp.
c) Sản phẩm:
- HS có thể có các giải pháp sau:
+ Đo quãng đường và đo thời gian rồi tính tốc độ.
+ Dùng máy móc để đo tốc độ.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường đi và yêu cầu HS
nêu các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp.
- HS có thể có các giải pháp sau:
+ Đo quãng đường và đo thời gian rồi tính tốc độ.
+ Dùng máy để đo tốc độ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
a) Mục tiêu:
- Đo được tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm
hiểu, tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Nêu yêu cầu về dụng cụ cần đo quãng đường vật đã đi và thời gian vật
thực hiện chuyển động đó?
H2. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đổng hổ bấm giây
đo thời gian.
A. Nhấn nút RESET để đưa đổng hổ bấm giây về só 0.
B. Nhân nút STOP khi kết thúc đo.
C. Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
H3. Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong phòng thí
nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
H4. Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu
điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
c) Sản phẩm:
- HS qua hoạt động nhóm quan sát, thảo luận, tiến hành thí nghiệm nhóm hoàn
thành phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 2.1: Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm
- GV hướng dẫn để HS hiểu: Muốn đo tốc độ giây.
chuyển động, ta phải đo quãng đường vật đã đi - Để đo thời gian, nhằm xác định
được và thời gian thực hiện chuyển động đó. tốc độ của một vật chuyển động
- GV giao nhiệm vụ học tập các nhóm, tìm hiểu từ 0,1s trở lên, ta sử dụng đồng
thông tin về đồng hồ bấm giây trong SGK trả lời hồ bấm giây, ngược lại nó không
câu hỏi H1,H2,H3 thể đo chính xác những khoảng
- GV phát cho các nhóm HS dụng cụ thí thời gian dưới 0,1 s.
nghiệm, sau đó hướng dẫn và cho HS tiến hành
làm thí nghiệm, hoàn thành nội dung phiếu học
tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi
chép nội dung câu trả lời H1, H2, H3.
HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí
nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học
tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung bài học.
Hoạt động 2.2: Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang
điện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo
- GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS nghiên cứu tài thời gian hiện số dùng cổng
liệu và qua thí nghiệm trả lời câu hỏi H4. quang điện.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập - Để đo thời gian, nhằm xác định
HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí tốc độ của một vật chuyển động,
nghiệm và ghi lại kết quả thí nghiệm đã đo được. ta sử dụng đồng hồ đo thời gian
*Báo cáo kết quả và thảo luận hiện số dùng cổng quang điện,
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một có độ chính xác cao đến 1ms
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). (0,001s).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung bài học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện nhóm nội dung trên phiếu học tập.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm nhóm về kết quả trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện nhóm phần “kết quả
đo” trên phiếu học tập và tóm tắt nội dung bài
học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên Một vài HS đại diện nhóm
lần lượt trình bày.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư
duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Có thể sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện để:
+ Đo thời gian rơi của một vật.
+ Đo chuyển động qua lại (dao động).
c) Sản phẩm:
- HS nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc
sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy nêu một số ví dụ
để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong
cuộc sống.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm tìm ra câu
trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm câu trả lời của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện trong giờ học trên
lớp.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 10: ĐO TỐC ĐỘ
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
BÀI 11: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật
đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm
tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh
hưởng c ỦA tốc độ trong an toàn giao thông.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong
bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý
tưởng; làm việc nhóm hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để
thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao
thông.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết
bị "bắn tốc độ"trong giao thông.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu
được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn
hoặc sự có nguy hiểm.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
5. Giáo viên:
- Sách Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo).
- Sách giáo viên Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Hình ảnh tìm qua Google, tài liệu tham khảo điện tử, file âm thanh hình ảnh.
- Video tìm qua Youtube:
+ Đoạn video: Camera 24h – Cần lưu ý “giữ khoảng cách an toàn khi tham gia
giao thông”?
https://www.youtube.com/watch?v=kWcSyZISCw0
+ Đoạn video: Máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào?
https://www.youtube.com/watch?v=5kVN1y90sYc&t=99s
- Phiếu học tập
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Xem video về những lưu ý khi tham gia giao thông.
Từ đó GV đặt vấn đề "Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ
cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?"
a) Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú cho HS.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tốc độ và an toàn khi
tham gia giao thông.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm
- GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS
- Sự hứng thú vào bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video nói về các sự cố khi
tham gia giao thông.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao người
lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ
cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai
xe?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi video và thực hiện yêu cầu của
GV.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án của
mình.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá:
GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác
nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
GV nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị "bắn tốc độ".
- Hiểu rõ vì sao phải duy trì tốc độ phù hợp khi tham gia giao thông.
b) Nội dung: Sử dụng kỹ thuật công não, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- GV tổ chức cho HS quan sát video, hình ảnh, học sinh xem video, hình ảnh và
hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3.
- HS làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, internet, quan sát video để
hoàn thành các phiếu bài tập.
c) Sản phẩm:
- HS qua hoạt động nhóm quan sát video và hình ảnh hoàn thành phiếu học tập
số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 2.1: Mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị "bắn tốc độ"
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Thiết bị “bắn tốc độ”
- GV tổ chức cho HS quan sát, phân tích video - Thiết bị bắn tốc độ là thiết bị
“Máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào”, hình dùng để kiểm tra tốc độ của các
ảnh H11.1 trong SGK. GV gợi ý cho HS thảo phương tiện giao thông đường
luận để hoàn thành phiếu học tập số 1). bộ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cấu tạo thiết bị bắn tốc độ gồm
- HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và hoàn một camera theo dõi ô tô chạy
thành nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 1. trên đường và một máy tính nhỏ
*Báo cáo kết quả và thảo luận trong camera để tính tốc độ của ô
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một tô.
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Nguyên tắc hoạt động:
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Camera được dùng chụp ảnh
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. phương tiện giao thông đường bộ
- GV nhận xét, đánh giá. chuyển động quãng đường s giữa
- GV nhận xét và chốt nội dung thiết bị bắn tốc hai vạch mốc.
độ và nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị + Máy tính nhỏ đặt trong camera
"bắn tốc độ" tự động ghi lại khoảng thời gian t
ô tô chạy qua hai vạch mốc và
tính tốc độ v của phương tiện
giao thông đường bộ.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Ảnh hưởng của tốc độ trong
- GV hướng dẫn cho HS phân tích các hình 11.2 an toàn giao thông.
và 11.3 trong SGK, gợi ý cho HS thảo luận để - Người điều khiển phương tiện
hoàn thành phiếu học tập số 2. giao thông phải tuân thủ Luật
*Thực hiện nhiệm vụ học tập giao thông đường bộ, điều khiển
- HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án và hoàn xe trong giới hạn tốc độ cho
thành nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 2. phép để giữ an toàn cho chính
*Báo cáo kết quả và thảo luận mình và cho người khác.
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung ảnh hưởng của
tốc độ trong an toàn giao thông, cung cấp thêm
thông tin về tốc độ quy định và khoảng cách an
toàn giữa các phương tiện giao thông khi tham
gia giao thông.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập các kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thiết kế poster về thông điệp an toàn giao thông theo nhóm
c) Sản phẩm:
- Poster của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu nhóm thiết kế poster tuyên truyền
với nội dung: “Chúng em với an toàn giao thông”
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm lên trình bày các poster của nhóm đã
thiết kế
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng các
poster của học sinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập số
3.
c) Sản phẩm:
- Phiếu học tập số 3.
- HS chế tạo được kính lúp bằng vỏ chai nhựa
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn
thành phiếu học tập số 3.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Phiếu học tập số 3.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung ảnh hưởng của
tốc độ trong an toàn giao thông

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:


Nhóm:…………………..
Câu 1. Thiết bị "bắn tốc độ" là gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2. Nêu cấu tạo của thiết "bắn tốc độ" ?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị "bắn tốc độ" ?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4. Có những loại thiết bị bắn tốc độ nào?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 5. Sử dụng thiết bị "bắn tốc độ" để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao
thông có những ưu điểm gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:


Nhóm:…………………..
Câu 1. Quan sát Hình 11.2 trong SGK và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm
tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2. Từ các thông tin trong Hình 11.2 trong SGK, em hãy nêu một số yếu tố
có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Quan sát Hình 11.3 trong SGK và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với
người đi bộ khi xảy ra tai nạn?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4. Quan sát Hình 11.4 Quan sát hình và tìm hiểu trên Internet trong SGK
và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:


Họ tên: ............................................................ Nhóm: ...............................................

Câu 1. Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và
giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2. Camera của thiết bị “ bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô
chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10m là 0,56s. Nếu tốc độ giưới hạn trên
đường được quy định là 60km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép
không?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Đánh dấu (x) vào cột đúng hoắc sai về phương diện an toàn giao thông
cho mỗi hoạt động sau:
Hoạt động Đúng Sai
Tuân thủ giới hạn về tốc độ
Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô
Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn
Giảm khoảng cách an toàn khi thời tiết đẹp
Giảm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu
Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông
Nhường đường cho xe ưu tiên
Nhấn còi liên tục
BÀI 12: MÔ TẢ SÓNG ÂM
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học : Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm và thảo luận trong
bài học.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để
chứng tỏ được sóng âm có thể truyền đượctrong chất rắn, lỏng, khí.
2. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về sóng âm và môi trường truyền âm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm, thảo luận tìm hiểu về sóng âm và môi trường truyền âm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học:
+ Laptop, mạng internet.
+ Mỗi nhóm HS: 1 chai thủy tinh, 1 đàn ghita, 1 âm thoa, 1 sợi dây thun, 1 cây còi,
bộ thí nghiệm truyền âm trong môi trường chất lỏng.
- Học liệu số:
+ File Video GV tự biên tập về sóng âm.
+ Bài trình chiếu Powerpoint.
+ Hình ảnh về sóng âm và môi trường truyền âm.
+ Đoạn phim về môi trường truyền âm: https://youtu.be/_je12cpnxqw
- Học liệu khác:
+ SGK khoa học tự nhiên 7 và các tài liệu tham khảo khác.
+ Kế hoạch bài dạy theo CV 5512.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là âm thanh được tạo ra và
truyền đến tai như thế nào?)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là âm thanh được tạo ra và
truyền đến tai như thế nào ?
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, thực hiện TN giáo viên đưa ra, xác định
được vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu các nhóm HS tìm cách thổi làm cho
cái chai phát ra âm thanh.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gọi vài HS trả lời.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận, nhận định HS có thể nhận thấy khi
thổi phía trên miệng chai phát ra âm thanh.
- GV định hướng: Âm thanh được tạo ra và truyền
đến tai ta như thế nào ?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


a) Mục tiêu:
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để
chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về sóng âm và môi trường truyền âm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm, thảo luận tìm hiểu về sóng âm và môi trường truyền âm.
b) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm thực hiện các thí nghiệm mô tả sóng âm, thí nghiệm tìm hiểu
môi trường truyền âm, trả lời các câu hỏi Gv đưa ra, thảo luận rút ra kết luận.
c) Sản phẩm: HS thực hiện được các thí nghiệm mô tả sóng âm, thí nghiệm tìm hiểu
môi trường truyền âm, rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sóng âm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Sóng âm


GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện - Các rung động ( chuyển động ) qua lại
TN1, hoàn thành phiếu học tập số 1. vị trí cân bằng là dao động.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập - Vật dao động phát ra âm thanh gọi là
HS hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm nguồn âm.
và ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập
số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho
một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
(nếu có).
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: ghi nhận câu trả lời của HS, kết luận,
định hướng cho HS rút ra kết luận.
? Dao động là gì ?
? Những vật phát ra âm thanh gọi là gì ?
? Những vật nào có thể phát ra sóng âm ?
GV kết luận: Các dao động của nguồn âm có
thể lan truyền sang môi trường xung quanh,
- Các dao động từ nguồn âm lan truyền
làm xuất hiện các dao động lan đi trong môi trong môi trường gọi là sóng âm.
trường (sẽ mô tả kĩ ở phẩn sau trong bài) và - Sóng âm được phát ra bởi các vật
người ta gọi các dao động âm đang lan đang dao động.
truyền này là sóng âm.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu môi trường truyền âm.

** Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất II. Môi trường truyền âm
rắn:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Âm thanh
có truyền trong chất khí không ? Lấy ví dụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm
yêu cầu HS tham khảo tài liệu, thảo luận
nhóm, tiến hành thí nghiệm 2, hoàn thành
phiếu học tập số 2.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi GV
đưa ra.
- HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm
thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng kết quả trong phiếu học tập số 2.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi vài HS trả lời.
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho
một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
(nếu có).
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về sự truyền
sóng âm trong chất rắn.
** Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất
lỏng:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động
nhóm yêu cầu HS tham khảo tài liệu, thảo
luận nhóm, tiến hành thí nghiệm 3, hoàn
thành phiếu học tập số 3.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm
thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào
bảng kết quả trong phiếu học tập số 3.
* Báo cáo kết quả và thảo luận Sóng âm truyền được trong các môi
trường rắn, lỏng, khí.
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu
có).
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về sự truyền
sóng âm trong chất lỏng, kết luận về môi
trường truyền âm.

Hoạt động 2.3: Giải thích sự truyền sóng âm trong không khí

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Sự truyền sóng âm trong không
- GV cho HS quan sát video về sự xuất hiện khí.
các lớp không khí bị nén và dãn khi sóng âm Sóng âm trong không khí được lan
lan truyền. truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi giải các lớp không khí.
thích sự lan truyền sóng âm phát ra từ một
cái trống trong không khí.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hoạt động cặp đôi trả lời yêu cầu GV
đưa ra.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi vài HS trả lời.
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho
một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
(nếu có).
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
HS thực hiện thí nghiệm, chỉ ra các bộ phận phát ra âm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của Hs.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Gv yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm, chỉ ra bộ phận phát ra âm
trong mỗi trường hợp; chỉ ra bộ phận phát ra âm trong tình
huống mở đầu.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập


Hs hoạt động nhóm, tiến hành thí nghiệm, chỉ ra các bộ phận
phát ra âm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Gv gọi vài HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV kết luận, nhận định HS có nhận ra bộ phận nào phát ra âm
không.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Chế tạo điện thoại dây.
c) Sản phẩm:
- HS chế tạo điện thoại dây từ hai cốc giấy và sợi dây đồng.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy chế tạo 1 điện thoại
dây từ vật liệu tái chế là hai cốc giấy và sợi dây
đồng.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản
phẩm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp
và nộp sản phẩm vào tiết sau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Hoạt động nhóm: Thực hiện thí nghiệm 1:
+ Gảy dây đàn => Chạm tay vào dây => Nêu cảm nhận
……………………………………………………………………………………….
+ Gõ nhẹ trống => Chạm tay vào mặt trống => Nêu cảm nhận
……………………………………………………………………………………….
+ Gõ âm thoa => Chạm tay vào âm thoa => Nêu cảm nhận
……………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Thí nghiệm 2: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất rắn.
- Theo em, âm thanh có truyền được trong chất rắn không ?
...................................................................................................................................
- Em sẽ làm thí nghiệm thế nào để chứng minh ?
...................................................................................................................................
- Kết quả thí nghiệm của em thế nào ?
...................................................................................................................................
- Kết luận của em là gì?
...................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất lỏng.
- Theo em, âm thanh có truyền được trong chất lỏng không ?
...................................................................................................................................
- Trong khay em có những dụng cụ gì ?
...................................................................................................................................
- Em sẽ làm thí nghiệm nào để chứng minh ?
...................................................................................................................................
- Kết quả thí nghiệm của em thế nào?
...................................................................................................................................
- Kết luận của em là gì?
...................................................................................................................................
TÊN BÀI DẠY : ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN 7 - lớp 7
Thời gian thực hiện: 3 (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
-Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.
- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
- Sử dụng nhạc cụ ( hoặc học liệu điện tử , dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với
tần số âm.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm. Chủ động
thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV,

đảm bảo mỗi HS đểu có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Giải quyết vân đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính
xác cho những tình huống được nêu trong bài.
2.2. Năng lực đặc thù:
Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên:Từ hình ảnh hoặc đổ thị xác định được biên độ
-

và tần số của sóng âm. Nêu được đơn vị của tần số là hertz (Hz).
-Tìm hiểu tự nhiên:Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên
quan đến biên độ âm và độ cao của âm liên hệ với tần số âm.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách người nghệ sĩ tạo ra
âm to/ âm nhỏ, âm trầm/ âm bổng khi sử dụng nhạc cụ.
+ Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi làm thí nghiệm về độ cao và độ to của âm
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Sử dụng nhạc cụ ( hoặc học liệu điện tử , dao động kí) chứng
tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. Luyện tập các nhạc cụ.
- Trung thực :Khách quan, trung thực khi thu thập và xử lý số liệu; viết và nói đúng với kết quả thu
thập khi thực hiện
- Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ được giao và quan tâm đến việc sử dụng các nhạc cụ trong cuộc
sống hằng ngày.
- Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Có niềm say mê âm nhạc và hứng thú tự chế những nhạc cụ đơn giản.
II. Thiết bị dạy học và học liệu

● Phương tiện dạy học: Bảng, máy tính, máy chiếu.Điện thoại
● Đồ dùng trực quan (để học sinh có thể thao tác trực tiếp):
– Bàn, thước kẹp , hộp nhựa
– Hộp chữ nhật rỗng, dây thun bản lớn và dây thun bản nhỏ.
● Clip video:
– Clip 1: phân biệt độ trầm bổng của âm thanh.
● Nguyên vật liệu
– Ống hút, ống nhựa
– Dây dàn, dây thun,…
– Bình nước nhựa
– Hình vẽ : H 13.1, 13.2, h13.3, 13.4, 13.5 ( SGK )
-Điện thoại thông minh
III. Tiến trình dạy học
A. BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (không bắt buộc)

Hoạt động Mục tiêu Nội dung PPDH, KTDH Phương án Phương án ứng dụng
học dạy học hoạt đánh giá CNTT
(Mã hoá động Phương Công -Dạng học liệu số
Thời gian của (của HS) pháp cụ -Phần mềm tổ chức dạy
YCCĐ học
hoặc -Thiết bị công nghệ
STT) (không bắt buộc)
Hoạt động -Nêu HS làm Dạy học PP trực Câu
1 thí
được theo nhóm. quan trả
Thời gian: nguyên lí nghiệm
7p phần mở -Dạy học -Động lời
hoạt động nêu và giải não của
đầu
chung của quyết vân - Công học
vật dụng đề. sinh
mão
là dao -
Thang
động gây KTDH :phươn
dạng
ra âm g tiện trực
đồ thị
thanh. quan

thang
-Nhận số
biết sự
khác biệt
về âm
thanh trên
các vật
liệu khác
nhau.

-Nhận
biết sự
khác biệt
trong âm
thanh (độ
to, độ
cao) phát
ra trên
cùng một
vật dụng .

Hoạt động -Từ hình Qu -Dạy học PP: Câu -Giáo án P.P
2: ảnh hoặc -Video thí nghiệm
a tư liệu theo nhóm. Trực hỏi
2.1-Độ to đồ thị xác Âm cao, âm thấp , Độ
của âm định được và lời -Dạy học quan Xem
cao của âm
Thời gian biên độ nêu và giải -Động video
giải -DH Hợp tác Dựa trên
38p quyết vân não quan sát, các tiêu chí để
-Nêu thích, đề.
được sự - Công đánh giá
liên quan
GV
mão
của độ to hướng
của âm dẫn để
với biên
độ âm. HS xác
định
được
biên độ
của một
vật dao
động và
biên độ
của tín
hiệu
sóng
âm trên
màn
hình
dao
động kí
GV
hướng
dẫn HS
thực
hiện thí
nghiệm
1 và 2,
trực tiếp
trải
nghiệm,
từ đó
rút ra
mói liên
hệ giữa
độ to
của âm
với biên
độ âm.
Hoạt động -Từ hình - HS làm Dạy học PP: Câu HS trả lời theo nhóm
2.2-Độ cao ảnh hoặc Thí theo nhóm. Trực hỏi
của âm đồ thị xác nghiệm và -Dạy học nêu quan
Thời gian định được thảo luận và giải quyết
45p tần số nhóm trả thí
vân đề
sóng âm. lời các nghiệm
câu hỏi
-Nêu theo yêu -Động
được đơn não
cầu.
vị của tần
số là héc,
kí hiệu là
Hz.
- Sử dụng
nhạc cụ
( hoặc
học liệu
điện tử ,
dao động
kí) chứng
tỏ được
độ cao
của âm có
liên hệ
với tần số
âm
Hoạt động -Củng cố HS làm Kĩ thuật Trả lời KT:
3-Luyện lại các 10 câu hỏi theo cặp Động
tập kiến thức TN về hai dạy học não –
Thời gian đã học và nội dung trải công
17p yêu cầu độ cao và não
phát triển độ to của
nghiệm.
các kĩ âm
năng vận
dụng kiến
thức cho
học sinh.
Hoạt động Hệ thống Sử dụng PP: trực Dạy Bài tập Trả lời theo nhóm đính
4: Vận hóa KT điện thoại quan học thực vào padlet
dụng và làm quét mã tiễn
Thời gian một số QR Kĩ thuật tìm khám
28p BT. tòi, khám phá phá
có hướng dẫn

B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
( 7 phút )
a) Mục tiêu : Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học .
Sau hoạt động này, học sinh có khả năng biết được
– Nêu được nguyên lí hoạt động chung của vật dụng là dao động gây ra âm thanh.
– Nhận biết sự khác biệt về âm thanh trên các vật liệu khác nhau.
– Nhận biết sự khác biệt trong âm thanh (độ to, độ cao) phát ra trên cùng một
vật dụng .
b) Nội dung: GV cho HS thực hiện thí nghiệm kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu
còn lại thì thước có thể phát ra âm thanh.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi ban đầu GV yêu cầu
Khi khoảng cách đầu tự do của thước và mép bàn khác nhau thì khi ta gảy, đầu thước sẽ có độ dao
động mạnh yếu khác nhau, vì vậy âm phát ra khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên hướng dẫn HS về tiến trình thí nghiệm và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật

học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Nhắc lại nội dung kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
Nếu kẹp một đầu thước thép vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại thì thước có thể
phát ra âm thanh. Khi khoảng cách giữa đầu tự do của thước với mép bàn khác nhau
thì âm phát ra khác nhau. Vì sao?
- Giáo viên: Theo dõi, xử lý sai sót kịp thời.
- Dự kiến sản phẩm:  trả lời.
-Báo cáo và đánh giá sản phẩm
-Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt
động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
HĐ 2.1 : Tìm hiểu : Độ to của âm ( 38 phút )

a) Mục tiêu: - Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ
- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.
b) Nội dung: GV cho HS Quan sát H1.4 ( Dao động kí ) , Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi SGK
.

c) Sản phẩm:  Phiếu học tập cá nhân:


- Phiếu học tập của nhóm:
*Biên độ dao động ở hình b lớn hơn biên độ dao động ở hình a.
d) Tổ chức thực hiện:
*Tìm hiểu về biên độ dao động

Chuyển giao nhiệm vụ:


- Giáo viên yêu cầu:+ Cho HS nghiên cứu SGK.
+ Nêu dụng cụ và cách tiến hành đối với mỗi thí nghiệm trong SGK.
+ Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như SGK.
+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.
 Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm 
-Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ
nhẹ (a) và gõ mạnh (b).
Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn ?

*Biên độ dao động ở hình b lớn hơn biên độ dao động ở hình a.

Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS

Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)


*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
Biên độ dao động là gì ?  
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của dao động so với vị trí cân bằng của nó.

* Tìm hiểu mối quan hệ giữa đọ to của âm với biên độ âm

Chuyển giao nhiệm vụ:


- Giáo viên yêu cầu:+ Cho HS nghiên cứu SGK
+ Nêu dụng cụ và cách tiến hành đối với 2 thí nghiệm trong SGK.
+ Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như SGK.
+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.
 Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm 

1.Tiến hành thí nghiệm 1 và hoàn thành các thông tin theo mẫu Bảng 13.1.

2- Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun ?

 Tiến hành thí nghiệm với thước thép (như hình 13.2) để kiểm tra mối liên hệ
giữa độ to của âm phát ra và biên độ dao động của nguồn âm

HS : Báo cáo , nhận xét , bổ sung


*Sản phẩm
Gảy dây chun Biên độ dao động của Âm phát ra ( to/ nhỏ )
dây chun ( lớn / nhỏ )

Nhẹ Nhỏ Nhỏ

Mạnh Lớn To

2- Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun ?

 Biên độ dao động của dây chun càng lớn thì âm phát ra của dây chun càng to
và ngược lại, biên độ dao động của chun càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ.
 HS tiến hành và kiểm tra dự đoán
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức 
Thí nghiệm 2:

- Trên màn hình dao động kí, biên độ của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm
cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.

-Tiến hành thí nghiệm 2 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa.

b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa.

c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm.

Chuyển giao nhiệm vụ:


- Giáo viên yêu cầu:+ Cho HS nghiên cứu SGK
+ Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 2 trong SGK.
+ Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như SGK.
+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.
 Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, làm TN, quan sát thí nghiệm 
* Sản phẩm : - Độ to của âm phát ra từ âm thoa to nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất và độ to của âm
thoa nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất.

-Biên độ lớn nhất khi gõ vào âm thoa mạnh nhất, bên độ nhỏ nhất khi gõ vào âm thoa nhẹ nhất.

-Độ to của âm nghe được càng mạnh thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn, độ to của âm nghe
được càng yếu thì biên độ của sóng âm càng nhỏ.

*Đánh giá kết quả:


- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa:
Trường hợp 1. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa: âm phát ra nhỏ nhất.
Trường hợp 2. Gõ mạnh vào âm thoa: âm phát ra to hơn.
Trường hợp 3. Gõ mạnh hơn vào âm thoa: âm phát ra to nhất.
b) Biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa: trường hợp 1 < trường hợp 2 <
trường hợp 3
c) Mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm: âm nghe được càng to khi
biên độ âm càng lớn và ngược lại, âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức
Âm nghe được càng to thì biên độ càng lớn  
*Vận dụng : GV yêu cầu dựa vào kiến thức đã học trả lời các cau hỏi sau
1.Vì sao ta nghe được tiếng động xung quanh?
2. Giải thích tại sao các nhân viên điều hướng máy bay tại mặt đất bên trong sân bay
đều phải đeo các dụng cụ bảo vệ tai?
3. Khi gãy đàn tiếng đàn sẽ to hay nhỏ , vì sao ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ trả lời
-Đánh giá kết quả:
+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Giáo viên chốt kiến thức: Liên hệ dây thanh quản ở người. Đề xuất biện pháp
bảo vệ thanh quản ở người ?
Máy trợ thính….vv
Tiết 2. HĐ 2.2 : Tìm hiểu : Độ cao của âm ( 45 Phút )
2.2.1 Khởi Động : GV cho HS chơi một trò chơi ( 10 Phút )
Gồm gói 7 câu hỏi
a) Mục tiêu : Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học .
b) Nội dung: GV cho HS Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn các mảnh ghép.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi yêu cầu
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ: Chơi trò chơi gở các mãnh ghép trong tranh.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:Chọn các mảnh ghép và trả lời.
- Giáo viên: Theo dõi, xử lý sai sót kịp thời.
- Dự kiến sản phẩm:  trả lời.
-Báo cáo và đánh giá sản phẩm
-Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
HĐ 2.2 .2: Tìm hiểu : Độ cao của âm
a.Mục tiêu:
-Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được tần số sóng âm.
-Nêu được đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.
- Sử dụng nhạc cụ ( hoặc học liệu điện tử , dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số
âm.
b) Nội dung: GV cho HS Quan sát h13.4, H13.5, 13.6 , Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi SGK .

c) Sản phẩm:  Phiếu học tập cá nhân:


- Phiếu học tập của nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
* Tìm hiểu về tần số
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Cho HS nghiên cứu SGK
+ Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.
 Học sinh tiếp nhận:
-Làm được TN, tìm hiểu mối quan hệ giữa đao động của nguồn âm và âm phát ra.
-Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động trong mỗi giây để phát ra nốt La
(A4) có tần số 440 Hz?
- Tần số là gì ?
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, làm TN Trả lời theo yêu cầu  
* Sản phẩm : HS trả lời
-Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
-Trong 1 giây, đàn phát ra tần số 440 Hz
=> Dây đàn thực hiện được 440 dao động.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức
Tần số là số dao động của vật thực hiện trong 1s
Đơn vị tần số là héc ( Hz)
Công thức: f = n/t. Trong đó:
    n: số dao động
    t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s)
    f: tần số dao động (Hz)
Lưu ý: Tai người chỉ nghe được âm có tần số từ khoảng 20 Hz đến 20000 Hz

Tần số Hz: hạ âm
Tần số Hz: siêu âm

GV :Liên hệ thực tế tác hại của hạ âm và ứng dụng của siêu âm.
* Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ cao và tần số âm
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu : Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:
a) Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn?
b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn?
c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, làm TN Trả lời theo yêu cầu  
* Sản phẩm
a, Âm phát ra bởi âm thoa khi gõ mạnh nhất nghe bổng nhất.
b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa khi gõ mạnh nhất có tần số lớn
nhất.
c) Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số
càng nhỏ.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức
KL: Âm phát ra càng cao ( càng bổng ) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số
dao động càng lớn.
  Âm phát ra càng thấp (càng trầm) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao
động càng nhỏ.
Vận dụng : làm 1 BT trắc nghiệm nhỏ
Sơ đồ tư duy về “Độ to và độ cao của âm”
Tiết 3:
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 18 phút )
a) Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến
thức cho học sinh.
b) Nội dung: hệ thống lại câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung độ to và độ cao của âm .
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi theo yêu cầu của GV
d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ:


- GV phát phiếu Học tập yêu cầu làm việc theo cặp

*Thực hiện nhiệm vụ: HS làm BT theo cặp


* Sản phẩm
-HS trả lời và giải thích vì sao chọn đáp án đó

*Đánh giá kết quả:


- Học sinh nhận xét, bổ sung và giải thích, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức
Phiếu học tập : Hãy chọn đáp án khoanh vào câu trả lời em cho là đúng nhất ( 10 Câu hỏi Trắc
nghiệm ) 10 phút

Trả lời và giải thích :


Bài 1: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi
cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau,
chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không
nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Hướng dẫn giải:
    Khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh vì con lắc là nguồn phát ra
âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
Bài 2: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm     B. âm nghe càng to   
C. âm nghe càng vang xa         D. âm nghe càng bổng
Hướng dẫn giải:
    Tần số dao động càng cao thì âm nghe càng cao (tức là càng bổng).
Bài 3: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc
này là:
A. 2Hz         B. 0,5Hz         C. 2s         D. 0,5s
Hướng dẫn giải:
    Tần số dao động của con lắc là:
    ADCT:

 
Bài 4: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì
âm phát ra càng
A. to         B. bổng         C. thấp         D. bé
Hướng dẫn giải:
    Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao (bổng)
Bài 5: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.   
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Hướng dẫn giải:
    - Trường hợp A: f = n/t = 500/5 = 100 (Hz)
    - Trường hợp B: f = 200 (Hz)
    - Trường hợp C: f = 70 (Hz)
    - Trường hợp D: f = n/t = 1000/60 ≈ 17 (Hz)
    ⇒ Trường hợp B có tần số lớn nhất.
Bài 6: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy
âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ         B. các thanh đá   C. lớp không khí        D. dùi gõ và các thanh đá
Hướng dẫn giải:
    Vật phát ra âm thanh là các thanh đá khi người ta dùng dùi gõ vào đàn đá.
Bài 7: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm
thanh. Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su         B. bàn tay    C. không khí         D. Cả A và C
Hướng dẫn giải:
    Dùng tay bật sợi dây cao su, nguồn âm là sợi dây cao su.
Bài 8: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm
phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.    D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Hướng dẫn giải:
    Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm
phát ra là lớp không khí ở đó dao động mạnh do khi có tia lửa điện (tia sét) phóng
qua không khí làm nó giãn nở nhanh.
Bài 9: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra
âm thanh là:
A. luồng gió         B. luồng gió và lá cây C. lá cây         D. thân cây
Hướng dẫn giải:
    Luồng gió (luồng không khí) và lá cây đều dao động ⇒ Vật phát ra âm thanh là
luồng gió và lá cây.
Bài 10: Lựa chọn phương án đúng? Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm
thanh phát ra thì:
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.
C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 23 Phút )
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

b) Nội dung: Vận dụng: Truy cập trang web. Nhấn nút “Play” để nghe. Kéo nút trượt tăng dần tần số. Độ cao
của âm nghe được liên hệ như thế nào với tần số âm?
c) Sản phẩm: - Phiếu học tập của cá nhân và nhóm:
d) Tổ chức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ GV gọi 2 HS đọc yêu cầu
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Vận dụng ( 15 phút ): Truy cập trang web sau:

Nhấn nút “Play” để nghe. Kéo nút trượt tăng dần tần số. Độ cao của âm nghe được liên hệ như thế nào với
tần số âm?
Sử dụng điện thoại quét mã QR, nhấn nút “Play” và nghe

Tần số càng lớn thì độ cao của âm càng bổng. Tần số càng nhỏ thì độ cao của âm càng trầm.
Làm BT SGK ( 8 phút )
BTập 1 / SGK : Loài muỗi và ruồi đen thường phát ra âm thanh khi bay. Âm thanh phát ra khi bay của muỗi
hay ruồi đen nghe bổng hơn? Vì sao?
Trả lời :
Tần số phát ra của loài muỗi khoảng 600 Hz, tần số phát ra của loài ruồi đen
khoảng 350 Hz
=> Tần số của muỗi lớn hơn tần số của ruồi

=> Âm thanh phát ra khi bay của muỗi nghe bổng hơn ruồi đen.

BT2. Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện
các thao tác như thế nào? Giải thích.
Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn.
Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn thường gảy đàn mạnh yếu
khác nhau.
Độ mạnh yếu khi gảy đàn khác nhau dẫn đến dao động của âm khác nhau, từ đó biên độ cũng khác nhau =>
Thay đổi được độ to.

 Dặn dò :
-Về nhà sử dụng Sgk và SBT để làm bài tập .
-Nghiên cứu trước bài 14 : Phản Xạ âm.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Các phiếu học tập, công cụ đánh giá…
Phiếu Học tập 1:
Gảy dây chun Biên độ dao động của Âm phát ra ( to/ nhỏ )
dây chun ( lớn / nhỏ )

Nhẹ Nhỏ Nhỏ

Mạnh Lớn To

Phiếu Học tập 2: Hãy chọn đáp án khoanh vào câu trả lời em cho là đúng nhất ( Thời gian : 10 phút )
Bài 1: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi
cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau,
chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không
nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Bài 2: Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm     B. âm nghe càng to   
C. âm nghe càng vang xa         D. âm nghe càng bổng
Bài 3: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc
này là:
A. 2Hz         B. 0,5Hz         C. 2s         D. 0,5s
Bài 4: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì
âm phát ra càng
A. to         B. bổng         C. thấp         D. bé
Bài 5: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.   
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Bài 6: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy
âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ         B. các thanh đá    C. lớp không khí         D. dùi gõ và các
thanh đá
Bài 7: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm
thanh. Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su         B. bàn tay    C. không khí         D. Cả A và C
Bài 8: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm
phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.    D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Bài 9: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra
âm thanh là:
A. luồng gió         B. luồng gió và lá cây C. lá cây         D. thân cây
Bài 10: Lựa chọn phương án đúng? Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm
thanh phát ra thì:
A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.
B. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được.
C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
*ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC ĐỘ THẢO LUẬN VÀ HỢP TÁC CỦA HS
Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập để đánh giá, với các mức độ:

- Mức 3: HS trả lời tốt các câu hỏi, phiếu học tập theo yêu cầu của GV giao cho
- Mức 2: HS trả lời được câu hỏi , nhưng còn thiếu ý
- Mức 1: Không trả lời được các nhiệm vụ giao cho
Hợp tác : Dựa trên quan sát để đánh giá
Mức 3: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm nhanh, trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
Mức 2: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
Mức 1: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm cần sự hướng dẫn của giáo viên.

Họ và tên Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1


Tham dự nhưng
Mức độ tham Nhiệt tình, sôi
Có tham gia không tập trung
gia hoạt động nổi, tích cực
nhóm

Có nhiều ý kiến Chỉ nghe ý kiến


Đóng góp ý và ý tưởng Có ý kiến
……………. kiến
Lắng nghe ý
kiến của các
Tiếp thu, trao thành viên Có lắng nghe,
Lắng nghe
đổi ý kiến khác, phản hồi phản hổi
và tiếp thu ý
kiến hiệu quả
TỔNG HỢP ĐƯỢC KẾT QUẢ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO NHÓM HS
-Sau đó GV yêu cầu thư kí của mỗi nhóm thống kê lại điểm qua các phần thảo luận nhóm, chơi trò chơi, liên
hệ vận dụng trong quá trình hoạt động.
-Gv công bố các nhóm ( Đội ) đạt kết quả cao , phát thưởng và trao giải sau tiết học .
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng
âm, đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức
khỏe.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong
bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của
GV, đảm bảo mỗi HS đểu có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước
lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn
gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đều phản xạ
ít nhiều. Có vật phản xạ âm tót, có vật phản xạ âm kém.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ
âm kém.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được một só hiện tượng đơn
giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang
hoặc sử dụng tiếng vang để đo khoảng cách. Để xuất được phương án đơn giản để
hạn chế ò nhiễm tiếng ồn.
3. Phẩm chất:
- Tích cực tham hoạt động nhóm.
- Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề chóng ò nhiễm tiếng ổn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
6. Giáo viên:
- Hai ống nhựa giống nhau ( dài khoảng 60 – 80 cm, đường kính 60mm), tấm gỗ, một
số vật cản có kích cỡ gần bằng nhau: quyển sách, tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm
nhựa.
7. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Giới thiệu một số ảnh chụp hoặc video về kiến trúc
bên trong nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, hội trường, hang động, ...
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh quan sát hình ảnh trên và nhận xét về không gian của từng
hình ảnh đó.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL ( nhận biết các
hình ảnh trên có không gian, cách trang trí, và hiện tượng khi phát ra âm thanh trong
những không gian đó.)
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Chiếu hình ảnh một số ảnh chụp hoặc
video về kiến trúc bên trong nhà hát, rạp chiếu
phim, thư viện, hội trường, hang động,...
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học
sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên
phiếu trong 5 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án,
mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu,
những HS trình bày sau không trùng nội dung
với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của
HS trên bảng con.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
-> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài
học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác
nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


a) Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng
âm, đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức
khỏe.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát
tranh ảnh (hình chiếu) và trả lời các câu hỏi sau:
H1. - Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm? Có gì thay đổi khi
thay đổi vật cản: tấm kính, tấm xốp, tấm thảm….?
H2. Phân biệt vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém?
H3. Kể ra những nơi mà ta có thể nghe được tiếng vang?
H4. Những nơi thường xảy ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn, cách khắc phục?
c) Sản phẩm:
- HS qua hoạt động nhóm quan sát thí nghiệm của gv, quan sát hình ảnh và rút
ra nhận xét.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phản xạ âm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I.Sụ phản xạ âm


* Thí nghiệm: Tìm hiểu sự phản xạ âm khi có vật cản. - Sóng âm phản xạ khi
* Chuẩn bị: Hai ống nhựa giống nhau ( dài khoảng 60 – gặp vật cản.
80 cm, đường kính 60mm), tấm gỗ, một số vật cản có - Các vật cứng, có bề mặt
kích cỡ gần bằng nhau: quyển sách, tấm xốp, tấm kính nhẵn phản xạ âm tốt.
mờ, tấm thảm nhựa. - Các vật mền, xốp, bề
*Thực hiện nhiệm vụ học tập mặt gồ ghề phản xạ âm
- Gv hướng dẫn để hai bạn lên thực hiện tiến hành thí kém.
nghiệm sau đó nêu kết quả thí nghiệm của mình cho cả
lớp: hs còn lại quan sát
GV giao nhiệm vụ học tập : sau khi quan sát TN và trả
lời câu hỏi 1.a,b,c
GV lưu ý HS tạo không gian tĩnh lặng để có kết quả
thí nghiệm chính xác Vai trò của tâm gỗ ngăn là để đảm
bảo hai HS A và B không nhìn thấy nhau và chỉ tập
trung vào hoạt động nói và nghe. Để so sánh khách quan
kết quả thí nghiệm khi sử dụng các vật cản khác nhau,
HS A phải nói vào miệng ống với âm lượng tưong đưong
nhau trong các lần tiến hành. Thí nghiệm đòi hỏi tiến
hành bốn lần với bốn vật cản khác nhau: quyển sách là
vật cản cứng và nhẵn; tấm xốp là vật cản mểm và nhẵn;
tấm kính mờ là vật cản cứng và gổ ghề; tấm thảm nhựa
là vật cản mềm và gổ ghề.
1. Tiến hành thí nghiệm như Hình 14.1 trong SGK và
thực hiện các yêu cầu sau:
a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa 2 có
ngheđượctiếng nói của bạn A không?
b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm.
c) Nêu nhận xét về sựtruyển sóng âm khi có vật cản và
khi không có vật cản.
d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển
sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?
2. Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật
phản xạ âm kém trong Hình 14.2 ỞSGK.
-Vật liệu phản xạ âm tốt: gạch men, cửa kính.
-Vật liệu hấp thụ âm tốt: tâm xốp, thảm len.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm
trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2.2: Một số hiện tượng về sóng âm

1. Sự hình thành tiếng vang II. Một số hiện tượng về


*Chuyển giao nhiệm vụ học tập sóng âm

- GV tổ chức HS tiếp tục làm việc nhóm, thảo luận câu 1. Sự hình thành tiếng
vang
hỏi 3, câu hỏi luyện tập và câu hỏi vận dụng, với sự gợi
- Tiếng vang được hình
ý, trợ giúp của GV. thành khi âm phản xạ
- ? Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản. Sóng âm phản xạ nghe được chậm hơn âm
được gọi là âm phản xạ. Nếu chúng ta hét to trong một trực tiếp đến tai ta ít nhất
hang động lớn thì chúng ta sẽ nghe thây tiếng hét của là .
mình vọng lại. Người ta gọi đó là tiếng vang. HS có bao
giờ trải nghiệm hiện tượng tiếng vang trên thực tế chưa?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
? 3. Nêu một số ví dụ vể tiếng vang em từng nghe được
trong thực tế.
- Tuỳ theo trải nghiệm của mỏi HS, HS có thể nêu ra
những ví dụ khác nhau về tiếng vang:
-> Nghe thấy tiếng vang trong những căn phòng rộng và
trống trải.
-> Nghe thấy tiếng vang trong nhà tập thể thao.
-> Nghe thấy tiếng vang ở khu vực giếng trời giữa hai
toà nhà.
-> Nghe thấy tiếng vang khi nói vọng vào trong
chum(lu), trong giếng.
-> Nghe thây tiếng vang từ đẩu dây bên kia vọng lại khi
nói chuyện qua điện thoại.
- GV nêu vẩn để: Vì sao trong một không gian rộng như
hẻm núi, hang động to hoặc căn phòng lớn, chúng ta mới
nghe được tiếng vang? Vì sao khi nói to trong một căn
phòng nhỏ, dù là trống trải, chúng ta không nghe được
tiếng vang? Tất nhiên, HS không trả lời được câu hỏi
này. Từ đây, GV nhấn mạnh: Chúng ta chỉ nghe được
tiếng vang khi âm phản xạ truyền đến tai chúng ta chậm
hon âm truyền trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- Với khoảng thời gian trễ làm tròn 0,1 giây, bây giờ HS
hãy tính xem chúng ta phải đứng cách vật cản tối thiểu
bao nhiêu thì mới nghe được tiếng vang? Sau đó, GV
giao các nhóm HS giải câu hỏi luyện tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm
trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Luyện tập
1. Một người phải đứng cách một vách đá ít nhất bao
nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi
hét to? Biết tốc độ truyền âm trong không khí ở điều
kiện thường là 343m/s
-> Tóm tắt:

t=

v = 343 m/s
l=?
giải
Quảng đường đi được của âm thanh từ khi âm được phát
ra đến khi nghe được tiếng vang

S = v.t = 343. = 22,8m

Khoảng cách ngắn nhất để người cách vách núi để nghe


được tiếng vang

l=

Vậy để nghe được tiếng vang người đó đứng cách vách


núi ít nhất là 11,4 m
2. Vì sao bề mặt các bức tường bên trong phòng thu âm
chuyên nghiệp thường được dán các miếng xốp mềm có
gai và sần sùi?
-> Bên trong phòng thu âm, người ta dán các miếng xốp
sần sùi, có gai nhằm làm tăng hiện tượng hấp thụ âm,
giảm phản xạ âm, nhờ đó tránh được những tiếng vang
không mong muốn hoặc những âm thanh gây nhiễu
khác.
2. Tìm hiểu về ô nhiễm
2. Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn tiếng ồn
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra
- Tìm hiểu biết khi nào có ô nhiễm tiếng ồn. khi tiếng ồn to và kéo dài,
gây ảnh hưởng xấu đến
- Để giảm ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì. sức khỏe và hoạt động
-> GV nêu ba nhóm giải pháp chính để giảm ô nhiễm của con người.
tiếng ổn:
- Các biện pháp chống ô
+ Giảm độ to của nguồn âm. nhiễm tiếng ồn là: tác
động vào nguồn âm, phân
+ Làm phân tán âm trên đường truyền của nó.
tán âm trên đường truyền,
+ Ngăn chặn sự truyền âm. ngăn chặn sự truyền âm.
- GV tổ chức HS tiếp tục làm việc nhóm, thảo luận câu
hỏi 4,5,6 với sự gợi ý, trợ giúp của GV.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
? 4. Nêu các loại tiếng ổn được minh hoạ trong Hình
14.4 ở SGK.
-> Các nhóm HS quan sát Hình 14.4 và trả lời: Những
tiếng ổn được mô tả trên hình là: tiếng còi xe, tiếng máy
khoan làm việc, tiếng loa phát nhạc ầm ĩ.
? 5. Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ và
các hoạt động thường ngày của chúng ta.
-> Tiếng ổn ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và hành vi của
con người.
-> Tiếng ổn khiến con người mất tập trung, gây căng
thẳng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến việc học tập và nghỉ
ngơi.
-> Tiếng ổn gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng
xâu đến hệ tim mạch.
-> Tiếng ồn gây ù tai, nếu tiếp cận lâu dài gây suy giảm
thính lực.
-> Tiếng ổn trong khu dân cư có thể làm phát sinh các
bất hoà giữa các gia đình.
3. Nêu một số ví dụ vể tiếng vang em từng nghe được
trong thực tế.
- Tuỳ theo trải nghiệm của mỏi HS, HS có thể nêu ra
những ví dụ khác nhau về tiếng vang:
-> Nghe thấy tiếng vang trong những căn phòng rộng và
trống trải.
-> Nghe thấy tiếng vang trong nhà tập thể thao.
-> Nghe thấy tiếng vang ở khu vực giếng trời giữa hai
toà nhà.
-> Nghe thấy tiếng vang khi nói vọng vào trong
chum(lu), trong giếng.
-> Nghe thây tiếng vang từ đẩu dây bên kia vọng lại khi
nói chuyện qua điện thoại.
? 6. Hình 14.5 trong SGK gợi ý một só biện pháp chống
ò nhiễm tiếng ổn.
a) Hãy phân loại các biện pháp này theo từng nhóm
tương ứng.
b) Nêu thêm một số biện pháp chóng ỏ nhiễm tiếng ổn
thuộc mỗi nhóm.
=> Các nhóm thảo luận và trả lời:
a) - Hình a "Đi nhẹ - nói khẽ" thuộc nhóm biện pháp
giảm độ to của nguồn âm.
- Hình b "Trổng nhiều cây xanh" thuộc nhóm biện pháp
làm phân tán âm trên đường truyền của nó.
- Hình c"Sửdụng cửa kính hai lớp"thuộc nhóm biện pháp
ngăn chặn sự truyền âm.
b) Gợi ý một số biện pháp chống ò nhiễm tiếng ổn:
- Giảm độ to của nguồn âm:
+ Cấm bóp còi xe ở khu vực trường học, bệnh viện, khu
dân cư đỏng đúc.
+ Mở nhạc với âm lượng vừa đủ nghe.
+ Đặt biển báo"Giữ trật tự chung".
- Làm phân tán ám trên đường truyền của nó:
+ Trổng nhiều cây xanh và thảm cỏ trong thành phó.
+ Trải thảm, treo rèm cửa.
+ Làm trần thạch cao.
- Ngăn chặn sựtruyển âm:
+ Xây tường bao quanh nhà ở, trường học.
+ Lắp các tấm chắn ngăn đường ô tô với khu dân cư.
+ Xây tường hai lớp.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm
trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học
tập KWL.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con
đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập
KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ
đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến
cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư
duy trên bảng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Trình bày cách bố trí đồ vật và cách trang trí phòng học ( phòng ngủ) của
bạn.
c) Sản phẩm:
- Bản trình bày nội dung
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Trình bày cách bố trí đồ vật và cách trang
trí phòng học ( phòng ngủ) của bạn.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện cá nhân làm ra sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của từng hs
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên
lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.

PHIẾU HỌC TẬP


Bài 14: PHẢN XẠ ÂM
Họ và tên: ………………………………………………………………………….
Lớp: ……………………………. Nhóm: …………………………………………

Không gian Hiện tượng khi


Địa điểm Cách trang trí
(rộng hay hẹp) phát ra âm thanh
Nhà hát
Lớp học
Hội trường
Phòng ngủ
Hang động
Hội trường
BÀI 15: ÁNH SÁNG, TIA SÁNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.
– Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.
– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc
-
nhóm hiệu quả.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải
quyết các vấn đề nêu ra trong bài học
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ánh sáng là một dạng của năng lượng, sự
hình thành bóng tói, bóng nửa tối.
-Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, thí
nghiệm tạo ra mò hình ánh sáng, vẽ được vùng tối và vùng nửa tối.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để biết được các
ứng dụng của ánh sáng trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
8. Giáo viên:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- Tấm pin mặt trời (loại 5,5 V), đèn LED, nguồn sáng (bóng đèn loại 75 W hoặc 100 W)
và các dây nối.
- Nguồn sáng, một tờ giấy khổ lớn để quan sát đường truyền của ánh sáng (Hình 15.3).
- Đèn pin (loại bóng đèn nhỏ) để tạo ra một nguồn sáng hẹp quả bóng nhỏ làm vật cản
sáng, màn chắn.
- KHBD
- Các phiếu học tập ở phần phụ lục.
9. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài 15 ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu:
Ở lớp 6, ta đã biết ánh sáng có năng lượng và được gọi là quang năng. Có những thí
nghiệm nào chứng tỏ ánh sáng là một dạng của năng lượng? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay.
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học: Ánh sáng
là một dạng của năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập cá nhân.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG


- Ở lớp 6, ta đã biết ánh sáng có năng lượng Bài 15: ÁNH SÁNG, TIA SÁNG
và được gọi là quang năng. Có những thí nghiệm
nào chứng tỏ ánh sáng là một dạng của năng
lượng?
- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu
cầu viết trên phiếu học tập cá nhân trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
Hoàn thành phiếu học tập cá nhân.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án,
mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những
HS trình bày sau không trùng nội dung với HS
trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên
bảng
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài
học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác
nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu năng lượng ánh sáng


a) Mục tiêu:
Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.
b) Nội dung:
Đọc SGK và tư liệu tham khảo.
- Thực hiện thí nghiệm 1 hình 15.1.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập nhóm số 1.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Đáp án của HS, có thể:
- Nhóm HS thảo luận và trả lời đại diện.
1. Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:
- Chưa bật nguồn sáng.
- Bật nguồn sáng.
Khi chưa bật nguồn sáng: đèn LED không phát sáng.
Khi bật nguồn sáng: đèn LED phát sáng.
2. Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mò tơ nhỏ (loại 3 w hoặc 6 W) gắn
cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?
Thay đèn LED bằng mô tơ và quan sát hiện tượng xảy ra: mô tơ quay. Vậy năng lượng
ánh sáng đã chuyển hoá thành cơ năng.
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. NĂNG LƯỢNG ÁNH


SÁNG
- Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm năng lượng, quang năng,
nhiệt năng, cơ năng đã học lớp 6. * Kết luận:

- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình 15.1 SGK: - Ánh sáng là một dạng của năng
lượng.
- Năng lượng ánh sáng có thể thu
được bằng nhiều cách khác nhau.

Yêu cầu hs nêu:


+ Mục đích thí nghiệm.
+ Dụng cụ thí nghiệm.
+ Các bước tiến hành thí nghiệm.
- Sau khi lắp ráp mạch điện, HS sẽ dự đoán hiện tượng gì
sẽ xảy ra nếu chiếu ánh sáng vào tấm pin mặt trời.
-Tiếp theo, HS đóng mạch và mở mạch. Mô tả và quan sát
các hiện tượng xảy ra với đèn LED khi đóng và mở công
tắc.
- Hoàn thành phiếu học tập nhóm số 1:
Lưu ý: Cần có nguồn sáng mạnh, vì hiệu suất của pin
quang điện khá thấp. Nếu trời nắng, cho ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp vào pin quang điện thì kết quả sẽ rõ ràng
hơn.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình
bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Hộp
Họcđèn
sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các khe hẹp

- GVBóngnhận
đèn
xét và chốt nội dung

Hoạt động 2.2: Quan sát các chùm sáng


a) Mục tiêu: Mô tả được các chùm sáng
b) Nội dung:
Quan sát hình 15.2 thảo luận nhóm đôi và mô tả được các chùm sáng.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2.
Chùm sáng ở Hình 15.2b loe rộng ra.
Chùm sáng ở Hình 15.2c song song.
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 2. CHÙM SÁNG VÀ TiA
GV đặt vấn đề: Dùng đèn pin chiếu ánh sáng lên bảng, SÁNG
ta chỉ nhìn thây vệt sáng trên bảng, mà không thấy đường
đi của ánh sáng. Vậy ánh sáng xuất phát từ đèn pin đến * Quan sát các chùm sáng
bảng đi như thế nào? Chúng ta cần một thí nghiệm để thấy Chùm sáng ở Hình 15.2b
rõ đường đi của ánh sáng. loe rộng ra.
GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS: GV hướng dẫn Chùm sáng ở Hình 15.2c
học sinh quan sát hình 15.2 thảo luận nhóm đôi và mô tả song song.
được các chùm sáng.
Hộp đèn

Các khe hẹp

Bóng đèn

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:


2 bạn ngồi cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận
và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong,
nhóm nào xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có
điểm cộng.
*Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập.
- Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung
Chùm sáng ở Hình 15.2b loe rộng ra.
Chùm sáng ở Hình 15.2c song song.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách tạo chùm sáng hẹp sáng song
a) Mục tiêu:
• Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, gọi là tia
sáng.
• Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.
b) Nội dung:
Đọc SGK và tư liệu tham khảo.
- Thực hiện thí nghiệm 2 hình 15.3.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập nhóm số 3.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2.
Đáp án của HS, có thể:
Đó là một chùm sáng rất hẹp, song song.
Từ đó, rút ra kết luận: Ta có thể dùng chùm sáng hẹp này để biểu diễn đường đi của
ánh sáng. Đó là mô hình tia sáng: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường
thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập * Tạo chùm sáng hẹp song song
- Đường truyền của ánh sáng được
biểu diễn bằng một đường thẳng có
mũi tên chỉ hướng, gọi là tia A
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình 15.3 SGK: sáng.

Nguồn sáng

Khe hẹp
- Một chùm sáng hẹp song song
có thể xem là một tia sáng.
Mặt giấy

Đường truyền ánh sáng

Thí nghiệm 2: Tạo một chùm sáng hẹp song song


Yêu cầu hs nêu:
+ Mục đích thí nghiệm.
+ Dụng cụ thí nghiệm.
+ Các bước tiến hành thí nghiệm.
- Hoàn thành phiếu học tập nhóm số 3:
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình
bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung
Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 ở
SGK và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.
Đó là một chùm sáng rất hẹp, song song.
Từ đó, rút ra kết luận: Ta có thể dùng chùm sáng hẹp
này để biểu diễn đường đi của ánh sáng. Đó là mô hình tia
sáng: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường
thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.

Trong thực tế, chúng ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà
chỉ nhìn thấy chùm sáng. Hình dưới đây biểu diễn ba loại
chùm sáng thường gặp.

a b c
) b) Chùm sáng) hội tụ; c) Chùm sáng
▲ a) Chùm sáng song song; ) phân kì

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp
a) Mục tiêu:
HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng tối
b) Nội dung:
- Dùng một đèn pin (loại bóng đèn nhỏ) để tạo ra một nguồn sáng hẹp. Trong khoảng giữa đèn pin và
màn chắn đặt một quả bóng nhỏ làm vật cản sáng.
- Vùng không gian phía sau quả bóng không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng nên là vùng
tối và trên màn chắn xuất hiện bóng tối của vật cản (Hình 15.5a).

a) b)
▲ Hình 15.5. a) Thí nghiệm tạo vùng tối bởi một nguồn sáng hẹp;
b) Hình vẽ biểu diễn vùng tối tạo bởi một nguồn sáng hẹp
Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?
c) Sản phẩm:
Đáp án của HS, có thể:
- Nhóm HS thảo luận và trả lời đại diện
Vùng không gian phía sau vật cản chia thành hai phần sáng và tối riêng biệt. Nếu vật
có dạng hình cầu thì bóng có dạng hình tròn.
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. VÙNG TỐi VÀ VÙNG NỬA


GV bố trí thí nghiệm như Hình 15.5a: dùng đèn pin TỐI
chiếu ánh sáng qua một vật cản và hứng bóng trên * Biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp
màn phía sau. GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi 5

*Thực hiện nhiệm vụ học tập


HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi
chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập cá nhân.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung: Vùng không gian
phía sau vật cản chia thành hai phần sáng và tối
riêng biệt. Nếu vật có dạng hình cầu thì bóng có
dạng hình tròn.
- Mở rộng thí nghiệm tại chỗ như sau: dịch chuyển
vật cản, quan sát kích thước của bóng tối trên màn
hình.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng
a) Mục tiêu:
HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng nửa tối.
b) Nội dung:
Đối với nguồn sáng rộng, phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng (vùng
tối) và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới (vùng tối không hoàn toàn
hay vùng nửa tối) như trên Hình 15.6a, b.

Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) và (c) trên Hình 15.6b để chỉ ra đâu là vùng tối, đâu là vùng nửa tối.
c) Sản phẩm:
Đáp án của HS, có thể:
- Nhóm HS thảo luận và trả lời đại diện
Quan sát vùng phía sau vật cản xuất hiện trên màn, chú ý đến vùng chuyển tiếp giữa
sáng và tối (Hình 15.6a). Nhận ra sau vật cản có 3 vùng: vùng tối (b), vùng trung gian
giữa sáng và tối (a), (c) và vùng sáng.
d) Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập * Biểu diễn vùng tối tạo bởi nguồn sáng
rộng
GV thay đổi bóng đèn pin nhỏ bằng một bóng
đèn lớn. Tiến hành vẽ Hình 15.6b để HS hiểu rõ sự
hình thành vùng tối tạo bởi nguổn sáng rộng. GV tổ
chức HS thảo luận nhóm trả lời câu 6.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi
chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập cá nhân.

*Báo cáo kết quả và thảo luận


GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
Kết luận:
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. cản, hoàn toàn không nhận được ánh
sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật
- GV nhận xét và chốt nội dung: cản, nhận được một phần ánh sáng từ
nguồn sáng truyền tới.
Đối với nguồn sáng rộng, phía sau vật cản sáng có vùng
hoàn toàn không nhận được ánh sáng (vùng tối) và có
vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới (vùng tối không hoàn toàn hay vùng nửa tối)
như trên Hình 15.6a, b.
Kết luận: Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản,
hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới.
Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, nhận được
một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của hs trong phiếu học tập số 4.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập *Luyện tập


Câu 1:
- Củng cố kiến thức trọng tâm
- Thí nghiệm này chứng tỏ ánh
- trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4 sáng mang năng lượng. Năng lượng
*Thực hiện nhiệm vụ học tập ánh sáng đã chuyển hoá thành nhiệt
năng.
HS nhận nhiệm vụ.
- Các ví dụ chứng tỏ năng lượng
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. ánh sáng mặt trời có thể chuyển
GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết. hoá thành các dạng năng lượng
*Báo cáo kết quả và thảo luận khác: điện năng (xe ỏ tỏ điện),
quang hợp (hoá năng),...
GV gọi ngẫu nhiên lần lượt một HS đại diện cho
Câu 2:
một nhóm trình bày một câu hỏi trong phiếu học tập
số 4 các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
trên bảng.
Câu 3:
Ánh sáng được chuyển hoá thành:
a) Điện năng: pin quang
điện.
b) Nhiệt năng: bếp mặt
trời.
c) Động năng: xe điện chạy
bằng năng lượng mặt trời.
Câu 4: A; Câu 5: C
Câu 6: B; Câu 7: D
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Nêu nhiệm vụ.
- HS phát hiện các vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm:
Phiếu trả lời cá nhân câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


*Chuyển giao nhiệm vụ học tập * Đặt một đèn bàn chiếu
sáng vào tường.
GV giao nhiệm vụ
a) Nếu bàn tay càng gần
tường, bóng trên tường càng
Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường. nhỏ. Để hình ảnh trên tường rõ
nét, cần chọn nguồn sáng hẹp.
Đưa bàn tay của em chắn chùm ánh sáng. Điều
gì sẽ xảy ra khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn b) Bàn tay cản đường đi
tay và tường? của tia sáng nên trên tường hình
Thực hiện trò chơi tạo thành bóng. Sự thay đổi hình
bóng trên tường theo dạng của bàn tay khiến bóng
những gợi ý trong hình
bên và giải thích thay đổi hình dạng theo, tạo nên
vì sao có thể tạo bóng a) b) các hình ảnh vui nhộn.
trên tường như thế. ▲Tạo bóng các con vật trên tường

Thực hiện tại nhà, (nếu hết giờ) GV đưa ra hướng


dẫn cần thiết.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản
phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp
và nộp sản phẩm vào tiết sau.
GV có thể mở rộng:
Hiện tượng nguyệt thực khi Mặt Trăng đi vào Trong hình dưới đây,
vùng bóng của Trái Đất. Khi Mặt Trăng đi vào năng lượng ánh sáng
vùng tối, ta có hiện tượng nguyệt thực toàn phẩn. mặt trời đã chuyển hoá
Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tói, ta có hiện thành dạng năng lượng
tượng nguyệt thực một phần nào?

PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM SỐ 1
Nhóm: ……. Thời gian: phút ▲Tạo lửa bằng kính lúp
Thí nghiệm 1: Thu năng lượng ánh sáng
Nêu ví dụ cho thấy năng
lượng ánh sáng mặt
trời còn có thể chuyển
hoá thành các dạng
năng lượng khác.

 Yêu cầu nêu:


+ Mục đích thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
Hộp đèn
………………………………………………………………………………
+ Dụng cụ thí nghiệm.
Các khe hẹp

………………………………………………………………………………………………
Bóng đèn
………………………………………………………………………………
+ Các bước tiến hành thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
 Trả lời câu hỏi
Câu 1: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:
– chưa bật nguồn sáng.
– bật nguồn sáng.
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..........................
Câu 2: Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3 W hoặc 6 W) gắn cánh quạt thì có hiện tượng gì
xảy ra?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
 Từ thí nghiệm rút ra kết luận:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM SỐ 2


Nhóm: ……. Thời gian: phút
Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM SỐ 3


Nhóm: ……. Thời gian: phút
Thí nghiệm 2: Tạo một chùm sáng hẹp song song
Nguồn sáng

Khe hẹp

Mặt giấy

Đường truyền ánh sáng


 Yêu cầu nêu:
+ Mục đích thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
+ Dụng cụ thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
+ Các bước tiến hành thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
 Trả lời câu hỏi
Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..........................
 Từ thí nghiệm rút ra kết luận:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM SỐ 4


Nhóm: ……. Thời gian: phút

Câu 1:
Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Nêu ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng mặt trời còn có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Câu 2: Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.
Câu 3: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành: a) điện năng; b)
nhiệt năng; c) động năng.
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.

B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da.

C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời.

D. Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Mặt Trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái
Đất.
B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật.

C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực.

D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Các tia sáng là đường cong.

B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ
hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
C. Các tia sáng luôn song song nhau.

D. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm.

Câu 7: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng đèn điện đang sáng và một màn
chắn. Để trên màn xuất hiện bóng nửa tối thì cần có điều kiện nào sau đây?

A. Kích thước bóng đèn rất nhỏ.

B. Bóng đèn phải rất sáng.

C. Ánh sáng bóng đèn phải có màu vàng.

D. Kích thước bóng đèn khá lớn.


CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG
BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được định luật phản
xạ ánh sáng
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản
xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.
- Phân biệt được phản xạ vả phản xạ khuyếch tán.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm
trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý
tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để
thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng; Vẽ
được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp
tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới; Phát biểu được nội dung của định luật
phản xạ ánh sáng.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được sự phản xạ và phản xạ khuếch
tán.Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng liên
quan đến sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Vẽ biểu diễn được gương phẳng và
đường đi của ánh sáng phản xạ bởi gương phẳng.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Ham học: Có hứng thú khám phá tự nhiên, liên hệ bài học với thực tế.
- Có trách nhiệm, tích cực tham hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
10.Giáo viên:
- Gương phẳng có giá đỡ
- Đèn pin có khe
- Tờ giấy kẻ ô vuông
- Thước đo góc
- Phiếu học tập.
11.Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
- Thước kẻ, thước đo góc, vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát một vật nhỏ
bằng kính lúp)
a) Mục tiêu:
-Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:
- GV chuẩn bị một đèn pin và một chiếc gương.
Mở đầu, HS dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường.
- GV? Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào
đúng điểm A? Làm thế nào để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên tường?
Cần phải điểu chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này.
c) Sản phẩm:
- Thí nghiệm của học sinh.
- Không phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào
đúng điểm A, ta cần phải điểu chỉnh góc tới để đạt được mục đích này
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH


- Hãy quan sát TN và cho biết: phải để đèn pin SÁNG
theo hướng nào để vết sáng đến đúng một
điểm A cho trước trên tường?
- Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt
gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? Làm
thế nào để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên
tường? Cần phải điểu chỉnh các yếu tố nào để
đạt được mục đích này.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh thực hiện: HS dùng đèn rọi lên
gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường.
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ:
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm thực hiện, thảo luận, báo cáo kết
quả..
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
- Kết luận: Không phải bất kì tia sáng nào
chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào
đúng điểm A, ta cần phải điểu chỉnh góc tới để
đạt được mục đích này.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu
trong bài học: ánh sáng khi phản chiếu trên
gương đểu tuân theo một quy luật nào đó mà ta
cần phải nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi trên
đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học
hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


a) Mục tiêu:
- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được định luật phản
xạ ánh sáng
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản
xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.
- Phân biệt được phản xạ vả phản xạ khuyếch tán.
b) Nội dung:
- HS nghiên cứu SGK và cho biết phản xạ ánh sáng là gì?
- HS quan sát Hình 16.1 và trả lời câu hỏi sau: Ta nhìn thấy gì trên mặt nước?
- HS quan sát hình 16.2 cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng để biết được
các quy ước trong hình.
- HS rút ra được kết luận phản xạ ánh sáng là gì?
- HS khảo sát hiện tượng phản xạ ánh sáng thông qua thí nghiệm hình 16.3 và
hoàn thành phiếu học tập bảng 16.1. Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu nhận xét về: mặt
phẳng chứa tia sáng phản xạ. Mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i.
- HS thảo luận câu hỏi 3,4
c) Sản phẩm:
- Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi truờng cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng gọi
là hiện tượng phản xạ ánh sáng
- Hình 16.1 cho thấy hình ảnh của cảnh vật qua mặt nước.
- Để nghiên cứu hiện tượng phản xạ, người ta sử dụng các quy ước như hình 16.2

- Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau
của gương.
- Tia sáng tới SI: Tia sáng chiếu tới mặt gương.
Tia phản xạ IR: Tia phản xạ từ mặt gương.
- Điểm tới I: Giao điểm tia sáng tới gương.
- Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm I.
- Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chưa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

- HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả theo mẫu Bảng 16.1.
Góc tới i 0° 20° 30° 40° 50° 60°
Góc phản xạ i’ 0° 20° 30° 40° 50° 60°

HS thảo luận và trả lời:


+ Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ cùng nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Câu 3: Một bên ảnh rõ nét, bên kia ảnh không rõ nét.
- Câu 4: Hình 16.5a: Các tia sáng tới song song nhau và các tia sáng phản xạ vẫn
song song nhau.
Hình 16.5b: Các tia sáng phản xạ không song song nhau mà phản xạ theo các
hướng khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học Nội dung


sinh

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ ánh sáng

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- GV giao nhiệm vụ học tập: - Hình 16.1 cho thấy hình ảnh của cảnh vật
+ Cặp đôi HS quan sát Hình 16.1 và qua mặt nước.
trả lời các câu hỏi sau: Ta nhìn thấy -Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng
gì trên mặt nước? bị hắt trở lại môi truờng cũ khi gặp bề mặt
+ Phản xạ ánh sáng là gì? nhẵn bóng.
-VD: mặt gương, mặt kim loại nhẵn bóng,..
-Mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn
bóng gọi là gương phẳng.
+ Trong điều kiện nào ta nhìn thấy
ảnh trên mặt nước? - Để nhìn thấy ảnh trên mặt nước, cần có các
tia sáng xuất phát từ nguồn, đến mặt nước rồi
+ Nêu một số ví dụ để hiện tượng phản chiếu vào mắt ta. Đó là hiện tượng phản
phản xạ ánh sáng mà em quan sát xạ ánh sáng.
được trong thực tế?
- Một số hiện tượng phản xạ ánh sáng quan
+HS quan sát hình 16.2 cách biểu sát được trong thực tế như: soi gương, nhìn
diễn gương phẳng và các tia sáng để vào chậu nước,..
biết được các quy ước trong hình.
- Quy ước như hình 16.2
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình
16.1 thống nhất đáp án.
HS nghiên cứu trả lời các câu hỏi.
HS quan sát hình 16.2 cách biểu diễn
gương phẳng và các tia sáng để biết
được các quy ước trong hình.
HS rút ra được kết luận phản xạ ánh
sáng
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện
- Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn
cho một nhóm trình bày, các nhóm
thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương.
khác bổ sung (nếu có).
- Tia sáng tới SI: Tia sáng chiếu tới mặt
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
gương.
vụ
-Tia phản xạ IR: Tia phản xạ từ mặt gương.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh
giá. - Điểm tới I: Giao điểm tia sáng tới gương.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với
mặt gương tại điểm I.
- GV nhận xét và chốt nội dung .
- Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chưa tia sáng tới
và pháp tuyến tại điểm tới.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về định luật phản xạ ánh sáng

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Định luật phản xạ ánh sáng
GV hướng dẫn các nhóm chuẩn bị
các dụng cụ thí nghiệm như yêu cầu
của SGK. Chiếu tia sáng tới, GV yêu
cẩu HS xác định góc tới. Sau đó, GV
để nghị HS dự đoán:
- Tia sáng phản xạ nằm ở đâu? - Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng
- Góc phản xạ bằng bao nhiêu? chứa tia sáng tới.

- Mối quan hệ giữa góc phản xạ và - Góc phản xạ bằng góc tới = 50o
góc tới.
Kết quả bảng 16.1.

Góc tới i 0° 20° 30° 40° 50° 60°


Góc phản xạ /■’ 0° 20° 30° 40° 50° 60°
GV: Sau đó, lắp mặt phản xạ, HS ghi
kết quả theo mẫu Bảng 16.1.
Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ cùng
a)
nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới.
b) Góc phản xạ bằng góc tới.

Gv: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu


nhận xét về:
a/ Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ.
b/ Mối liên hệ giữa góc phản xạ i’và
góc tới i.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm
và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng
kết quả trong phiếu học tập và trả lời
các câu hỏi
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện
cho một nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh
giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.

Hoạt động 2.3: Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Phản xạ và phản xạ khuếch tán
GV yêu cầu HS quan sát H16.4, 16.5 - Câu 3: Một bên ảnh rõ nét, bên kia ảnh
đọc phần thông tin trong SGK, sau đó không rõ nét.
tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi 3,4. Giải thích: Phản xạ khuếch tán khi trên mặt
-Câu 3.Ảnh của hai cảnh vật trên mặt hồ xuất hiện các gợn sóng lăn tăn, nó không
hổ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 còn là một gưong phẳng nữa, nên ảnh của
trong SGK khác nhau thế nào? cảnh vật bị bóp méo và nhoè đi. Ta vẫn thấy
-Câu 4. Nêu nhận xét vể hướng của ảnh vì mặt hổ vẫn phản xạ ánh sáng, nhưng
các tia sáng phản xạ trong Hình 16.5a ảnh không rõ nét.
và 16.5b ở SGK. Giải thích vì sao có -Câu 4: Hình 16.5a: Các tia sáng tới song
sự khác nhau đó. song nhau và các tia sáng phản xạ vẫn song
*Thực hiện nhiệm vụ học tập song nhau.

HS quan sát H16.4, 16.5 đọc phần Hình 16.5b: Các tia sáng phản xạ không
thông tin trong SGK, thảo luận trả lời song song nhau mà phản xạ theo các hướng
câu hỏi 3,4. khác nhau.

*Báo cáo kết quả và thảo luận 

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện - Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng
cho một nhóm trình bày, các nhóm chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là
khác bổ sung (nếu có). phản xạ ( còn gọi là phản xạ gương).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng
vụ chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là
phản xạ khuếch tán.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh
giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung .

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học
b) Nội dung:
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời các câu hỏi phần luyện tập
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi để
trả lời các câu hỏi phần luyện tập và bài tập 1
và 2 trang 85.
- Phần luyện tập:
1. Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một
căn phòng tối. Chỉ khi bật đèn lên, ta mới có 1.Đó là do ánh sáng từ ngọn đèn, đi
thể nhìn thấy trang sách. Vì sao? đến sách và phản chiếu vào mắt ta.

2. Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình 2.


dưới đây?

-Bài tập 1 và 2 trang 85 -BT1. D


-BT2.
Hình a là phản xạ khuếch tán. Mặt hổ
bị nhiễu động nên ánh sáng bị phản xạ
phân tán theo các hướng khác nhau,
làm ảnh bị nhoè đi.
Hình b là phản xạ thông thường. Mặt
hổ phẳng lặng phản xạ tốt ánh sáng
nên ảnh của cảnh vật trên mặt hổ
tròng sắc nét
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu
có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a) Mục tiêu:
- HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong
thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
b) Nội dung:
-Một học sinh cho rằng:"Trong hiện tượng phản xạ khuếch tán, sở dĩ ta không
nhìn thấy ảnh của vật là do hiện tượng này không tuân theo đúng đinh luật phản xạ
ánh sáng".
Theo em, nhận định đó đúng hay sai?
c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo em, nhận định đó là sai vì:
GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi: Một học Trong hiện tượng phản xạ
sinh cho rằng:"Trong hiện tượng phản xạ khuếch khuếch tán, sở dĩ ta không nhìn
tán, sở dĩ ta không nhìn thấy ảnh của vật là do thấy ảnh của vật vì ánh sáng
hiện tượng này không tuân theo đúng đinh luật chiếu tới bề mặt không bằng
phản xạ ánh sáng". phẳng (gồ ghề, thô ráp) khiến
Theo em, nhận định đó đúng hay sai? các tia sáng phản xạ lại theo
nhiều hướng khác nhau mà mắt
*Thực hiện nhiệm vụ học tập ta không thể thu nhận hết được.
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
⇒ Ảnh của vật không rõ nét.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sa
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên
lớp và trả lời câu hỏi vào tiết sau.
CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG
BÀI 17: ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và dựng được ảnh của một vật
qua gương phẳng.
- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc
nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải
quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tính chất của gương phẳng; Dựng được ảnh
của một vật qua gương phẳng.
-Tim hiểu tựnhiên:Thực hiện được các thí nghiệm tạo ảnh của vật.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng
trong một só trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm, thảo luận về …
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm …
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Bài giảng điện tử.
- Tranh ảnh các hình trang 86, 87, 88 SGK
- Bốn bộ: Gương phẳng, nến, bìa, tấm kính trong suốt, thước kẻ
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là nêu được tính chất của gương phẳng;
Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng. Tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm
hiểu bài mới.
b) Nội dung:
HS quan sát hình ảnh và trả lời:
- Vì sao xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có những dòng chữ viết ngược
như hình?
- Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ bổ
trợ gì?
c)Sản phẩm:
 Để cho người lái xe phía trước nhìn vào gương chiếu hậu sẽ thấy dòng chữ viết
đúng để nhường đường.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ như phần nội dung.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Quan sát để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời, HS khác nhận xét
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
 Vậy gương phẳng là gì? Có tính chất gì?

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 2.1: Tìm tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
a) Mục tiêu: Phân biệt được vật và ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, đói
xứng với vật qua gương.
b) Nội dung:
1. Hãy chỉ ra đâu là dụng cụ quang học, vật, ảnh trong thí nghiệm hình 17.1?
2. Hoàn thành thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và
trả lời câu hỏi:
+ Ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn hay không? Đây
được gọi là ảnh gì?
+ Vậy ảnh tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
3. Thực hiện thí nghiệm 2: Khảo sát vị trí, độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương
phẳng.
+ Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi 2, 3, 4 trang 87 SGK
c) Sản phẩm:
1.
- Một đối tượng phát ra ánh sáng đến một dụng cụ quang học nào đó được gọi là vật
đói với dụng cụ quang học đó. Ví dụ: Đặt một nến trước gương, nến được gọi là vật
đối với gương.
- Một đói tượng tạo thành từ các tia sáng sau khi đi qua một dụng cụ quang học nào
đó được gọi là ảnh đối với dụng cụ quang học đó. Ví dụ:Đặt một nến trước gương,
các tia sáng sau khi phản xạ qua gương tạo thành ảnh của nến mà ta quan sát được.
- Ảnh ảo là ảnh mà chúng ta có thể quan sát được nhưng không thể xuất hiện trên
một tờ giấy, tấm bìa, màn,...
- Ảnh thật là ảnh mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp trên màn, tấm bìa,...
2.
+ Không có vị trí nào ảnh hiện ra trên màn. Vậy ảnh quan sát được trong gương là
ảnh ảo.
+ Ảnh ảo.
3.
C2. Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tâm kính trong suốt?
Ta thay gương phẳng bằng kính trong vì kính trong vừa phản xạ một phần ánh
sáng nên ta quan sát được ảnh của nến, vừa cho ánh sáng đi qua nên ta thấy nến đặt
sau gương.
C3. Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương em có thấy dường như nến 2 củng
"sáng lên"?
Sau khi thắp sáng nến 1, nến 2 dường như"sáng lên" vì ảnh của ngọn lửa trùng
với phẩn trên của nến 2. Điều này chỉ xảy khi ảnh của nến 1 trùng với nến 2.
C4. Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:
- khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.
- độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.
HS thảo luận và trả lời:
- Khoảng cácht ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từvật đến gương phẳng.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và giao nhiệm
1.Tính chất của ảnh tạo bởi
vụ như phần nội dung.
gương phẳng
* Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
- HS Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Ảnh của vật tạo bởi gương
- Gv hỗ trợ khi cần thiết. phẳng là ảnh ảo, không hứng
* Bước 3: Báo cáo kết quả được trên màn chắn.
- Đại diện các nhóm trình bày các câu trả lời. Ảnh của vật tạo bởi gương
- Các nhóm khác nhận xét . phẳng có độ lớn bằng vật
* Bước 4: Kết luận: Khoảng cách từ ảnh đến gương
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tính chất phẳng bằng khoảng cách từ vật
của ảnh tạo bởi gương phẳng đến gương phẳng.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
a) Mục tiêu: Biết được các vẽ ảnh của một điểm qua gương phẳng bằng định luật
phản xạ ánh sáng, vẽ được sự tạo ảnh của một vật qua gương phẳng.
b) Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân tìm hiểu nội dung trang 87 SGK về các
bước để dựng ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB qua gương phẳng và trả lời câu
hỏi sau:
+ HS nhận xét khoảng cách từ vật S và ảnh S'đến gương.
+ Ảnh A’B’ tạo bởi AB qua gương phẳng là ảnh gi?
+ So sánh khoảng cách từ vật AB đến gương và từ ảnh A’B’ đến gương?
+ So sánh kích thước của vật AB và ảnh A’B’ của nó?
c) Sản phẩm: Đáp án có thể là:
+ Dựng ảnh S và AB theo các bước hướng dẫn của sách giáo khoa.
+ Khoảng cách S đến gương và ảnh S’ đến gương bằng nhau.
+ khoảng cách từ vật AB đến gương và từ ảnh A’B’ đến gương bằng nhau
+ kích thước của vật AB bằng kích thước ảnh A’B’ của nó
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* GV giao nhiện vụ: GV yêu cầu HS đọc 2. 2.Dựng ảnh của một vật tạo
Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trang bởi gương phẳng.
87 SGK. Hoàn thành các câu hỏi tương ứng như
mục nội dung. - Các tia sáng từ điểm sáng S đến
* HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động gương phẳng cho tia sáng phản
cá nhân trả lời câu hỏi. xạ có đường kéo dài đi qua ảnh
* Báo cáo thảo luận: GV mời HS xung phong ảo S’.
trả lời câu hỏi, - Ảnh của một vật sáng là tập
- Mời HS khác lên nhận xét hợp ảnh của tất cả các điểm trên
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương câu trả lời vật.
đúng. - Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ của
* Kết luận: GV nhận xét và chốt kiến thức. điểm sáng S khi các tia sáng
phản xạ lọt vào mắt có đường
kéo dài đi qua ảnh S’.

3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi:
* Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới.
Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).

c) Sản phẩm:

d)Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu nhiệm vụ như ở phần nội dung.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời từ câu hỏi.
- GV quan sát , hỗ trợ HS trả lời .
* Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
- Mời 1 số HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét.
*Bước 4 : Kết luận, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm
việc, kết quả hoạt động và kết luận.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
+ Hãy đoán xem chữ đã viết trên tờ giấy ở hình trong SGK là chữ gì. Giải thích.

+ Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này.
c) Sản phẩm:
- Có thể dùng gương phẳng để đọc chữ trên tờ giấy.

+ Các dòng chữ được viết ngược là để các xe chạy phía trước, khi nhìn qua gương
chiếu hậu sẽ thấy ảnh tạo bởi gương phẳng của các chữ đó. Lúc này, người lái xe sẽ
đọc được đúng dòng chữ để nhận biết loại xe và nhường đường cho các xe này.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
+ GV Giao nhiệm vụ:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ như phần nội dung.
* Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi theo cá nhân.
- Gv hỗ trợ khi cần thiết.
* Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét .
* Bước 4: Kết luận:
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết
luận.
BÀI 18: NAM CHÂM
Môn học: KHTN - Lớp: 7
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).
- Xác định được các cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những thiết bị, dụng
cụ có liên quan đến nam châm, tự thực hiện các thí nghiệm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý
tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để
thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: Biết được lịch sử phát hiện của nam châm, sự tổn
tại của nam châm, tính chất của nam châm, cách chế tác nam châm, ứng dụng
nam châm trong cuộc sống.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành các thí nghiệm phát hiện nam châm,
các vật có từ tính, xác định các cực của các dạng nam châm khác nhau.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu một số ứng dụng của nam châm
trong các thiết bị, dụng cụ thường gặp trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
12.Giáo viên:
-SGK, SGV, SBT.
-Tranh ảnh, video liên quan đến bài học và mẫu vật các dạng nam châm thông dụng
- Máy tính, máy chiếu ( nếu có)
13.Học sinh:
-Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập ( nếu cần)
theo yêu cầu của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Chơi trò chơi
a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
b) Nội dung:
Giáo viên trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, học sinh trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình
ảnh xe hút đinh trên đường và trả lời câu

hỏi:
Câu 1: Để thu gom các vật sắc nhọn bằng
sắt do nạn “đinh tặc” rãi trên đường người ta + Người ta gắn các thanh
đã làm gì để thu gom chúng một cách dễ nam châm sát mặt đường để
dàng? chúng dễ dàng hút được các
Câu 2: Vì sao ta có thể đính một bức tranh vật sắc nhọn bằng sắt.
lên bảng bằng sắt?… + Nhờ có các viên nam
- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm châm
vụ:
+ Người ta gắn các thanh nam châm sát
mặt đường để chúng dễ dàng hút được
các vật sắc nhọn bằng sắt.
+ Nhờ có các viên nam châm
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 6: Từ;
Bài 18: Nam Châm các đặc tính của Nam
Châm, tác dụng của nam châm và sự định
hướng của nam châm
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhóm 1 và 4 trả lời Câu 1, Nhóm 2,3 trả lời Câu
2
Nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ được cộng
điểm nhóm
Hoàn thành phiếu học tập của nhóm
- Giáo viên: Các em hoàn thành câu trả lời vào
phiếu học tập của nhóm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án,
mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu,
những HS trình bày sau không trùng nội dung
với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của
HS trên bảng
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài
học Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ
đề 6: Từ; Bài 18: Nam Châm,
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, học sinh nắm được thế nào là nam châm và lịch sử tìm
ra nam châm và biết được tên gọi Tiếng Anh của nam châm là Magnet.
b) Nội dung:
Giáo viên trình bày vấn đề; học sinh đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời
câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nam châm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Giáo viên giới thiệu đến học sinh hiểu thế nào là
nam châm.
Tổ chức dạy học: Giáo viên cho học sinh đọc phần
giới thiệu lịch sử tìm ra nam châm, từ đó học sinh
biết được tên gọi Tiếng Anh của nam châm là
Magnet. Sau đó, Giáo viên tổ chức để học sinh trả
lời các câu 1,2 và luyện tập.
- Nhận nhiệm vụ: Học sinh hiểu thế nào là nam
châm. 1. NAM CHÂM
Học sinh đọc phần giới thiệu lịch sử tìm ra nam a. Tìm hiểu về nam châm
châm, từ đó học sinh biết được tên gọi Tiếng Anh Nam châm là những vật có từ
của nam châm là Magnet. Sau đó, học sinh trả lời tính có thể hút được các vật bằng
các câu 1,2 và luyện tập. sắt, thép…
*Thực hiện nhiệm vụ học tập Những nam châm có từ tính tồn
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: tại trong thời gian dài được gọi
là nam châm vĩnh cửu .
1. Lực tương tác của nam châm với sắt là lực
tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? Nếu bảo quản và sử dụng nam
châm không đúng cách thì nam
châm có thể mất từ tính.

2. Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử


dụng nam châm vĩnh cửu.

* Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy


đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ
phận nào trong loa có từ tính.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết, Nam
châm là những vật có từ tính có thể hút được các
vật bằng sắt, thép…
Những nam châm có từ tính tồn tại trong thời
gian dài được gọi là nam châm vĩnh cửu .
Hoạt động 2.2: Quan sát hình dạng của nam châm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Giáo viên giúp học sinh nhận biết các hình dạng
nam châm thường gặp.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh
nếu cần thiết.
Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm trả lời
câu 3 trong SGK.
3. Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2
dựa theo hình dạng của chúng.
* Giáo viên có thể cho học sinh nhận ra các dạng
nam châm thường gặp trong cuộc sống:
- Nam châm tròn: dùng đính tranh ảnh lên bảng,
khoá các hộp đựng đồ trang sức,...
- Kim nam châm: la bàn.
- Nam châm thẳng: cửa tủ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh chỉ đúng các dạng nam châm thường
gặp trên Hình 18.2: nam châm thẳng (a), nam
châm hình chữ u (b), kim nam châm (c), nam
châm tròn (d).
+ Hoàn thành phiếu học tập của nhóm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung Nam châm là b. Quan sát hình dạng của nam
những vật có từ tính. châm

Những nam châm có từ tính tồn tại lâu dài được Nam châm là những vật có từ
gọi là nam châm vĩnh cửu tính.
Những nam châm có từ tính tồn
tại lâu dài được gọi là nam châm
vĩnh cửu
Tiết 2. Hoạt động 3: Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác
nhau
a) Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, học sinh tìm hiểu, thực hiện các bước trong thí nghiệm
khảo sát tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau và dự đoán kết quả thí
nghiệm.
b) Nội dung:
Giáo viên trình bày vấn đề; học sinh đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời
câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


Hoạt động 3.1: Thí nghiệm khảo sát tác dụng của nam châm lên các
vật liệu khác nhau

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Bằng thực nghiệm, Giáo viên hướng dẫn để học 2. TÁC DỤNG CỦA NAM
sinh biết được nam châm chỉ hút một số vật liệu CHÂM LÊN CÁC VẬT LIỆU
nhất định. KHÁC NHAU
a. Thí nghiệm khảo sát tác dụng
- Nhận nhiệm vụ: Học sinh biết được nam châm
của nam châm lên các vật liệu
có thể hút được một số vật liệu bằng sắt, thép…
khác nhau
Nam châm chỉ tương tác với các
*Thực hiện nhiệm vụ học tập vật liệu từ như : Sắt, thép, cobalt,
- Giáo viên tổ chức lớp hoạt động theo nhóm nickel,…
nhỏ.
Mỗi nhóm chuẩn bị một thanh nam châm và
một số vật dụng làm bằng các vật liệu khác nhau
như cục tẩy, quyển vở, chìa khoá, đinh sắt, kẹp
giấy bằng thép, bút chì,...
Đặt các vật dụng trên bàn. Cho HS dự đoán các
vật nào sẽ bị nam châm hút.
Lấn lượt đưa một đẩu thanh nam châm đến gấn
từng vật. HS quan sát và ghi kết quả vào Bảng
18.1.
4. Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật
liệu có tương tác với nam châm. Có phải các vật
làm từ kim loại đều tương tác với nam châm,
Bảng 18.1.
* Mô tả cấu tạo và cách vận hành của máy tách
quặng sắt được thể hiện ở hình trong SGK.
Máy sẽ đưa quặng hỗn hợp đi đến cuối băng
chuyền, ở đây có nam châm để giữ các quặng sắt
lại, còn các tạp chất khác sẽ bị loại bỏ.
GV giới thiệu thêm một sổ vật liệu từ khác như
neodymium, ferrite, alnico,... có từ tính mạnh,
được sử dụng trong các động cơ điện, máy phát
điện, thiết bị điện tử,...
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết, Nam
châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như : Sắt,
thép, cobalt, nickel,…
Hoạt động 4: SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA THANH NAM CHÂM
a) Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, học sinh tìm hiểu, thực hiện các bước trong thí nghiệm khảo sát
sự định hướng của nam châm lên các vật liệu khác nhau và dự đoán kết quả thí
nghiệm.
b) Nội dung:
Giáo viên trình bày vấn đề; học sinh đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời
câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


Hoạt động 4.1: Thí nghiệm sự định hướng của thanh nam châm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Bằng thực nghiệm, Giáo viên hướng dẫn để học 3. SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA
sinh biết được một thanh nam châm tự do (hoặc THANH NAM CHÂM
kim nam châm) luôn chỉ một hướng xác định. Từ a. Thí nghiệm sự định hướng
đó hình thành khái niệm cực của nam châm. của thanh nam châm
- Nhận nhiệm vụ: Học sinh biết được nam châm Khi để nam châm tự do, đầu luôn
có 2 cực xác định là cực Bắc (North) và cực Nam chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí
(South) hiệu N- North), còn đầu luôn chỉ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: hướng nam gọi là cực Nam (kí
hiệu S- South).
Giáo viên tổ chức lớp hoạt động theo nhóm nhỏ
và cho các nhóm thực hiện thí nghiệm như mô tả
SGK. Sau đó, trả lời câu thảo luận 5.
5.a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo
hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn
khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng
không?
b) Người ta quy ước đẩu nam châm chỉ hướng
bắc là cực Bắc, chỉ hướng nam là cực Nam. Em
hãy xác định các cực của nam châm có trong
phòng thí nghiệm.
c)Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, em hãy nêu
cách để xác định cực của nam châm trong Hình
18.2d
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết, Khi để
nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực
Bắc (kí hiệu N- North), còn đầu luôn chỉ hướng
nam gọi là cực Nam (kí hiệu S- South).
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 4.2: Thí nghiệm khảo sát sự tương tác giữa các cực của
nam châm

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Bằng thực nghiệm, Giáo viên hướng dẫn để học 3. SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA
sinh khảo sát sự tương tác giữa các cực của nam THANH NAM CHÂM
châm. b. Thí nghiệm khảo sát sự
tương tác giữa các cực của nam
- Nhận nhiệm vụ: Học sinh biết được khi đưa 2 châm
cực của thanh nam châm lại gần nhau cùng cực
thì đẩy nhau và khác cực thì hút nhau. Khi đưa từ cực của hai nam
châm lại gần nhau, các từ cực
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: cùng tên đẩy nhau, các từ cực
Giáo viên tổ chức để học sinh thực hiện thí khác tên hút nhau.
nghiệm như trong SGK: Cho hai cực cùng tên và
sau đó khác tên của hai nam châm lại gần nhau.
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm nhiều lẩn để
nhận ra lực tương tác giữa các cực: hút và đẩy.
Sau đó, trả lời câu hỏi 6, 7 và vận dụng.
6. Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết
luận vể sự tương tác giữa các cực của nam châm.
7. Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể
dùng nam châm này để biết tên cực của nam
châm khác không?
Giáo viên có thể cho học sinh bọc một nam châm
thẳng bằng tờ giây, dùng nam châm còn lại xác
định các cực. Sau đó, mở bọc giấy ra và kiểm tra
kết quả.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên mời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết, Khi
đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ
cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút
nhau.

3. Hoạt động 5: Luyện tập


a) Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b) Nội dung:
Học sinh sử dụng SGK, kiến thức đã học, Giáo viên hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả
lời câu hỏi..
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Yêu cầu học sinh đọc và trả lời tất cả các câu hỏi
1-7 trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ: Học sinh đọc và trả lời tất cả
các câu hỏi 1-7 trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm 1, 2 đọc và trả lời câu hỏi từ 1-4 trong
SGK nhóm 3, 4 nhận xét câu trả lời của các
nhóm 1, 2 . Nhóm 3,4 đọc và trả lời câu hỏi từ 5-
7 trong SGK nhóm 1, 2 nhận xét câu trả lời nhóm
3, 4
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên kết luận chốt nội dung kiến thức

4. Hoạt động 6: Vận dụng


a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
b) Nội dung: Học sinh sử dụng SGK, kiến thức đã học, Giáo viên hướng
dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi..
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


Giáo viên đặt câu hỏi
* Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút
nhau mà không đẩy nhau. Có thể kết luận gì về
hai thanh kim loại này?
- Nhận nhiệm vụ: Hai thanh kim loại luôn hút
nhau mà không đẩy nhau thì một trong hai thanh
không phải là nam châm. Có thể là một thanh sắt
và một nam châm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Yêu cầu các nhóm cùng trả lời câu hỏi của giáo
viên
Tất cả các em cùng đọc và tìm hiểu về Tàu đệm
từ
Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh về tàu
đệm từ:
Khi chuyển động, các cực từ cùng tên của nam
châm trên tàu điện và đường ray đẩy nhau khiến
tàu được nâng lên đường ray khoảng 10-15 mm,
giảm đi đáng kể lực ma sát.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh cùng tìm hiểu về Tàu đệm từ như SGK
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nội dung SGK (Tàu đệm từ)
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP


Bài 18: NAM CHÂM
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
Bước 1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau
Câu 1: * Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản
giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính.?
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….C
âu 2: Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng.?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

Bước 2: Hoàn thành bảng 18.1. Bảng kết quả


Tương tác với nam châm
Vật dụng Vật liệu
Có Không

Cục tẩy Cao su

Quyển vở Giấy

Chìa khoá Đồng

Kẹp giấy Sắt

Bút chì Gỗ
Câu 3: Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam
châm. Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm, Bảng 18.1.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Bước 3: Học sinh hoàn thành cặp đôi các câu hỏi sau:
Câu 4: Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên
cực của nam châm khác không?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 5*. Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Có
thể kết luận gì về hai thanh kim loại này?
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ 6: TỪ
BÀI 19: TỪ TRƯỜNG
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường.
- Tạo ra được từ phổ bằng mạ sắt xung quanh các nam châm.

- Vẽ được đường sức từ của một dạng nam châm.


2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học
tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý
tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để
thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ý nghĩa của từ trường, từ phổ,
đường sức từ.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu cách xác định từ phổ, đường sức từ của những
dạng nam châm khác nhau.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ
đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác định các cực và
độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong từ trường.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mệ, hứng thú, thích tìm tời, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Đoạn video
- Phiếu học tập
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng; 1 kim nam
châm; đế gắn nam châm; 1 bộ TN từ phổ của thanh nam châm.
- Đoạn video Thí nghiệm Từ phổ _ Hình dạng đường sức từ của nam châm
chữ U: https://youtu.be/hCZoSyOxFxY
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh có thể:
- Phân tích được các dữ kiện của thí nghiệm: khi đưa các vật liệu từ gần nam
châm thì xuất hiện lực hút.
- Xác định và phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện.
b) Nội dung:
- Học sinh di chuyển vào các nhóm đã được chọn, bầu nhóm trưởng, ghi nhận
thông tin của các thành viên trong nhóm.
- Thảo luận nhóm, phân tích các dữ kiện của thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.
c) Sản phẩm:
- Trả lời câu hỏi phân tích thí nghiệm: Vì nam châm có thể hút các vật có tính
chất từ.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV làm thí nghiệm đưa một vật bằng sắt đến gần
nam châm rồi đặt câu hỏi:
“Vì sao khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì
xuất hiện lực hút?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án của
nhóm mình. GV nhận xét đáp án của HS.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài
học
Chúng ta đã học các loại lực tiếp xúc và lực không
tiếp xúc ở KHTN 6, vậy vì sao không tiếp xúc
nhưng nam châm vẫn tác dụng lực được. Vậy
vùng không gian xung quanh nam châm có tính
chất gì?
Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất
chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


2.1. Hoạt động 2.1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm, dây dẫn
mang dòng điện (35 phút)
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh có thể:
- Tiến hành thí nghiệm để biết rằng không gian xung quanh nam châm tồn tại
từ trường.--> Biết không gian xung quanh nam châm tồn tại từ trường.
- Biết được xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường.
b) Nội dung:
1. HS thực hiện thí nghiệm về tương tác giữa hai nam châm
- Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến
hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt.
- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả.
- GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho
học sinh ghi chép kiến thức vào vở.
2. HS làm việc với SGK, quan sát thí nghiệm Oerted GV trình chiếu để nhận
biết được vùng không gian bao quanh dây dẫn có từ trường.
3. HS thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở phiếu học tập 1, ghi
nhận lại kiến thức cần học vào vở.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập 1.
- Vở ghi nhận kết quả thí nghiệm, nội dung kiến thức cần học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG


TỪ)
- GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo
các bước như SGK như H 19.1. a) Nhận biết từ trường của
- GV trình chiếu thí nghiệm Hans Christian thanh nam châm
Oersted như SGK để HS quan sát. b) Nhận biết từ trường của dây
dẫn mang dòng điện
- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi (tùy
- Không gian xung quanh nam
vào trang thiết bị thí nghiệm của nhà trường nếu
đủ, hoặc có thể cho làm nhóm) và trả lời các câu châm, xung quanh dòng điện tồn
hỏi trong phiếu học tập 1. tại từ trường (trường từ).

*Thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ trường tác dụng lực từ lên
vật liệu từ đặt trong nó.
- HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi
chép nội dung hoạt động ra giấy.
- HS quan sát vị trí của nam châm khi khóa K
mở (không có dòng điện) và khi khóa K đóng (có
dòng điện), để từ đó khẳng định xung quanh dây
dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường tác
dụng lên các vật có từ tính. Từ hai thí nghiệm
trên, bằng phương pháp so sánh HS thảo luận và
hoàn thành phiếu học tập 1.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá đồng
đẳng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
(Sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm)
- GV mở rộng: MRI (Magnetic Resonance
Imaging) là phương pháp chụp ảnh cộng hưởng
từ, sử dụng từ trường rất mạnh được tạo nên bởi
dòng điện để chụp các chi tiết bên trong cơ thể.
Từ trường này có thể gây nên các rủi ro như làm
hỏng các thẻ từ, các thiết bị điện tử, …

2.2. Hoạt động 2.2: Thí nghiệm quan sát từ phổ của một nam châm (25
phút)
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh có thể:
- Tạo ra được từ phổ bằng mạ sắt xung quanh các nam châm.
b) Nội dung:
1. HS thực hiện thí nghiệm từ phổ của thanh nam châm
- Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến
hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt.
- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả.
- GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho
học sinh ghi chép kiến thức vào vở.
2. HS làm việc với SGK, thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở
phiếu học tập 2, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập 2.
- Vở ghi nhận kết quả thí nghiệm, nội dung kiến thức cần học.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. TỪ PHỔ


- GV yêu cầu HS đọc SGK và tiến hành thí a) Thí nghiệm quan sát từ phổ của
nghiệm theo các bước của SGK và giải quyết một nam châm
phiếu học tập 2 SGK
- GV hướng dẫn HS chốt lại các bước làm b) Kết luận
thí nghiệm. - Hình ảnh các đường mạt sắt sắp
xếp xung quanh nam châm được gọi
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
là từ phổ.
- HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến
- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực
thống nhất về các bước làm thí nghiệm. quan về từ trường.
- HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết
quả và trình bày kết quả của nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1
bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại
theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét về kết quả hoạt động của các
nhóm (thông qua phiếu đánh giá) về tìm hiểu
các bước thực hiện thí nghiệm và nhận xét về
hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam
châm.

2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về đường sức từ (20 phút)
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh có thể:
- Vẽ được đường sức từ của một dạng nam châm.
b) Nội dung:
1. HS thực hiện thí nghiệm đường sức từ của thanh nam châm
- Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến
hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt.
- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả.
- GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho
học sinh ghi chép kiến thức vào vở.
2. HS làm việc với SGK, thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở
phiếu học tập 3, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở.
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập 3.
- Vở ghi nhận kết quả thí nghiệm, nội dung kiến thức cần học.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. ĐƯỜNG SỨC TỪ


- GV yêu cầu HS đọc SGK. a) Tìm hiểu về đường sức từ
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm - Chuẩn bị: SGK.
và hoàn thành cách vẽ đường sức từ. Quan sát - Tiến hành thí nghiệm.
hỗ trợ thao tác thực hành thí nghiệm của học b) Kết luận
sinh. - Các đường sức từ cho phép mô tả
- GV yêu cầu HS tiếp tục ghi chép kết quả từ trường.
quan sát được và hoàn thiện phiếu học tập 3. - Hướng của các đường sức từ tại
một vị trí nhất định được quy ước là
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
hướng nam – bắc của kim la bàn đặt
- HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến tại vị trí đó.
thống nhất về các bước thực hành.
- HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết
quả và trình bày kết quả của nhóm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1
bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại
theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét về kết quả hoạt động của các
nhóm (sử dụng phiếu đánh giá) về cách vẽ
đường sức từ và câu trả lời trong phiếu học
tập 3. GV chốt nội dung.
GV Chuyển giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu
các nhóm làm bài thuyết trình về ứng dụng
của từ trường
3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh có thể:
- Vẽ đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác
định các cực và độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong
từ trường.
- Khi quan sát từ phổ, biết được: vùng có từ trường, hình dạng nam châm,
vùng có từ trường mạnh hay yếu.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân để hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm và bài tâp 1, 2
trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1. Từ phổ là hình ảnh cụ thể
về:
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần câu hỏi
trắc nghiệm và tóm tắt nội dung bài học dưới A. các đường sức điện.
dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. B. các đường sức từ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập C. cường độ điện trường.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. D. cảm ứng từ.

*Báo cáo kết quả và thảo luận Câu 2. Độ mau, thưa của các
đường sức từ trên cùng một hình
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến vẽ cho ta biết điều gì về từ
cá nhân. trường?
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ A. Chỗ đường sức từ càng mau
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư thì từ trường càng yếu, chỗ càng
thưa thì từ trường càng mạnh.
duy trên bảng.
B. Chỗ đường sức từ càng thưa
thì từ trường càng yếu, chỗ càng
thưa thì từ trường càng mạnh.
C. Chỗ đường sức từ càng mau
thì dòng điện đặt ở đó có cường
độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau
thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng
lên.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng
A. Có thể thu được từ phổ bằng
rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt
trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về
các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ
trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ
trường yếu.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (25 phút)


a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- HS thuyết trình nhóm.
c) Sản phẩm:
- Các bài thuyết trình của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


1. Ứng dụng của từ trường Trái
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thuyết trình. Đất
*Thực hiện nhiệm vụ học tập Từ trường của Trái Đất giúp
- Các nhóm lên thuyết trình xác định phương hướng thông
*Báo cáo kết quả và thảo luận qua la bàn.

- Sản phẩm thuyết trình của nhóm. 2. Ứng dụng của từ trường
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong y học
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên - Máy chụp cộng hưởng từ.
lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
- Nam châm vĩnh cửu chữa
Đánh giá khả năng làm việc của các nhóm và bệnh nhân tạo.
khả năng trình bày bài thuyết trình thông qua
phiếu đánh giá. - Vật liệu hỗ trợ điều trị gồm có
dây chuyền từ tính, gậy từ, …

3. Ứng dụng của từ trường


trong kĩ thuật:
- Tàu cao tốc MagLev 

- Ổ cứng máy tính.

4. Ứng dụng của từ trường


trong nông nghiệp:
- Tạo ra nước từ tính tốt cho
cây trồng, …

5. Ứng dụng của từ trường


trong đời sống
- Sử dụng các thiết bị báo động,
chống trộm….

PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ TƯ DUY

PHIẾU HỌC TẬP 1


Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
Bước 1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm

1. Quan sát và nhận xét hướng của kim nam châm so với hướng ban đầu?
2. Ngoài kim nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không?

Bước 2: Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện

1. Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm
và dòng điện?

2. Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?


A. Bóng đèn điện đang sáng.
B. Cuộn dây đồng nằm trên kệ.

PHIẾU HỌC TẬP 2


Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……

1. Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm?

PHIẾU HỌC TẬP 3


Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
1. Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm?

2. Hãy nhận xét hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình
19.3

3. Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

4. Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5), hãy nêu một phương pháp xác định chiều
của đường sức từ nếu biết tên các cức của nam châm.

5. Thực hành theo nhóm


Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các cực của kim nam
câm và hai thanh nam châm?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Mức độ Nội dung khi đánh giá Nhóm Ghi chú
Nhóm không hoạt động
thảo luận, làm việc cá
1 nhân hoặc không làm
việc; không đưa ra kết
quả.
Có thảo luận nhóm
nhưng chưa mang lại
2
kết quả hoặc kết quả
không chính xác.
Nhóm có phân công
nhiệm vụ. Thảo luận
tương đối tốt và đưa ra
3
kết quả cuối cùng chính
xác hoặc chính xác một
phần.
Nhóm phân công nhiệm
vụ rõ ràng, các thành
4 viên thảo luận sôi nổi.
Kết quả đạt được chính
xác.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THUYẾT TRÌNH


I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Nhóm thuyết trình:
2. Nhóm chấm điểm:
3. Đề tài thuyết trình:
4. Thời điểm thuyết trình: Tiết..........ngày……tháng.…..năm……
5. Thời gian nộp bài cho giáo viên
6. Tổng thời gian thuyết trình cho phép

II. PHẦN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM:


Điểm
Tiêu
Mô tả tiêu chí 1 2 3 4 5 T
chí
CĐ TB K T XS C
1. Bài thuyết trình có bố cục rõ
ràng (giới thiệu, các nội dung chính,
kết luận vấn đề
2. Bảo đảm đầy đủ những kiến thức
cơ bản về vấn đề cần trình bày
3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa
học

Nội 4. Trình bày trọng tâm, làm nổi bật


dung vấn đề, không lan man
/40
thuyết 5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn
trình chứng ngoài SGK

6. Biết chọn lọc nội dung làm điểm


nhấn trong bài thuyết trình
7. Cập nhật các vấn đề mới mẻ,
thời sự liên quan đến vấn đề
8. Trả lời tốt những câu hỏi thảo
luận thêm (do giáo viên hoặc các học
sinh khác đặt ra)
Hình 9. Có sử dụng các công cụ, thiết bị /20
thức hỗ trợ bài trình chiếu (powerpoint,
thuyết prezi hoặc tranh ảnh, sơ dồ.)
trình 10. Các công cụ hỗ trợ có hình thức
tốt (hình ảnh sắc nét, kích thước không
quá nhỏ, cỡ chữ trình chiếu hợp lý, dễ
nhìn, phông nền làm nổi bật chữ viết.)
11. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp
nội dung thuyết trình (hình ảnh phù
hợp nội dung, các sơ đồ bảng biểu thiết
kế hợp lý.)
12. Có sự sáng tạo, ấn tượng trong
việc sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ
trợ
13. Phong thái tự tin (đứng thẳng,
nét mặt vui tươi), có sử dụng ngôn ngữ
cơ thể (tay chỉ, giao lưu bằng ánh mắt
với người nghe.)
Phong
14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không
cách
bị ngắt quãng, ề à hoặc có những từ /20
thuyết
ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là...)
trình
15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn
giọng ở những điểm quan trọng
16. Giọng nói truyền cảm, lên
xuống giọng hợp lý
17. Nộp bài thuyết trình cho giáo
Thời viên trước thời điểm thuyết trình ít nhất
gian 01 ngày
/10
thuyết 18. Thời gian thuyết trình vừa đủ,
trình không vi phạm thời gian tối thiểu hoặc
tối đa cho phép
19. Có sự phân chia công việc hợp
Hợp lý giữa các thành viên trong nhóm
/10
tác nhóm 20. Có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các
thành viên khi lên thuyết trình
Tổng cộng: /100điểm
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT - SỬ DỤNG LA BÀN
Thời lượng: 3 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất. Phân biệt cực từ, cực
địa lí và sử dụng la bàn để tìm phưong hướng.
2. Về năng lực
2.1 - Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ
trường Trái Đất.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội
dung theo ngôn ngữ Vật lí.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận,
giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
2.2 - Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất,
Trái Đất có các cực từ.
- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng
nhau.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa
lí.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện
nhiệm vụ thảo luận .
- Chăm chỉ: Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời Sáng tạo).
- Hình ảnh, video về từ trường của Trái Đất.
- La bàn, nam châm, kim, cốc nước, mút xốp.
- Phiếu học tập 1, 2, 3.
- Phiếu nhiệm vụ
- Bài giảng powerpoint.
- Máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG VÀO BÀI
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Bức tranh bí ẩn” (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú trong dự đoán từ khoá ứng với bức
tranh bí ẩn thông qua các gợi ý liên quan đến bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi "Bức tranh bí ẩn” HS
tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi và nhận điểm thưởng tương ứng.
c) Sản phẩm: Câu trả lời ứng với từng câu
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ học tập: yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
ứng với mỗi mảnh ghép và từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- GV thông báo luật: Có 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi, bên dưới 4
mảnh ghép này là bức tranh bí ẩn. Khi mỗi mảnh ghép được mở, nhóm nào có câu
trả lời đúng và nhanh nhất sẽ mang 1 điểm thưởng về cho nhóm. Nhóm nào đoán
được từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn khi còn 3 mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 4
điểm thưởng; khi còn 2 mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 3 điểm thưởng; khi còn 1
mảnh ghép chưa mở sẽ nhận 2 điểm thưởng; khi không còn mảnh ghép nào chưa
mở sẽ nhận 1 điểm thưởng.
- Yêu cẩu HS lựa chọn mảnh ghép để lật mở, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
ứng với mảnh ghép, đồng thời thảo luận để trả lời từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Đánh giá, tổng kết, định hướng:
- GV tổng hợp kết quả đạt được của các nhóm, tuyên dương nhóm đạt thành
tích cao.
- Dựa vào từ khoá ứng với bức tranh bí ẩn để đặt vấn đề vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.
- Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra
trong bài học.
- Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn
ngữ Vật lí.
- Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái
Đất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện nhiệm vụ
thảo luận .
- Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.
b) Nội dung:
NV1: HS xem video về từ trường của Trái Đất kết hợp SGK thảo luận nhóm
hoàn thành phiếu học tập số 1 thông qua kĩ thuật “khăn trải bàn”
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhóm ...........
Thời gian: 10 phút
Yêu cầu: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Năm 1600, William Gilbert nêu giả thuyết gì về Trái Đất trong quyển sách De
Magnete?
2. Nêu các hiện tượng hoặc sự kiện để chứng tỏ rằng giả thuyết của William Gilbert là
đúng?
3. Tại sao cực quang chỉ tồn tại ở các vùng địa cực, không tồn tại ở các vùng nhiệt đới
(Hình 20.2 trong SGK)?

NV2: sau khi thực hiện xong, các nhóm sẽ đổi chéo phiếu học tập để chấm điểm
NV3: Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP 2


Nhóm ...........
Thời gian: 5 phút
Yêu cầu: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Phần câu hỏi Phần trả lời
1. Vì sao thanh nam châm khi treo tự 1. …………………………………………
do luôn chỉ hướng Bắc - Nam? ……………………………………………
2. Trên Hình 20.3 trong SGK, độ mạnh ……………………………………………
của từ trường giảm dần theo thứ tự các 2……………………………………………
màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, ……………………………………………
lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ ……………………………………………
trường mạnh hay yếu? …………………………………………….

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1,2


d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS xem video kết hợp thông tin SGK thực hiện thảo luận nhóm
hoàn thành phiếu học tập sô 1 theo kĩ thuật “khăn trải bàn”.
- Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS xem video (GV lồng tiếng cho đoạn video) về từ trường của
Trái Đất kết hợp SGK hoàn thành phiếu học tập số 1 theo kĩ thuật “khăn trải bàn”:
+ Một tờ giấy A3 chia thành 5 phần, mỗi bạn sử dụng một góc bên ngoài, mỗi
góc ghi câu trả lời của bản thân ứng với các câu hỏi phiếu học tập số 1.
+ Thảo luận viết ra đáp án chung của nhóm vào ô vuông giữa.
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 10 phút.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2, thời gian
thực hiện nhiệm vụ là 5 phút
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung ý khác nhóm bạn.
- Yêu cầu các nhóm đổi chéo các phiếu học tập để chấm.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điểm Điểm
TT Tiêu chí
tối đa chấm
1 Nội dung: đầy đủ, chính xác
1. Trái Đất là một “thanh nam châm khổng lồ” 1
2. 2

- Kim la bàn hay thanh nam châm treo tự do


luôn chỉ hướng bắc - nam.
-Từ trường Trái Đất ngăn cản các bức xạ nguy
hiểm từ Mặt Trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
- Do Trái Đất có từ trường nên cực quang chỉ
xảy ra ở các vùng địa cực.
3. -Từ trường Trái Đất làm lệch các bức xạ từ 2
Mặt Trời về 2 cực.
2 Báo cáo logic khoa học, dễ hiểu 2
3 Đúng thời gian 1
Tổng 10

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Điểm
TT Tiêu chí Điểm chấm
tối đa
1 Nội dung
1. Từ trường tổn tại ở mọi nơi trên Trái Đất, do 3
đó, kim nam châm sẽ chỉ hướng bắc - nam ở mọi
nơi.
2. Từ trường ở địa cực (màu đỏ) mạnh hơn từ 4
trường ở vùng Xích đạo (màu xanh). Từ đó suy
ra Việt Nam nằm vùng từ trường trung bình
(màu vàng).
2 Báo cáo logic khoa học, dễ hiểu 2
3 Đúng thời gian 1
Tổng 10

- Đánh giá, tổng kết, định hướng:


- GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm.
- GV chốt kiến thức:
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
Từ trường Trái Đất khiến các bức xạ điện từ lệch về phía hai địa cực, sự tương
tác của các bức xạ này với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang.
Từ trường của Trái Đất mạnh hơn ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng xích đạo.
Hoạt động 3: Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
- Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ
Vật lí.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện nhiệm vụ thảo
luận .
- Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.
b) Nội dung: HS quan sát Hình 20.4 trong SGK, tiến hành thảo luận cặp đôi
hoàn thành câu 3 SGK.
c) Sản phẩm:
- Dày ở hai địa cực, thưa ở phần giữa, tức ở vùng Xích đạo.
- Cực Nam địa từ và cực Bắc địa từ là nơi giao nhau của trục từ và bể mặt Trái
Đất. Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí là nơi giao nhau của trục quay và bề mặtTrái
Đất.
- Các cực từ và cực địa lí không trùng nhau.
- HS căn cứ vào chiều các đường sức từ của Trái Đất, cực Bắc địa từ nằm ở cực
Nam địa lí và ngược lại cực Nam địa từ nằm ở cực Bắc địa lí.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu quan sát Hình 20.4 trong SGK, tiến
hành thảo luận cặp đôi hoàn thành câu 3.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm học sinh thảo luận, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Đại diện cặp đôi được mời trình bày bài làm của nhóm.
- Cặp đôi khác nhận xét.
- Đánh giá, tổng kết, định hướng: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của nhóm.
- GV chốt kiến thức:
Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
GV lưu ý: Căn cứ vào chiều đường sức từ của Trái Đất, cực Bắc địa từ
nằm ở Nam bán cầu, còn cực Nam địa từ nằm ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, ngay từ
đầu người ta đã gọi cực từ ở Bắc bán cầu là cực Bắc địa từ và thói quen đó được
sử dụng đến ngày nay.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo của la bàn (15 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, các chức năng của từng bộ phận và hiểu
được các thông tin ghi trên la bàn.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát một la bàn có cấu tạo đơn giản thảo luận
hoàn thành phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP 3
Nhóm ...........
Thời gian: 10 phút
Yêu cầu: HS thảo luận nhóm điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- La bàn được cấu tạo:
+ Vỏ: …………………………………………
+ Kim la bàn: ………………………………..
…………………………………………………
…………………………………………………
+ Mặt la bàn: …………………………………
* Các kí hiệu trên mặt la bàn:
Kí hiệu Hướng
N ……………..
NE ……………..
E ……………..
ES ……………..
S ……………..
SW ……………..
W ……………..
WN ……………..

c) Sản phẩm: HS đọc được các kí hiệu trên la bàn.


d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS quan sát một la bàn có cấu tạo đơn
giản thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm học sinh quan sát một la bàn và
thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung ý khác nhóm bạn.
- Yêu cầu các nhóm đổi chéo các phiếu học tập để chấm.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Điểm Điểm
TT Tiêu chí
tối đa chấm
1 Nội dung (Đúng, đầy đủ)
1. Cấu tạo 3
2. Các kí hiệu trên mặt la bàn 4
2 Báo cáo logic khoa học, dễ hiểu 2
3 Đúng thời gian 1
Tổng 10

- Đánh giá, tổng kết, định hướng:


- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- GV chốt kiến thức:
- La bàn được cấu tạo:
+ Vỏ: có mặt kính bảo vệ.
+ Kim la bàn: kim nam châm có thể quay tự do trên trục cố định.
+ Mặt la bàn: có các vạch chia độ.

Hoạt động 5: Xác định hướng địa lí của một đổi tượng (30 phút)
a) Mục tiêu:
- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
- Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện nhiệm vụ thảo
luận.
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu SGK, thực hành xác định
hướng của cổng trường học.
c) Sản phẩm:
- HS xác định hướng của cổng trường học.
- Rút ra các bước sử dụng la bàn.
d) Tổ chức thực hiện:
144 2

- GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát la bàn,
nghiên cứu SGK và xác định hướng của cổng trường học sau đó rút ra các
bước sử dụng la bàn.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm nghiên cứu SGK, thực
hành xác định hướng của cổng trường học.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS báo cáo kết quả hoạt động.
- Đánh giá, tổng kết, định hướng:
- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- GV mở rộng:
+ Tại một vị trí bất kì trên Trái Đất, kim la bàn hướng theo đường sức
từ của từ trường tại điểm đó. Độ lệch giữa hướng của kim la bàn và hướng
bắc địa lí được gọi là độ từ thiên.
+ Tại Việt Nam, độ từ thiên cực đại vào khoảng 1°. Giá trị này không
đáng kể, do đó ta có thể xem như hướng của kim nam châm trùng với hướng
bắc - nam địa lí.
+ Vì vậy, trong bài thực hành, ta lấy hướng của kim nam châm là
hướng bắc - nam địa lí.
- GV chốt kiến thức:
- Các bước sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí của một đối tượng:
+ Bước 1: Xác định cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.
+ Bước 2: Chọn đối tượng cần xác định hướng.
+ Bước 3: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng
yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
+ Bước 4: Đọc giá trị.
Hoạt động 6: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học rèn kĩ năng giải bài tập.
b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi, bài tập sau:
1. Kim la bàn có chỉ đúng hướng bắc địa lí không? Vì sao?
2. Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất
tại xích đạo lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn của nó tại Bắc cực?
Giải thích.
3. Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng
vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.
4. Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở
A. vùng xích đạo. B. vùng địa cực.
C. vùng đại dương. D. vùng có nhiều quặng sắt.
145 2

5. Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.
B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.
C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.
D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
6. La bàn là một dụng cụ dùng để xác định
A. khối lượng một vật. B. phương hướng trên mặt đất.
C. trọng lượng của vật. D. nhiệt độ của môi trường sống.
7. Bộ phận chính của la bàn là
A. đế la bàn. B. mặt chia độ.
C. kim nam châm. D. hộp đựng la bàn.
c) Sản phẩm:
1. Kim la bàn chỉ theo hướng của đường sức từ tại địa phương ấy nên
không chỉ đúng hướng bắc địa lí.
2. Hình 20.4 mô tả từ trường Trái Đất tương tự như từ trường của
thanh nam châm, hai đầu thanh nằm ở địa cực. Vậy, ở vùng Xích đạo, từ
trường Trái Đất nhỏ hơn ở phía địa cực.
3. C
4.B
5.D
6.B
7. C
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: Lần lượt đọc và HS trả lời tại lớp học các bài
tập mục nội dung.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài tập. GV theo dõi và hỗ trợ
nếu có.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi HS trả lời từng câu, HS khác lắng
nghe, sửa chữa nếu có
- Đánh giá, tổng kết, định hướng: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ
của HS.
Hoạt động 7: Vận dụng (25 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để làm 1 chiếc la bàn đơn giản.
b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm tự làm la bàn đơn giản từ vật liệu có
sẵn theo hướng dẫn của phiếu giao nhiệm vụ sau:
PHIẾU NHIỆM VỤ
Tự làm la bàn đơn giản từ vật liệu có sẵn
Chuẩn bị vật liệu: 1 chiếc kim khâu, 1 thỏi nam châm, 1 cốc nước và miếng xốp
nhỏ (hoặc miếng giấy cứng)
Tiến hành nhiệm vụ:
Bước 1:Chà xát chiếc kim vào thỏi nam châm, Chà xát ít nhất 15 lần nếu bạn dùng
nam châm yếu như nam châm tủ lạnh, hoặc 10 lần nếu bạn có nam châm mạnh
hơn. Động tác chà xát sẽ khiến chiếc kim nhiễm từ.
Bước 2: Cắt mút xốp (hoặc miếng giấy) thành một hình tròn đường kính khoảng
2cm, Tiếp đó dùng kìm đẩy chiếc kim xuyên qua hình tròn nhỏ. (hoặc để lên miêng
giấy).
Bước 3: Đặt kim vào giữa bát nước, Chiếc kim sẽ quay tự do như chiếc kim trong
la bàn và cuối cùng sẽ chỉ đúng hướng của hai cực.

c) Sản phẩm: chế tạo thành công một chiếc la bàn đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu phiếu nhiệm vụ để
hoàn thành sản phẩm khoa học.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm bạn.
- Đánh giá, tổng kết, định hướng: GV nhận xét kết quả làm việc của các
nhóm.

C. DẶN DÒ
- HS làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
IV. PHỤ LỤC
Sử dụng rubric sau đây để đánh giá các hoạt động trong tiết dạy.
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm Nhóm 3 Nhóm 4
2
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
- Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung
- Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng
các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
- Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tíc h cực, làm
nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo
viên yêu cầu.
Kết quả phiếu học tập
- Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập
nhưng chưa biết đúng hay sai
- Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu
học tập. Giải thích đúng
- Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời
sống.
BÀI 21: NAM CHÂM ĐIỆN
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo của nam châm điện.
- Biết được mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: quan sát thí nghiệm để tìm hiểu cấu tạo của
nam châm điện, mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường, ứng dụng của nam châm
điện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu cách tạo ra một
nam châm điện đơn giản, hợp tác cùng nhau chế tạo nam châm điện.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được cách tạo ra những nam
châm điện mạnh hơn bằng việc thay đổi độ lớn của dòng điện.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: chỉ ra được cấu tạo nam châm điện, tính chất
của nam châm điện.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: nêu được mối quan hệ của dòng điện và từ
trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: chỉ ra được các ứng dụng của nam
châm điện.
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Dây dẫn điện, đinh vít, hộp đựng pin, pin 1.5V, công tắc, kẹp giấy.
- Phiếu học tập
- Video về cần cẩu điện.
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài.
- Bảng nhóm, bút lông.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề nghiên cứu.
- Phát triển khả năng quan sát và đánh giá sự kiện xảy ra.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát video về cần cẩu điện. Cần cẩu điện hút được các vật
nặng bằng sắt, thép có phải nhờ nam châm vĩnh cửu?
c) Sản phẩm:
- HS trả lời: không phải nam châm vĩnh cửu mà nhờ nam châm điện.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS xem video về cần cẩu điện và
suy nghĩ nguyên nhân cần cẩu điện hút được các
vật nặng bằng sắt thép.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video và đưa ra câu trả lời.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Cần cẩu điện
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đưa ra.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên đặt vấn đề: Nam châm trong cần cẩu
điện không phải là nam châm vĩnh cửu mà là nam
châm điện. Vậy nam châm điện là gì? Bài học hôm
nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


2.1. Hoạt động 2.1: Thí nghiệm về nam châm điện.
a) Mục tiêu:
- HS biết cách tạo ra nam châm điện đơn giản.
b) Nội dung:
HS đọc nội dung SGK và kết hợp thực hành theo nhóm để hoàn thiện Phiếu
học tập Bài 21: NAM CHÂM ĐIỆN theo hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS trên phiếu học tập
1. Khi không có dòng điện đi qua ống dây, các kẹp giấy không bị hút. Khi có
dòng điện đi qua ống dây thì các kẹp giấy bị hút vào đinh vít.
2. Có thể sử dụng kim nam châm để xác định các cực của đinh vít, từ đó có
thể xem đinh vít như một nam châm thẳng.
3. Khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn là nam châm điện nên không hút
các kẹp giấy.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. NAM CHÂM ĐIỆN:


- GV chuẩn bị dụng cụ cho từng nhóm và
hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo SGK
hình 21.1. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu
học tập. Chú ý hướng dẫn HS thật chu đáo.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm thực hiện các bước
như hình 21.1 SGK và trả lời các câu hỏi trên
phiếu học tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Nam châm điện gồm một ống
HS các nhóm trình bày đáp án trên phiếu học dây dẫn có dòng điện chạy qua
tập. và bên trong ống dây có lõi sắt.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Khi có dòng điện đi qua ống dây,
lõi sắt trở thành nam châm và có
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau. khả năng hút các vật bằng sắt,
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. thép.
- GV nêu kết luận về cấu tạo nam châm điện.

2.2. Hoạt động 2.2: Khảo sát ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ
trường của nam châm điện.
a) Mục tiêu:
- HS biết được cường độ dòng điện có ảnh hưởng đến độ mạnh từ trường
của nam châm điện.
b) Nội dung:
- Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam
châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?
- Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ
mạnh.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
- Khi sử dụng hai viên pin thay cho một viên pin, độ lớn dòng điện tăng làm
lực từ và từ trường của nam châm điện càng mạnh.
- Chiếc cần cẩu có thể tạo ra lực mạnh vì nó được cung cấp một dòng điện
rất lớn, đủ để nhấc các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG


ĐIỆN ĐẾN TỪ TRƯỜNG CỦA
- GV yêu cầu HS lặp lại thí nghiệm hình
NAM CHÂM ĐIỆN:
21.1 nhưng tăng độ mạnh của dòng điện bằng
cách sử dụng hai viên pin như hình 21.2.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời
câu hỏi 4 SGK và câu hỏi phần luyện tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lặp lại thí nghiệm hình 21.1 nhưng
tăng độ mạnh của dòng điện bằng cách sử
dụng hai viên pin như hình 21.2.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 4 SGK và
câu hỏi phần luyện tập. Khi tăng (giảm) độ lớn của dòng
điện, thì độ lớn lực từ của nam châm
*Báo cáo kết quả và thảo luận điện cũng tăng (giảm).
- Các nhóm trình bày câu trả lời trên bảng
nhóm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nêu kết luận về ảnh hưởng của độ lớn
dòng điện đến từ trường của nam châm điện.
3. Hoạt động 3: Khảo sát ảnh hưởng của chiều dòng điện đến từ trường
của nam châm điện.
a) Mục tiêu:
- HS biết chiều dòng điện có ảnh hưởng đến từ trường của nam châm điện.
b) Nội dung:
- HS mô tả chiều của dòng điện trong hình 21.3 SGK.
- Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều
dòng điện.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- Chiều của dòng điện trong Hình 21.3: Khi bật công tắc, trong mạch xuất
hiện dòng điện đi từ cực dương của pin, qua cuộn dây và đi vào cực âm của pin
theo chiều kim đồng hồ.
- Khi đặt kim nam châm lại gần nam châm điện, cực của kim nam châm bị
hút ngược với cực ở thí nghiệm đầu.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tiến hành
thí nghiệm theo hình 21.3. Nhận xét về lực hút
của nam châm điện trong trường hợp này so với
thí nghiệm ở hình 21.1. Hoàn thành câu 5, 6
SGK.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lặp lại thí nghiệm hình 21.1 nhưng đổi chiều Khi đổi chiều dòng điện thì từ
dòng điện bằng cách đảo dây nối các cực của pin. trường của nam châm điện cũng
Nhận xét về lực hút của nam châm điện trong đổi chiều và độ lớn của lực từ
trường hợp này. Hoàn thành câu 5, 6 SGK. không đổi.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm trình bày câu trả lời trên bảng nhóm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nêu kết luận về ảnh hưởng của chiều dòng
điện đến từ trường của nam châm điện.
- GV mở rộng kiến thức: Một biện pháp khác
để tăng lực từ của nam châm điện là tăng số vòng
dây quấn quanh lõi sắt

4. Hoạt động 4: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của cá nhân mỗi HS.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu
hỏi sau:
- Cấu tạo của nam châm điện?
- Có thể thay đổi độ mạnh của nam châm điện
bằng cách nào?
- Có thể thay đổi cực của nam châm điện bằng
cách nào?
 Hoàn thành sơ đồ tư duy của bài học.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV,
hoàn thành sơ đồ tư duy.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu 3 HS trả lời câu hỏi và 1 HS trình
bày sơ đồ tư duy trên bảng.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV đưa ra đáp án và chuẩn hóa sơ đồ tư duy.
5. Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của chuông điện.
b) Nội dung:
- Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản. Giải thích vì sao khi nhấn
và giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục cho đến khi thả ra.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của cá nhân mỗi HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu cá nhân mỗi HS quan sát sơ đồ cấu tạo
của chuông điện. Giải thích vì sao khi nhấn và
giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục
cho đến khi thả ra.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.  Khi ấn và giữ công tắc,
mạch điện đóng, nam châm điện
*Báo cáo kết quả và thảo luận
hoạt động hút lá thép khiến búa
- GV yêu cầu một vài HS đưa ra câu giải thích. đập vào chuông gây ra tiếng kêu.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Cùng lúc đó, tiếp điểm bị
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau. hở, mạch điện ngắt, lá thép đàn
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. hổi quay về vị cũ khiến tiếp điểm
đóng lại, dòng điện lại chạy qua
- GV đưa ra đáp án cuối cùng. mạch, búa đập vào chuông, cứ
như thế tiếp tục

PHIẾU HỌC TẬP


Bài 21: NAM CHÂM ĐIỆN
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
1. Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có
dòng điện và không có dòng điện đi qua ống dây.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua ống dây, làm thế
nào để xác định các cực của nam châm này?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút các kẹp giấy?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Trong hình dưới đây,


năng lượng ánh sáng
mặt trời đã chuyển hoá
thành dạng năng lượng
nà?

▲Tạo lửa bằng kính lúp

Nêu ví dụ cho thấy năng


lượng ánh sáng mặt
trời còn có thể chuyển
hoá thành các dạng
năng lượng khác.

You might also like