You are on page 1of 8

IELTS Listening Tips Kỹ năng dự đoán

thông tin khi đọc câu hỏi

Nội dung kỹ năng dự đoán dành cho tất cả các


dạng bài IELTS Listening
Trong hầu hết mọi trường hợp, thí sinh cần lắng nghe đoạn giới
thiệu mở đầu để có ý niệm sơ bộ về ngữ cảnh bài nói. Đồng thời,
đối với các đoạn đối thoại gồm 2-3 người, thí sinh cần dự đoán
người cung cấp thông tin dựa trên việc đọc lướt qua phần câu hỏi. 
 Sở dĩ điều này là cần thiết vì nó có thể mang lại 2 lợi ích sau:
  Hướng sự tập trung đúng chỗ, tránh việc bị xao nhãng bởi
những thông tin ngoài lề
  Đối với dạng Gap Filling: dựa vào ngữ cảnh, thí sinh có
thể dễ dàng nhận diện được từ vựng cần điền vào, hạn chế khả
năng nhầm lẫn giữa các từ tương tự nhau về âm

Cụ thể, việc dự đoán này được thực hiện như sau:


(Nguồn: Practicing for IELTS 1)
Dựa vào tiêu đề bảng hỏi “Student Information” và những loại
thông tin đặc trưng được đề cập đến như khoa, công việc từng
làm, kỹ năng và sở thích…, thí sinh có thể đưa ra phỏng đoán đây
là một cuộc đối thoại giữa một học sinh và nhân viên giới thiệu
việc làm cho sinh viên. Như vậy, trường từ vựng trong bài nói
thuộc chủ đề Work and Study. Từ đây thí sinh cần xác định rõ học
sinh sẽ người cung cấp đáp án, do đó người nghe nên dành phần
nhiều sự tập trung cho phần nói của người sinh viên hơn, các
thông tin đưa ra bởi nhân viên giới thiệu có thể thường là hỏi hoặc
gợi ý và có khả năng sẽ được sửa đổi lại bởi sinh viên. 
Kỹ năng dự đoán thông tin đối với từng dạng bài
IELTS Listening

Kỹ năng dự đoán thông tin đối với từng dạng bài IELTS Listening
Dạng bài Gap Filling
Đây là một dạng tương đối khó khăn trong IELTS Listening đối với
nhiều thí sinh, đặc biệt cho những Starters (người bắt đầu học
IELTS) bởi họ chưa có kinh nghiệm làm bài, không biết nên chú ý
nghe những đoạn thông tin nào; do đó hầu như không biết điền gì
vào chỗ trống, điền sai hoặc thiếu.
Nhìn chung, đối với dạng này, thí sinh cần xác định hai vấn đề
chính: từ loại (Part of speech) của từ cần điền vào chỗ trống và loại
thông tin của nó.
Một số lưu ý đối với các dạng thông tin đặc biệt:
 Các loại code thường kết hợp chữ và số. Ví dụ:  YO1 7AH
 Địa chỉ thường được viết theo công thức: Số nhà + Tên
đường + Thị trấn/ Thành phố (trong đó, số nhà đôi khi có thể kết
hợp chữ + số). Ví dụ: 50A Beauclair Drive, Toussaint.

Trở lại với ví dụ ở mục (1), các chỗ trống cần điền vào khá tường
minh, lần lượt theo thứ tự từ trên xuống là khoa ngành, địa chỉ
(bao gồm số nhà và tên đường), tên công việc và ngôn ngữ.
Tuy nhiên, đối với ví dụ dưới đây, thí sinh cần dựa vào kiến thức
ngữ pháp và kinh nghiệm của mình để dự đoán:
ORANA WILDLIFE PARK
Facts about Orana 
Orana means (1) ………………….
The park has animals from a total of (2) ……………………. The
animals come from many parts of the world. 

Things to do at Orana
(3) …………………. the giraffes at 12 or 3 p.m.
Touch the animals in the (4) ………………… (good for children). 

Watch the cheetahs doing their (5) …………………. at 3.40. 


 (1): loại thông tin: ý nghĩa của từ “Orana” – chưa thể xác định
từ loại
 (2): dựa vào chữ “total” nghĩa là tổng cộng, ta xác định chỗ
trống cần một con số + danh từ (số nhiều)
 (3): dựa vào cụm “Things to do” và cách liệt kê ở dấu chấm
thứ hai và thứ ba, ta xác định quy luật động từ ở đầu câu, do đó dự
đoán vị trí này cũng cần một động từ ở dạng nguyên mẫu
 (4): dựa vào cụm “in the…”, ta dự đoán chỗ trống điền vào có
thể là nơi chốn hoặc thời gian sáng/ trưa/ chiều trong ngày.
 (5): dựa vào cụm “doing their”, ta dễ dàng xác định chỗ trống
cần một danh từ

Dạng bài Multiple Choice:


Dạng bài này cũng mang lại những khó khăn nhất định cho thí
sinh bởi khối lượng lớn thông tin mà thí sinh cần phải xử lý trong
thời gian ngắn. Như vậy, thí sinh càng phải tận dụng thật tốt 30
giây đầu bài nghe để đọc lướt qua đề bài, đồng thời dự đoán và
chú ý đến thông tin gây xao nhãng (distractions) có thể xảy ra
trong bài. Cụ thể như sau, thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi và khoanh
tròn những distractions như: except, not, the most…
Ví dụ 1: What is NOT a fact about Starbucks’ origin? 
A. It started as a small business
B. Starbucks was the first one to serve Italian- style coffee to
Americans
C. Starbucks was the second biggest coffee in the U.S up to 2017

Dự đoán đưa ra: người nói có khả năng chỉ không đề cập đến một
lựa chọn hoặc nói sai (ngược lại) so với một lựa chọn nào đó trên
đề. Khi đó, lựa chọn ấy chính là đáp án.
Ví dụ 2: What is the main reason for Starbucks’s failure in Australia?
A. They opened too many coffee stores at once.
B. They failed to adapt to locals’ preferences.
C. They failed to deliver the “Starbuck story”.

Dự đoán đưa ra: người nói có khả năng cao sẽ đề cập đến cả ba
lựa chọn nhưng 2 trong số đó không phải là nguyên do hoặc
không là nguyên do chính. Khi đó, dùng phương pháp loại trừ, ta
sẽ chọn được đáp án đúng.
Việc dự đoán như vậy phần nhiều dựa vào kinh nghiệm làm bài
thực tiễn. Việc định hướng trước những khả năng mà thông tin
được truyền tải sẽ giúp thí sinh tránh tâm lý nóng vội khi chọn đáp
án và loại bỏ thói quen nghe vịn vào từ khóa thay vì cố gắng hiểu
nội dung.
Lưu ý: Thí sinh tuyệt đối không dự đoán đáp án có thể chọn một
cách chủ quan đối với dạng bài này bởi vì điều này có xu hướng
dẫn đến tình trạng nghe có phân biệt hay chọn lọc thông tin theo
ý kiến chủ quan của người nghe thay vì thông điệp mà người nói
thực sự truyền tải (Biased listening or selective listening).

Dạng bài Matching Features


Giống với dạng bài Multiple Choice, Matching Features cũng mang
lại cho thí sinh những khó khăn tương tự bởi khối lượng lớn thông
tin cần xử lý. Đối với dạng này, thí sinh cần phân biệt sự khác nhau
giữa những lựa chọn bằng cách gạch dưới những từ khóa quan
trọng, đồng thời dự đoán và chú ý đến những đáp án tương tự
nhau có thể nhầm lẫn.
Ví dụ: Which THREE ways does the tutor suggest Monica and Tom
can improve their questionnaire?
a. make the questions shorter
b. make the questions simpler
c. increase the number of questions
d. ask more questions about the students’ homes
e. not to ask so many questions
f. ask for more explanations
g. ask more questions about cost

(Source: Get ready for IELTS listening)


Các lựa chọn trên có thể phân ra thành 2 nhóm tương tự nhau dễ
nhầm lẫn mà thí sinh trong quá trình đọc trước bài nghe nên chú ý:
 Nhóm câu a và b đều đề cập đến việc chỉnh sửa tính chất câu
hỏi, điểm khác biệt đó là câu a đưa ra giải pháp ngắn hơn còn câu
b là đơn giản hơn
 Nhóm các câu còn lại đều đề cập đến việc thay đổi số lượng
câu hỏi. Trong đó, câu e đề nghị giảm. Ngược lại, các câu khác đều
tăng số lượng câu hỏi; trong đó, câu c chỉ đề cập tăng thêm số
lượng, còn d, f, g yêu cầu tăng thêm câu hỏi về những khía cạnh
khác nhau lần lượt là: students’ homes, explanations và cost

Việc phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa những lựa chọn như vậy
cũng đồng nghĩa với việc thí sinh có thể dự trù trước và né tránh
được những nhầm lẫn có thể phát sinh trong quá trình nghe.
Lưu ý: 
 Câu hỏi sẽ được đề cập trong bài nói theo đúng trình tự trên
đề, tuy nhiên các đáp án được lựa chọn có thể không theo thứ tự
từ trên xuống được sắp xếp sẵn trong list trên đề.

 Thí sinh tuyệt đối không dự đoán đáp án có thể chọn một


cách chủ quan.

Dạng bài Map


Map là một dạng bài đặc thù với những thử thách riêng có thể
phát sinh trong quá trình nghe khác biệt so với ba dạng trước, do
đó những vấn đề dự đoán từ việc phân tích đề cũng khác. Thông
thường, thí sinh sẽ không tốn nhiều thời gian để đọc hết những
chữ thể hiện trên bản đồ, tuy nhiên, hầu như đa số chưa khai thác
được hết giá trị của thông tin tiềm ẩn, điều mà cũng quan trọng
không kém:
 Trình tự các câu hỏi trên bản đồ thường cũng chính là trình
tự bài nói. Xác định được điều này, thí sinh sẽ có thể tránh rơi vào
tình trạng “lạc đường” trong quá trình nghe. 
 Nhận định những đặc điểm đặc biệt và dự đoán cách thức
miêu tả đối tượng hoặc vị trí so với các landmarks xung quanh

Xét ví dụ sau:
(Source: Official Guide for IELTS)
Trước tiên, ta có thể nhanh chóng xác định trình tự miêu tả bản đồ
sẽ đi từ khu vực cổng vào “entrance” đi qua đài phun nước, đến
khu vực giữa gốc cây và toilets và cuối cùng là những quầy hàng ở
phía trước xích đu.
Tiếp đó, ta có thể chú ý đến những landmarks có thể đề cập đến
trong bài nói và dự đoán những tên gọi của chúng trong Tiếng
Anh. Ví dụ: những cái rạp, quầy hàng (stalls, booths), đài phun nước
(water fountain), khu vực gốc cây (the tree and the chairs), khu vực
cầu tuột và xích đu (the park hoặc the playground).

You might also like