You are on page 1of 28

 Biện pháp tu từ là công cụ mà người nói/viết

dùng để thuyết phục hay ảnh hưởng niềm tin hoặc


thái độ của người nghe/đọc về vấn đề đang được
nhắc đến.
 Lưu ý: BPTT không thể thay thế cho lập luận và
chứng cứ. Người có TDPB phải phân biệt được
sự khác biệt này. Lầm lẫn giữa hiệu quả của
BPTT và lập luận và chứng cứ là một lỗi lầm
không thể chấp nhận được trong TDPB
 Người ta hay bị thuyết phục bởi nghệ thuật tu từ
hơn là lý lẽ, nhưng đó là một sai lầm.
 Giúp sinh viên:
◦ hiểu được những khái niệm/định nghĩa của những
BPTT thường dùng
◦ nhận ra được nhiều trường hợp sử dụng BPTT như
một thức ngụy biện
◦ ứng dụng nghệ thuật tu từ thích hợp trong lập luận
 Biện pháp tu từ: là công cụ dùng để ảnh hưởng niềm
tin hay thái độ qua sự liên kết những khái niệm, hình
ảnh, hoặc hàm ý với từ ngữ, cụm từ, hoặc câu nói.
 M&P: "BPTT có sức ảnh hưởng tâm lý rất cao, nhưng
tự bản thân nó không chứng minh được gì cả." Người
có TDPB không để bị thuyết phục bởi BPTT.
 Quảng cáo thương mại là một lĩnh vực mà BPTT được
sử dụng rất nhiều
 Chính trị gia, diễn giả, nhà lãnh đạo tinh thần của một
tập thể thường hay dùng BPTT (nghệ thuật hùng biện)
để khơi dậy tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ từ số đông.
 Biện pháp tu từ không phải là xấu, nhưng bản thân
nó khộng phải lá lý do chính để chúng ta chấp nhận
hay từ chối một lập luận hoặc vấn đề

 Biện pháp tu từ chỉ làm cho vấn đề "có vẻ" như xấu
hay tốt hoặc được mang "màu sắc" tiêu cực hay tích
cực mà thôi. Nó không thể thay đổi một vấn đề từ xấu
thành tốt và ngược lại.
 Biện pháp tu từ có thể làm cho lập luận trở nên có vẻ như
thuyết phục hơn vì nó ảnh hưởng được tâm lý người
nghe/đọc, nhưng nó không làm tăng hay giảm giá trị
logic thật sự của lập luận.
 Phân biệt được sức mạnh thuyết phục từ BPTT hoặc từ
lập luận logic là điều rất quan trọng.
 BPTT không làm tăng sức mạnh logic của lập luận mà
chỉ ảnh hưởng tâm lý người nghe để họ trở nên dễ bị
thuyết phục mà thôi.
 Ngược lại, sử dụng BPTT cũng không làm yếu đi hay
mất giá trị logic của lập luận vì BPTT chỉ ảnh hưởng
được tâm lý người nghe mà thôi.
 Nhã dụ (Euphemisms) - lối dùng từ ngữ mang
tính trung tính hoặc tích cực để diễn tả một hành
động hay ý nghĩ nhằm làm giảm tính tiêu cực
hoặc tăng tính tích cực của vấn đề đang được
nhắc đến.
 M&P: "Euphemisms đóng vai trò quan trọng
trong việc ảnh hưởng thái độ của chúng ta”
 Ví dụ:
◦ "Ông cụ nhà tôi đi về với Chúa"
◦ "Công nhân vệ sinh"
◦ "Người giúp việc"
 Nói cho có vẻ xấu đi (dysphemism) - Từ ngữ
hay cách biểu lộ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên
thái độ của người đọc/nghe, và làm vấn đề đang
được nhắc đến trở nên xấu hơn hay ít tốt hơn bản
chất thật của nó.
 Euphemisms và dysphemisms được dùng để
hướng người nghe/đọc theo chiều hướng sai lệch,
xa lập luận logic của vấn đề đang được nhắc đến.
 Ví dụ:
◦ Phá thai > < giết chết một sinh linh nhỏ bé
◦ tiết kiệm > < hà tiện
◦ chi tiết > < chi li
◦ khéo ăn nói > < mồm mép
Euphemisms and dysphemisms có thể:
 ảnh hưởng người nghe/đọc theo chiều hướng và định
kiến của người nói/viết
 nhưng nó không giảm giá trị logic của lập luận
 có thể hữu dụng trong những trường hợp nhạy cảm,
những đề tài khó nói
 Thành kiến: một suy nghĩ hoặc hình ảnh về một nhóm
người, thú, hoặc vật dựa trên ít chứng cứ hoặc không có
chứng cứ. Thành kiến thường dựa trên quyền lợi hay ý
thích của một người hay một nhóm người.
 Thành kiến là “dán nhãn” (labeling); là khái quát hóa
một cách quá đáng về một nhóm người nào đó
 Thành kiến bao gồm những ngôn ngữ được dùng để ảnh
hưởng người nghe/đọc chấp nhận một nhận định, suy
nghĩ, hoặc phán xét vội vã và không chính xác về đối
tượng được quan tâm; nhưng thực ra người nói có thể
hiểu biết rất ít về đối tượng đó.
 Ví dụ:
◦ Người Bắc …, người Trung…, người Nam….
◦ "Khoai lang củ sượng củ trân, làm dâu họ Trần khổ lắm ai ơi”
 Innuendo là một cách nói ngụ ý bao hàm ý xấu hay tốt
của một người, vật hay khái niệm nhưng không nói
thẳng ra.
 Innuendo thường là một câu nói có nội dung theo một
hướng (tốt hay xấu), nhưng chứa đựng một ẩn ý hay
một giả định theo hướng ngược lại, “ngoài lề” câu nói.
 Ví dụ:
◦ Hạ bệ ai đó với một lời khen trắng trợn: "Em thi đậu được thật là
một điều ngạc nhiên thú vị”
◦ "Ông ấy là bộ trưởng nhưng khiêm tốn”
 Bản chất mỗi câu hỏi đều dựa trên một giả định
(assumption). VD: “Anh có đói không”  giả định
người đó có thể đang muốn ăn.
 Loaded questions (câu hỏi đánh bẫy, câu hỏi áp
đặt): Là nhưng câu hỏi dựa trên một hoặc nhiều giả
định không có cơ sở, không có chứng cứ.
 Ví dụ:
◦ “Dạo này bạn vẫn còn quay cóp trong lúc thi chứ hả?”  Đây là
một câu hỏi loaded question nếu như người được hỏi chưa bao
giờ gian lận trong thi cử. Câu hỏi này (có thể cố ý) dựa trên giả
định người đó đã từng quay cóp trong quá khứ. Người được hỏi
cũng không dễ dàng trả lời yes/no một cách ngắn gọn.
 Diễn đạt né tránh (weaslers): Là cách diễn đạt được
sử dụng để che đậy một tuyên bố không có cơ sở,
tránh sự phản biện, bằng cách làm yếu độ chắc chắn
của câu tuyên bố.
 Ví dụ của những cụm từ thường dùng trong weaseling
bao gồm: có lẽ, có thể, phần nào, nhiều người cho
rằng,…
 Ví dụ:
◦ “Trong tim anh có phần dành cho em đó”
◦ Có thể nói rằng, việc tu sửa công trình công cộng X. đã phần
nào mang lại sự hài lòng, thoải mái cho người dân.
 Là những từ ngữ hay cách diễn đạt nhằm mục đích
hạ thấp tầm quan trọng, ý nghĩa của một người
hoặc một sự việc nào đó.
 Có thể sử dụng các kỹ thuật phối hợp để hạ thấp:
thành kiến, so sánh thuyết phục, ngụ ý bóng gió,…
◦ VD: Suy nghĩ của ông ấy cũng có cái tính chất gọi là tư
duy phản biện đó.
 Dấu ngoặc kép cũng có thể được sử dụng cho mục
đích này
◦ VD: Ông ấy cũng là một “học giả”.
 VD: “Anh gọi cái đó là nghệ thuật hả? Ha, ha, ha,
ha, ha!”
 Cười nhạo (horse laugh, ridicule) thường được
dùng để bác bỏ một tuyên bố mà KHÔNG dựa trên
lý giải hợp lý (logical reasoning).
 VD:
◦ Tôi chết vì đói đây nè
◦ “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

 Sử dụng phối hợp trong so sánh thuyết phục:


◦ VD: Đầu thì to mà óc như trái nho

◦ Thậm xưng có ảnh hưởng đến tâm lý của người nghe ngay cả khi
chúng ta đã loại bỏ sự phóng đại. Trong ví dụ trên, ngay cả khi
chúng ta biết rằng ‘óc không nhỏ như trái nho’, chúng ta vẫn
nghĩ rằng người đó đần độn. Đây chỉ là hiệu ứng mang tính
thuyết phục đơn thuần do BPTT mang lại chứ chưa có chứng cứ.
Chúng ta cần phải cẩn thận khi diễn giải những câu thậm xưng.
 Proof surrogates: Là những diễn đạt gợi ý rằng
kết luận hoặc tuyên bố được dựa trên một bằng
chứng xác thực nào đó; trong khi trên thực tế,
nguồn của những chứng cứ đó không được trích
dẫn rõ ràng hoặc không có thực.
 VD:
◦ Các chuyên gia nói rằng… (chuyên gia là ai, làm sao biết
những gì họ nói là đúng hay có cơ sở?)
◦ Theo nguồn tin đáng tin cậy,…
◦ Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng…
 Là việc sử dụng một hình ảnh, hiện tượng, ví dụ
tương đồng để ngụ ý điều mình đang nói.
 VD:
◦ Hai vợ chồng nhà kia ra toà li dị. Toà tuyên bố người vợ được
quyền nuôi dưỡng đứa con. Thấy anh chồng có vẻ không phục,
quan toà hỏi:
- Anh có khiếu nại gì không ?
- Nếu tòa bỏ một đồng vào trong cái máy bán nước ngọt tự
động, sau đó có một lon Coca-Cola chui ra thì tui hỏi toà! Cái
lon Coca-Cola đó là của tòa hay là của cái máy?
 So sánh để thuyết phục: so sánh điều đang nói với một
điều khác với ý muốn thuyết phục người nghe. "Hắn ta
to như cái bồ“, “Đầu thì to mà óc như trái nho”.

 Định nghĩa để thuyết phục: dùng định nghĩa của từ hay


khái niệm mang tính định kiến để kích thích suy nghĩ hay
thái độ người nghe. "Phá thai về bản chất là giết người"

 Diễn giải để thuyết phục: Một cách giải thích không vì


mục đích giải thích mà vì mục đích ảnh hưởng tâm lý và
hành vi của người nghe
 Đôi lúc, bạn có thể sử dụng một số nghệ thuật tu
từ/hùng biện khi CẦN THIẾT và THÍCH HỢP
để lập luận của mình mạnh hơn
 KHÔNG NÊN:
◦ Sử dụng ‘strong rhetoric’ để che đậy ‘weak
idea/logic/argument’
◦ Sử dụng các từ nhấn mạnh mang tính cường điệu
tuyệt đối như: không nghi ngờ gì nữa, tuyệt nhiên,
không thể bác bỏ, chắc chắn rằng,…
◦ Lạm dụng câu hỏi tu từ hoặc các dấu câu với mục
đích tu từ
 Một trong những rhetorical technique quan
trọng nhất và thường được sử dụng trong lập
luận: NHÌN NHẬN mặt khác hoặc quan điểm
đối lập:
◦ cho người đọc (hoặc người nghe) thấy mình có suy
nghĩ, cân nhắc đến những mặt khác của vấn đề hoặc
quan điểm đối lập,
◦ đưa lý do để:
 bác bỏ việc lựa chọn theo quan điểm đó (vd: không có
bằng chứng)
 cho thấy những mặt khác đó có ý nghĩa ít quan trọng hơn
(hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn) side mà bạn bảo vệ
◦ khẳng định lại vị trí/quan điểm bạn chọn với những
trade-offs chấp nhận được
 Một nghệ thuật rhetoric quan trọng khác: bảo
vệ trước khi bị phản biện:
◦ Tự hỏi mình xem ( đòi hỏi self-critique)
 những điểm yếu nào trong lập luận của mình có thể là mục
tiêu của sự phản biện
 những lý do nào người khác có thể sử dụng để bác bỏ hoặc
làm suy yếu lập luận của mình
◦ Chủ động đưa lý do bảo vệ hoặc lý giải (justify)
◦ Tìm “sợi chỉ đỏ” của vấn đề (look for the “silver
lining”)
 VD: chúng ta đang nói về tính pháp lý hay chuẩn mực đạo đức xã
hội của việc ghi âm thầy cô?

 VD: “Hiện nay, phụ nữ đã được giải phóng hơn, tự do tham gia
vào các hoạt động xã hội, thể hiện qua những gương điển hình
‘giỏi việc nước, đảm việc nhà’……
Tuy nhiên, bản thân khẩu hiệu ‘giỏi việc nước, đảm việc nhà’ lại
tạo thêm gánh nặng cho người phụ nữ. Lúc trước chỉ cần ‘đảm
việc nhà’, bây giờ lại phải thêm ‘giỏi việc nước’. Như vậy, khẩu
hiệu này thật ra lại củng cố vai trò truyền thống của phụ nữ.”
[trích từ câu trả lời của một sinh viên Đại học Cần Thơ trong một nghiên cứu về bình đẳng
giới]

 VD: sex-selective abortion: góc nhìn của ai, quyền của ai (mẹ hay
thai nhi), ai có thể xác định đâu là “the best interest of the child”?
◦ Làm giảm nhẹ điểm yếu: cho thấy một điểm yếu hiển
nhiên nào đó trong quan điểm/side mà bạn chọn là không
đáng kể, không còn quan trọng ở hiện tại hoặc trong
tương lai gần
 VD:
◦ Đưa ra cái nhìn trong một bối cảnh tổng quát hơn: lập
luận rằng một điểm yếu trong quan điểm/side của bạn
(hoặc điểm mạnh của side khác) thật ra là nhỏ, không
đáng kể nếu ta nhìn vấn đề ở cấp rộng lớn hơn:
 VD: “Việc đánh thuế sản xuất và tiêu thụ bao nylon có thể gây khó
khăn bước đầu cho nhiều doanh nghiệp…..
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét đến khía cạnh môi trường được sẽ
được bảo vệ dài hạn, và điều này có lợi cho hàng chục triệu người
dân Việt Nam hiện tại và trong tương lai,….”
◦ Kỹ thuật “Lesser of Two Evils”: cho thấy ở một số khía
cạnh nào đó, quan điểm/side mà bạn KHÔNG chọn có
thể gây hậu quả nghiêm trọng.
 VD: chương trình trao đổi bơm kim tiêm miễn phí cho người
nghiện chích ma túy
 VD: “The only thing worse than being blind is having sight but no
vision.” (Helen Keller, an American author and educator who was
blind and deaf, 1880-1968).

◦ Kỹ thuật “Greater of Two Virtues”

◦ “The Theorem of The Second Best”


◦ Sử dụng các analogies hợp lệ (valid) một cách hiệu quả
 VD: analogy sau có hợp lệ không?
Hai vợ chồng nhà kia ra toà li dị. Toà tuyên bố người vợ được quyền
nuôi dưỡng đứa con. Thấy anh chồng có vẻ không phục, quan toà
hỏi:
- Anh có khiếu nại gì không ?
- Nếu tòa bỏ một đồng vào trong cái máy bán nước ngọt tự động, sau
đó có một lon Coca-Cola chui ra thì tui hỏi toà! Cái lon Coca-Cola
đó là của tòa hay là của cái máy?

You might also like