You are on page 1of 16

CHỦ ĐỀ 2: PHÁN ĐOÁN ĐẠO ĐỨC

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không tránh được phán đoán hay chọn lựa: Chọn học
ngành gì? Đồng hồ hôm nay chạy có đúng không? Nên hay không nên “sống thử” trước khi
tiến tới hôn nhân? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta phải dùng đến quyết định hay phán
đoán của mình.

Tất cả hành vi phán đoán đều nhắm đến giá trị nào đó thay vì chỉ mô tả hay tường thuật lại một
sự kiện. Các giá trị này được quy về mục tiêu hay quy chuẩn mà ta muốn đạt đến.

I. HAI LOẠI MỆNH ĐỀ

Muốn biết một “mệnh đề mô tả” đúng hay sai, ta chỉ cần quan sát sự kiện có phù hợp với
cách nó được tường thuật không. Nhưng muốn đánh giá, thì ta cần phải biết quy chuẩn
hay giá trị nào đang được giả định bởi mệnh đề phán đoán này. Quy chuẩn hay giá trị tiềm
tàng trong mệnh đề phán đoán nhiều khi không thể nhận diện ngay lập tức mà cần phải biện
phân:

- Chiếc xe này màu đỏ. (Muốn biết câu này đúng, chỉ cần nhìn chiếc xe).

- Chiếc xe này tốt lắm! (Muốn biết câu này đúng, ta phải biết quy chuẩn nào đang được dùng
để phân biệt tốt/xấu. Quy chuẩn này không thể rút tỉa một cách trực tiếp từ màu sắc của xe).

Chúng ta hay lẫn lộn cách dùng hai loại mệnh đề này:

- “Chị mới uống rượu nữa phải không?” (dễ bị hiểu - lầm là “không giữ lời hứa” bỏ rượu
trước đây.)

- “Anh chưa trả cho tôi số tiền anh đã hứa trả tuần trước” (người nghe cảm thấy bị phán
đoán là không thành thật.)

- “Anh còn đánh vợ anh nữa không?” (dễ bị hiểu lầm là phán đoán về tật xấu của cá nhân).

Từ đó, ta rút ra một hệ luận quan trọng: Mệnh đề phán đoán luôn bao hàm một “quy
chuẩn” nào đó mà không thể rút tỉa trực tiếp từ một mệnh để mô tả được. Muốn đổi từ
một mệnh đề mô tả đến mệnh đề phán đoán ta phải thêm vào đó một quy chuẩn hay giá trị nào
đó. Nếu giá trị là về tư cách ăn nói, ăn mặc nơi công cộng, cách xử thế, truyền thống gia đình

1
hay xã hội, v..v thì đây là “phán đoán theo quy chuẩn” (prescriptive judgement). Nếu giá trị là
về luân lý thì ta có phán đoán đạo đức (moral judgements).

=> Như thế, tất cả phán đoán đạo đức đều là mệnh đề phán đoán, nhưng không phải tất
cả mệnh đề phán đoán đều là phán đoán đạo đức. Khi vi phạm “quy chuẩn” xã hội hay văn
hóa, chúng ta sẽ cảm thấy sai lầm hay xấu hổ, nhưng chưa phải là vấn đề đạo đức. Phán đoán
đạo đức sẽ đi sâu hơn nữa về các giá trị mà con người không thể bỏ được. Vậy mỗi phán
đoán đạo đức đều tiềm tàng một giá trị đạo đức và từ đó ta có thể thiết lập “quy tắc đạo
đức” vốn điều phối cách chúng ta phán đoán các hành vi.

II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁN ĐOÁN ĐẠO ĐỨC

Trước khi có thể phán đoán một tình huống cách trung thực, chúng ta cần phân tích các loại
vấn đề tiềm tàng trong tình huống đó. Thường thì có 3 loại vấn đề cần phải được sáng tỏ: vấn
đề sự kiện, vấn đề khái niệm và vấn đề đạo đức.

Bill Clinton & Monica Lewinsky

Bill Clinton là Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993-2001. Ông bị luận tội vì cung
cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với thư ký tập sự Monica Lewinsky.

2
Một số người cho rằng Bill Clinton nên từ chức, vì ông ta nói dối về mối quan hệ tình dục của
ông với Monica.

Trước tiên ta cần kiểm chứng xem các giả định về sự kiện trong tình huống này có thật không.
Clinton nói dối hay chỉ cố gắng dùng sự chuyên biệt của ngôn ngữ để bảo vệ mình? Làm thế
nào để kiểm chứng những lời khai của Monica là đúng? Kết quả điều tra của công tố viên về
vụ này có làm thay đổi khả năng lãnh đạo của Clinton không? Đây là các câu hỏi về sự kiện.

Những người khác cho rằng việc quan hệ tình dục này là sai, vì nó xảy ra trong Nhà Trắng vốn
là văn phòng chính phủ. Nhưng nếu là “văn phòng” thì tại sao cả gia đình đang cư ngụ trong
đó? Nếu Nhà Trắng là “nhà riêng” thì ai có quyền tố cáo việc thông dâm giữa 2 người lớn tại
nhà riêng của họ. Hơn nữa, Clinton tuyên bố rằng ông ta chỉ có tương quan “không đúng” với
Monica, thì điều gì làm cho một “tương quan không đúng” trở thành một việc vô đạo đức hay
phạm pháp? Đây là các câu hỏi về khái niệm.

Cũng có người cho rằng ngoại tình là vấn đề giữa vợ chồng, báo chí không nên soi mói vào.
Vậy thì dựa trên tiêu chuẩn nào quốc hội luận tội Bill Clinton? Trung tín đối với vợ hay trung
thực đối với công chúng? Quyền bảo vệ bí mật cá nhân hay quyền biết sự thật của báo chí?
Tiêu chuẩn nào phán đoán tổng thống có buộc phải cao hơn tiêu chuẩn dùng cho thường dân
không? Đây là các câu hỏi về đạo đức.

1. Vấn đề sự kiện

Hầu hết các cuộc bàn luận về đạo đức chỉ là những tranh cãi trên các sự kiện, có thể
được giải quyết bằng điều tra thực nghiệm. Sau đây là những câu hỏi có thể giúp làm sáng
tỏ các vấn đề liên quan đến sự kiện:

- Hành vi này có thực sự tạo ra kết quả khác biệt nào trong tình huống này hay không?
(Ví dụ: Giáo dục giới tính có thật sự giúp giảm bớt việc mang thai ngoài ý muốn không?)

- Có cách nào kiểm chứng hậu quả khách quan của hành vi? (Ví dụ: Án tử có thực sự giảm
bớt số lượng tội phạm không?)

- Đâu là những động cơ thúc đẩy của người thực hiện hành vi này? Động lực đó có được
giải thích đúng đắn không? Ai có lợi trong trường hợp này? (Ví dụ: Động cơ ngoại tình
của Bill Clinton là gì?)

3
- Có cách nào khác để đạt đến cùng một kết quả mà không phải chọn hành vi này
không?

2. Vấn đề khái niệm

Chúng ta phải xác định ý nghĩa và tính khả thi áp dụng của khái niệm về hành vi trong
tình huống nào đó. Một hành vi có thể mang 2 ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

- Hành vi “bỏ trốn” của các môn đệ khi Chúa bị bắt có thể được hiểu là “bảo vệ an toàn
bản thân” hay “tìm cơ hội khác để cứu Chúa”.

- Hành vi “xây công viên cho cộng đoàn” có thể được hiểu là một việc “từ thiện” hay là
vụ “hối lộ”, che đậy sự lạm dụng môi trường.

- Hành vi “phá thai” nên được hiểu là “giết người” hay “quyền tự quyết về thân thể” của
phụ nữ? “Bào thai là “con người” với nhân phẩm hay chỉ là một “bộ phận” có thể loại bỏ
của thân thể?

- Hành vi “tự sát” của Kamikaze (các phi công cảm tử của Nhật Bản) là “tự hủy” hay “tự
trọng”?

3. Vấn đề đạo đức

Từ 2 giá trị đó, ta hình thành 2 quy tắc phổ quát đứng sau hành động của mình. Muốn
biết quy tắc nào là đúng/tốt thì ta phải nói đến các tiêu chuẩn đạo đức.

Ví dụ: “Có nên hạ thấp điểm sàn cho các thí sinh dân tộc để gia tăng cơ hội cho họ vào
đại học không?” Nếu chọn “nên” tức là chúng ta chọn giá trị (1) “công bằng về cơ hội
vào đại học cho các thí sinh thiểu số”; nếu chọn “không nên” tức là ta chọn giá trị (2)
“công bằng về khả năng vào đại học của mọi thí sinh”. Từ 2 giá trị này ta có thể tạo ra 2
quy tắc đạo đức sau đây:

(1) Đại học nên tìm mọi cách gia tăng chỉ số thí sinh thiểu số được nhận vào.
(2) Đại học phải luôn tôn trọng sự công bằng về khả năng học lực của mọi thí sinh.

Ta hãy biện phân 2 giá trị đạo đức đối nghịch trong tình huống sau đây (có thể cho cả lớp
làm):

4
Bệnh nhân bị cháy phỏng 85%, quá đau đớn, muốn được chết cách êm dịu và đỡ gây
thêm tốn kém cho gia đình. Bác sĩ có nên làm theo ý bệnh nhân không? Nếu chọn “nên”
tức là chọn giá trị (1) “tôn trọng quyết định đối với cơ thể của chính bệnh nhân”; nếu
chọn “không nên” là chọn giá trị (2) cố gắng cứu chữa để bệnh nhân có cơ hội sống tiếp.
Từ 2 giá trị này ta có thể tạo ra 2 quy tắc đạo đức sau:

(1) Bác sĩ và bệnh viện nên tôn trọng mọi quyết định của bệnh nhân đối với cơ thể
họ, ngay cả việc họ quyết định được chết.
(2) Bác sĩ và bệnh viện nên cố gắng giữ gìn mạng sống cho bệnh nhân bất kể hoàn
cảnh.

Khi bắt được kẻ trộm thức ăn vì đói, ta nên trừng phạt hay tha thứ cho họ? Còn kẻ trộm chó
hay bắt cóc trẻ em thì sao? Nếu chọn “tha thứ” tức là chọn giá trị (1) “tôn trọng quyền bất khả
xâm phạm vào cơ thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,…”,
nếu chọn “trừng phạt” tức là chọn giá trị (2) “trộm cắp là một việc không thể chấp nhận được
dù là lý do gì đi nữa”. Từ 2 giá trị này ta có thể tạo ra 2 quy tắc đạo đức sau:

(1) Mọi người nên tôn trọng quyền được sống, được bảo vệ theo pháp luật của kẻ trộm,
và cũng nên có sự cảm thông với hoàn cảnh éo le của họ.

(2) Mọi người cần phải dạy cho kẻ trộm một bài học thích đáng, lên án những hành
động không tốt, dù cho điều đó xuất phát từ một lý do bất khả kháng nào đi chăng
nữa.

Đối với kẻ trộm chó và bắt cóc trẻ em cũng vậy.

III. BA MỨC ĐỘ PHÁN ĐOÁN

Chúng ta phán đoán một hành vi bằng các giá trị đứng sau hành vi đó. Có ba mức độ
phán đoán đạo đức.

1. Phán đoán theo hành vi:

- Hành vi bắt buộc/nên: Đúng khi làm và sai khi không làm. (Vd: Đóng thuế, tuân thủ luật
giao thông)

5
- Hành vi cấm đoán/cấm: Sai khi làm, đúng khi không làm (VD: Sử dụng chất cấm: sai khi
sử dụng và đúng khi không sử dụng).

- Hành vi cho phép: Bất tất (Không có hậu quả quan trọng)

- Hành vi cao thượng: Vượt trên bổn phận; làm thì tốt nhưng không ép buộc phải làm.
(Vd: từ thiện)

2. Phán đoán theo giá trị/ qui tắc:

Qui tắc đạo đức thì được áp dụng phổ biến hơn là sự chọn lựa giữa các hành vi, vì chúng xuất
phát từ các giá trị chúng ta dùng để lựa chọn các hành vi. Qui tắc đạo đức là cầu nối giữa
tiêu chuẩn đạo đức và hành vi đạo đức. Chúng ta thiết lập các qui tắc luân lý căn cứ trên các
giá trị luân lý:

(1) Luân lý cá nhân: bổn phận đối với cá nhân và tha nhân. Vd: yêu thương, tôn trọng bản
thân và người khác

(2) Luân lý xã hội: chọn điều tốt cho xã hội.Vd: dùng kiến thức mình có được cống hiến cho
nhân loại

(Luân lý: Hệ thống quy tắc đạo đức về quan hệ giữa người và người trong xã hội.

Tha nhân: Người khác)

3. Phán đoán theo tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn là nguyên tắc nền tảng của lý luận đạo đức. Ta dùng tiêu chuẩn đạo đức để
phán đoán tất cả các quy tắc hay giá trị hàm chứa trong hành vi. Thường thì các tiêu chuẩn này
đến từ các niềm tin tôn giáo hay trực giác luân lý. Một số tiêu chuẩn thường gặp:

- Vị kỷ: Gia tăng lợi ích cá nhân. Những hành vi hay giá trị đạo đức đúng là vì chúng mang
hậu quả tốt cho cá nhân: hạnh phúc, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện: ăn, mặc, an toàn, gia
đình & nhóm, giáo dục, tự trọng, lý tưởng….

- Vị lợi: Tối đa hóa tính lợi ích. Hành vi và giá trị đúng là những gì mang lại hiệu quả hữu
ích nhất cho nhiều đối tượng nhất. Tiêu chuẩn này là sự trung dung giữa các giá trị vị kỷ và giá
trị vị tha: tương quan xã hội lành mạnh, công bằng phân phối, phát triển văn hóa, tự do tôn
giáo, quyền phản biện, cạnh tranh kinh tế,…

6
- Luật tự nhiên: hành động theo bản tính “tự nhiên” đối với con người hay sự vật. Hành
vi hay nguyên tắc đạo đức tốt là những gì đúng với các khuynh hướng tự nhiên để được bảo vệ
và phát triển. Vd: để trẻ em được sống đúng lứa tuổi

- Bổn phận: Tiêu chuẩn đạo đức tiềm tàng trong bổn phận đối xử với tha nhân theo
mệnh lệnh tuyệt đối bao gồm các điều kiện chính mình muốn được đối xử. (a) Bổn phận
tôn trọng tự do của tha nhân: mỗi người là một chủ thể tự do và độc lập, có cứu cánh riêng
và có quyền theo đuổi lý tưởng của họ. (b) Bổn phận đối xử với tha nhân một cách công
bằng, chúng ta không được phép dùng tha nhân như là phương tiện để phục vụ cho cứu cánh
của mình.

- Nhân đức: Nhấn mạnh vào việc luyện tập nhân đức để có tính cách tốt; một cá nhân có
tính cách tốt sẽ chọn hành vi đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhân đức là những đặc tính
nhân bản, thói quen tốt được mọi người yêu chuộng và quý mến. Bối cảnh thuận tiện cho việc
luyện tập nhân đức là tình bạn hữu, khi ta tự do ước muốn làm những gì tốt nhất cho người bạn
và tôn trọng bạn như một chủ thể độc lập.

IV. PHÁN ĐOÁN THEO NỀN TẢNG NÀO?

1. Nền tảng “tốt/xấu”

Nói chung, đạo đức là tìm những gì mang lại sự tốt đẹp và thiện hảo cho cuộc sống. Các
hình thức vị lợi trong học thuyết đạo đức của Jeremy Bentham và John Stuart Mill,
E.S.Moore đều dựa trên nền tảng khái niệm “tốt”. Mới nhìn qua, các học thuyết đạo đức
học vị lợi này có vẻ như được thiết lập trên nền tảng vững chắc, khó có thể từ chối. Nhưng xét
kỹ lại thì vẫn có nhiều khó khăn, vì thuyết vị lợi không dễ áp dụng như theo nguyên tắc của
nó. Bất cứ nỗ lực nào thiết lập đạo đức dựa trên nền tảng “tốt” đều gặp phải giới hạn trong tính
công bằng vì cái “tốt” thì luôn theo một tiêu chuẩn nào đó và nhắm vào lợi ích cho nhóm nào
đó, như thế sẽ có một thiểu số bị loại trừ. “Tốt” đối với ai? Và có phải “tốt” là cái đúng nhất
trong lúc này không? Làm sao giải quyết các vấn nạn này?

W.D. Ross, trong tác phẩm “The Right and the Good”, để trả lời cho câu hỏi căn bản “Điều
gì làm nên một hành vi đạo đức?” đã đưa ra hai nền tảng cho phán đoán đạo đức có tính
thuyết phục ngang nhau nhưng lại đối ngược với nhau: (1) Một hành vi là đạo đức vì nó

7
“tốt”; (2) Một hành vi đạo đức vì nó “đúng”. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu giả thuyết
thứ nhất và các giới hạn của nó.

Cơ cấu lý luận của đạo đức dựa trên nền tảng “tốt” thì rất đơn giản. Trong cuộc sống chúng
ta có những giá trị tích cực, và hành vi nào gia tăng các giá trị đó thì được xem là hành vi
“tốt”. Chọn lựa nào đưa đến kết quả tốt thì được cho là đúng.

Nhưng đạo đức không chỉ hệ tại ở hậu quả của một hành vi. Có nhiều trường hợp ta thực hành
điều đúng vì lý do không tốt, hoặc có những hoàn cảnh ta phải làm điều sai trái cho dù có động
lực tốt. Do đó, người ta phân biệt các mức độ “tốt” khác nhau. Trước nhất, có những sự vật
có “giá trị tốt”. Hành vi gia tăng các giá trị tốt thì được xem là “hành vi tốt”. Hành vi
củng cố các hành vi tốt thì được gọi là “hành vi đúng”. Cuối cùng những cá tính mang lại
hành vi đúng thì được gọi là “nhân đức”.

Đây là nền tảng đạo đức của văn hóa Hy Lạp. Trong thời cận đại, Jeremy Bentham là tác
giả đầu tiên khai triển thuyết vị lợi như là nền tảng cho đạo đức học. Ông viết: “Tự nhiên
đã đặt con người dưới quyền thủ lãnh của hai ông chủ, đau khổ và thỏa mãn. Con người phải
tự chọn cho mình nên hành động và quyết định sống như thế nào”. Nguyên tắc Vị lợi của
Bentham là: Một hành vi đúng khi nó mang lại thỏa mãn tối đa cho tối đa số người.
Thuyết vị lợi của Bentham mang ảnh hưởng của quan niệm đồng cảm của David Hume.

John Stuart Mill, con nuôi của Bentham, được huấn luyện để trở thành một triết gia từ thuở
còn tấm bé. Mill thiết lập nguyên tắc Vị Lợi khác với Bentham: Một hành vi là đúng khi nó
mang lại hạnh phúc tối đa cho tối đa số người. Mill thay thế khái niệm “thỏa mãn” của
Bentham bằng khái niệm “hạnh phúc”. Mill so sánh các loại “thỏa mãn”: “Chẳng thà làm
người bất mãn còn hơn là làm con heo được thỏa mãn; chẳng thà là Socrates bất mãn còn hơn
là một kẻ dốt thỏa mãn”.

Cho dù thuyết Vị Lợi đơn giản, dễ dùng và có nhiều hậu duệ, nó vẫn bị lên án là còn tiềm
tàng tính bất công. Lấy ví dụ, hạnh phúc tối đa cho nhiều người nhất thường được phải trả giá
bằng giá thiệt hại cho một thiểu số nào đó, do đó thiếu công bằng. Ví dụ như biểu quyết chọn
nơi đi chơi cuối năm chung với lớp. Hơn nữa, thuyết Vị Lợi cho phép tôi có thể phá bỏ lời hứa
với một người nào đó trước đây khi tôi đúng trước lợi ích nhiều hơn của số đông. Vì lẽ chúng
ta phải chọn hành vi nào gia tăng lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất. Một tiêu chuẩn đạo đức

8
mà cho rằng cái tốt nhất là “hậu quả” nhiều nhất cho số đông thì không chỉ bỏ qua lợi ích của
thiểu số mà còn xem nhẹ cá tính hay nhân vị của tác nhân luân lý. Như vậy, đạo đức học dựa
trên khái niệm “tốt” thì chưa đủ để trở thành một nền tảng hoàn hảo cho phán đoán đạo
đức.

2. Nền tảng “đúng/sai”

Kant thiết lập hệ thống đạo đức học trên nền tảng của “bổn phận” hay sự thôi thúc theo đuổi sự
thiện hảo tuyệt đối, hoàn toàn không dính líu gì đến hậu quả. Đối với Kant, sự thiện hảo cao
nhất trên đời là ý chí thiện hảo. Nhưng làm thế nào ta có thể thiết lập phán đoán đạo đức chỉ
trên nền tảng của động lực? Bước đột phá của Kant là ông đưa ra trắc nghiệm lý thuyết để
phân biệt một hành vi là đúng/ sai gọi là “Mệnh lệnh tuyệt đối” (Categorical Imperative).
Nó nhấn mạnh vào tính phổ quát của hình thức hay nguyên tắc hơn là chính hành vi đạo
đức. Tuy nhiên trắc nghiệm này cũng khó áp dụng rộng rãi nếu không xét đến hậu quả của
hành vi.

Vấn đề là cái gì làm cho một hành vi trở nên đạo đức? Đạo đức học dựa trên khái niệm “tốt”
thì có khó khăn về công bằng, quyền lợi của thiểu số và tính trung thành luân lý của nó. Do đó,
đạo đức học dựa trên khái niệm “đúng” có thể đáp ứng các điểm yếu này, vì nó không nhằm
vào hậu quả tốt mà vào hành vi đúng và vào ý định hay động lực của tác nhân luân lý.

Đạo đức học “bổn phận” (deontology) của Kant giới thiệu khái niệm “bổn phận” cho
rằng, “Không có gì trong thế giới có thể được xem là tốt lành vô điều kiện chỉ trừ cái ý
chí tốt lành. Ý chí tốt lành (the good will) không trở thành “tốt lành” vì nó mang lại hậu quả
và ảnh hưởng tốt, hay là vì nó tạo nên điều kiện đủ để đạt đến mục tiêu nào đó. Nhưng ý chí
tốt là vì nó có ý muốn hướng về cái tốt, đó là sự tốt lành nội tại.

Làm thế nào để “ý chí tốt lành” có thể trở thành nền tảng phán đoán đạo đức? Kant giải thích
theo một chuỗi lý luận, bắt đầu bằng khái niệm “bổn phận”. Kant hiểu ý chí tốt lành chính là ý
thức mình có bổn phận hành động theo nguyên tắc phổ quát áp dụng cho tất cả mọi người và
bất cứ nơi nào. Chúng ta có bổn phận hành động theo cái “đúng” cho tất cả mọi người
chứ không chỉ chọn những hành vi mang lại hậu quả “tốt” cho mình. Đây chính là nền
tảng cho “mệnh lệnh tuyệt đối” trong thâm tâm của mỗi người theo đuổi ý chí tốt lành.

9
Kant dùng “mệnh lệnh tuyệt đối” như là một trắc nghiệm cho hành vi luân lý. Khi lựa
chọn hành vi, chúng ta phải tự hỏi, “liệu nguyên tắc luân lý đúng sau hành vi của chúng ta có
thể trở thành qui luật phổ quát cho tất cả mọi người không?”. Nếu câu trả lời tích cực thì “hành
vi” là đúng, còn ngược lại thì “hành vi” là sai. Một ví dụ cụ thể là “giữ lời hứa”. Tôi có được
phép “hứa một điều gì đó mà tôi không có ý định tuân giữ?” Kant trả lời “Không”, vì lẽ nếu ta
phổ quát hóa nguyên tắc luân lý đứng sau hành vi này, tức là tất cả mọi người trên thế giới và
bất cứ lúc nào cũng sẽ “hứa mà không có ý định tuân giữ” thì sẽ không có một cơ cấu xã hội
tin tưởng lẫn nhau nào hết, và nó sẽ mâu thuẫn với ý định “không giữ lời hứa” của tôi. Khi tôi
phổ quát hóa nguyên tắc luân lý đứng sau hành vi của tôi mà dẫn đến mâu thuẫn hay bào mòn
ý định của tôi thì hành vi đó là sai.

Tương tự như trên, hành vi “nói dối” không thể vượt qua được trắc nghiệm phổ quát hóa trên
đây, vì nếu tôi nói dối thì tất cả mọi người cũng sẽ được phép nói dối, như thế sẽ mâu thuẫn
với ý định của tôi. Một ví dụ khác nữa là tự tử. Nếu tôi nghĩ tôi có quyền tự tử thì một khi tôi
phổ quát hóa nguyên tắc luân lý đứng sau hành vi này thì hậu quả sẽ mâu thuẫn với ý định và
hành vi tự tử mà tôi muốn đạt được. Vì chúng ta không thể phổ quát hóa nguyên tắc đứng sau
hành vi này mà không bị mâu thuẫn chính mình, do đó hành vi “tự tử” là sai.

Theo nền tảng đạo đức này thì hậu quả tốt chỉ đạt được cách gián tiếp. Chúng ta đạt được
hạnh phúc các gián tiếp như là bổn phận chỉ vì điều bất hạnh sẽ làm cho ta gây xúc phạm đến
các bổn phận khác. Tuy nhiên, đạo đức học “bổn phận” (deontology) của Kant vẫn có
nhiều vấn đề. Trở ngại trước tiên là làm thế nào mô tả chính xác hành vi nào là đúng. Ví
dụ, chính quyền Nazi nghĩ rằng tất cả mọi người Do Thái cần phải bị tiêu diệt. Do đó, họ sẽ
phải đi đến kết luận phổ quát, “Nếu tôi là người Do Thái, tôi cũng nên bị tiêu diệt”. Trên thực
tế, điều này sẽ không bao giờ khả thi. Như thế, ý chí tốt lành không thể bảo đảm một hành vi
sẽ “đúng”. Chúng ta cũng phải cân nhắc về hậu quả nó sẽ mang lại nữa. Kant chỉ cho ta các ví
dụ có thể thành công trong công việc áp dụng trắc nghiệm phổ quát hóa như tôn trọng lời hứa,
sự thật, v.v…, vì hậu quả ngược lại sẽ không thể chấp nhận được cho xã hội loài người. Cho
dù Kant có cố gắng thiết lập đạo đức học trên nền tảng ý chí tốt lành mà thôi, nhưng trong áp
dụng thực tế khó mà tránh khỏi vấn đề hậu quả. Phán đoán đạo đức học dựa trên nền tảng
“đúng/sai” của Kant tuy là cao thượng nhưng vẫn còn nhiều giới hạn cần phải lưu ý khi
áp dụng.

10
V. ẢNH HƯỞNG GIỮA PHÁN ĐOÁN ĐẠO ĐỨC VÀ KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Các phán đoán đạo đức được đưa ra nhanh chóng và cực đoan hơn so với các phán đoán
dựa trên những cân nhắc thực tế, theo một nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng các phán
đoán đạo đức linh hoạt hơn.
Tiến sĩ Jay Van Bavel, một trợ lý giáo sư tại Khoa Tâm lý của Đại học New York và là
một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đã có rất ít nghiên cứu được thực
hiện về cách gắn đạo đức với một phán đoán hoặc quyết định cụ thể có thể ảnh hưởng
đến kết quả đó. .

“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng chúng tôi đưa ra và nhìn nhận các quyết định
hoàn toàn khác nếu chúng được đưa ra với khuôn khổ đạo đức. Tuy nhiên, bất chấp những
khác biệt này, hiện nay đã có bằng chứng cho thấy chúng ta có thể thay đổi các phán đoán để
chúng dựa trên những cân nhắc thực tế, hơn là đạo đức - và ngược lại

Để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa những phán đoán dựa trên đạo đức và những phán đoán
được thúc đẩy bởi những cân nhắc thực tế, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm
tại phòng thí nghiệm Khoa học Nhận thức Xã hội của Đại học Bang Ohio, trong đó họ
khuyến khích các tình nguyện viên đánh giá nhiều quyết định từ quan điểm đạo đức hoặc thực
dụng.

Trong một thử nghiệm, các tình nguyện viên được trình bày 104 hành động, mỗi lần một
việc, trên máy tính để bàn. Họ thực hiện đánh giá đạo đức cho 52 hành động sử dụng bàn
phím, đánh giá “mức độ sai / đúng về mặt đạo đức đối với bạn khi thực hiện một hành
động cụ thể, từ 1 (rất sai) đến 7 (rất đúng).

Họ cũng đưa ra các đánh giá thực tế cho 52 hành động khác, đánh giá “mức độ xấu / tốt
của cá nhân bạn nghĩ đối với bạn khi thực hiện một hành động cụ thể, từ 1 (rất tệ) đến 7
(rất tốt).

Sau mỗi phán đoán về đạo đức và thực dụng, những người tham gia đưa ra các phán
đoán phổ biến cho cùng một hành động, đánh giá “có bao nhiêu người khác nên” thực
hiện một hành động cụ thể (1 = không ai đến 7 = mọi người).

11
Các hành động được đánh giá về mặt đạo đức so với thực dụng được chỉ định ngẫu nhiên cho
những người tham gia. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi hành động đều có khả năng được đánh
giá theo các tiêu chuẩn đạo đức hoặc thực dụng, họ nói rằng điều này đảm bảo rằng bất kỳ sự
khác biệt nào giữa đánh giá đạo đức và thực dụng không phải do các hành động cụ thể, mà là
do sự khác biệt về đạo đức so với thực dụng. đánh giá.

Kết quả cho thấy các quyết định dựa trên đạo đức được đưa ra nhanh hơn đáng kể so với
các quyết định phi đạo đức và các quyết định dựa trên nền tảng đạo đức thì cực đoan
hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các đối tượng cũng có nhiều khả năng đưa ra các phán
đoán phổ quát theo khung quyết định đạo đức hơn là theo khung thực dụng. Các đối
tượng có nhiều khả năng chỉ ra rằng những người khác nên đưa ra quyết định giống như họ đã
làm đối với các phán quyết được đưa ra với nền tảng đạo đức.

Nhưng những phát hiện cũng cho thấy sự linh hoạt trong những gì chúng ta coi là các quyết
định đạo đức hoặc phi đạo đức.

Các tình nguyện viên được chỉ định một cách ngẫu nhiên các phán xét về đạo đức và phi đạo
đức - ví dụ, một số được hỏi liệu việc "nịnh sếp bằng lời nói dối" là "đúng về mặt đạo đức"
trong khi những người khác được hỏi "cá nhân tốt như thế nào" họ sẽ nhận xét như thế nào?
một hành động như vậy.

Các đối tượng có những phản ứng khác nhau đối với cùng một quyết định, tùy thuộc vào việc
nó được đóng khung như một quyết định đạo đức hay thực dụng.

Khi đưa ra những đánh giá về mặt đạo đức, người lớn có xu hướng tập trung vào ý định
của mọi người hơn là vào kết quả của hành động của họ - làm tổn thương ai đó một cách
có chủ ý còn tồi tệ hơn nhiều so với việc làm họ vô tình.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia (UEA) ở Anh, quan điểm phổ
biến trong tâm lý học phát triển là các phán đoán về đạo đức của trẻ nhỏ hơn chủ yếu dựa
trên kết quả của các hành động chứ không phải ý định của những người có liên quan.

12
Ba yếu tố: nhu cầu, động cơ và hành vi đạo đức có mối quan hệ quy định lẫn nhau. Hành
vi đạo đức có thể tác động ngược trở lại ảnh hưởng đến nhu cầu đạo đức. Động cơ đạo
đức có ý nghĩa tiêu cực hay tích cực khiến hành vi có thể trở thành phi đạo đức hay đạo
đức. Ví dụ học sinh A phá hoại tài sản chung (đập vỡ thùng rác) bị bạn B phát hiện được và
lên báo với giám thị khiến A bị phạt quét sân trường 1 tuần. Cùng là việc báo cáo nhưng nếu
học sinh B báo với giám thị vì hành động sai trái của A (chứ không vì bản thân A), đồng thời
mong muốn chỉ ra sự sai lầm giúp A hiểu được hậu quả gây ra sẽ khác với việc dùng báo cáo
như một cơ hội để thỏa mãn nỗi tức giận hay thù hằn của B đối với chính bản thân A. Nói cách
khác, hành vi báo cáo vì động cơ đầu của học sinh B là hành vi đạo đức còn hành vi báo cáo vì
động cơ sau là hành vi phi đạo đức dù bên ngoài nhìn vào thì ta thấy 2 hành vi này là như
nhau. Hành vi báo cáo của học sinh B nếu được mọi người hiểu đúng (bao gồm cả học sinh A)
và ủng hộ thì nhu cầu đạo đức của B vẫn được duy trì và tăng lên. Nhưng nếu mọi người hiểu
sai dẫn đến chỉ trích, lên án, phê phán, thậm chí cô lập B thì nhu cầu đạo đức của B giảm, có
thể dẫn đến việc thờ ơ với những hành động sai trái của các học sinh khác hoặc tự giảm trách
nhiệm của bản thân đối với việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội nói chung và chuẩn mực đạo
đức nói riêng.

VI. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁN ĐOÁN ĐẠO ĐỨC


1. Nhận thức xã hội ảnh hưởng đến phán đoán đạo đức
Qua 4 nghiên cứu của Wen Ying Jin và Ming Peng về ảnh hưởng của yếu tố nhận thức
xã hội đến phán đoán đạo đức thu được kết quả cho thấy: Những người tham gia đánh giá
tích cực hơn đối với những cá nhân nắm giữ các phán đoán đạo đức phi sinh học, cả về
khía cạnh đạo đức lẫn khía cạnh ấm áp và năng lực, điều này cho thấy rằng các phán
đoán đạo đức thần kinh có chứa thông tin xã hội ở một mức độ nào đó. Những người tham
gia nghĩ rằng những người ấm áp sẽ có xu hướng đưa ra các phán đoán đạo đức phi thần học
và những người có thẩm quyền sẽ có xu hướng đưa ra các phán đoán theo chủ nghĩa hậu quả.
Khi mọi người nhận thấy rằng những người khác có kỳ vọng ở họ và cố gắng trở thành một vai
trò xã hội phù hợp với chiều hướng ấm áp, thì các phán đoán đạo đức của họ có xu hướng là
phi thần học. Khi mọi người cố gắng trở thành một vai trò xã hội phù hợp với khía cạnh năng
lực, các phán đoán đạo đức của họ có xu hướng theo chủ nghĩa hậu quả. Mọi người thực sự có
tính đến những kỳ vọng của thế giới bên ngoài khi đưa ra các phán đoán về đạo đức.  Họ tham

13
gia vào việc tự trình bày các đánh giá đạo đức của họ để đảm bảo rằng thế giới bên ngoài nhận
được thông tin về các đặc điểm nhân cách mà họ muốn truyền đạt.
Hành vi đạo đức, ví dụ như phán xét đạo đức, cũng có thể được coi là một hình thức tự
trình bày và quản lý ấn tượng.  Khi mọi người cần phải ở trong một vai trò xã hội phù hợp
với các đặc điểm của khía cạnh năng lực, phán đoán đạo đức của họ nghiêng về chủ nghĩa vị
lợi.  Những phát hiện này cho thấy rằng các yếu tố nhận thức xã hội có tác động đến phán
đoán đạo đức của con người. Nhận thức xã hội có thể được coi là một loại thông tin, nhưng nó
khác với thông tin được nhấn mạnh trong các mô hình khác này, chẳng hạn như thông tin liên
quan đến bản thân các sự kiện đạo đức và ý định của tác nhân. Thay vào đó, thông tin từ nhận
thức xã hội đến từ môi trường bên ngoài.
Khi phán xét đạo đức xảy ra trong bối cảnh xã hội, nó không còn là một quyết định riêng tư
nữa.  Từ quan điểm của tâm lý học tiến hóa, phán đoán đạo đức và các chuẩn mực đạo
đức bắt nguồn từ sự tương tác chiến lược giữa các thành viên nhóm trải qua sự hợp nhất
lợi ích và xung đột (Krebs, 2008). Xét rằng ý thức đạo đức của con người được cho là đã
phát triển một phần để thúc đẩy sự hợp tác xã hội theo nhóm, thì phán đoán đạo đức nhạy cảm
với nhận thức xã hội là thích ứng. Giả định là khi mọi người tin rằng các hành động (phán
đoán) chứa thông tin phong phú về phẩm chất đạo đức của người khác, họ sử dụng thông tin
này để đạt được các mục tiêu của riêng mình. 
Krebs (2008) lập luận rằng cơ chế tiến hóa của các tương tác chiến lược năng động giữa các cá
nhân giao tiếp giải thích các phán đoán đạo đức mà các thành viên trong nhóm đưa ra, cách họ
chọn chấp nhận hoặc bác bỏ những phán đoán này, và cách các phán đoán đạo đức nhất định
được sao chép và lặp lại đủ để tạo thành các chuẩn mực văn hóa. Các phán đoán đạo đức
nhạy cảm với các yếu tố nhận thức xã hội, cũng có thể được coi là đóng một vai trò trong
việc thúc đẩy hoặc duy trì các chuẩn mực đạo đức.
Khi người ta phán đoán đạo đức trong đời thực, họ tham gia nhận thức xã hội và sẽ xem
xét, tích hợp các thông tin khác từ thế giới bên ngoài khi cần điều chỉnh phán đoán. Thực
tế, nếu người ta tin rằng sự phù hợp với người khác có thể tối đa hóa giá trị mong đợi của việc
ra quyết định, sự phù hợp đó có thể được xem như một lựa chọn hợp lý. Trong tương tác xã
hội, người ta không còn nghĩ chỉ đến sự kiện này, mà còn có kế hoạch và đánh giá hậu quả của
hành động của họ, mà có thể thích ứng. Nó có thể được suy luận rằng các quy trình nhận thức
xã hội có trật tự cao hơn có thể vượt qua được quá trình xử lý cảm xúc thấp và xử lý nhận thức

14
đối với những phán quyết. Hành vi trong một tình huống xã hội có cả ý nghĩa của việc phán
đoán thực tế và các đặc điểm phán đoán giá trị. Trong hành vi xã hội, động lực định hướng
nhiệm vụ và động lực biểu cảm của các đặc điểm liên quan, sự hiện thực hóa. Các cá nhân
được thúc đẩy để tham gia vào việc quản lý ấn tượng tích cực khi họ nhận ra rằng hành vi của
họ đang trở nên hay có thể được đánh giá bởi những người khác. Nếu các cá nhân muốn cho
người khác biết họ là ai, họ cần phải gói thông tin về bản thân và trình bày thông tin theo cách
ngắn gọn để tạo ấn tượng mong muốn trên người khác. Theo leary và kowalski (1990), tất cả
hành vi có thể được coi là hành vi tự phô bày. Hành vi đạo đức không phải là ngoại lệ.

2. Yếu tố cảm xúc trong phán đoán đạo đức

Đạo đức học đóng vai “điều phối” như trên là vì đạo đức học ưu tư đặt biệt về cách chúng ta
phán đoán các hành vi nhân bản trong tương quan với nỗ lực xây dựng hạnh phúc con người.
Đạo đức học vẫn còn mang nhiều yếu tố cảm xúc đến từ phản ứng của người khác về
cách sống và ứng xử của chúng ta.

Ba yếu tố cảm xúc căn bản mà chúng ta cần xét ở đây là trách móc, ca ngợi và ước muốn.
“Trách móc” là một thái độ thông thường nhất trong phán đoán đạo đức. Khi ta khiển
trách một cá nhân vì hành vi bất xứng của họ, ta không chỉ cho rằng hành vi của người đó
không đúng mà còn cả động lực của họ là không tốt. Khi chúng ta cho rằng chủ thể phải chịu
trách nhiệm phần nào cho hậu quả của hành vi của mình, thì việc chúng ta khẳng định họ đáng
bị khiển trách không phải là hoàn toàn vô lý. Vì lẽ, bên dưới sự trách móc có một trực giác
cho rằng mọi người có bổn phận theo đuổi một mức độ trưởng thành luân lý nào đó.

Tương tự như trên, “ca ngợi” hay khen thưởng cũng để lộ một trực giác về tư cách và sự
trưởng thành luân lý mà ta ước muốn mọi người nên có. Có những giá trị mà mọi người ao
ước được sở hữu như “cá tính thứ nhì” như: can đảm, nhân từ, cao thượng, sáng tạo, kiên
nhẫn, tiết độ, khôn ngoan, tháo vát, lanh lẹ, tế nhị, khỏe mạnh, sung túc, sắc đẹp, v.v. Khi
chúng ta cho rằng một số hành vi hay tư cách đáng khen ngợi, tức là ta đang ý thức về
những giá trị quan trọng cho hạnh phúc của cuộc sống.

Cuối cùng, cả trách móc và ca ngợi đều tiềm tàng một ước muốn rằng con người là một
chủ thể tự do, có trách nhiệm cho hành vi nhân bản và sự chọn lựa của mình.  Chúng ta
“ao ước” rằng mọi người chung quanh mình sống trung thực, nhân đạo, tôn trọng sự công bằng
và tự do của tha nhân. Chúng ta ước muốn mọi chủ thể trưởng thành thật sự dùng tự do chọn

15
lựa khi hành động. Tuy nhiên, tự do sẽ là điều kiện tiên quyết và tất yếu cho mọi phán
đoán đạo đức, vì thiếu tự do thì phán đoán đạo đức trở thành vô nghĩa.

16

You might also like