You are on page 1of 10

MỤC LỤC

Dẫn nhập............................................................................................................................................2
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC BỔN PHẬN:.......................................................................2
1. Đạo đức học là gì?.......................................................................................................................2
2. Bổn phận là gì?............................................................................................................................2
3. Đạo đức học bổn phận là gì?.......................................................................................................3
4. Một vài đặc tính:..........................................................................................................................3
a. Công bằng................................................................................................................................3
b. Tự do........................................................................................................................................3
c. Tự trị.........................................................................................................................................3
d. Lương tâm................................................................................................................................3
e. Tính bó buộc............................................................................................................................3
II. HAI ĐIỀU KIỆN CHÍNH CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC BỔN PHẬN..............................................4
III. KHI NÀO LÀ THẬT SỰ TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC?....................................................4
1. Nguyên tắc phổ quát:...............................................................................................................4
2. Nguyên tắc phương tiện/cứu cánh:..........................................................................................4
IV. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA VÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN...........................5
1. Emanuel Kant..........................................................................................................................5
2. Đêmôcrít..................................................................................................................................5
3. Pascal.......................................................................................................................................5
4. Hêghen:....................................................................................................................................5
5. Các nhà duy vật Pháp...............................................................................................................6
6. Các triết gia tư sản hiện đại......................................................................................................6
7. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc......................................................................................6
8. Theo quan niệm của đạo đức học mácxít.................................................................................6
9. Theo nhãn quan Kitô giáo........................................................................................................6
10. Quan điểm cá nhân................................................................................................................6
VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ĐẠO ĐỨC HỌC BỔN
PHẬN.................................................................................................................................................6
1. Thuận lợi:.................................................................................................................................6
2. Khó khăn:.................................................................................................................................7
VII. ÁP DỤNG VÀO TÌNH HUỐNG CỤ THỂ.............................................................................7
Kết luận............................................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................10

1
Dẫn nhập

Trong cuộc sống, con người luôn miệt mài tìm kiếm hạnh phúc đời mình. Mỗi người
đều chọn cho bản thân những cách khác nhau để đạt đến hạnh phúc. Nhưng đâu là giá trị sẽ
mang lại hạnh phúc cho mỗi người? Có nguyên tắc nào làm tiêu chuẩn cho sự chọn lựa này
không? Chúng đến từ tôn giáo hay văn hóa? Bản chất của chúng là tương đối hay tuyệt đối?
Khách quan hay chủ quan? Bất biến hay thay đổi theo quy luật tiến hóa? Chúng ta có thật sự tự
do khi chọn lựa chúng không? Chính vì những chủ đề rộng lớn và quan trọng này, vào đầu thế
kỷ XXI, đạo đức học trở thành một đề tài thời thượng hay một thứ chìa khóa cho nhiều vấn đề
gai góc hiện nay. Hình như chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, con người ý thức được cái giá
phải trả cho chính sự phát triển kinh tế, xã hội, y tế, khoa học cũng như cho cả tiến trình toàn
cầu hóa và dân chủ hóa. Làm sao tránh hay ít nhất giảm thiểu cái giá nghiệt ngã này? Càng
ngày người ta càng thâm tín rằng để có thể cứu vớt trái đất, môi trường sống và cộng đồng
nhân loại, không thể thiếu vắng những quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Đạo đức học đã
đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức như vị kỷ, vị lợi, luật tự nhiên, bổn phận, nhân đức, v.v. Mỗi tiêu
chuẩn đạo đức sẽ bao gồm các quy tắc đặc thù để bảo đảm các giá trị nền tảng của chúng được
thể hiện cách toàn vẹn1. Trong phạm vi bài viết này tôi xin được trình bày về tiêu chuẩn đạo
đức học bổn phận và áp dụng tiêu chuẩn này vào tình huống cụ thể.

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC BỔN PHẬN:


1. Đạo đức học là gì?
Đạo đức học là một khoa học xác định những qui luật hướng dẫn hành vi nhân linh và
đường lối xử thế mà con người phải tiên thiên chọn lựa để sống phù hợp với bản tính và sứ vụ
của mình. Đối tượng: các hành vi nhân linh: là những hành vi được con người thực hiện với ý
thức và tự do2. Tất cả những gì nằm ngoài lĩnh vực của tự do thì không thuộc đối tượng của
đạo đức học. Mục đích: thẩm định giá trị của các hành vi nhân linh 3: hành vi này tốt hay xấu,
thích hợp hay không thích hợp, chính đáng hay bất chính. Lợi ích: nhằm giúp con người sống
phù hợp với nhân tính, giúp ta thực hiện lý tưởng làm người ở đời, giúp ta phát triển nhân cách
và làm triển nở tất cả mọi giá trị cao quý tiềm ẩn trong chúng ta.
2. Bổn phận là gì?
Bổn phận là đối tượng đầu tiên của ý thức đạo đức: trước khi biết đến cái tốt cái xấu, ta
đã nhận biết các bổn phận. Bổn phận là yếu tố thiết yếu của sinh hoạt đạo đức. Không có đời

1
Nguyễn Đoàn Tân, Đạo Đức Học Tổng Quát, Nxb Phương Đông, 2016, tr. 11-12.
2
Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học, lưu hành nội bộ, tr.54
3
Thư viện tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net, Đạo đức học, tr.15
2
sống đạo đức nếu ta không cảm thấy có bổn phận 4. Bổn phận là một giá trị, một điều thiện mà
ta phải làm cách ý thức và tự do. Trước hết việc ta bị buộc phải làm là một điều tốt, một giá trị,
vì không ai có bổn phận phải làm điều ác cả. Hơn nữa ta phải hiểu được lý do bó buộc và ta
thực hiện với đầy đủ tự do5.
3. Đạo đức học bổn phận là gì?
Đạo đức học bổn phận: hay còn gọi là đạo đức học nhân vị, bao gồm bổn phận phải đối
xử với tha nhân như chính mình muốn được đối xử. Bổn phận tôn trọng tự do của tha nhân:
mỗi người là một chủ thể tự do và độc lập, có cứu cánh riêng và có quyền theo đuổi lý tưởng
của họ. Bổn phận đối xử với tha nhân cách công bằng: chúng ta không được phép dùng tha
nhân như là phương tiện để phục vụ cho cứu cánh của mình 6. Khi áp dụng đạo đức học bổn
phận cần chú ý đến chiều kích cá nhân và xã hội, nghĩa là bổn phận đối với chính mình, đối với
tha nhân và các luân lý xã hội.
4. Một vài đặc tính:
a. Công bằng: là một trong những phạm trù cơ bản nhất trong đời sống đạo đức và là nhân
đức mà con người bị đòi hỏi nhiều nhất. Công bình là làm những gì hữu ích cho xã hội7.
b. Tự do: được thể hiện qua ba khả năng sau đây: muốn hay không muốn, chọn lựa cái này
thay vì cái khác, ngay cả trường hợp chọn cái tốt hoặc cái xấu. Do đó, con người phải trách
nhiệm về những hành vi mình đã thực hiện với ý thức, tự do và ý chí8.
c. Tự trị: chúng ta “tôn trọng” người khác đòi hỏi phải cư xử với người khác như tác nhân
luân lý, để họ tự do theo đuổi mục đích riêng của họ mà không có sự ép buộc. Khi đó chúng
ta mới có thể tôn vinh hoặc kết án và để bổn phận không trở thành võ đoán9.
d. Lương tâm: ta nhận biết sự hiện diện của lương tâm qua một số biểu hiện như sự giằng
co, ân hận, căm phẫn, kính trọng. Đó là những biểu hiện của lương tâm trong sáng, còn
những người có lương tâm chai đá cảm thấy thản nhiên10.
e. Tính bó buộc: bó buộc và bổn phận thường đồng nghĩa với nhau vì bổn phận bao giờ
cũng để lộ bộ mặt bó buộc, một điều luật phải tuân theo. Bộ mặt bó buộc ấy còn được cũng
cố bằng một hệ thống thưởng phạt bên trong hay bên ngoài. Kant đi xa hơn và chủ trương rằng
dù có hay không có thưởng phạt, bổn phận vẫn là bổn phận với giá trị bó buộc của nó.

4
Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học, lưu hành nội bộ, tr.90
5
Sđd, tr.90
6
Nguyễn Đoàn Tân, Đạo Đức Học Tổng Quát, Nxb Phương Đông, tr.93-94.
7
Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học, lưu hành nội bộ, tr.106-107
8
Thư viện tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net, Đạo đức học, tr.151
9
Nguyễn Đoàn Tân, Đạo đức học tổng quát, NXB Phương Đông, tr.129-130
10
Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học tổng quát-Khái luận triết học, ĐCV Sao Biển Nha Trang 2007, tr.160
3
II. HAI ĐIỀU KIỆN CHÍNH CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC BỔN PHẬN

Đạo đức học bổn phận buộc ta phải thỏa mãn cả hai điều kiện căn bản của tôn trọng: (a)
luôn đối xử với tha nhân như mình muốn được đối xử (Luật Vàng); (b) cho phép người khác có
sự tự do để theo đuổi mục đích (không được sử dụng họ như một phương tiện để phục vụ cho
mục đích của mình)11. Nếu chỉ dùng (a) thì phán đoán đạo đức có thể bị méo mó hay không
lành mạnh với người khác khi ta dựa trên khoái cảm, ưa thích và ước muốn mà đối xử với tha
nhân. Còn nếu chỉ dùng (b) thì chúng ta có thể biện hộ cho hành động của mình rằng người
khác đang theo đuổi mục đích riêng của họ, nên ta cần tôn trọng tự do của họ. Từ đó, chúng ta
sẽ dễ dẫn đến sự lãnh đạm, vô cảm đối với người khác, xem chuyện của người khác không liên
quan đến mình.

III. KHI NÀO LÀ THẬT SỰ TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC?

Đạo đức học bổn phận cho ta hai cách trắc nghiệm:
1. Nguyên tắc phổ quát:
Đầu tiên, nguyên tắc này sẽ dựa trên: một hành động đúng nếu chúng ta tán thành việc
tất cả mọi người áp dụng cùng một quy tắc luân lý được giả định bởi hành động của bạn 12.
Nếu chúng ta tán thành điều này thì hành động đó vượt qua trắc nghiệm loại bỏ cái tôi. Nghĩa
là mọi người đều hành động theo quy tắc này và chúng ta đồng ý mà không có bất kỳ trở ngại
nào. Ví dụ: “mọi người đều hối lộ cho sếp” là một quy tắc không vượt qua trắc nghiệm loại bỏ
cái tôi, vì nếu mọi người đều hối lộ cho sếp thì mục tiêu đạt được mục đích của tôi sẽ thất bại
và tôi không muốn như thế.
2. Nguyên tắc phương tiện/cứu cánh:
Nguyên tắc này sẽ xét: mọi hành động đúng nếu chúng ta cư xử với mọi người như là
cứu cánh và không được đơn thuần như một phương tiện 13. Nếu hành vi đó vượt qua trắc
nghiệm tiêu cực và tích cực thì nó thực sự là tôn trọng cứu cánh của người khác, hoặc không
dùng họ như một phương tiện cho cứu cánh của bạn.

11
Nguyễn Đoàn Tân, Đạo Đức Học Tổng Quát, Nxb Phương Đông, 2016, tr.129.
12
Sđd, tr.130
13
Sđd, tr.131
4
IV. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA VÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
1. Emanuel Kant: con người muốn được tự do theo đuổi lý tưởng đạo đức của mình mà
không bị trói buộc bởi bất cứ áp lực gì từ bên ngoài. Dưới cái nhìn của Kant, một hành động
chỉ mang lại giá trị luân lý khi được thực hiện do bổn phận, nghĩa là khi động cơ của hành
động không phải là gì khác hơn việc tôn trọng bổn phận luân lý. Cần nói thêm rằng, cái trục
trung tâm của đạo đức bổn phận không phải là việc vâng phục mù quáng ở bất cứ luật lệ
nào, mà chủ ý đề cao luật tự đặt ra cho mình. "Hãy chỉ hành động theo nguyên tắc mà bạn
có thể, ngay lúc ấy nó trở thành một luật phổ quát"14. Do đó, chúng ta thấy có bổn phận và
trách nhiệm làm “đúng” hay làm theo “lẽ phải” dù điều đó mang lại lợi ích hay không mang
lại lợi ích cho mình. Vì muốn được tự do và đạt đến hạnh phúc thực sự, chúng ta cần tuân
theo “mệnh lệnh tuyệt đối”. Điều cao thượng nhất trên đời này chính là ý chí muốn thực
hành điều đúng bất kể nó có mang lại hậu quả tốt cho mình hay không, như châm ngôn bất
hủ của Kant: “Sự thiện hoàn hảo nhất là ý chí theo đuổi sự thiện hảo”15.
2. Đêmôcrít, nhà triết học cổ đại Hy Lạp, là người đầu tiên đưa phạm trù bổn phận vào đạo
đức học. Đối với ông, ý thức bổn phận trong hành vi đạo đức có một vai trò hết sức quan
trọng và đó là động lực thúc đẩy con người hành động, tự hoàn thiện để vươn tới cái thiện,
cái cao cả16.
3. Pascal: ông đồng ý với Kant nhưng để làm giảm nhẹ tính duy lý trong quan niệm
đạo đức của Kant, ông đã đưa thêm vào yếu tố tình cảm. Tư tưởng gia Pascal đã đặt nổi
động lực tình cảm trong cuộc sống: trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hiểu thấu17.
4. Hêghen: ông cho rằng lý thuyết của Kant về bổn phận là sự giải thích một cách mù
quáng và là sự hạ thấp con người. Về mặt thực tiễn, những lý thuyết của Kant về bổn phận
sau này đã bị lợi dụng làm cơ sở biện hộ cho chủ nghĩa phátxít, chê độ nô lệ tàn bạo chống
lại con người18.
5. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII - XVIII phê phán các lý thuyết giải thích bổn
phận đạo đức một cách duy tâm mang màu sắc tôn giáo thần bí. Họ cho rằng đạo đức học
bổn phận không tách khỏi hạnh phúc cá nhân. Những hành vi thực hiện bổn phận đạo đức
có thể không vụ lợi vật chất nhưng đưa lại cho con người sự thoả mãn về tinh thần, chẳng

14
Nguyễn Ước, Đại Cương Triết Học Tây Phương, Nxb Tri Thức, 2009, trang 247-248.
15
Nguyễn Đoàn Tân, Đạo Đức Học Tổng Quát, Nxb Phương Đông, tr. 34-35.
16
Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa triết học, Giáo trình Đạo đức học,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.116-117
17
Thư viện tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net, Đạo đức học, tr.23
18
Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa triết học, Giáo trình Đạo đức học,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.120
5
hạn sự hài lòng, vinh quang và danh dự. Nguồn gốc của ý thức bổn phận vì thế là sự nhận
thức hợp lý lợi ích cá nhân19.
6. Các triết gia tư sản hiện đại, nhất là chủ nghĩa hiện sinh cho rằng đạo đức học bổn phận
hoàn toàn không có ý nghĩa, đó chỉ là ràng buộc vô bổ đối với các hoạt động của con người,
những chuẩn mực đạo đức bổn phận là có hại cho các cá nhân hiện sinh. Những lý thuyết
này biện hộ và cổ vũ cho những hành dộng bất chấp mọi hệ chuẩn đạo đức xã hội và mở
dường cho tội ác20.
7. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc, trực giác hay thực chứng cho rằng đạo đức học
bổn phận hoàn toàn mang tính chất chủ quan. Đó chỉ là kết quả của cảm xúc tâm lý của cá
nhân21.
8. Theo quan niệm của đạo đức học mácxít, đạo đức học bổn phận có vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội và con người. Nó phản ánh xu hướng tiến bộ của một xã hội
lành mạnh, hài hoà22.
9. Theo nhãn quan Kitô giáo: điều gì đi ngược lại với luật tự nhiên và luật vĩnh cửu thì nó
trở thành xấu. Điểm mấu chốt trong đạo đức học của Kant đi ngược lại với Kitô giáo chính
là Kant cho rằng lý trí con người không thể biết về luật tự nhiên và luật vĩnh cửu thì làm sao
ta phân biệt được điều tốt, điều xấu; làm một việc không vì mục đích gì mà làm vì bổn phận.
10. Quan điểm cá nhân: là một Kitô hữu, tôi cho rằng các quan điểm tôn giáo nằm ngoài
khuôn khổ của lý tính đạo đức thực tiễn, tức là mệnh lệnh tuyệt đối của Kant. Tôi nhận thấy
bổn phận đạo đức tuyệt đối phải làm một cái gì đó thì tôi mới thật sự tin vào việc tôi có khả
năng tự do thực hiện sự lựa chọn ấy. Tôn giáo của Kant là một hệ luận của triết học đạo đức.

VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ĐẠO ĐỨC HỌC
BỔN PHẬN
1. Thuận lợi:
- Xét về đạo đức học bổn phận thì trước hết ta phải có bổn phận đối với chính mình, điều
này giúp ta biết tôn trọng bản thân cả về tinh thần và thể lý.
- Giúp ta tôn trọng phẩm giá của người khác, giúp đỡ họ ngay cả khi điều đó có ít giá trị
hoặc không có giá trị đối với ta.
- Đạo đức học bổn phận nâng đỡ và thăng tiến sự tự do, hạnh phúc của công dân về nhiều
mặt: giáo dục, y tế, phúc lợi công đồng.

19
Sđd, tr.118-119
20
Sđd, tr.120
21
Sđd, tr.120-121
22
Sđd, tr.121
6
2. Khó khăn:
- Khi áp dụng đạo đức học bổn phận có thể bị tình cảm chi phối.
- Đạo đức học bổn phận yêu cầu ta đối xử với tha nhân như mình muốn, nhưng đôi lúc
người đó lại là kẻ thù của ta thì rất khó để ta có thể đối xử tốt với họ.
- Đôi lúc ta hành động và đối xử với người khác rất tốt, nhưng ta không biết động cơ thực
sự của họ là gì, có thể việc tốt của ta trở nên vô ích.
- Khác biệt về văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng đạo đức học bổn phận.
- Chúng ta có thể biện minh cho sự vô tâm của mình bằng cách ngụy biện rằng tôi làm
như thế là tôi đang tôn trọng tự do và mục đích của người khác.

VII. ÁP DỤNG VÀO TÌNH HUỐNG CỤ THỂ


Tình huống đưa ra: một số người Dân Tộc bị chính quyền đàn áp phải trốn qua
Campuchia bất hợp pháp. Việt Nam yêu cầu Campuchia phải bắt giữ và trả lại những người tị
nạn đó. Việt Nam hứa hẹn sẽ ban giao lắp đặt đường dây Internet cho Tỉnh đó của Campuchia.
Vậy Campuchia có nên giao lại những người Dân Tộc tị nạn đó cho Việt Nam không?
 Vấn đề sự kiện:
 Việc Campuchia trả người Dân Tộc tị nạn cho Việt Nam có thực sự tạo được sự công bằng
và tự do của người tị nạn hay không?
 Sự hiểu biết của Campuchia có thật sự đúng với những gì mà người tị nạn trốn sang nước
họ hay không?
 Đâu là những động cơ thúc đẩy người dân tộc tị nạn trốn sang Campuchia?
 Có cách nào khác giúp đỡ những người dân tộc tị nạn mà không cần phải trốn sang
Campuchia không?
 Vấn đề khái niệm:
 Tị nạn là gì? Phải chăng những người tị nạn là những người bị chính quyền bắt bớ, đàn áp,
mất tự do, gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Do đó họ phải trốn sang nước khác để
được tự do hơn. Hay tị nạn là sâm phạm bất hợp pháp khi vào một nước mà chưa có sự cho
phép của nước đó.
 Như vậy hành vi tị nạn trốn sang Campuchia là xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp của nước
khác (ảnh hưởng đến tính công bằng khi sâm phạm lãnh thổ người khác). Hay là để tìm tự
do, thoát khỏi sự đàn áp của chính quyền và buộc họ phải tị nạn trốn sang nước khác.(theo
đuổi mục đích là được bình đẳng, tự do).
 Vấn đề đạo đức:

7
 Khi những người tị nạn xâm phạm lãnh thổ Campuchia. Theo yêu cầu của Việt Nam. Nếu
Campuchia bắt giữ và trả người tị nạn lại cho Việt Nam, thì Việt Nam đạt được mục đích
là bắt giữ lại được số người tị nạn bỏ trốn, và sẽ tiếp tục đàn áp và có thể bỏ tù những
người tị nạn. Còn Campuchia thì được Việt Nam ban giao cho đường dây Internet.
 Nếu Campuchia không giao trả người tị nạn cho Việt Nam thì bảo vệ sự an toàn cho người
tị nạn về sức khỏe và tự do của họ, mặc dù họ tị nạn bất hợp pháp . Nhưng về phía
Campuchia sẽ gây ra sự căng thẳng về vấn đề ngoại giao giữa hai nước, và không được hỗ
trợ đường dây Internet từ phía Việt Nam.
Như vậy hai giá trị đang được cân nhắc ở đây là: (1) cho phép tha nhân tự do theo đuổi
mục đích của họ cho dù xúc phạm đến người khác. (2) Trong mọi trường hợp phải bảo vệ
sự sống và tự do của người tị nạn cho dù họ có xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp của nước
khác.
 MJ: Các chọn lựa.
(a) Campuchia nên giao trả người tị nạn cho Việt Nam
(b) Campuchia không nên giao trả người tị nạn cho Việt Nam
(c) Cho người tị nạn đi sang nước khác hoặc để Liên Hợp Quốc can thiệp
 MP: Trước khi có thể phán đoán các chọn lựa trên đây.
Chúng ta phải xét cả 2 điều kiện của thuyết Nhân Vị:
(I) Luôn đối xử tha nhân như chính mình muốn được đối xử (phổ quát hóa) và
(II) Cho phép người khác sự tự do theo đuổi mục đích riêng của họ (cứu
cánh/phương tiện)
 Phổ quát hóa: Trắc nghiệm chính mình:
Nếu Campuchia giao trả người tị nạn cho Việt Nam thì Campuchia tôn trọng pháp luật
nhiều nước khác, đối xử công bằng với mọi người, tạo được sự hợp tác nhiều mặt với Việt
Nam.
Nếu đặt trường hợp những người dân campuchia tị nạn ở Việt Nam thì Campuchia sẽ có
hành động như thế nào? Chắc chắn họ cũng có yêu cầu chung là giống như Việt Nam, là muốn
Việt Nam giao trả người tị nạn của họ trở lại
Nếu đặt Tôi vào trường hợp của chính quyền Việt Nam hoặc Campuchia, tôi cũng
không muốn người dân nước mình đi trốn tị nạn sang nước khác.(cho phép người khác theo
đuổi mục đích riêng của họ)
Nếu đặc trường hợp tôi vào những người tị nạn, tôi có chấp nhận hành vi trả người tị
nạn lại cho Việt Nam không? Chắc chắn là không, vì khi giao trả lại người tị nạn sẽ bị chính

8
quyền đàn áp và bắt bớ nhiều hơn trước, gây nguy hiểm đến sự sống của người tị nạn.(theo
đuổi mục đích riêng của mình).
Tôi tán thành nguyên tắc này nên điều kiện (I) passed.
 Cứu cánh/phương tiện: Trắc nghiệm tiêu cực:
Khi Campuchia giao trả người tị nạn cho Việt Nam thì họ có dùng những người tị nạn
như phương tiện cho họ không? Chắc chắn là có. Vì khi giao trả người tị nạn thì Campuchia sẽ
được Việt Nam ban giao đường dây Internet cho họ. Và lãnh thổ Campuchia không bị xâm
phạm nữa, giữa Việt Nam và Campuchia có quan hệ ngoại giao tốt hơn. Ngoài ra, hành vi giao
trả người tị nạn cho Việt Nam, thì hành vi đó sẽ xúc phạm đến cứu cánh của người khác,(trong
trường hợp này là người tị nạn), mà cứu cánh của những người tị nạn là muốn được đối xử
công bằng, tự do và dân chủ.
Nếu Campuchia giao trả người tị nạn thì sẽ vi phạm công ước đối với luật lệ dành cho
người tị nạn, mà Liên Hiệp Quốc đã qui định. Như vậy trong mọi trường hợp phải bảo vệ
quyền dân chủ, tự do, sự sống của người tị nạn, nếu Campuchia không giải quyết được có thể
nhờ Liên Hợp Quốc can thiệp.
Nguyên tắc tước đoạt không áp dụng được, vì không ai bị hại. Nhưng nguyên tắc bình
đẳng bị xúc phạm.
Vậy hành vi Campuchia giao trả người tị nạn cho Việt Nam không thỏa mãn tính công
bằng (1), cũng như quyền tự do, dân chủ của người tị nạn (2). Do đó điều kiện (II) No Passed.
 MS: Vì hành vi “giao trả người tị nạn” chỉ thỏa mãn điều kiện (I) mà không thỏa mãn
điều kiện (II). Do đó, theo tiêu chuẩn tôn trọng Nhân Vị, chúng ta sẽ phán đoán như
sau:
 Cấm/không nên: (a) Campuchia giao trả người tị nạn cho Việt Nam
 Cho phép/(không bắt buộc): (b) Campuchia không nên giao trả người tị nạn cho
Việt Nam
 Cao thượng: (c) cho người tị nạn đi sang nước khác hoặc để Liên Hiệp Quốc can
thiệp

Kết luận

Đạo đức học là một đề tài rộng và hấp dẫn. Nó liên quan đến các lĩnh vực của đời sống
mà ở đó có khả năng lựa chọn giá trị. Qua năm tiêu chuẩn của đạo đức học, mỗi tiêu chuẩn đều
có mặt tiêu cực và tích cực, nhưng chung quy tất cả đều nhằm giải quyết cho câu hỏi làm thế
nào để đạt được hạnh phúc. Hi vọng rằng những trang viết vừa qua đã giúp chúng ta thấy được
rõ hơn về đạo đức học nói chung và đạo đức học bổn phận nói riêng. Chung quy lại, cả năm
9
tiêu chuẩn đều là những thước đo giúp con người có thể dựa vào để chọn cho mình một cách
sống để đạt hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thư viện tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net, Đạo đức học
2. Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa triết
học, Giáo trình Đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000
3. Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học tổng quát-Khái luận triết học, ĐCV Sao Biển Nha Trang
2007
4. Nguyễn Đoàn Tân, Đạo Đức Học Tổng Quát, Nxb Phương Đông, 2016
5. Nguyễn Ước, Đại Cương Triết Học Tây Phương, Nxb Tri Thức, 2009
6. Nguyễn Văn Khôi, Đạo đức học, lưu hành nội bộ

10

You might also like